Đánh giá về rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố vinh (Trang 37)

2009 xuống còn 58 triệu đồng năm 2011, với tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ giảm từ 0,96% năm 2009 xuống còn 0,31% năm 2011.

2.3.3. Đánh giá về rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thànhphố Vinh phố Vinh

2.3.3.1. Những kết quả đã đạt được

Trong năm vừa qua Ngân hàng đã nỗ lực trong việc hạn chế rủi ro tín dụng và đã đạt được những kết quả tốt.

Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm qua có xu hướng giảm xuống vào năm 2011. Mặc dù năm 2011, nền kinh tế đất nước có những biến động xấu, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân gặp rất nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp và các hộ kinh doanh lớn phá sản và vợ nợ, nhưng sự nỗ lực của các cán bộ trong Ngân hàng đã xử lý tốt kịp thời việc xử lý nợ xấu. Vì vậy, Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng tăng lên từng năm, thể hiện rõ nhất qua tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng được thực hiện khá tốt. Đây là kết quả xứng đáng với nỗ lực hết mình mà của cán bộ nhân viên của Ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã bám sát hoạt động của đơn vị, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay cũng như đôn đốc theo dõi thu nỡ cả gốc và lãi đúng hạn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả cho vay.

Những kết quả đạt được là nhờ có những biện pháp tích cực và hợp lý mà NHNo & PTNT thành phố Vinh đã thực hiện trong thời gian qua:

Đưa ra chính sách tín dụng hợp lý. Với chính sách tín dụng mà Ngân hàng đã áp dụng , chất lượng của các khoản cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng ngày càng cao nên dư nợ xấu giảm xuống mặc dù tổng dư nợ quá hạn còn cao.

Căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá được khách hàng một cách toàn diện, đầy đủ trên cơ sở điểm tín dụng mà khách hàng đạt được để đưa ra các quyết định cho vay chính xác hơn. Từ đó nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng.

Điều mà không thể không nói tới là khách hàng tin tưởng các cán bộ Ngân hàng ngày cao nên số lượng khách hàng ngày một tăng. Khi nào cần vay vốn hay gửi tiền khách hàng đều quay lại tiếp tục gửi. Đây là kết quả mà Ngân hàng có được nhờ sự đôn đốc và rèn luyện đạo đức cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. 2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

• Hạn chế:

- Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ còn cao

Những kết quả trên là rất tốt so với những năm trước đây, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn còn quá cao. Nếu so với tỷ lệ nợ xấu với các Ngân hàng khác thì tỷ lệ nợ xấu của NHNo & PTNT thành phố Vinh còn quá cao.

- Các hình thức xử lí nợ xấu mà NHNo & PTNT áp dụng chưa phải là biện pháp xử lý tối ưu và hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều cách xử lý một khoản nợ xấu phát sinh trong bảng cân đối kế toán. Trong đó, có 3 cách phổ biến nhất là:

Thứ nhất, bán tài sản đảm bảo hay kiện ra tòa xin phá sản doanh ngiệp để tận thu, phần tổn thất sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý

Thứ hai, bán khoản nợ này cho các công ty xử lý nợ

Thứ ba, dùng quỹ dự phòng rủi ro chuyển toàn bộ khoản nợ ra ngoại bảng rồi tính sau.

- Quy trình kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng chưa phát huy được vai trò của bộ phận này hiệu quả.

Công tác này chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra tính chính xác các con số, chưa thực sự phòng ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng. Bởi vì, tính pháp lý của các báo cáo nội bộ không cao nên Ngân hàng chưa thực sự chú ý đến kết quả của nó. - Công tác kiểm tra giám sát tín dụng chưa thực sự chặt chẽ sát sao

Hiện nay, số cán bộ tín dụng còn rất ít trong khi đó khối lượng các dự án trung và dài hạn ngày càng nhiều. Do đó, việc kiểm tra kiểm soát tín dụng một cách thường xuyên liên tục là tương đối khó khăn và thực tế hiện nay NHNo & PTNT thành phố Vinh vẫn chưa làm được.

• Nguyên nhân:

- Do môi trường hoạt động kinh doanh

Do một dự án có thời gian dài nên nó thường không tránh khỏi ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như:

Do những nguyên nhân mang tính chất bất khả kháng như thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa…

Tình hình an ninh, chính trị và kinh tế trong và ngoài nước không ổn định làm chậm quá trình thi công, xây dựng hoặc làm cho dự án sản xuất phải tạm thời bị gián đoạn.

Tác động của thời kì khủng hoảng, suy thoái của chu kì kinh tế.

Môi trường pháp lý không thuận lợi và sự lỏng lẽo trong quản lí vĩ mô. Sự thay đổi bất thường của các chính sách có thể gây khó khăn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và kéo theo việc ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn. - Do từ phía khách hàng

Khách hàng gặp khó khăn trên thị trường cung cấp nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ sản phẩm nên không thu được lợi nhuận dự kiến.

Vốn vay sử dụng sai mục đích: có những trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn vay vào những mục đích khác với mục đích khai báo với ngân hàng, khiến

cho ngân hàng không thể kiểm soát được khoản tín dụng cấp ra, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản. Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ không phải do hoạt động kinh tế thua lỗ mà do vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều, nên khi đến hạn doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Do tình trạng tham nhũng, gian lận diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp.

Do khách hàng cố tình dùng những thủ đoạn để lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng.

- Do từ phía Ngân hàng

Ngân hàng không phân tích đánh giá được khách hàng một cách chính xác, đầy đủ trước khi cho vay. Đồng thời không giám sát được việc sử dụng vốn vay một cách chặt chẽ sau khi giải ngân. Nguyên nhân là do:

Ngân hàng thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, kịp thời để đánh giá vai trò, vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, do đó quyết định cho vay thiếu chính xác.

Cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc năng lực chuyên môn yếu kém, không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ không phát hiện được các yếu kém của dự án xin vay vốn cũng như các dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do cán bộ tín dụng cố làm trái ý, không chấp hành đúng chính sách chế độ, tiếp tay cho kẻ lừu đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

Ngân hàng chủ quan tin tưởng vào khách hàng truyền thống của mình hoặc quá coi trọng tài sản đảm bảo mà coi nhẹ khâu kiểm tra, giám sát khách hàng.

Ngân hàng quá nhấn mạnh vào lợi nhuận và phát triển mà sao nhãng sự lành mạnh của các khoản vay.

Do chính sách tín dụng của Ngân hàng không hợp lí, Ngân hàng thiếu chính sách cho vay rõ ràng hay không phù hợp với đặc điểm thực trạng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố vinh (Trang 37)