TÓM TẮTTây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam bộ, thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Namvà tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh đã có bước tăngtrưởng vượt bậc so với các giai đoạn trước đó, gấp gần hai lần bình quân cả nước và tươngđương với các tỉnh lân cận trong khu vực Đông Nam bộ. Tuy nhiên tỉnh vẫn chưa thoát khỏiđược mô hình nông nghiệp lạc hậu, phản ánh qua tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDPcao hơn trung bình cả nước và cách biệt rất lớn với các tỉnh trong khu vực. Năng suất lao độngmặc dù tăng liên tục qua các năm nhưng ít có sự dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suấtthấp (nông nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp, dịch vụ).Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tếtoàn cầu thời gian gần đây, tỉnh Tây Ninh đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thứcđể tiến gần đến sự phát triển của khu vực năng động nhất cả nước, đạt được mục tiêu pháttriển là “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020”. Để góp phần thực hiện mục tiêunày, tác giả đi sâu vào phân tích những nhân tố cốt lõi đằng sau sự tăng trưởng của tỉnh, nhậndạng những nhân tố cốt lõi quyết định NLCT và gợi ý những chính sách để phát huy nhữngnhân tố này, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết của Giáo sư Michael E. Porter về năng lực cạnh tranhquốc gia và vận dụng sự điều chỉnh của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (FETP) cho phù hợp vớiđối tượng nghiên cứu là địa phương. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định NLCT hiện tạicủa tỉnh đang ở thế bất lợi vừa phải, và những bất lợi này thể hiện rõ nét nhất ở các yếu tố:chất lượng nguồn lao động, cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng môi trường kinh doanh, chínhsách tài khóa và độ tinh thông của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố vị trí địa lý được đánhgiá là có lợi thế lớn nhưng chưa tận dụng triệt để và yếu tố phát triển cụm ngành vẫn chưađược quan tâm.Từ đó, để phát huy những lợi thế sẵn có, khắc phục những hạn chế làm ảnh hưởng đến sự pháttriển bền vững của tỉnh, tác giả gợi ý một số chính sách liên quan đến ba nhân tố cốt lõi quyếtđịnh NLCT của tỉnh, bao gồm: cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp hệ thống hạ tầnggiao thông và tập trung phát triển cụm ngành cây công nghiệp. Đó là những chính sách nângcao NLCT tỉnh Tây Ninh như mục đích nghiên cứu của tác giả.
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành ph ố H ồ Chí Minh, ngày 06 tháng 8 năm 2012 Tác gi ả lu ậ n văn Lê Hu ỳ nh Chi Loan ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất lớn từ phía thầy cô của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, bạn bè cùng khóa, anh chị đồng nghiệp ở tỉnh Tây Ninh và nhất là sự ủng hộ, tạo điều kiện tối đa cho tôi từ những người thân yêu trong gia đình. Nhân bản báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô, anh chị, bạn bè và gia đình yêu thương đã giúp tôi bằng nhiều hình thức để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii TÓM TẮT viii Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5 Nội dung bố cục 5 1.6 Hạn chế của đề tài 5 Chương 2: Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh 7 giai đoạn 2001-2010 7 2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế 7 2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người 7 2.1.2 Cơ cấu kinh tế 13 2.1.3 Năng suất LĐ 16 2.2 Một số kết quả kinh tế trung gian 18 2.2.1 Xuất nhập khẩu 18 2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 19 2.2.3 Khu công nghiệp 22 Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh 23 3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương 23 3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 23 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 23 3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương 25 iv 3.2.1 Cơ sở hạ tầng xã hội 25 3.2.2 Cơ cấu ngân sách 28 3.3 NLCT ở cấp độ DN 33 3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật 33 3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành 36 3.3.3 Trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp 37 Chương 4: Đánh giá và gợi ý chính sách 40 4.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh 40 4.2 Nhận dạng nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh 42 4.3 Gợi ý chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC 50 Phụ lục 1 - Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 50 Phụ lục 2 – Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2007-2010 52 Phụ lục 3 – Cơ cấu vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư 53 Phụ lục 4 - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của dự án FDI giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Tây Ninh 54 Phụ lục 5 - Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2001-2010 55 Phụ lục 6 – Phương pháp tính và ý nghĩa của các chỉ số thành phần hàm lượng công nghệ CN 57 Phụ lục 7 - Chỉ số công nghệ theo nhóm ngành 59 Phụ lục 8 - Chỉ số công nghệ theo địa lý hành chính và khu chế xuất, khu công nghiệp . 60 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BRVT Bà Rịa Vũng Tàu DN Doanh nghiệp ĐNB Đông Nam bộ FDI Forein Direction Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp KCN Khu công nghiệp LĐ Lao động NGTK Niên giám thống kê NLCT Năng lực cạnh tranh PCI Provincial Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1 – GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm 7 Bảng 2 - Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh Vùng ĐNB (giá so sánh) 8 Bảng 3 - So sánh GDP trong Vùng ĐNB (giá so sánh) – tỷ đồng 9 Bảng 4 - GDP bình quân đầu người tỉnh Tây Ninh 10 Bảng 5 – GDP bình quân đầu người với các tỉnh khu vực ĐNB 12 Bảng 6 – Tốc độ tăng dân số các tỉnh khu vực ĐNB 12 Bảng 7 – Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế 17 Bảng 8 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương đến năm 2010 20 Bảng 9 - Tỷ trọng đóng góp vào GTSXCN của khu vực FDI 21 Bảng 10 - Quy mô dân số và lực lượng LĐ tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2005-2010) 25 Bảng 11 – Cơ cấu thu ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng) 29 Bảng 12 – So sánh cơ cấu thu ngân sách 2009 (tỷ đồng) 29 Bảng 13 – Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn Tây Ninh (tỷ đồng) 30 Bảng 14 – Cơ cấu chi ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng) 31 Bảng 15 - So sánh cơ cấu chi ngân sách năm 2009 (tỷ đồng) 32 Bảng 16 - Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2007-2011 tỉnh Tây Ninh 33 Bảng 17 - Tổng hợp kết quả chỉ số thành phần PCI tỉnh Tây Ninh 2006-2011 34 Bảng 18 – So sánh chỉ số PCI 2007-2011 34 Bảng 19 - Chỉ số công nghệ theo loại hình DN 37 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1 - Khung lý thuyết về NLCT 4 Hình 2 - GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm 8 Hình 3 - So sánh GDP Tây Ninh và Bình Dương 9 Hình 4 - GDP bình quân đầu người tỉnh Tây Ninh 11 Hình 5 – Cơ cấu kinh tế năm 2005 và 2010 13 Hình 6 – Cơ cấu kinh tế Tây Ninh giai đoạn 2001-2010 14 Hình 7 – Năng suất LĐ theo khu vực kinh tế 16 Hình 8 – Năng suất LĐ phân theo lĩnh vực kinh tế 18 Hình 9 - Số dự án và vốn đăng ký FDI tỉnh Tây Ninh qua các năm 20 Hình 10 - Trình độ học vấn của nhân lực Tây Ninh năm 2010 26 Hình 11 – Cơ cấu thu ngân sách 29 Hình 12 – Cơ cấu chi ngân sách 32 Hình 13 – Hiện trang NLCT tỉnh Tây Ninh 39 viii TÓM TẮT Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam bộ, thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh đã có bước tăng trưởng vượt bậc so với các giai đoạn trước đó, gấp gần hai lần bình quân cả nước và tương đương với các tỉnh lân cận trong khu vực Đông Nam bộ. Tuy nhiên tỉnh vẫn chưa thoát khỏi được mô hình nông nghiệp lạc hậu, phản ánh qua tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP cao hơn trung bình cả nước và cách biệt rất lớn với các tỉnh trong khu vực. Năng suất lao động mặc dù tăng liên tục qua các năm nhưng ít có sự dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp (nông nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp, dịch vụ). Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian gần đây, tỉnh Tây Ninh đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức để tiến gần đến sự phát triển của khu vực năng động nhất cả nước, đạt được mục tiêu phát triển là “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020”. Để góp phần thực hiện mục tiêu này, tác giả đi sâu vào phân tích những nhân tố cốt lõi đằng sau sự tăng trưởng của tỉnh, nhận dạng những nhân tố cốt lõi quyết định NLCT và gợi ý những chính sách để phát huy những nhân tố này, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết của Giáo sư Michael E. Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia và vận dụng sự điều chỉnh của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (FETP) cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là địa phương. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định NLCT hiện tại của tỉnh đang ở thế bất lợi vừa phải, và những bất lợi này thể hiện rõ nét nhất ở các yếu tố: chất lượng nguồn lao động, cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng môi trường kinh doanh, chính sách tài khóa và độ tinh thông của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố vị trí địa lý được đánh giá là có lợi thế lớn nhưng chưa tận dụng triệt để và yếu tố phát triển cụm ngành vẫn chưa được quan tâm. Từ đó, để phát huy những lợi thế sẵn có, khắc phục những hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tỉnh, tác giả gợi ý một số chính sách liên quan đến ba nhân tố cốt lõi quyết định NLCT của tỉnh, bao gồm: cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông và tập trung phát triển cụm ngành cây công nghiệp. Đó là những chính sách nâng cao NLCT tỉnh Tây Ninh như mục đích nghiên cứu của tác giả. 1 Chương 1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam bộ (gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TPHCM) và thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm các tỉnh ĐNB và Long An, Tiền Giang), đây là vùng có kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác. Phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp TPHCM và tỉnh Long An. Trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh Tây Ninh đã có bước tăng trưởng khá cao (hơn 14%/năm), gấp hai lần bình quân cả nước và tương đương với các tỉnh lân cận khu vực ĐNB trong cùng giai đoạn. Theo đó, mức thu nhập bình quân đầu người cũng cải thiện đáng kể trong giai đoạn này, đến năm 2010 đã cao hơn mức bình quân cả nước và rút ngắn dần khoảng cách với các tỉnh phát triển xung quanh. Mặc dù có nhiều chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của tỉnh trong giai đoạn này, nhưng đến nay Tây Ninh vẫn còn là một tỉnh nông nghiệp chủ yếu, với tỷ trọng nông nghiệp chiếm gần 27% trong cơ cấu GDP, trong khi trung bình cả nước chỉ có 20% và vùng ĐNB chỉ còn 7.2%. Khu vực công nghiệp có tốc độ chuyển dịch khá chậm và thấp hơn nhiều so với mục tiêu của tỉnh (chiếm 29%, trong khi mục tiêu là 37%). Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng đóng góp khá khiêm tốn, chưa tạo được sự đột phá như kỳ vọng. Các dự án FDI chủ yếu có suất đầu tư thấp, thâm dụng LĐ. Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng khá cao, nhưng cơ cấu sản phẩm vẫn chủ yếu là hàng may mặc gia công, sản phẩm sơ chế (mủ cao su, tinh bột mì…), không mang lại giá trị gia tăng cao cho tỉnh. Năng suất LĐ cao nhất là ngành dịch vụ, kế đến là công nghiệp. Mặc dù tăng liên tục qua các năm nhưng số liệu chứng tỏ ít có sự dịch chuyển LĐ từ khu vực có năng suất thấp (nông nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp, dịch vụ) do hạn chế về trình độ, tay nghề và công tác đào tạo nghề của tỉnh còn yếu kém. 2 Bên cạnh đó, xét về giá trị tuyệt đối, GDP Tây Ninh có khoảng cách chênh lệch thấp hơn rất lớn so với các tỉnh trong khu vực. So sánh riêng với tỉnh Bình Dương thì khoảng cách chênh lệch về GDP sau 10 năm (2001-2010) lại càng rộng hơn, trong khi xét về điều kiện tự nhiên thì hai tỉnh này có rất nhiều điểm thuận lợi tương đồng: cùng thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp trực tiếp với TPHCM; khí hậu ôn hòa, quanh năm hầu như không có thiên tai; dân số đông, cơ cấu trẻ…và xuất phát điểm của hai tỉnh trong giai đoạn tỉnh Bình Dương vừa được tách ra khỏi tỉnh Sông Bé (cũ) (đầu năm 1997) cũng tương tự nhau, đều là những tỉnh thuần nông nghiệp lạc hậu và chưa có vị thế nào trong khu vực cũng như cả nước. Vậy mà chỉ sau vài năm phát triển, Bình Dương đã bỏ xa Tây Ninh về nhiều mặt, đạt vị thế cao trong khu vực và cả nước. Vậy thì tại sao Tây Ninh đã không làm được như vậy? Điều đó chắc chắn nằm ở những chính sách phát triển khác nhau giữa hai tỉnh. Vậy chính sách nào thích hợp cho Tây Ninh trong bối cảnh hiện nay để có thể nâng cao NLCT trong khu vực và cả nước, nhất là đạt được mục tiêu đã đề ra “Xây dựng Tây Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng đô thị TPHCM và toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế…”. Cụ thể hơn là phải đạt được “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 15,0 – 15,5%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,5 – 6,0%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,0 – 21,0%, khu vực dịch vụ khoảng 14,7 – 15,2%; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11 – 12%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 44,5 – 45%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 43-43,5% ” 1 Nhìn chung, Tây Ninh vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển bền vững hơn nữa, nâng cao NLCT để hoàn thành mục tiêu của tỉnh và đuổi theo sự phát triển của các tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên đó là một thách thức rất lớn cho tỉnh. Để góp phần giải quyết thách thức này, tác giả chọn đề tài “Chính sách nâng cao NLCT tỉnh Tây Ninh” để tìm ra chính sách phù hợp cho tỉnh để đạt được mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới 2011-2020. 1 Thủ tướng Chính phủ (2010) . ý chính sách 40 4.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh 40 4.2 Nhận dạng nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh 42 4.3 Gợi ý chính. NLCT và gợi ý những chính sách để phát huy những nhân tố này, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết của Giáo sư Michael