Với những cố gắng gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung cải cách xí nghiệp quốc doanh, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, cải cách cơ bản về nô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
HÀ NỘI -
2003
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG TRUNG QUỐC TỪ 1979 ĐẾN NAY 3
I Vài nét về đất nước Trung Quốc 3
1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 3
2 Dân cư 4
3 Đặc điểm chính trị- xã hội 4
4 Kinh tế Trung Quốc sau hơn 20 năm cải cách mở cửa 5
II Cải cách hoạt động ngoại thương Trung Quốc qua các giai đoạn 9
1 Giai đoạn 1979 - 1987 (giai đoạn tìm tòi thử nghiệm) 11
2 Giai đoạn 1988 - 1990 12
3 Giai đoạn 1991 - 2001 13
4 Năm 2001, Trung Quốc trở thành thành viên của WTO - một dấu mốc quan trọng trong phát triển ngoại thương nói riêng và kinh tế nói chung 14
5 Giai đoạn từ 2002 đến nay (giai đoạn quá độ sau khi gia nhập WTO) 23
III Thực tiễn hoạt động ngoại thương Trung Quốc trong những năm gần đây 24
1 Về kim ngạch xuất nhập khẩu 24
2 Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 26
3 Về cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 29
IV Tác động của ngoại thương Trung Quốc đối với nền kinh tế quốc dân 32
1 Ngoại thương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 32
2 Ngoại thương giúp nâng cao trình độ kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong nước34 3 Ngoại thương góp phần cải tạo cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa 34
4 Ngoại thương góp phần giải quyết vấn đề việc làm 35
V Triển vọng hoạt động ngoại thương Trung Quốc trong thời gian tới 36
1 Các nhân tố thuận lợi 36
2 Các nhân tố bất lợi 38
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC 40
I Một số bài học thành công 40
1 Thực hiện chiến lược mở cửa theo nhiều phương vị, nhiều tầng nấc 40
Trang 32 Chủ động thu hút FDI vào phát triển ngoại thương 44
3 Kiên trì cải cách thể chế quản lý ngoại thương 59
4 Chính sách hợp lý trong đa dạng hóa sản phẩm và thị trường 67
5 Chủ động tạo môi trường cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế thông qua việc hội nhập các liên kết kinh tế khu vực và thế giới 72
6 Coi trọng công tác xúc tiến thương mại 76
7 Một số kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề sau khi gia nhập WTO 77
II Một số bài học không thành công 79
1 Quan điểm lấy lượng thay cho chất đã làm giảm hiệu quả kinh doanh ngoại thương81 2 Chính sách bảo hộ quá mức trong một số ngành đã ngăn cản việc cải thiện khả năng cạnh tranh 81
3 Công tác nâng cao kiến thức kinh doanh, hiểu biết về tình hình thị trường quốc tế cho doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức 81
4 Trong quá trình thúc đẩy ngoại thương phát triển không tránh khỏi dẫn tới sự chênh lệch vùng miền 82
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 83
I Những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc 83
1 Những nét tương đồng 83
2 Những khác biệt 86
II Thực trạng hoạt động ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến nay 87
1 Những đổi mới trong quản lý hoạt động ngoại thương của Việt Nam 87
2 Về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 90
3 Những thuận lợi và thách thức đối với ngoại thương Việt Nam hiện nay 97
III Một số gợi ý đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam 99
1 Hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 99
2 Hoàn thiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu 100
3 Đẩy mạnh thu hút FDI vào phát triển ngoại thương 102
4 Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa mặt hàng, đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu106 5 Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại 109
6 Đẩy nhanh hội nhập vào các liên kết kinh tế khu vực và thế giới 110
KẾT LUẬN 111
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh
mẽ, là hiện tượng nổi bật nhất, thu hút nhiều sự chú ý nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới Sau hơn 20 năm (1979-2003) thực hiện cải cách mở cửa, bộ mặt kinh tế xã hội Trung Quốc đã biến đổi sâu sắc.Về nhiều mặt, Trung Quốc đang chiếm những vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới, đứng hàng đầu về tốc độ tăng trưởng với một thực lực kinh tế không nhỏ Đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương, trải qua gần một phần tư thế kỷ, ngoại thương Trung Quốc
đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ: từ chỗ xếp hàng thứ 32 trên thế giới về xuất nhập khẩu (năm 1978) đến nay Trung Quốc đã là cường quốc ngoại thương lớn thứ
5 trên thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 620,8 tỷ USD năm 2002 (tăng gấp 30 lần so với năm 1978) Hơn thế nữa, vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc trong thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao, ngoại thương Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội mới để phát triển tốt đẹp hơn, đặc biệt là sau
sự kiện Trung Quốc đã trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức thương mại thế giới ngay vào năm đầu tiên của thế kỷ XXI
Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, dân cư, chế độ chính trị xã hội và cả về kinh tế với Trung Quốc Cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đang tiến hành đổi mới đất nước, hướng tới việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, Việt Nam tiến hành mở cửa, đổi mới đất nước sau Trung Quốc 8 năm và cho đến nay thì những thành tựu kinh tế, thành tựu phát triển ngoại thương vẫn còn là khiêm tốn so với những thành quả to lớn của nước bạn và còn chưa xứng với tiềm năng của chính Việt Nam Vì vậy, để thành công hơn nữa trong công cuộc phát triển ngoại thương Việt Nam thì việc tham khảo bài học kinh nghiệm của Trung Quốc là rất cần thiết
Trang 6Với lý do trên, em xin được mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam” Bản khóa luận này chủ yếu đi sâu vào phân tích các bài học kinh nghiệm
thành công cũng như chưa thành công trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc trong tiến trình mở cửa và cải cách kinh tế từ năm 1979 đến nay, để trên cơ
sở đó tham khảo một cách có phê phán và chọn lọc những kinh nghiệm có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn ngoại thương Việt Nam, đưa ra những gợi ý nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI
Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục bản khóa
luận gồm có 3 chương:
Chương I: Tình hình ngoại thương Trung Quốc từ năm 1979 đến nay
Chương II: Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc
Chương III: Một số gợi ý đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến sỹ Vũ Thị Kim Oanh, người đã
tận tình hướng dẫn em trong việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, bạn bè, Thư viện trường Đại học Ngoại thương, Viện kinh tế thế giới, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đã giúp đỡ, tạo điều kiện để khóa luận được hoàn thành
Hà Nội, tháng 12/2003 Sinh viên thực hiện
Lê Thùy Dương
Trang 8CHƯƠNG I TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG TRUNG QUỐC TỪ 1979
ĐẾN NAY
I VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC
1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Trung Quốc là một đất nước có diện tích rộng lớn nằm ở nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á-Âu, phía Đông của Châu Á và phía Tây Thái Bình Dương, có đường biên giới đất liền dài khoảng 22.000 km tiếp giáp với 15 quốc gia, có vùng biển rộng lớn với tuyến bờ biển dài và rất nhiều đảo, đường biên giới trên biển dài khoảng 18.000 km Diện tích Trung Quốc là 960 vạn km2 , là nước lớn nhất Châu Á, thứ 3 trên thế giới về diện tích lãnh thổ [22]
Với vị trí địa lý rất thuận lợi cùng với diện tích đất đai rộng lớn đã tạo ra cho Trung Quốc những điều kiện dễ dàng phát triển mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan
hệ mậu dịch với các nước và khu vực lớn ở Châu Âu, Châu Mỹ cũng như Đông Nam
Á, Australia và Trung Á
Địa hình Trung Quốc rất đa dạng bao gồm đồng bằng, gò đồi, cao nguyên, bồn địa, sơn địa, hoang mạc, sa mạc xen kẽ nhau, chủ yếu là địa hình đồi núi, chiếm 70% diện tích đất đai trong đó gần 1/3 ở độ cao trên 300m, diện tích đất trồng trọt chỉ khoảng 100 triệu ha, độ phì nhiêu khá cao
Điều kiện khí hậu rất ưu việt nhưng tương đối khác nhau giữa các vùng, trải rộng
từ Nam tới Bắc là các vùng khí hậu khác nhau: vượt nhiệt đới, nhiệt đới, á nhiệt đới, noãn ôn đới, hàn nhiệt đới Lượng mưa dồi dào, bình quân hàng năm ở Trung Quốc là 629mm Điều kiện nhiệt độ và lượng nước phân phối hợp lý tạo ra điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp, như nghề trồng lúa, trồng bông, các loại hoa quả và nghề cá
Trung Quốc là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, trong
đó lượng tài nguyên nước đứng thứ nhất thế giới Nguồn tài nguyên năng lượng cũng rất lớn, trữ lượng than thăm dò được là 700 tỷ tấn, đứng thứ nhất thế giới Sản lượng dầu thô đứng thứ năm thế giới Tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc tương đối toàn diện và đồng bộ, 150 loại khoáng sản được sử dụng trên thế giới đều được phát hiện ở Trung Quốc, trong đó trữ lượng thăm dò được của hơn 20 loại như: than, vonfram, sitilium, đồng, chì, kẽm, vanađium, titan đứng hàng đầu thế giới Rừng của Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về chủng loại gỗ với hơn 2500 loại trong đó có 500 loại cây quý hiếm và 50 loại cây đặc chủng cùng nhiều loại động vật quý hiếm [22]
Trang 92 Dân cư
Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới, dân số Trung Quốc tính đến cuối năm 2002 có 1.284.530.000 người [22] Trung Quốc là một trong những quốc gia có mật độ dân cư cao nhất và phân bố không đồng đều; mật độ trung bình là 125 người/km2; dao động từ 1,5 người ở vùng tự trị Tây Tạng đến 400-500 người/km2 ở các vùng đồng bằng phía Đông, nhiều nơi lên đến 1000-1500 người/km2 như ở vùng Bắc và Đông Bắc [7]
Tiềm năng về nguồn nhân lực của Trung Quốc là rất lớn và lâu dài Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 61% tổng dân số, trong số này có 60% là lao động nông nghiệp Năm 1990, Trung Quốc có lực lượng lao động là 756, 6 triệu người (từ 15-64 tuổi) Theo tính toán, trung bình mỗi năm Trung Quốc có thêm 21 triệu người bước vào độ tuổi lao động [7].Nguồn nhân lực dồi dào này cùng với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và công tác giáo dục ở đây rất được coi trọng nên chất lượng lao động ngày càng tăng lên Đó là tài sản vô giá và là nhân tố quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước này
3 Đặc điểm chính trị - xã hội
Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 01/10/1949 Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, Đảng cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc đi vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế đất nước Trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng kinh tế đất nước, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, Trung Quốc đã có nhiều va vấp, thất bại
Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 Đảng cộng sản Trung Quốc (1978) đã đề ra đường lối cải cách mở cửa “Một trung tâm, hai điểm cơ bản” (xây dựng kinh tế là trung tâm, 2 điểm cơ bản là kiên trì cải cách mở cửa và kiên trì 4 nguyên tắc: Con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng, tư
tưởng Mao Trạch Đông) Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lý luận “Xây dựng xã hội chủ
nghĩa mang màu sắc Trung Quốc” với nội dung cơ bản là “Giải phóng tư tưởng, thực
sự cầu thị” tức là đi theo chủ nghĩa Mác nhưng phải xuất phát từ thực tế Trung Quốc
Từ đó đến nay, Trung Quốc luôn luôn kiên trì công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, đưa đất nước chuyển sang một thời đại mới
Nhìn chung, tình hình chính trị-xã hội Trung Quốc trong những năm gần đây ổn định, tuy trong nước và quốc tế có nhiều biến động nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn giữ vững được quyền lãnh đạo Nội bộ ban lãnh đạo đã quán triệt quan điểm xuất phát từ đại cục, tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế Bên cạnh đó, về chính
Trang 10trị-xã hội, Trung Quốc cũng còn nổi cộm 2 vấn đề lớn, đó là: 1- Tệ tham nhũng, buôn lậu, vấn đề việc làm, chênh lệch giàu nghèo; 2- Trung Quốc đang bước vào giai đoạn quyết định của cải cách, thời kỳ then chốt của phát triển , có những biến đổi sâu sắc, đan xen về thành phần kinh tế, lợi ích kinh tế, lối sống, hình thức tổ chức xã hội đặc biệt là sự thay đổi về kết cấu giai tầng, tỷ lệ nòng cốt (giai cấp công nhân và nông dân) trong Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã thay đổi, đòi hỏi phải đổi mới công tác chính trị tư tưởng và công tác xây dựng Đảng
4 Kinh tế Trung Quốc sau hơn 20 năm cải cách mở cửa
* Về tăng trưởng kinh tế
Từ năm 1978, khi bắt đầu cải cách, Trung Quốc đi vào con đường hội nhập với thế giới và khu vực và đã thu được thành công đáng kể
Trước cải cách, từ 1952 đến 1978, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế Trung Quốc là 4,4%, thấp hơn bình quân hàng năm của thế giới (4,52%) [15]
Từ năm 1978 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Trung Quốc là 7,6%, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới Giai đoạn 1992-1997, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục hơn nữa với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11%/ năm Trong đó, GDP Trung Quốc năm 1996 lớn hơn GDP của ASEAN khoảng 15%, bằng 3% GDP của thế giới, 23% kinh tế Nhật, 12% kinh tế Mỹ [22] Nhiều nhà quan sát xem sự tăng trưởng này là thần kỳ, đặc biệt là khi so sánh với các nước xã hội chủ nghĩa cũ trong lúc các này trải qua sự suy thoái kinh tế trầm trọng trong suốt giai đoạn từ đầu đến giữa thập niên 90 Trong những năm 1997-1999, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nền kinh tế Trung Quốc cũng chững lại, và có dấu hiệu suy giảm Tuy nhiên, ngay sau đó Trung Quốc đã lấy lại được xu thế tăng trưởng
Năm 2000 là năm cuối của kế hoạch năm năm phát triển kinh tế xã hội lần thứ chín ( 1996-2000), cũng là năm đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc Với những cố gắng gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung cải cách xí nghiệp quốc doanh, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, cải cách cơ bản về nông nghiệp và mở rộng nhu cầu nội địa,
Trung Quốc đã đảo ngược xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo dài liên
tục trong 3 năm qua Năm 2000, với GDP đạt 8.928 tỷ NDT - tương đương 1.072 tỷ USD, với mức tăng GDP là 8,3% (theo Cục thống kê quốc gia) [33], theo số liệu của IMF con số này là 7,5%, GDP bình quân đầu người đạt 850 USD, Trung Quốc đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tăng gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của năm
Trang 111980 (200 USD) Với kết quả này, Trung Quốc đã lần đầu tiên đặt chân vào hàng ngũ các quốc gia có GDP trên 1000 tỷ USD [34]
Bước sang thế kỷ 21, năm 2001 được đánh dấu bằng sự kiện lớn, việc Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO (vào ngày 11 tháng 11) sau
15 năm nỗ lực và cố gắng là một bước tiến lớn của nền kinh tế Trung Quốc theo hướng nhất thể hoá kinh tế toàn cầu Sự kiện này cũng đã mở ra những cơ hội và thách thức mới đối với nền kinh tế Trung Quốc Trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới 2001, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu chững lại do bị ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế Mỹ, Nhật Bản và thế giới song Trung Quốc vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng Theo đánh giá của IMF, năm 2001, GDP của Trung Quốc đạt 9593,3 NDT tương đương khoảng 1100 tỷ USD, tăng 7,3%, thấp hơn so với mức kế hoạch đề ra (7,5%)
Năm 2002, GDP của Trung Quốc lần đầu tiên phá mốc 10 nghìn tỷ NDT, đạt 10.239,8 tỷ NDT tương đương 1278 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng là 8% [36]
Nhìn chung, trong nhiều năm gần đây Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và trong vòng 10 năm tới Trung Quốc có thể vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng này
Bảng 1: So sánh tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và thế giới
Nguồn: Đánh giá của IMF và WB, Kinh tế Việt Nam & Thế giới các số 2000-2001,
2001-2002,2002-2003 ( Chuyên san ra hằng năm của Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Tăng trưởng kinh tế nhanh kéo theo thu nhập bình quân đầu người dân Trung Quốc tăng lên đáng kể Từ năm 1978 đến năm 2000, thu nhập thực tế của dân cư đô thị tăng bình quân 6%/ năm, và thu nhập thực tế của dân cư nông thôn tăng với mức bình quân 8%/ năm Năm 2001, con số này lần lượt là 8,5% và 4,2% Năm 2002, con
số tương ứng là 13,4% và 4,8%.Thu nhập của nông dân tăng đã làm số dân nghèo theo thống kê chính thức giảm mạnh từ mức 33% vào năm 1978 xuống còn 4% vào năm
1997 và 3% vào năm 2001 [22]
* Về công nghiệp
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 15, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa
ra mục tiêu “biến Trung Quốc thành nước có tỷ lệ lớn dân phi nông nghiệp, có nền
Trang 12công nghiệp hiện đại và dịch vụ hiện đại” Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 vào tháng 11/2002, nội dung: “Thúc đẩy nâng cấp ưu hoá cơ cấu ngành nghề, hình thành lên cơ cấu ngành nghề: lấy ngành nghề khoa học kỹ thuật cao, mới đi đầu, ngành nghề cơ sở và chế tạo làm hỗ trợ…” cũng không nằm ngoài mục tiêu xây dựng một nền kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp hiện đại Trong mấy thập kỷ tiến hành Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cho tới nay, có thể thấy mục tiêu của các kỳ đại hội đang từng bước được thực hiện Trong vòng 20 năm từ 1978-1997, tốc độ tăng trưởng bình quân của công nghiệp Trung Quốc là 12%, giá trị sản lượng của các xí nghiệp công nghiệp từ cấp xã trở lên tăng gấp 14 lần [7] Năm 2000, Trung Quốc đạt sản lượng 163 triệu tấn dầu thô, 131 triệu tấn quặng sắt, 1000 triệu tấn than, 128,5 triệu tấn thép thô, 1355,6 tỷ kwh điện [22] Đến năm 2001, sản lượng các ngành công nghiệp này đều tăng lên mức 165 triệu tấn dầu thô, 145,4 triệu tấn quặng sắt, 1110 triệu tấn than, 152,66 triệu tấn thép thô và 1478 tỷ kwh điện [37] Năm 2002, giá trị gia tăng của công nghiệp cả năm đạt 4593,5 tỷ NDT, tăng 10,2% so với 2001; giá trị sản phẩm mới cả năm tăng 24% so với 2001; tổng lượng phát điện cả năm đạt 1654 tỷ Kwh, tăng 11,7% so với năm 2001; sản lượng than đạt 1380 triệu tấn,tăng 18,9%; sản lượng dầu thô đạt 167 triệu tấn, tăng 1,8% [21]
Cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi theo hướng tăng cường phát triển các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao như điện tử, vi tính, ô tô, công nghệ viễn thông…
Vào giai đoạn chuyển giao thế kỷ, Trung Quốc đã trở thành trung tâm sản xuất hàng công nghiệp của thế giới, từ các ngành có hàm lượng lao động cao như dệt may,
giày dép đến các ngành dùng nhiều tư bản và công nghệ cao Thực tế, Trung Quốc đã trở thành nước có sản lượng công nghiệp lớn thứ 4 trên thế giới, chỉ sau có Mỹ, Nhật Bản và Đức
Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm trên 20% sản lượng thế giới trong các ngành đồ điện gia dụng cao cấp như đầu máy video, DVD, máy điều hoà không khí, tivi màu… Trong ngành điện thoại di động và máy tính cá nhân, Trung Quốc cũng sản xuất trên 10% sản lượng thế giới [25]
Trang 13trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, phải thường xuyên nhập khẩu lương thực thực phẩm với khối lượng lớn, sau hơn 20 năm, bộ mặt nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi đáng kể Tổng giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp
và chăn nuôi của Trung Quốc năm 1997, sau khi trừ đi nhân tố giá cả, tăng 3,4 lần so với 1978, bình quân mỗi năm tăng 6,6% Năm 1997, Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu thế giới về sản lượng nhiều loại sản phẩm như ngũ cốc (444 triệu tấn), bông (4,6 triệu tấn), hạt có dầu (9,6 triệu tấn), thịt (41,2 triệu tấn) [7] Trong năm 2000, sản lượng lương thực Trung Quốc đạt 500 triệu tấn [22] Năm 2002, GDP nông nghiệp là 1488,3 tỷ NDT, tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 457,11 triệu tấn, sản lượng thịt đạt 65,90 triệu tấn Nền nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng cho xuất khẩu với khối lượng khá lớn [21]
* Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Liên tục trong các năm gần đây, các nhà đầu tư coi Trung Quốc là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn nhất Châu Á và thực tế là từ năm 1993-2001, Trung Quốc luôn đứng thứ 2 trên thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, là nước nhận vốn đầu tư lớn nhất trong số các nước đang phát triển Những cải cách môi trường đầu tư đã đưa lại những kết quả tốt đẹp cho hoạt động đầu tư của Trung Quốc, biểu hiện cụ thể trong số liệu đầu tư ngày càng tăng lên Từ 1979-1997, Trung Quốc đã thu hút đầu tư nước ngoài đạt 348,35 tỷ USD, trong đó 63% là đầu tư trực tiếp, đạt trên 220 tỷ USD từ hơn
100 nước và đầu tư vào trên 20 ngành nghề Trong giai đoạn 1997-2002, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, trong 5 năm đạt 226 tỷ USD, hơn cả giai đoạn 1979-1997 [29] Đặc biệt, năm 2002, một năm sau khi gia nhập WTO với ảnh hưởng tích cực của
sự kiện này, Trung Quốc lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành quốc gia thu hút được FDI lớn nhất thế giới, với tổng vốn FDI thực tế là 52,7 tỷ USD [21] Nguồn vốn FDI đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế ở đất nước này
* Về du lịch
Nói đến kinh tế Trung Quốc, không thể bỏ qua du lịch - “ngành công nghiệp không khói” của đất nước này Mỗi năm, Trung Quốc thu hàng tỷ USD với hàng chục triệu lượt người đến tham quan Năm 1995, số khách du lịch là 46,39 triệu lượt người, doanh thu đạt 8,7 tỷ USD Năm 2000, con số này là 698 triệu lượt người, tăng 50 triệu lượt người so với năm 1999 Riêng năm 2001, tổng doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 59 tỷ USD (496 tỷ NDT), tăng 9,76% so với năm 2000 [22] Năm 2002, số người du lịch trong nước cả năm đạt 877,82 triệu lượt người, thu nhập du lịch trong nước đạt 387,8 tỷ NDT, tăng 10,1%; thu nhập ngoại tệ du lịch quốc tế đạt 20,4 tỷ USD, tăng 14,6% [21]
Trang 14Qua hơn 20 năm cải cách, đất nước Trung Quốc đã trải qua nhiều thăng trầm, chuyển biến, nền kinh tế Trung Quốc vừa phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nhưng cũng gặt hái được rất nhiều thành tựu Sự phát triển kỳ diệu của Trung Quốc là nhờ đâu nếu không phải từ sự nỗ lực hết mình của người dân Trung Quốc trong công cuộc xây dựng đất nước với mục tiêu đưa Trung Quốc từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, từng bước trở thành một cường quốc kinh tế lớn mạnh Chắc chắn rằng trong những năm tới đây, Trung Quốc sẽ vẫn còn tiếp tục phát triển, nền kinh tế sẽ ngày càng hội nhập, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế thế giới
Nền kinh tế Trung Quốc trong hơn 20 năm qua phát triển rất sôi động, nhưng đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương thì những chuyển biến lại càng diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn Có thể nói ngoại thương là “đầu tàu” trong phát triển kinh
tế Trung Quốc trong giai đoạn cải cách mở cửa hiện nay Trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã có những bước tiến thành công, gặt hái nhiều thành tựu Tuy nhiên
để làm được điều đó thì ngoại thương Trung Quốc đã phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển, vừa làm vừa rút kinh nghiệm mới dần dần đi vào đúng quỹ đạo phát triển
II CẢI CÁCH HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG TRUNG QUỐC QUA CÁC GIAI ĐOẠN
* Sự cần thiết phải cải cách mở cửa ngoại thương Trung Quốc
Trước khi thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế vào cuối năm 1978, Trung Quốc
đã có những quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới nhưng quy mô nhỏ, phạm vi hẹp Các quan hệ đã chỉ dừng lại ở một nền ngoại thương kém phát triển và một ít viện trợ nhằm mục tiêu chính trị Những hoạt động thông thường như vay nợ, nhận đầu tư
từ nước ngoài, tổ chức du lịch đều không đáng kể Chính sách bế quan tỏa cảng vốn
có trong lịch sử vẫn là xu thế cơ bản trong các quan hệ kinh tế đối ngoại của Trung Quốc Điều này khiến cho Trung Quốc không tận dụng được những thành quả khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới Nó cũng khiến cho mọi nhân tố tiềm tàng nội tại của đất nước không được đánh thức dậy Nền kinh tế bị kìm hãm làm cho khoảng cách kinh tế của Trung Quốc với các nước phát triển trên thế giới ngày càng xa Tình hình kinh tế trong nước những năm 70 đòi hỏi các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải tiến hành thay đổi chính sách này Đặng Tiểu Bình khi tổng kết bài học kinh nghiệm trong lịch
sử Trung Quốc đã cho rằng: “Một nhân tố quan trọng khiến Trung Quốc chìm đắm trong tình trạng lạc hậu và trì trệ là đóng cửa tự bao vây Kinh nghiệm cho thấy, đóng cửa tự bao vây, đóng cửa để tự xây dựng thì không thể thành công được, sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời với thế giới được” [13]
Trang 15Người Trung Quốc cũng đã thấm thía cái giá quá đắt của chính sách “tự lực cánh sinh, độc lập tự chủ” cực đoan và phiến diện, thấy rõ tính tất yếu của xu thế hội nhập
và phân công lao động mới trong nền kinh tế thế giới và khu vực mà Trung Quốc không thể dứng ngoài
Không chỉ thực trạng kinh tế yếu kém của đất nước đòi hỏi phải cải cách mở cửa
mà tình hình thế giới vào cuối thập kỷ 70 cũng tạo điều kiện cho sự thay đổi sâu sắc và toàn diện diễn ra ở Trung Quốc Đặc biệt vào cuối thập kỷ 70, xu thế đa phương hóa
và chuyên môn hóa, quốc gia hóa trong nền kinh tế thế giới trở nên vô cùng sôi động, làm cho mối quan hệ giao lưu trao đổi và mậu dịch quốc tế ngày càng được mở rộng
và phát triển mạnh mẽ Đứng trước tình hình này, hoạt động ngoại thương chủ yếu dựa vào quyền lực của thể chế kinh tế truyền thống tập trung, tự cấp tự túc, bế quan tự thủ của Trung Quốc đã trở nên lạc hậu và kém hiệu quả, không thể phù hợp với xu thế mở rộng quan hệ đối ngoại, hòa nhập kinh tế, tăng cường mậu dịch và hợp tác trên đà phát triển sôi động trong các nước trên thế giới
Bên cạnh đó, những thách thức của những tiến bộ khoa học kỹ thuật như vũ bão
và cuộc cách mạng ngành nghề mới trên phạm vi toàn cầu, của phát triển giao lưu và quốc tế hóa kinh tế cao độ cũng buộc Trung Quốc phải tự xét lại mình, tự đổi mới, tiếp thu thành quả khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là khoa học kỹ thuật trở thành sức sản xuất trực tiếp, trí tuệ đóng vai trò trọng tâm tạo ra những hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần trước kia Con người không những tác động đến đối tượng sản xuất mà còn có khả năng tạo
ra cả đối tượng sản xuất, những năng lượng mới, những vật liệu mới Công nghệ mới, lao động chất xám đã làm cho năng suất lao động phát triển lên đến mức vô cùng to lớn, thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa sản xuất Nền kinh tế quốc gia đã vượt ra ngoài phạm vi một nước để tham gia vào sự phân công lao động quốc tế Đó là xu thế phát triển của thế giới
Sự phát triển với tốc độ cao của một số nước Châu Á-Thái Bình Dương cũng là một sức ép góp phần thúc đẩy Trung Quốc mở cửa Tất cả các nước NICs và các nước ASEAN do nhận thấy xu thế toàn cầu hóa của nền sản xuất, cho nên đã điều hướng sản xuất của mình chuyển từ chỗ thay thế nhập khẩu sang chỗ hướng về xuất khẩu, tham gia mạnh mẽ vào nền thương mại thế giới Rõ ràng là họ đã trước sau thoát khỏi tình trạng đóng cửa, vươn mạnh ra bên ngoài, khắc phục tư tưởng sợ phụ thuộc vào nước ngoài, Chính điều này đã làm cho các nước này có tốc độ tăng trưởng đáng ngạc nhiên, đặc biệt là Nam Triều Tiên có tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu trong những năm 60 và 70 là 35% và 27%, trong khi đó thì thương mại thế giới chỉ tăng tương ứng
Trang 16có 9% và 7% Vào những năm 70 tỷ lệ xuất nhập khẩu đối với GDP của Nam Triều Tiên và Đài Loan là 34% và 50% [15]
Tình hình này buộc Trung Quốc phải xem lại mình và buộc Trung Quốc phải cải cách ngoại thương nếu không muốn tụt hậu hơn nữa so với các nước trong khu vực
Do đó vấn đề cấp thiết và tiên quyết của Trung Quốc trong chiến lược phát triển ngoại thương là phải tăng cường khôi phục và thúc đẩy toàn bộ hệ thống mậu dịch đối ngoại phát triển sống động, tạo điều kiện cho sản xuất, xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật tiên tiến của thế giới, góp phần đưa nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh chóng
Trung Quốc đã tiến hành cải cách ngoại thương nhằm tiến tới thiết lập một hệ thống thương mại tự do phù hợp với nền kinh tế mở cửa và hòa nhập vào xu thế chung của nền kinh tế thế giới Quá trình cải cách này có thể chia làm các giai đoạn chính như sau:
1 Giai đoạn 1979-1987 (giai đoạn tìm tòi thử nghiệm)
Là chặng đường đầu tiên của mở cửa cải cách nên cách thức thực hiện còn nhiều
bỡ ngỡ, tuy nhiên có thể tập trung vào các chính sách chính sau:
- Mở rộng quyền giao dịch của các chính quyền địa phương, các bộ và các doanh nghiệp Cải cách trong giai đoạn này bao gồm việc thực hiện chế độ khoán ngoại thương theo khu vực và phân bổ thẩm quyền phê chuẩn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp cho các tỉnh, thành phố và các khu tự trị
- Cải cách chế độ kế hoạch hóa trong xuất nhập khẩu, bao gồm từng bước giảm đáng kể số lượng hàng hóa theo kế hoạch mệnh lệnh, và giảm đáng kể số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu do Chính phủ trực tiếp quản lý Năm 1985, các Bộ trực thuộc Chính phủ trung ương đã bắt đầu ngừng ra các mệnh lệnh đối với mua và phân phối hàng hóa xuất khẩu
- Điều chỉnh chế độ tài chính trong ngoại thương Các khoản tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp sản xuất kiêm xuất nhập khẩu trực thuộc các Bộ được tổng hợp lại trong tài chính của Chính phủ trung ương Các doanh nghiệp lớn có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được kiểm toán một cách độc lập Các chính quyền địa phương về mặt nguyên tắc có trách nhiệm với mọi khoản lỗ lãi trong các hoạt động xuất nhập khẩu mà họ tham gia
- Cải cách chế độ hoạt động ngoại thương, bao gồm chuyển từ chế độ kinh doanh một kênh sang chế độ kinh doanh nhiều kênh, chuyển từ chế độ kinh doanh một chức năng sang chế độ sản xuất kiêm kinh doanh xuất nhập khẩu, cho phép các doanh
Trang 17nghiệp tham gia vào ngoại thương kinh doanh xuất nhập khẩu một cách độc lập và áp dụng chế độ đại lý đối với một số loại hàng hóa
- Thực hiện chế độ giữ lại ngoại hối Để khuyến khích các chính quyền địa phương, các bộ và các doanh nghiệp tham gia vào xuất nhập khẩu một cách tích cực, chế độ giữ lại ngoại hối được áp dụng năm 1979 Nói cách khác, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý ngoại hối và đảm bảo cho những nhu cầu quan trọng của các dự án quan trọng, các doanh nghiệp có quyền giữ lại một phần ngoại tệ mà họ kiếm được và
có quyền tự quyết đối với việc sử dụng số ngoại tệ này Họ có thể tham gia vào thị trường ngoại hối và có thể bán số ngoại hối không sử dụng cho các doanh nghiệp cần mua
Với những cải cách bước đầu trong hoạt động ngoại thương, từ sau năm 1978, hoạt động ngoại thương của Trung Quốc diễn ra khá sôi động Kim ngạch ngoại thương năm 1979 mới chỉ đạt 29,33 tỷ USD thì đến năm 1987 đã đạt 82,652 tỷ USD nghĩa là tăng 2,8 lần so với năm 1979 Trong thời gian này, ngoại thương Trung Quốc phát triển với tốc độ trung bình là 14,2% một năm, đưa Trung Quốc từ chỗ xếp thứ 28 trên thế giới về tổng khối lượng buôn bán lên vị trí thứ 12, về xuất khẩu từ thứ 32 lên thứ 14, về nhập khẩu từ thứ 27 lên thứ 11 Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD từ 20 chủng loại tăng lên tới 48 chủng loại Thị trường ngoại thương quốc tế cũng được mở mang mọi mặt từ chỗ có quan hệ ngoại thương với trên 140 nước trong năm 1979 lên 180 nước và khu vực vào năm 1987 [23]
2 Giai đoạn 1988-1990 (giai đoạn quá độ chuyển sang cải cách chiều sâu)
- Trọng tâm của giai đoạn này là tăng cường chế độ khoán ngoại thương Chính phủ đã bắt đầu áp dụng chế độ này vào năm 1988 Trong phạm vi chế độ này, các chính quyền địa phương ký kết hợp đồng với Chính phủ về số lượng ngoại hối mà họ cam kết sẽ thu được, số lượng ngoại hối họ sẽ giao nộp cho Chính phủ và những lợi ích kinh tế mà họ cố gắng đảm bảo Những hợp đồng này vẫn không thay đổi từ năm 1988- 1990 Sau đó, các chính quyền địa phương lại ký hợp đồng với các doanh nghiệp kinh doanh địa phương và thực hiện các mục tiêu ngoại thương của mình theo quy định của pháp luật
Trong phạm vi chế độ này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tự chịu trách nhiệm
về các khoản lỗ lãi của chính mình Trách nhiệm này trước hết được áp dụng tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong ngành công nghiệp nhẹ, mỹ nghệ và may mặc Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất và các chính quyền địa phương giữ lại một phần lớn các khoản thu ngoại tệ, còn một phần nhỏ được giao nộp cho Chính phủ Tuy nhiên, để đổi lấy tỷ lệ giữ lại lớn, họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản lỗ lãi của mình Với chế độ khoán ngoại thương, chế độ kế hoạch
Trang 18hóa ngoại thương cũng được cải thiện thêm một bước Trừ 21 loại hàng hóa xuất khẩu vẫn nằm dưới chế độ quản lý thống nhất và vẫn theo chế độ xuất khẩu hai kênh, tất cả các loại hàng hóa đã được chuyển từ chế độ hai kênh sang chế độ một kênh duy nhất Điều này có nghĩa là các chính quyền địa phương sẽ ký hợp đồng trực tiếp với Chính phủ Một khi chế độ này được thực hiện thì chế độ tài chính trong ngoại thương cũng được cải cách theo Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ký hợp đồng trực tiếp với Nhà nước về các chỉ tiêu lợi ích kinh tế nhất định, và theo thông lệ quốc tế, Nhà nước đã thực hiện đầy đủ các ưu đãi về thuế xuất khẩu Ngân sách của các chi nhánh địa phương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được gắn với các ngân sách của các chính quyền địa phương và tách ra khỏi ngân sách của Chính phủ trung ương
- Chế độ quản lý ngoại thương đã được tiếp tục cải cách dưới hệ thống mới này nhằm xác định lại quyền quản lý các hoạt động thương mại Từ tháng 10/1988, chức năng của Bộ ngoại thương cũng đã được đổi mới: ngoài việc nghiên cứu xác định chiến lược phát triển ngoại thương, quản lý giấy phép, hạn ngạch xuất nhập khẩu, còn chịu trách nhiệm kế toán ngoại hối, tăng cường giám sát quản lý công tác thống kê, chỉ đạo công tác kinh doanh và kế toán tài vụ của các xí nghiệp ngoại thương, tham gia điều tiết mức thuế và cân đối công tác ngoại thương giữa các khu vực
- Việc thi hành hệ thống hợp đồng trách nhiệm theo hướng cân đối trách nhiệm, quyền hạn và lợi nhuận của các công ty ngoại thương có tác dụng giải quyết các vấn
đề khác nhau của địa phương, các ngành, các công ty ngoại thương và các xí nghiệp sản xuất, đồng thời còn đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phương thức hoạt động bên trong của các xí nghiệp, đó là nguyên nhân tạo ra được lợi nhuận và mở rộng ngoại thương
Giai đoạn này chỉ kéo dài có 3 năm nhưng ngoại thương Trung Quốc đã có những bước tiến lớn Vào năm 1990 kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc đạt 115,4 tỷ USD so với 102,784 tỷ USD năm 1988 tăng lên 12% Điểm đặc biệt là sau một thời gian dài nhập siêu đến năm 1990 Trung Quốc đã xuất siêu với thặng dư là 8,746 tỷ USD Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm hơn 100 triệu USD từ
48 loại vào năm 1987 đã lên đến 83 loại vào năm 1990 Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu chiếm 74,5% Đối với hoạt động nhập khẩu, vào năm 1989, những thiết bị đồng bộ và kỹ thuật tiên tiến được nhập vào khoảng 4,39 tỷ USD, đổi mới 400 xí nghiệp trọng điểm và đã sản xuất ra hơn 6000 loại sản phẩm mới, trong đó một số lượng khá lớn đạt được tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới có sức cạnh tranh mạnh mẽ Đến năm 1990, Trung Quốc đã thiết lập được quan hệ thương mại với 200 nước và khu vực [23]
Trang 193 Giai đoạn 1991-2001
Mục tiêu của giai đoạn này là thiết lập một chế độ quản lý và một cơ chế hoạt
động với đặc điểm "chính sách thống nhất, cạnh tranh lành mạnh, quản lý tự chủ,
trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp đối với các khoản lỗ lãi, kết hợp sản xuất với thương mại, áp dụng chế độ đại lý và thẩm quyền duy nhất trong việc giải quyết các vấn đề thương mại" Mục tiêu của chế độ mới là nhằm chấm dứt một lịch sử lâu đời
của nền ngoại thương trợ cấp và buộc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế Các biện pháp cải cách bao gồm:
- Xoá bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời tăng tỷ lệ giữ lại ngoại hối để thực hiện chế độ khoán ngoại thương đối với các khoản lỗ và lãi Cụ thể: Tổng công ty ngoại thương trung ương giao khoán xuất khẩu trực tiếp cho các địa phương, các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức xuất khẩu, thu ngoại tệ về và giao nộp 70%, được giữ lại 30% ở địa phương, chỉ tiêu khoán được giao cho các xí nghiệp và cơ sở ngoại thương Nếu thu nhập vượt quá mức chỉ tiêu khoán thì phần vượt này địa phương được giữ lại 80% Việc cải cách hệ thống quản lý ngoại tệ đã giúp các công ty có được nhiều ngoại tệ hơn cho các nhu cầu mở rộng tái đầu tư của họ Nhiều xí nghiệp và các viện nghiên cứu khoa học đã được phép tham gia các hoạt động ngoại thương Đồng thời với việc thu hẹp, giới hạn các mặt hàng xuất nhập khẩu cần xin giấy phép, Trung Quốc đã giảm thuế nhập khẩu nhằm
mở rộng tự do thương mại
- Tự do hơn nữa thị trường ngoại hối Trước hết hủy bỏ chế độ hai tỷ giá, thống nhất tỷ giá của đồng Nhân dân tệ với các ngoại tệ khác, chủ yếu dựa vào thị trường cung và cầu ngoại tệ Chính sách này được đưa ra nhằm mang lại đầy đủ vai trò quan trọng của tỷ giá hối đoái, như là một biện pháp điều chỉnh ngoại thương Thị trường giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng đã được thành lập, nhằm trợ giúp cho cơ chế xây dựng tỷ giá hối đoái và nhận ra những tác động có thể làm thay đổi đồng Nhân dân tệ đối với tài khoản hiện hành Cuộc cải cách về tỷ giá hối đoái đã thúc đẩy cải cách trong hệ thống quản lý nhập khẩu Một số quy định hạn chế phi thuế quan bị hủy
bỏ hoặc là bị giảm bớt, đã mở rộng thêm "tự do" cho hoạt động nhập khẩu
- Chính phủ ký hợp đồng với các tỉnh, khu tự trị, thành phố hạch toán tài chính độc lập, công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất kiêm xuất nhập khẩu các loại hàng hóa chuyên ngành nhất định cũng như với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác Các hợp đồng đó quy định hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch thu ngoại hối và hạn ngạch ngoại hối phải nộp cho Chính phủ Các hạn ngạch trong mỗi hợp đồng được đánh giá và điều chỉnh theo từng năm
Nhìn chung, những cải cách trong giai đoạn này đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng quyền hạn, chủ động sản xuất kinh doanh ngoại thương; khơi dậy tính tích cực, năng
Trang 20động sáng tạo cho các xí nghiệp sản xuất và các công ty xuất nhập khẩu; đẩy mạnh việc mở rộng kênh lưu thông, tiêu thụ hàng hóa ra thị trường thế giới; tăng cường sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế
4 Năm 2001 Trung Quốc trở thành thành viên của WTO - một dấu mốc quan trọng trong phát triển ngoại thương nói riêng và kinh tế nói chung
4.1 Sự cần thiết gia nhập WTO của Trung Quốc
Xét từ góc độ tiềm lực phát triển của kinh tế Trung Quốc cũng như từ cơ chế hoạt động toàn cầu của WTO, việc Trung Quốc gia nhập WTO là phù hợp với nhu cầu của cả hai bên
* Về phía Trung Quốc:
Trong hơn hai thập kỷ qua, công cuộc cải cách và mở của của Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới Toàn cầu hoá đã mang lại cho Trung Quốc cả những cơ hội lẫn những thách thức Cho đến nay, sự phát triển và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc khá nhiều vào các mối liên kết của Trung Quốc với thế giới bên ngoài Chính vì vậy, gia nhập WTO là nhu cầu thiết thực để Trung Quốc:
- Tiếp tục đi sâu cải cách và mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
- Hoà nhập vào xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
- Tận dụng triệt để hơn nữa kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, công nghệ, thị trường và nguồn vốn quốc tế
- Tăng cường xây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng phát triển và môi trường đầu tư của Trung Quốc
- Thúc đẩy sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, xúc tiến việc mở rộng các ngành sản xuất và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- Tham gia WTO, Trung Quốc sẽ được hoà nhập vào một "Liên hợp quốc về kinh
tế và thương mại" với hơn 140 thành viên, kim ngạch buôn bán hàng năm chiếm trên 90% kim ngạch buôn bán toàn cầu [14] Lợi ích mà Trung Quốc nhận được là vô cùng
to lớn khi Trung Quốc được hưởng Quy chế Tối huệ quốc (MFN) vô điều kiện, điều
đó chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình giao lưu buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc với các nước và khu vực trên thế giới không ngừng tăng lên
Trang 21- Thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, Trung Quốc sẽ tránh được những rào cản không đáng có của “chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch”, bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc trong thương mại quốc tế
* Về phía WTO
Xét từ góc độ tiềm lực phát triển và quy mô to lớn của nền kinh tế–thương mại Trung Quốc, từ mối quan hệ tương hỗ đôi bên cùng có lợi giữa nền kinh tế Trung Quốc với các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, từ thị trường
to lớn cho tới tư thế và phương thức ứng xử của Trung Quốc trong vai trò một nước lớn có tiếng nói trên trường quốc tế, tất cả đều chứng minh rằng WTO sẽ không thể được coi là hoàn chỉnh khi chưa có sự tham gia của Trung Quốc-nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới:
- Không có sự tham gia của Trung Quốc trong việc xây dựng những nguyên tắc của WTO, phạm vi ứng dụng của những nguyên tắc ấy chắc chắn sẽ hạn chế
- Không có sự tham gia của một thị trường rộng lớn như Trung Quốc, thị trường quốc tế khó có thể là thống nhất
Có thể thấy, Trung Quốc cần WTO và WTO cần Trung Quốc, việc Trung Quốc gia nhập WTO là phù hợp với lợi ích của cả Trung Quốc và các nước trên thế giới Điều đó đã được chứng minh một cách thuyết phục thông qua sự hợp tác thành công và những thành tựu to lớn mà các bên đạt được trong nhiều năm qua
4.2 Tóm tắt quá trình đàm phán và gia nhập WTO của Trung Quốc
4.2.1 Tiến trình gia nhập
1948 - Trung Hoa Dân Quốc là một trong số 23 thành viên sáng lập của Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại GATT (tiền thân của WTO)
1950 - Một năm sau ngày thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, nước
này tuyên bố rút khỏi GATT với lý do GATT chỉ là hội của những nước tư bản
1986 - Trung Quốc đệ đơn gia nhập GATT
1987 - GATT đã thành lập “Nhóm công tác về địa vị nước tham gia ký kết hiệp
định chung của Trung Quốc”
1989 - Các cuộc đàm phán bị hoãn lại sau sự kiện Thiên An Môn Nhiều chương
trình tự do hoá kinh tế đã trở nên sai lệch với mục tiêu của các cuộc đàm phàn
1994 - Trung Quốc thực hiện nhiều cố gắng, nhanh chóng tự do hoá thương mại
để cố gia nhập WTO vào cuối năm nhưng nội bộ vẫn chưa thông suốt và chế độ bảo
hộ còn cao
1995
Trang 2201/1995 - WTO thay thế cho GATT
07/1995 - Trung Quốc được công nhận là quan sát viên của WTO
11/1995 - Trung Quốc tuyên bố kế hoạch tự do hoá thương mại lớn nhất từ trước
tới nay, kế hoạch này sẽ được thực hiện trong vòng 16 năm nhằm lôi kéo sự ủng hộ của Mỹ Trung Quốc dự kiến cắt giảm 30% thuế quan và cho phép thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nưóc ngoài
1997 - Khủng hoảng tài chính ở Châu Á
Trung Quốc vẫn giữ ổn định được đồng Nhân dân tệ, tuy nhiên việc tự do hoá đã chậm lại, Trung Quốc lo sợ việc mở cửa quá nhanh sẽ làm xấu hơn tình trạng kinh tế cũng như những cải cách vừa đạt được Mặc dù, Trung Quốc đã cắt giảm thuế nhập khẩu từ 23% xuống còn 17% nhưng thuế đối với một sồ mặt hàng khác như ôtô…vẫn còn khá cao
1999
04/03/1999 - Đại diện thương mại Mỹ Charlene Barshefski đã tới Bắc Kinh đàm
phán nhưng không có kết quả do có những bất đồng lớn trong lĩnh vực nông sản và dịch vụ
08/04/1999 - Thủ tướng Chu Dung Cơ thăm Mỹ với nhiều thoả hiệp và nhượng
bộ nhằm hoàn tất đàm phán và ký hiệp định nhưng Mỹ tiếp tục yêu cầu cao hơn
07/05/1999 - NATO ném bom sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, đàm phán
Trung-Mỹ bị ngừng lại
11/09/1999 - Trong Hội nghị APEC tại NewZealand, Tổng thống Bill Clinton và
Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã nối lại đàm phán nhưng hai bên vẫn chưa đạt được thoả thuận
08/11/1999 - Tổng thống Bill Clinton cử bà Barshefski sang Trung Quốc để cố
đưa ra một thoả thuận chung nhưng không có kết quả
13/11/1999 - Thủ tướng Chu Dung Cơ hội đàm với Đại diện thương mại Mỹ
Charlene Barshefski
15/11/1999 - Mỹ và Trung Quốc tuyên bố Hiệp định thương mại đã được ký kết
Trung Quốc cam kết mở cửa nhiều lĩnh vực từ nông sản đến dịch vụ viễn thông Tổng thống Bill Clinton thuyết phục Quốc hội Mỹ ban Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Trung Quốc
2000
19/05/2000 - EU và Trung Quốc ký kết Hiệp định thương mại
09/2000 - Trung Quốc ký Hiệp định song phương với Thuỵ Sỹ
Trang 2310/10/2000 - Tổng thống Bill Clinton ký Quy chế thương mại bình thường vĩnh
viễn sau khi được sự thông qua của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ
2001
01/2001 - Trung Quốc đã tiến hành một chuỗi các vòng đàm phán đa phương hết
sức gay go với nhiều nước thành viên trong WTO Sở dĩ thời gian đàm phán kéo dài là
do nhiều nước đã không nhất trí với Trung Quốc về vấn đề trợ cấp nông sản
09/06/2001 - Trung Quốc và Mỹ nhất trí việc Trung Quốc gia nhập WTO kể cả
vấn đề trợ cấp nông sản
20/06/2001 - EU tuyên bố tiếp tục đàm phán song phương với Trung Quốc về
việc nước này gia nhập WTO
03/07/2001 - Trưởng đoàn đàm phán Bộ thương mại Trung Quốc-ông Long Vĩnh
Đồ- nói rằng “tất cả những vấn đề mấu chốt” đã được giải quyết bằng thương lượng với các thành viên WTO
13/09/2001 - Trung Quốc và Mêhicô kết thúc đàm phán song phương, hoàn
thành xong cuộc đàm phán thứ 37 cũng là cuộc đàm phán cuối cùng trước khi Trung Quốc gia nhập WTO
14/09/2001 - Các thành viên WTO nhất trí điều khoản Trung Quốc gia nhập
WTO tại một cuộc họp bất thường
17/09/2001 - Trung Quốc cùng các đối tác thương mại chủ yếu ký hiệp định
chính thức về việc Trung Quốc gia nhập WTO
11/11/2001 - Tại Hội nghị các bộ trưởng của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) diễn ra ở Doha-Quata, Trung Quốc đã hoàn tất thủ tục gia nhập WTO sau 15 năm thương lượng và chính thức trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức này
4.2.2 Quá trình đàm phán
Đàm phán gia nhập WTO được Trung Quốc tiến hành theo hai phương thức song song và bổ sung cho nhau Trong suốt 15 năm, cùng với nhiều cố gắng khác, Trung Quốc luôn giữ được thái độ tích cực, đã tiến hành gần 30 lần hội nghị Nhóm công tác đa phương và hàng trăm lần đàm phán song phương
4.2.2.1 Đàm phán đa phương
Ngày 11/07/1986, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Tiền Giai Đông gửi công hàm cho GATT, chính thức đề xuất việc chính phủ Trung Quốc xin khôi phục địa vị nước tham gia ký kết Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT Đến tháng 6/1987, GATT đã thành lập “Nhóm công tác về địa vị nước tham gia ký kết Hiệp định chung của Trung Quốc” Để đạt được thoả thuận trong các đàm phán đa
Trang 24phương, từ năm 1986 đến nay Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các biện pháp mở cửa và cải cách thể chế mậu dịch, tăng cường đàm phán với các bên ký kết hiệp định chủ yếu Các cố gắng của Trung Quốc được thể hiện ở các điểm chính sau:
- Đẩy nhanh nhịp độ cải cách mậu dịch:
Đại hội 14 Đảng Cộng sản Trung Quốc(1992) tuyên bố xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, làm cho thể chế kinh tế Trung Quốc thích ứng với yêu cầu của GATT Trong những năm 1986-1992, Trung Quốc đã cải cách mạnh mẽ thể chế quản lý ngoại thương, xoá bỏ dần sự độc quyền nhà nước, huỷ bỏ dần trợ cấp xuất khẩu, thực hiện hạch toán kinh doanh Từ 1994, Trung Quốc huỷ bỏ kế hoạch pháp lệnh đối với tổng mức nhập khẩu, thu ngoại hối xuất khẩu và dùng ngoại hối nhập khẩu thay bằng kế hoạch mang tính chỉ dẫn Năm 1994, Trung Quốc cũng cải cách chế độ tỷ giá theo hướng xoá bỏ tỷ giá cố định và tiến tới thả nổi
tỷ giá Năm 1996, thực hiện chính sách thả nổi đồng NDT trong các hạng mục thông thường
- Mở cửa thị trường có thứ tự :
Không đi ngược lại xu hướng toàn cầu hoá, tự do hóa thương mại, Trung Quốc đã từng bước mở cửa nền kinh tế theo nhiều tầng nấc:
- Một là, giảm thuế trên quy mô lớn Từ năm 1992 đến năm 1999, Trung
Quốc liên tục 6 lần cắt giảm thuế quan, hạ mức bình quân từ 43,1% xuống còn 17%
- Hai là, từng bước mở cửa thị trường trong nước và cam kết trao đổi tự do
đồng Nhân dân tệ ở các hạng mục thông thường
- Ba là, mở cửa một phần thị trường tiền tệ và bảo hiểm trong nước, cho
phép vốn nước ngoài có điều kiện tự do hơn khi xâm nhập thị trường vốn trong nước Cuối năm 1998 đã có 150 ngân hàng nước ngoài kinh doanh ở Trung Quốc
- Bốn là, trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vừa qua, Trung Quốc đã
thực hiện cam kết không phá giá đồng Nhân dân tệ, đồng thời còn tham gia viện trợ cho vay đối với các nước Thái Lan và Inđônesia để làm dịu và góp phần phục hồi cuộc khủng hoảng này
Như vậy, bằng những nỗ lực cải cách và mở cửa cho phù hợp với những cam kết với các đối tác đàm phán, Trung Quốc đã tiến hành thành công gần 30 lần hội nghị Nhóm công tác đa phương, chính thức hoá những cam kết đã đạt trong những đàm phán đa phương
4.2.2.2 Đàm phán song phương
Trang 25* Hiệp định thương mại Trung-Mỹ
- Quá trình đi đến ký kết:
Để đi đến ký kết hiệp định thương mại Trung–Mỹ, hai bên đã có một quá trình đàm phán lâu dài đầy khó khăn Trong những năm 1986-1989, hai bên đã thực hiện 10 lần đàm phán có tiến triển và đạt được nhiều thoả thuận Nhưng năm 1989, do sự kiện Thiên An Môn đàm phán bị hoãn lại Năm 1992 sau khi Đặng Tiểu Bình đi thị sát các tỉnh Miền Nam Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc cần học tập kinh nghiệm của Chủ nghĩa tư bản, thổi luồng gió mới cho những cải cách táo bạo thì hai bên nối lại hội đàm Trong thời kỳ 1992-1995, Trung Quốc thực hiện nhiều cố gắng để gia nhập WTO vào cuối năm 1994 nhưng Mỹ đưa ra yêu cầu cao nên Trung Quốc không chấp nhận Trong những năm 1995-1998, Trung Quốc không tỏ ra hăng hái như trước, thậm chí có lúc lạnh nhạt Tháng 4/1999, Thủ tướng Chu Dung Cơ thăm Mỹ với nhiều thoả hiệp và nhượng bộ với Mỹ nhằm hoàn tất đàm phán và ký kết hiệp định nhưng phía
Mỹ tiếp tục đòi yêu cầu cao hơn Ngày 8/5/1999, Mỹ ném bom sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư làm quan hệ hai bên như “rơi xuống vực” Đàm phán Trung-Mỹ bị ngưng lại Với cuộc gặp gỡ Giang Trạch Dân-Clinton ngày 11/09/1999 trong hội nghị APEC tại NewZealand, hai bên nối lại đàm phán và ngày 15/11/1999 hai bên Trung Quốc và Mỹ mới ký được hiệp định thương mại
- Những nội dung cơ bản của hiệp định Trung-Mỹ:
Về thuế quan và phi thuế quan: Trung Quốc đã đồng ý giảm mức thuế quan trung bình từ 22,1% xuống còn 17%, trong vòng 5 năm, xoá bỏ toàn bộ hạn ngạch và các hạn chế về số lượng, nhưng trong một vài lĩnh vực đặc biệt, các hạn ngạch sẽ được xoá bỏ trong vòng 2-3 năm
Về bù xuất khẩu: Trung Quốc sẽ đồng ý xoá bỏ tất cả các khoản trợ cấp xuất khẩu
Về công nghiệp: Trung Quốc cam kết giảm mức thuế chung đối với các sản phẩm công nghiệp xuống còn 9,4% và 7,1% đối với những sản phẩm Mỹ ưu tiên 2/3
số cắt giảm này sẽ được hoàn tất trong vòng 3 năm và số còn lại sẽ được hoàn tất trong vòng 5 năm
- Về dệt may: Tới năm 2005, Mỹ phải xoá bỏ việc cấp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt của Trung Quốc
- Về ô tô: Thuế nhập khẩu ôtô sẽ giảm xuống còn 25%, đối với phụ tùng ô tô xuống còn 10% vào năm 2006 Các công ty Mỹ sẽ cung cấp tín dụng cho người Trung Quốc khi họ mua xe
Trang 26 Về nông nghiệp : Trung Quốc cam kết giảm mức thuế chung đối với các sản phẩm nông nghiệp từ 45% xuống còn 17% và xuống 14,5%-15% đối với những sản phẩm Mỹ ưu tiên, các mức cắt giảm này sẽ được hoàn tất sau 4 năm
Ngoài ra Hiệp định còn bao gồm những cam kết trong lĩnh vực dịch vụ trong phạm vi tương đối lớn bao gồm: bảo hiểm, viễn thông, điện ảnh, ngân hàng, chứng khoán, kiểm toán, dịch vụ y tế, giáo dục
* Hiệp định thương mại Trung Quốc -EU
Trước đây, Trung Quốc và EU đã nhiều lần thương thuyết để ký hiệp định này nhưng kết quả đạt được rất hạn chế và hai bên chưa đủ đi đến kết quả cuối cùng Nguyên nhân chính khiến hai bên chưa đạt được sự nhất trí trong các vòng đàm phán trước đây là do phía Trung Quốc từ chối chấp nhận những điều kiện
mà EU đưa ra liên quan đến việc nâng tỷ lệ cổ phần của công ty nước ngoài trong các liên doanh, trong đó có các liên doanh viễn thông và bảo hiểm tại Trung Quốc lên 49% Tại nhiều phiên thảo luận trong 4 vòng đàm phán diễn ra từ đầu năm 2000 đến khi ký kết hiệp định, các đại diện của Trung Quốc và EU tranh cãi rất gay gắt xung quanh vấn đề mở cửa khu vực dịch vụ viễn thông, lập liên doanh sản xuất ôtô, bảo hiểm nhân thọ, phân phối và chính sách buôn bán của Trung Quốc với EU Tuy vậy qua 3 vòng đàm phán đầu, hai bên cũng đã thoả thuận được 80% các vấn đề then chốt
Sau 5 ngày thương lượng căng thẳng, đến ngày 20/05/2000, Trung Quốc và EU
đã chính thức ký kết hiệp định về việc Trung Quốc gia nhập WTO
Các nội dung chính của hiệp định xoay quanh các vấn đề như sau:
- Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan xuống còn 8-10% đối với 150 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ EU
- Các thương gia nước ngoài được phép đưa vào 20% lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc
- Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO được 3 năm, các công ty nước ngoài được nắm 49% cổ phần trong các công ty liên doanh viễn thông và bảo hiểm tại Trung Quốc
- Trung Quốc xoá bỏ các hạn chế về sở hữu của người nước ngoài đối với các cửa hàng bán lẻ trên quy mô lớn
- Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO , Trung Quốc cấp ngay 7 giấy phép bảo hiểm cho các hàng của EU, mọi công ty của EU đều có điều kiện pháp lý để được cấp giấy phép
Trang 27Ngoài Mỹ và EU, Trung Quốc còn đạt được nhiều thoả thuận thương mại song phương với nhiều nước khác nữa Đến 17/9/2001, Trung Quốc đã ký Hiệp định thương mại với tổng số 37 thành viên của WTO mà Trung Quốc cần phải ký kết, hoàn tất quá trình đàm phán gia nhập WTO
Đối với Trung Quốc, mục đích căn bản của việc gia nhập WTO là để tăng cường sức mạnh quốc gia, do đó Trung Quốc quyết không trả giá bằng việc hy sinh ổn định
xã hội và tương lai phát triển Trung Quốc gia nhập WTO trên cơ sở 3 nguyên tắc là:
- Trung Quốc gia nhập WTO với tư cách một nước đang phát triển
- Nếu không có Trung Quốc thì tổ chức WTO không hoàn chỉnh
- Trung Quốc gia nhập WTO trên cơ sở cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ
Một khi WTO cần Trung Quốc, Trung Quốc thà gia nhập chậm một chút chứ không chịu vào ngay để đổi lấy tổn thất lớn
4.3 Một số cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO
* Các cam kết chung:
- Trung Quốc sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO giữa các đối tác thương mại, giữa các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty trong nước, giữa hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá tiêu thụ nội địa
- Hệ thống “bảo vệ” nhập khẩu cho phép các thành viên WTO áp dụng các hạn chế số lượng đối với hàng hoá xuất khẩu từ Trung Quốc nếu việc gia tăng các hàng hoá này đe doạ sản xuất trong nước của các nước thành viên đó trong vòng 12 năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
-Đổi lại, các thành viên WTO đồng ý gỡ bỏ dần dần những hạn chế đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc trong vòng 4 năm, riêng đối với Mêhicô thời hạn này sẽ là 6 năm
* Các cam kết về thuế quan và phi thuế quan
Thuế quan: Trung Quốc đồng ý giảm dần dần mức thuế trung bình từ 22,1%
xuống còn 17% đối với hầu hết các hàng hoá nhập khẩu vào năm 2001 và số còn lại sẽ được thực hiện tiếp cho đến năm 2010 Vào năm 2010, mức thuế trung bình đối với hàng hoá công nghiệp là 8,9% và đối với hàng hoá nông nghiệp là 15% Các mức thuế này sẽ được áp dụng đối với 65% số nông sản nhập khẩu (ngũ cốc) và 47% số hàng
công nghiệp nhập khẩu (xe con, thiết bị phim ảnh)
Phi thuế quan:
Trang 28- Nhiều biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch, hạn chế số lượng… sẽ được xoá
bỏ Trong vòng 3 năm tất cả các công ty sẽ có quyền nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối
hàng hoá trên khắp đất nước (trừ một số hạn chế nhất định)
-Nhà nước sẽ vẫn duy trì quản lý đối với một số mặt hàng như: ngũ cốc, thuốc lá, nguyên liệu, khoáng sản, và một số sản phẩm thép Các mặt hàng khác như: tân dược
và phân bón vẫn phải chịu quản lý về giá
Về công nghiệp
* Dệt may: Hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm dệt may của Trung Quốc sẽ chính thức chấm dứt vào 12/2004 theo hiệp định dệt may của WTO mặc dù Hệ thống “bảo vệ” nhập khẩu cho phép các nước thành viên khác áp dụng hạn chế số lượng đối với hàng hoá xuất khẩu từ Trung Quốc tới cuối năm 2008
- Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường bán buôn sau 5 năm gia nhập WTO
* Ngành ô tô: Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô xuống còn 25% vào giữa năm 2006 Hiệp định với EU buộc Trung Quốc phải xoá bỏ mọi hạn chế đối với các loại xe hơi được sản xuất từ các liên doanh của Trung Quốc-EU trong vòng 2 năm -Thuế đối với các sản phẩm công nghệ cao như các thiết bị viễn thông sẽ được xoá bỏ và giảm dần vào năm 2005
5 Giai đoạn từ 2002 đến nay (giai đoạn quá độ sau khi gia nhập WTO)
Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tập trung vào vấn đề cải cách cơ chế ngoại thương theo hướng tự do hơn, phù hợp với các nguyên tắc của WTO hơn Cụ thể Trung Quốc tập trung vào 5 vấn đề:
Trang 29- Xây dựng một cơ chế quản lý ngoại thương tiện lợi, công bằng Hình thành môi trường vận hành tiện lợi, công bằng, giảm các giá thành giao dịch, huy động tính tích cực của các doanh nghiệp trong việc phát triển hướng ra thị trường quốc tế
- Từng bước xây dựng cơ chế thúc đẩy ngoại thương mới, tích cực và ổn định, lấy Chính phủ làm chủ đạo, đảm bảo bằng tài chính tiền tệ, trên cơ sở vận hành của thị trường
- Xây dựng cơ chế giám sát và phản hồi nhanh chóng và hiệu quả
- Tăng cường công tác lập pháp trong quản lý ngoại thương, cải tiến biện pháp quản lý, giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường độ minh bạch trong quản lý
- Cải cách hơn nữa chế độ hiệp hội xuất nhập khẩu, khuyến khích phát triển các
cơ quan dịch vụ pháp luật và tư vấn ngoại thương, phát huy vai trò của các tổ chức trung gian trong việc phối hợp để thúc đẩy ngoại thương phát triển
Từ đầu năm 2002 tới nay, Trung Quốc có một số bước đi cụ thể :
+ Cải cách chế độ phê chuẩn quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, hủy bỏ phân biệt với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thực hiện theo tiêu chuẩn và trình tự như đối với doanh nghiệp nhà nước
+ Hoàn thiện các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu, giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan theo đúng cam kết Đặc biệt, Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề xây dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu qua việc công bố thực thi
“Điều lệ quản lý an toàn sinh vật chuyển đổi gien nông nghiệp”
+ Xây dựng cơ chế mới về giảm thuế xuất khẩu, thực hiện chính sách hoàn thuế xuất khẩu mới
III THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1 Về kim ngạch xuất nhập khẩu
Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, hoạt động ngoại thương Trung Quốc
không ngừng gia tăng quy mô, mà biểu hiện trước hết là kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục gia tăng với tốc dộ vào hàng nhanh nhất thế giới, chỉ sau hơn 20 năm, vị thế
của Trung Quốc trong thương mại quốc tế đã được cải thiện rõ rệt, nếu như năm 1978 ngoại thương Trung Quốc vẫn còn đứng thứ 32 trên thế giới thì tới năm 2002, với
những thành công rực rỡ của cải cách mở cửa Trung Quốc đã trở thành cường quốc
đứng thứ 5 trên thế giới về ngoại thương
Từ sau năm 1978 hoạt động ngoại thương của Trung Quốc diễn ra khá sôi động nếu so sánh trong tương quan với sản xuất công nghiệp và nông nghiệp Kim ngạch ngoại thương năm 1978 mới đạt 20,6 tỷ USD, đến năm 1984 đã vọt lên 50 tỷ, tăng gấp 2,5 lần năm 1978 Bốn năm sau, năm 1988 tổng kim ngạch ngoại thương đã tăng gấp
Trang 30đôi năm 1984, đạt 100 tỷ USD Năm 1994 ngoại thương Trung Quốc lại nêu kỉ lục mới gấp đôi năm 1988, đạt hơn 200 tỷ USD, năm 1997 con số đã vượt qua 300 tỷ USD, lên tới 325,1 tỷ USD [19] Năm 1978, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc chỉ bằng 25% của Hàn Quốc và Đài Loan nhưng đến năm 1994 kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc đã bằng 75% của Hàn Quốc và 82% của Đài Loan Tính đến năm đó, mức tăng bình quân của kim ngạch ngoại thương Trung Quốc đạt 15,4% trong thời kì mở cửa [15]
Điều đáng chú ý là, với rất nhiều nỗ lực và sự cầm lái đúng đắn của Chính phủ, hoạt động ngoại thương Trung Quốc chỉ phải chịu những tác động nhẹ nhất (nếu so với các nước trong khu vực) khi cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á xảy ra, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm nhẹ 0,3% trong năm 1998 Ngay sau đó Trung Quốc lại lấy được
đà tăng trưởng xuất nhập khẩu Những năm đầu của thế kỷ XXI, mặc dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản cũng đồng thời là những bạn hàng lớn của Trung Quốc bị suy thoái nhưng ngoại thương Trung Quốc vẫn có sự gia tăng đều đặn Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO đã tận dụng được những
cơ hội mới cho phát triển ngoại thương Năm 2002, một năm sau khi gia nhập WTO, ngoại thương Trung Quốc đã phát triển vượt bậc đạt mức 620,8 tỷ USD, tăng 21,8%
so với năm 2001 [20]
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 20 năm kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc
đã tăng hơn 30 lần, nâng dần vị thế của Trung Quốc trong thương mại quốc tế Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc năm 1978 là 4,5% GDP và chiếm 0,8% giá trị xuất khẩu của toàn thế giới thì đến năm 2002 con số này đã tăng lên tương ứng là 25,5% GDP và 5,04% giá trị xuất khẩu toàn thế giới Tỷ lệ tăng trưởng trong hoạt động ngoại thương khoảng 20,9%/năm [20]
Bảng 2 : Kim ngạch ngoại thương Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2003
Năm Tổng kim
ngạch XNK
Kim ngạch nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
Mức chênh lệch XNK
Trang 313 WTO, Leading exporters and importers in world merchandise trade 2002 [49]
Các số liệu trên có thể biểu diễn thành sơ đồ như sau :
Từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc thường xuyên duy trì được tốc độ tăng trưởng mậu dịch vào hàng nhanh nhất thế giới Năm 2002, mức tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đạt 22,3% là cao nhất, còn mức tăng trưởng nhập khẩu là 21,2% đứng thứ 2 ( sau Iran) trong số các nước xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới [49]
Bảng 3: So sánh tốc độ tăng trưởng mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc với mậu dịch thế giới (tăng so với năm trước %)
Tăng trưởng XNK Tăng nhập khẩu Tăng xuất khẩu
Năm Thế giới Trung Quốc Thế giới Trung Quốc Thế giới Trung Quốc
Trang 32Hơn thế nữa, thành công của ngoại thương Trung Quốc trong những năm qua không chỉ thể hiện qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng mạnh
mà trong những năm gần đây Trung Quốc thường xuyên ở thế xuất siêu Trung Quốc
xuất siêu liên tục trong những năm qua do giá trị tuyệt đối kim ngạch xuất khẩu thường xuyên vượt trội giá trị tuyệt đối kim ngạch nhập khẩu, còn về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thì không ổn định, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không thường xuyên vượt trội tốc độ tăng trưởng nhập khẩu Mức xuất siêu đạt đỉnh cao 43,6 tỷ USD vào năm 1998, sau đó đang có chiều hướng đi xuống
2 Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
2.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Đi đôi với việc không ngừng mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, ngoại thương
Trung Quốc còn đạt được sự cải thiện rõ rệt về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Cơ cấu
hàng xuất khẩu Trung Quốc đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm mạnh sản phẩm thô, sơ chế; tăng mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo sử dụng nhiều sức lao động; nâng tỷ trọng sản phẩm kỹ thuật cao tập trung nhiều vốn và hàm lượng chất xám
Cùng với việc gia tăng các hoạt động nâng cấp, cải tạo và đổi mới kỹ thuật công nghiệp, đặc biệt trong những ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng thay đổi rất nhanh theo hướng ngày càng hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng dần tỷ trọng hàng tinh chế với mục đích tạo được nhiều công ăn việc làm trong nước và tăng giá trị hàng xuất khẩu Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện theo con đường nâng cấp dần từ sản phẩm có tính chất tài nguyên
là chủ yếu (từ năm 1985 trở về trước) đến hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy
dép là chủ yếu (từ năm 1985 đến năm 1993) và sau đó vị trí này được thay thế bởi sản phẩm điện máy (1993 trở về sau) cho đến nay thì các sản phẩm công nghệ thông tin đang dần trở thành hướng phát triển chủ yếu của Trung Quốc Cụ thể là tỷ lệ xuất khẩu hàng sơ cấp giảm từ 50,2% năm 80 xuống còn 8,7% năm 2002 Trong khi đó xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến tăng từ 49,8% năm 1980 lên 91,3% năm 2002 Như vậy là cho tới năm 2002 thì sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đã chiếm
Trang 33gần như toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, sau hơn 20 năm sản phẩm
công nghiệp đã tăng gần gấp đôi tỷ trọng hàng xuất khẩu
Bảng 4: Những biến đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu 1980-2002 ( Đơn vị: %)
Cơ cấu hàng hóa 1980 1985 1988 1990 1992 2002
2 Sản phẩm phân loại theo nguyên liệu 22,1 16,4 22,1 20,3 20,0 16,3
Cho tới nay, Trung Quốc đã hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các mặt hàng lại mang tính đa dạng về chủng loại, từ các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động cao như: dệt may (thường chiếm khoảng 20% cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu), giầy dép, đồ chơi, sản phẩm điện tử gia dụng lắp ráp, hàng nông thủy sản chế biến cho tới các sản phẩm công nghệ thông tin tập trung nhiều vốn và hàm lượng kỹ thuật cao (Xem phụ lục 1: Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc 2001-2002) Sản phẩm cơ điện xuất khẩu năm 2002 đã lên tới 157,1 tỷ USD chiếm 48,2% tỷ trọng hàng xuất khẩu, còn sản phẩm kỹ thuật cao thì xuất khẩu đạt
67,9 tỷ USD chiếm 20,8% cơ cấu hàng xuất khẩu [20] Chính nhờ sự chuyển dịch
trong cơ cấu hàng xuất khẩu từ sản phẩm cấp thấp sang cấp cao đã giúp Trung Quốc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tăng lượng ngoại tệ thu về và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cũng được cải thiện rõ rệt
2.2 Cơ cấu hàng nhập khẩu
Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc có thể được chia thành 3 nhóm lớn:
- Nguyên vật liệu và hàng sơ chế (lương thực, thực phẩm; nhiên liệu, khoáng sản; chất béo, dầu thực vật)
- Hàng chế tạo (hoá chất và các sản phẩm hoá chất; hàng chế tạo bán thành phẩm; máy móc và thiết bị vận tải; hàng chế tạo thành phẩm lớn)
Trang 34- Hàng tiêu dùng
Công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ở Trung Quốc đang đi dần vào chiều sâu.Vì vậy, Trung Quốc càng cần nhiều máy móc công nghệ hiện đại phục vụ cho phát triển công nghiệp Chính sách nhập khẩu của nước này là ưu tiên nhập khẩu công nghệ máy móc phục vụ cho công nghiệp hoá Trung Quốc tăng cường nhập khẩu các thiết bị đồng bộ tiên tiến của nước ngoài góp phần đối mới các cơ sở sản xuất lạc hậu trong nước Những năm về sau, do thực hiện ý đồ phát triển theo hướng coi "khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất thứ nhất", hoạt động nhập khẩu máy móc kỹ thuật càng sôi động
Trong cơ cấu hàng hoá nhập khẩu, ngoài các loại máy móc kỹ thuật tiên tiến, Trung Quốc cũng coi trọng việc nhập khẩu hàng chế tạo, chủ yếu là tư liệu sản xuất
để phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu Nhập khẩu loại hàng này tiếp tục gia tăng từ gần 1/3 tổng nhập khẩu trong những năm giữa thập kỷ 80 tới hơn 1/2 tổng nhập khẩu trong năm 90 Cụ thể là ngành dệt may trong nước hàng năm có nhu cầu nhập khẩu khối lượng nguyên liệu đáng kể như sợi tổng hợp, đay, gai Một ví dụ điển hình là nhu cầu nhập sợi polyeste, hàng năm trên thế giới có đến 2/3 sản lượng polyeste xuất khẩu sang Châu Á trong đó 43% số này được xuất khẩu sang Trung Quốc (khoảng 1,43 triệu tấn) [8] Ngành công nghiệp hoá dầu trong nước phát triển làm cho Trung Quốc hàng năm phải nhập một lượng dầu thô khá lớn từ bên ngoài Bên cạnh dầu thô Trung Quốc còn nhập khẩu các khoáng sản khác trong nước còn thiếu từ thị trường nước ngoài như đồng, nhôm, thép tinh chế, quặng sắt để phục vụ cho công nghiệp sản xuất trong nước
Để thấy rõ cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc trong những năm gần đây hãy xem xét cơ cấu này vào năm 1996 và 2002
Bảng 5 : Cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc năm 1996 và năm 2002
Đơn vị: Giá trị: tỷ USD; Tỷ trọng : %
4 Nhiên liệu, khoáng sản, dầu nhờn 6,8 4,9 12,3 4,2
1 Hoá chất và các sản phẩm hoá chất 18,1 13,0 39,0 13,2
2 Hàng chế tạo bán thành phẩm 31,4 22,6 48,5 16,4
Trang 353 Máy móc và thiết bị vận tải 54,8 39,5 137,0 46,4
4 Hàng chế tạo thành phẩm lớn 8,5 6,1 19,8 6,7
Nguồn: Số liệu 1996:Lê Văn Sang, Kinh tế Trung Quốc đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Những vấn
đề kinh tế thế giới số 1 (57)/1998- Số liệu 2002: Bộ Thương mại Trung Quốc, Báo cáo tình hình mậu dịch đối ngoại Trung Quốc 2002 [20]
Bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, Trung Quốc vẫn tập trung vào nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật và các loại nguyên liệu trong nước còn thiếu để phục
vụ cho sản xuất mà đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu (Xem phụ lục 2: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc 2001-2002)
Điểm đáng lưu ý là trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc thì lượng hàng hóa nhập khẩu theo các hợp đồng để tiến hành gia công xuất khẩu là tương đối lớn, năm 2002 các hàng hóa nhập khẩu để gia công đạt kim ngạch 122,22 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2001, chiếm tới 41,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm [20]
3 Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu
Thị trường xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong thời gian qua đã có sự mở rộng mạnh mẽ, số lượng các thị trường tăng lên nhanh chóng, đồng thời trên nhiều thị trường mức giao dịch cũng tăng lên đáng kể mà đặc biệt vẫn là những khu vực thị trường trọng điểm của Trung Quốc như Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, EU, các nước SNG và các nước ASEAN
Năm 1979, Trung Quốc có quan hệ kinh tế với 140 nước và khu vực trên thế giới, trong đó có 70 nước và khu vực đã ký kết các hiệp định thương mại với Trung Quốc Đến năm 1987, Trung Quốc đã mở cửa giao lưu buôn bán với 180 nước và khu vực trong đó 90% là buôn bán với các nước tư bản và các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương (khu vực này chiếm 67% xuất khẩu và 73% nhập khẩu của Trung Quốc với thế giới) [23] Hiện nay Trung Quốc có quan hệ thương mại với 234 quốc gia và khu vực trên thế giới [22]
Ngay từ khi mới mở cửa, Trung Quốc đã chủ trương tăng cường quan hệ buôn bán với các nước và vùng lãnh thổ phát triển cao về công nghiệp Tuy nhiên do thực hiện chiến lược "bổ khuyết"- tức chiếm lĩnh những khoảng trống chưa được khai thác
trên thị trường hiện có, vai trò của thị trường các nước đang phát triển đối với ngoại
thương của Trung Quốc ngày càng tăng Năm 1980 khu vực các nước công nghiệp
phát triển chiếm khoảng 55% kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc Tỷ lệ này đang giảm dần, năm 1987 còn 50%, năm 90 còn 45,6%, năm 2000 còn 40%, bù vào
đó là thị trường các nước đang phát triển [8]
Trang 36Về mặt địa lý thị trường, hàng xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu được đưa sang
6 khu vực là: Hồng Kông, Ma Cao; Nhật Bản; Bắc Mỹ; EU; SNG và Đông Âu; Đông Nam Á Hiện nay, sáu khu vực này chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc [20]
Bảng 6: Các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc 2002
STT Thị trường Kim ngạch(tỷ USD) Tỷ trọng(%) Tăng so với 2001(%)
Nguồn: Bộ thương mại Trung Quốc, Báo cáo tình hình mậu dịch đối ngoại Trung Quốc 2002 [20]
Về thực chất, nhiều năm qua Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc Trước đây, trong những năm 90 thì Hồng Kông thường được tính như thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, chiếm trên 30% lượng xuất khẩu của Trung Quốc, sau khi trở về với Trung Quốc năm 1997 do thực hiện “một quốc gia hai chế độ” nên Hồng Kông vẫn tiếp tục được coi là 1 đối tác thương mại độc lập, nhưng khoảng 60% hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Hồng Kông sẽ lại được tái xuất sang nước thứ ba, mà chủ yếu là Mỹ [8] Vài năm gần đây do những bước tiến về quan hệ chính thức giữa hai nước mà Mỹ tiếp tục giữ vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, nếu chỉ xét quan hệ trực tiếp thì Mỹ chiếm khoảng 21% thị trường xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng nếu xét cả số lượng tái xuất từ Hồng Kông thì con số này lên tới khoảng 40% [22] Đứng thứ hai là Nhật Bản, những năm qua Nhật Bản thường chiếm 16-17% thị trường xuất khẩu của Trung Quốc Đứng thứ ba là EU, nếu năm 1999 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này mới là 30,2 tỷ USD thì năm 2002
đã lên tới là 48,2 tỷ USD, gấp 1,6 lần [22] Nhìn chung các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc vẫn theo thứ tự ổn định (5 năm gần đây nhất, trật tự các thị trường lớn nhất hầu như không thay đổi) Bên cạnh việc gia tăng kim ngạch trên thị trường các nước đang phát triển ở Đông Á, Trung Quốc đang có nhiều bạn hàng mới ở Châu Mỹ la tinh, Châu Phi, Trung Đông
Trang 37Về thị trường nhập khẩu, thì Nhật Bản liên tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc trong những năm gần đây (đồng thời cũng là đối tác mậu dịch lớn nhất liên tục trong 10 năm qua của Trung Quốc), năm 2002 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này lên tới 53,5 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch nhập khẩu [20] Tiếp theo là các thị trường nhập khẩu EU, Mỹ, Hồng Kông Những thị trường nhập khẩu này thường cung cấp cho Trung Quốc các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật đồng bộ Điểm đáng chú ý là ASEAN đang nổi lên như một thị trường nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc bởi vì hiện nay Trung Quốc đang rất cần nhập khẩu một khối lượng lớn sản phẩm thô, sơ chế ( đặc biệt là các nguyên nhiên liệu, khoáng sản: dầu thô, than, đồng, sắt ) từ các nước này để phục vụ công nghiệp trong nước Năm 2002, Trung Quốc nhập khẩu hàng trị giá tới 31,2 tỷ USD từ ASEAN, rơi vào thế nhập siêu với thị trường này [20]
Bảng 7: Khu vực thị trường xuất khẩu của Trung Quốc 2002
Tên khu vực Kim ngạch xuất khẩu 2002
(tỷ USD) Tăng so với năm 2001 (%)
Nguồn : Bộ Thương mại Trung Quốc – Báo cáo tình hình mậu dịch đối ngoại Trung Quốc 2002 [20]
Trang 38Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc, Bỏo cỏo tỡnh hỡnh mậu dịch đối ngoại Trung Quốc 2002 [20]
IV TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI THƯƠNG TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI NỀN KINH
TẾ QUỐC DÂN
Trung Quốc tiến hành cải cỏch mở cửa cho đến nay đó được gần 25 năm Trong
25 năm qua, cụng cuộc cụng nghiệp húa ở đất nước rộng lớn này đó thu được những kết quả đỏng kể Đúng gúp vào những kết quả này, ngoại thương Trung Quốc đúng một vai trũ hết sức quan trọng Ngoại thương được coi là chiếc cầu nối chủ yếu của nền kinh tế Trung Quốc với kinh tế thế giới Ngành ngoại thương Trung Quốc trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đúng vai trũ cực kỳ quan trọng trong việc phỏt triển đất nước Thụng qua hoạt động xuất nhập khẩu, bằng việc xuất đi những sản phẩm tiờu dựng cụng nghiệp nhẹ, sản phẩm nụng nghiệp và một phần nguyờn vật liệu sẵn cú
để nhập về chủ yếu là mỏy múc thiết bị, nguyờn vật liệu cho sản xuất, cơ cấu sản phẩm
đó thay đổi theo hướng thuận lợi cho quỏ trỡnh phỏt triển tiếp theo Đồng thời thụng qua xuất khẩu, hàng húa của Trung Quốc buộc phải tham gia cạnh tranh trờn thị trường thế giới về chất lượng và giỏ cả Điều này buộc Trung Quốc phải nõng cao năng lực sản xuất của mỡnh bằng cỏch thụng qua con đường nhập khẩu, Trung Quốc nhập khẩu mỏy múc thiết bị tiờn tiến hiện đại trang bị cho sản xuất trong nước, tự học hỏi để nõng cao trỡnh độ quản lý và tay nghề Từ đú sản xuất cú điều kiện phỏt triển giỳp nền kinh tế trong nước tăng trưởng nhanh, bền vững, đặc biệt thực hiện thành cụng cỏc mục tiờu kinh tế xó hội và trước mắt là thỳc đẩy cụng cuộc hiện đại húa đất
nước
Thực tế chứng minh rằng ngoại thương là ngành đầu tàu trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế của Trung Quốc
1 Ngoại thương thỳc đẩy tăng trưởng kinh tế
Biểu 2 - Khu vực thị trường xuất khẩu của Trung Quốc năm 2002
Bắc Mỹ 22.4%
Châu á 50.7%
Châu Phi 1.6%
Châu Mỹ La tinh 5.3%
Châu Âu 16.3%
Châu Đại Dương 3.7%
Trang 39Thông qua hoạt động ngoại thương, nền kinh tế Trung Quốc phát triển rất sống động và khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc liên tục tăng ở mức cao, sức mạnh tổng hợp của đất nước không ngừng được tăng cường
Như đã phân tích ở mục 4 phần I, những năm gần đây Trung Quốc đạt được tốc
độ tăng trưởng kinh tế đáng khâm phục và trên thực tế Trung Quốc đang là quốc gia
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới Đạt được tốc độ tăng trưởng cao như vậy có sự đóng góp không nhỏ của ngoại thương Trong những năm qua ngoại thương Trung Quốc tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày một lớn trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Bảng 8: Sự phụ thuộc vào ngoại thương của Trung Quốc
Ngoài ra, ngoại thương Trung Quốc còn thực sự trở thành ngành tích lũy vốn
từ bên ngoài cho sự nghiệp hiện đại hóa của Trung Quốc Nhờ có ngoại thương mà dự
trữ ngoại tệ của Trung Quốc được tăng cường Năm 1978 dự trữ ngoại tệ mới chỉ là
167 triệu USD nhưng đến năm 1999 đã lên tới 144,9 tỷ USD, đứng hàng thứ 2 thế
Trang 40giới chỉ sau Nhật Bản [22] Từ đó đến nay, Trung Quốc giữ vững vị trí này và mức
dự trữ được nâng lên lần lượt là 212,2 tỷ USD và 286,4 tỷ USD vào các năm 2001,
2002 [29] Điều này là do đi đôi với việc không ngừng mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, nền ngoại thương Trung Quốc còn đạt được sự cải thiện rõ rệt về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Từ chỗ xuất nhập khẩu hàng cấp thấp là chính chuyển sang xuất nhập khẩu hàng thành phẩm công nghiệp là chính Trung Quốc đã từ chỗ thu ngoại tệ chủ yếu nhờ xuất khẩu hàng cấp thấp như hàng nông sản, nguyên liệu thô sang chủ yếu là xuất khẩu thành phẩm, vì vậy lượng dự trữ ngoại tệ tăng lên rất nhanh chóng
2 Ngoại thương giúp nâng cao trình độ kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong nước
Ngoại thương Trung Quốc phát triển đã nâng cao trình độ kỹ thuật, rút ngắn được khoảng cách so với các nước phát triển trên thế giới
Trung Quốc không ngừng tăng cường nhập khẩu thiết bị tiên tiến nhằm góp phần nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật trong nước, phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu Từ khi cải cách mở cửa đến nay, đóng góp của tài sản thiết bị nhập khẩu đối với tăng trưởng GDP không ngừng tăng lên Từ năm 1978 đến 1984, đóng góp của ngành nhập khẩu tài sản thiết bị chiếm 4% đến 7% tăng trưởng GDP của Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1993 tỷ lệ này lên đến 12-13%, năm 1994 đạt 16,5% và đến năm 2000 đạt hơn 20% [8] Sản phẩm kỹ thuật cao chiếm tới 28% cơ cấu nhập khẩu năm 2002 của Trung Quốc [20]
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động gia công xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển ngoại thương mà Trung Quốc ngày càng được tiếp cận với trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và thậm chí là công nghệ nguồn (vì hiện nay rất nhiều TNCs lớn của thế giới đặt các cơ sở sản xuất của họ tại Trung Quốc) Nhìn chung, trang thiết bị kỹ thuật tổng thể của ngành công nghiệp Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách từ 10-15 năm so với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới
3 Ngoại thương góp phần cải tạo cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
Điều này được thể hiện qua mối quan hệ tương hỗ giữa sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu của sản phẩm công nghiệp với cơ cấu của ngành công nghiệp Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong thời gian qua tăng trưởng với nhịp độ cao, giá trị sản phẩm công nghiệp năm 2001 tăng 26,5 lần so với năm 1978, bình quân mỗi năm tăng 15,3% [33] Sự phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc đã trở thành một nhân
tố chủ đạo giúp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự nghiệp công