Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 33)

3.2.1.1 Lao động và chất lượng nguồn lao động

Dân số trung bình của tỉnh Tây Ninh năm 2010 là 1,075,341 người. Dân số có cơ cấu trẻ, nhóm tuổi từ 0-14 chiếm 23.8%, dân số trong độ tuổi LĐ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số và tỷ lệ này ngày càng tăng qua cac giai đoạn: 59.8% năm 2001, 62.3% năm 2005 và đến năm 2010 là 68.1% (tỷ lệ này ở Bình Dương năm 2010 là 77%). Đây là một thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới. Tuy nhiên cơ cấu dân số trẻ cũng là một khó khăn, do số người bước vào tuổi LĐ hàng năm khá cao. Vấn đề giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề đang đặt ra yêu cầu lớn đối với tỉnh Tây Ninh.

Bảng 10 - Quy mô dân số và lực lượng LĐ tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2005-2010)

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010 2006-2010 Tăng TB

Dân số trung bình 1,046,358 1,052,971 1,060,485 1,068,315 1,075,341 0.71%

I Dân số từ 15 tuổi trở lên 79.1% 79.4% 80.0% 76.2% 76.1% -0.08%

1 Số người hoạt động kinh tế 58.2% 58.6% 58.3% 57.7% 57.6% 0.13%

1.1 Có việc làm thường xuyên 57.3% 57.3% 57.5% 56.9% 56.8% 0.20%

1.2 Không có việc làm thường

xuyên 0.9% 1.3% 0.8% 0.8% 0.9% -0.07%

2 Số người không hoạt động kinh tế 20.9% 20.9% 21.7% 18.5% 18.5% -0.22%

II Lực lượng trong độ tuổi LĐ 63.1% 63.8% 64.6% 65.5% 68.1% 1.16%

III Lực lượng LĐ đang LV 57.3% 57.3% 57.5% 56.9% 56.8% 0.20%

1 Nông, lâm, thủy sản 49.4% 42.7% 44.0% 45.8% 44.6% -0.12%

2 Công nghiệp, Xây dựng 23.7% 22.5% 19.9% 20.4% 20.5% -0.63%

3 Dịch vụ 22.4% 29.8% 30.4% 27.4% 27.9% 0.09%

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

Từ năm 1999 đến nay, chất lượng nguồn nhân lực của Tây Ninh từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn thấp. Năm 1999, tỷ lệ LĐ chưa qua đào tạo và dạy nghề (LĐ phổ thông, LĐ giản đơn) trong lực lượng LĐ là 73.2%, năm 2010 là 55%. Ngành nông nghiệp, có tỷ lệ chưa

qua đào tạo cao nhất (63.04%); tiếp đến là công nghiệp (50.02%); thấp nhất là ngành dịch vụ (45.85%).

Cơ cấu giữa các cấp đào tạo còn bất hợp lý, trình độ kỹ năng của LĐ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh. Năm 2010 chỉ có 6.74% người tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên, 3.63% tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; 5.07% tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề và 17.89% có trình độ sơ cấp nghề.

Cơ cấu LĐ chia theo trình độ học vấn cũng có cải thiện, thể hiện qua việc tỷ lệ LĐ tốt nghiệp THCS và TTPT có xu hướng tăng, tỷ lệ không biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 1999, số LĐ có trình độ tốt nghiệp tiểu học chiếm 31.4% (năm 2010 còn 23.8%), trình độ THCS chiếm 33.21% (năm 2010 tăng lên 43.87%) và trình độ THPT chiếm 15.91% (năm 2010 tăng lên 27.64%). Tuy nhiên, tỷ lệ dân số biết chữ từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Tây Ninh là 92.81%, thấp hơn mức trung bình của vùng ĐNB (96.3%). (Xem phụ lục 5)

Hình 10 - Trình độ học vấn của nhân lực Tây Ninh năm 2010

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tây Ninh (2011), Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020)

Nhìn chung, chất lượng đội ngũ LĐ ngày càng được nâng lên, nhưng tốc độ còn khá chậm so với khu vực. Tỷ lệ LĐ chưa được đào tạo vẫn khá lớn và đặc biệt là công nhân kỹ thuật được

0% 4% 24% 44%

28%

Chưa biết chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp trung học cơ sở Tốt nghiệp trung học phổ thông

đào tạo quá ít. Cơ cấu tăng chất lượng LĐ cũng không đồng đều, chủ yếu tăng trình độ LĐ sơ cấp nghề (năm 2005 tỷ lệ này là 8.67%, đến 2010 là 17.89%), đặc biệt là hai khu vực công nghiệp (8.13% lên 18.78%) và dịch vụ (7.61% lên 22.6%). Còn những LĐ có trình độ trung cấp, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học hay trên đại học đều có mức tăng rất thấp. Điều này cũng phản ánh thực trạng trình độ công nghệ của các DN trên địa bàn còn kém, chủ yếu là các dự án thâm dụng LĐ phổ thông, kể cả ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.19

Nếu xu hướng này không được khắc phục giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà những năm về sau, sẽ kéo dài tình trạng “thừa nhưng vẫn thiếu LĐ” như hiện nay. Tỉnh Tây Ninh sẽ chỉ tồn tại được những dự án đầu tư lạc hậu, ít mang lại giá trị gia tăng cao cho phát triển kinh tế, bởi với chất lượng và trình độ như hiện nay thì việc làm chủ các phương tiện kỹ thuật, tiếp thu các công nghệ tiên tiến là hết sức khó khăn.

3.2.1.2 Đào tạo và dạy nghề

Trên địa bàn tỉnh mới chỉ có một trường Cao đẳng Sư phạm, chưa có trường đại học, còn lại là các lớp đại học tại chức, đại học từ xa, các lớp liên kết với các trường đại học. Chất lượng các chương trình liên kết, tại chức, từ xa hầu như ở đâu cũng kém. Do đó đầu ra của những chương trình này hầu như không đáp ứng được yêu cầu nhân lực tại chỗ có trình độ cho nền kinh tế. Ngoài ra, có hai trường Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc tỉnh (Kỹ thuật và Y tế) Mạng lưới dạy nghề đến năm 2010 có 198 cơ sở, chủ yếu là quy mô nhỏ và không chuyên nghiệp, trong đó có 03 trường trung cấp nghề và 03 trung tâm dạy nghề (có 01 trung tâm dạy nghề nằm trong KCN Trảng Bàng nhưng chưa được đầu tư trang thiết bị nên chưa hoạt động, còn 02 trung tâm đã hoạt động nhưng máy móc, trang thiết bị không được nâng cấp đã trở nên lạc hậu). Cơ sở công lập tuy chiếm tỷ lệ thấp (8.58%) nhưng vẫn đóng vai trò chủ lực về dạy nghề chính quy của tỉnh. Với hiện trạng về đào tạo nghề như hiện nay thì khó đáp ứng được nhu cầu thị trường LĐ.

Trong giai đoạn 2006-2010, ngân sách nhà nước đầu tư giáo dục, đào tạo và dạy nghề bình quân 831 tỷ đồng/năm. Trong tổng vốn chi đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề chỉ chiếm tỷ lệ 2.8%.

Về chất lượng đội ngũ giáo viên: Tính cho các trường Trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh, tổng số 129 giáo viên chính thức; ngoài ra là thỉnh giảng hoặc hợp đồng ngắn hạn. Tỷ lệ học sinh/giáo viên khoảng 33, nên thường xuyên thiếu về số lượng và không ổn định, yếu về kỹ năng thực hành, ít có cơ hội cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ. Về chất lượng 3.1 % có trình độ thạc sĩ, 90.7% có trình độ đại học, 6.2% có trình độ cao đẳng trở xuống.

Cơ cấu LĐ và chất lượng nguồn LĐ là một trong những vấn đề then chốt của các tỉnh thành trên cả nước trong quá trình phát triển. Tỉnh Tây Ninh với hiện trạng về cơ cấu LĐ gần với “cơ cấu vàng” như hiện nay có thể xem là một lợi thế lớn để phát huy sức mạnh, nâng cao NLCT trong khu vực, đặc biệt là thu hút các dự án FDI thâm dụng trình độ công nghệ hơn là thâm dụng LĐ. Tuy nhiên, với cơ cấu về trình độ và chất lượng LĐ như phân tích ở phần 2.1.1, cộng thêm mạng lưới về đào tạo, dạy nghề còn khá mỏng và thiếu cập nhật thì việc cải thiện chất lượng LĐ để đáp ứng nhu cầu về LĐ trong giai đoạn tới sẽ rất khó khả thi. Do đó tỉnh Tây Ninh cần nhìn nhận đúng tầm quan trọng và có chính sách phù hợp để phát huy lợi thế về nguồn LĐ, đồng thời thu hút nguồn LĐ trình độ cao ở các tỉnh thành lân cận để phá vỡ vòng tròn cung cầu LĐ trình độ thấp như hiện nay.

3.2.2 Cơ cấu ngân sách 3.2.2.1 Thu ngân sách 3.2.2.1 Thu ngân sách

Tổng thu ngân sách của tỉnh tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2007-2010 là 17.5%, trong đó thu trên địa bàn tỉnh tăng 24.6%/năm. Cơ cấu ngân sách mặc dù vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào trợ cấp từ Trung ương nhưng tỷ trọng trong cơ cấu thu đã giảm dần (từ 30% vào năm 2007, 2008 xuống 17% năm 2009, 2010). Thu ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng nguồn thu ngân sách nếu so với các tỉnh trong khu vực (năm 2009 tỷ lệ này là 57%, trong khi Bình Dương là 81%).

Bảng 11 – Cơ cấu thu ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng)

Năm 2007 2008 2009 2010

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Thu trên địa bàn 1,665 53% 1,956 52% 2,220 57% 3,170 62%

Thu bổ sung từ NS cấp trên 939 30% 1,156 31% 645 17% 862 17%

Thu khác 567 18% 640 17% 1,038 27% 1,052 21%

Tổng thu 3,171 100% 3,752 100% 3,904 100% 5,085 100%

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

Hình 11 – Cơ cấu thu ngân sách

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

Bảng 12 – So sánh cơ cấu thu ngân sách 2009 (tỷ đồng)

Năm 2009 Tây Ninh Bình Dương

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng thu ngân sách địa phương (triệu đồng) 3,904 100% 17,673 100%

Thu nội địa 2,220 57% 14,218 81%

Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 645 17% 262 1%

Huy động đầu tư theo K3, Đ8 Luật NSNN 210 5% 0 0%

Thu kết dư ngân sách 128 3% 2,508 14%

Thu chuyển nguồn ngân sách năm trước 700 18% 685 4%

(Nguồn: Bộ Tài chính (2011), Quyết toán thu chi ngân sách năm 2009 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

- 2.000 4.000 6.000

2007 2008 2009 2010

Cơ cấu thu ngân sách (tỷ đồng)

Bảng 13 – Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn Tây Ninh (tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu 2005 2007 2008 2009 2010

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN 1,247 1,665 1,956 2,220 3,170

I Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước 83.8% 59.7% 63.3% 63.5% 66.2%

Thu từ DNNN trung ương 8.2% 4.6% 4.8% 5.0% 6.5%

Thu từ DNNN địa phương 33.8% 7.4% 7.0% 4.5% 6.7%

Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài 5.3% 4.0% 6.9% 4.7% 4.6% Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 13.0% 15.9% 17.1% 16.9% 20.2% Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 3.4% 2.8% 3.8% 5.7% 6.4% II Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, VAT hàng NK do Hải quan thu 11.3% 10.4% 9.6% 6.8% 6.3%

III Các khoản thu huy động để lại chi quản lý qua NSNN 29.6% 27.6%

Thu xổ số kiến thiết 24.6% 24.2%

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ NGTK Tây Ninh năm 2010 và báo cáo Quyết toán ngân sách năm 2009, 2010 của tỉnh Tây Ninh)

Giai đoạn 2005-2010, cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn có sự thay đổi, dịch chuyển nhưng không đồng đều và chưa đáng kể. Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước từ năm 2005 về trước chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2005 83.8% trong đó DN nhà nước chiếm đến 42% (tỷ lệ này đến năm 2007 chỉ còn khoảng 12% và duy trì đến tỷ lệ này đến nay); khu vực ngoài quốc doanh 13% (tăng đều cho đến năm 2010 là 20.2%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn 5.3% và thay đổi không đáng kể trong giai đoạn 2006- 2010, mặc dù có gia tăng về giá trị tuyệt đối. Điều này cho thấy, mặc dù số lượng FDI tăng đều qua các năm nhưng vẫn chưa có sự đóng góp bức phá nào cho ngân sách của tỉnh nhà cũng như nền kinh tế. Nguyên nhân một phần là do các DN này vẫn còn trong thời gian được ưu đãi về thuế, nhưng phần khác có thể do quy mô và trình độ công nghệ của các DN này còn thấp, không mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu có xu hướng giảm dần, mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Nguyên nhân do tốc độ tăng thu hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cao hơn hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, một nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn phải kể đến là thu từ hoạt

động xổ số kiến thiết (hơn 24%), trong khi tỷ lệ này ở Bình Dương và Đồng Nai chỉ khoảng 2%, BRVT chỉ khoảng 1%.20

Tóm lại, cơ cấu thu ngân sách của tỉnh Tây Ninh chưa bền vững, mặc dù đã có sự chuyển dịch. Ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào trợ cấp của trung ương, chưa chủ động được cân đối thu chi cho tỉnh. Khu vực FDI đóng góp chưa đáng kể vào tổng nguồn thu. Xổ số kiến thiết là hoạt động hầu như không mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế nhưng lại đóng góp tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn.

3.2.2.2 Chi ngân sách

Chi ngân sách tỉnh Tây Ninh tăng liên tục về giá trị tuyệt đối nhưng cơ cấu chính vẫn không có nhiều chuyển biến. Chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng trung bình hơn 11%, chi thường xuyên khoảng 40% trong giai đoạn 2006-2010. Trong khi ở Bình Dương cũng trong giai đoạn này, chi đầu tư phát triển chiếm hơn 45% và chi thường xuyên khoảng 38%. Xét về giá trị tương đối Bình Dương đã chi cho đầu tư phát triển gấp hơn 4 lần Tây Ninh, còn xét giá trị tuyệt đối thì gấp hơn 6 lần21. Với sự chênh lệch không lớn về không gian địa lý, hành chính và quy mô địa phương đã cho thấy sự tập trung của tỉnh Tây Ninh cho vấn đề đầu tư phát triển tỉnh nhà còn quá thấp.

Bảng 14 – Cơ cấu chi ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng)

Năm 2007 2008 2009 2010

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Chi đầu tư phát triển 311 11% 267 8% 482 14% 555 12%

Chi thường xuyên 1,111 39% 1,348 40% 1,527 43% 1,865 40%

Chi khác 1,433 50% 1,744 52% 1,555 44% 2,197 48%

Tổng chi 2,855 100% 3,360 100% 3,564 100% 4,617 100%

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

20 Bộ Tài chính (2011)

Hình 12 – Cơ cấu chi ngân sách

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

Xét riêng năm 2009, cơ cấu chi ngân sách của Tây Ninh chủ yếu là chi thường xuyên (chiếm 42.9%) và chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau (chiếm 23.7%). Chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 13.5%, trong đó chi cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề chỉ có 21 tỷ đồng, chiếm 0.6% tổng chi ngân sách. Nếu so sánh với Bình Dương sẽ thấy một sự chênh lệch quá lớn cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối, 684 tỷ đồng tương đương 11% chi ngân sách toàn tỉnh. Điều này phù hợp với nhận định về chất lượng nguồn LĐ Tây Ninh ở phần 2.1.

Bảng 15 - So sánh cơ cấu chi ngân sách năm 2009 (tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu Tây Ninh Bình Dương

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 3,564 100% 6,207 100%

1 Chi đầu tư phát triển 482 13.5% 2,853 46.0%

Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề 21 0.6% 684 11.0%

Chi khoa học, công nghệ 8 0.2% 0 0.0%

2 Chi thường xuyên 1,527 42.9% 1,883 30.3%

Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề 619 17.4% 684 11.0%

Chi khoa học, công nghệ 11 0.3% 108 1.7%

3 Chi trả nợ gốc, lãi các khoản huy động theo K3, Đ8 Luật NSNN 19 0.5% 0 0.0%

4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1 0.0% 100 1.6%

- 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 2007 2008 2009 2010

Cơ cấu chi ngân sách (tỷ đồng)

5 Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau 844 23.7% 642 10.3%

6 Chi CTMT quốc gia và nhiệm vụ khác 87 2.4% 0 0.0%

7 Các khoản chi được quản lý qua NSNN 604 17.0% 747 12.0%

(Nguồn: Bộ Tài chính (2011), Quyết toán thu chi ngân sách năm 2009 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

3.3 NLCT ở cấp độ DN

3.3.1Chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

3.3.1.1Chất lượng môi trường kinh doanh

Trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI) để đánh giá về chất lượng môi trường kinh doanh của tỉnh. Chỉ số PCI được xây dựng để đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.22

Bảng 16 - Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2007-2011 tỉnh Tây Ninh

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2007 53.92 35 Trung bình

2008 45.10 56 Tương đối thấp

2009 59.03 28 Khá

2010 57.93 33 Khá

2011 60.43 25 Tốt

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), Chỉ số năng lực cạnh tranh tranh cấp tỉnh PCI)

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)