Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 30 - 31)

Tính đến cuối năm 2010, có 05 KCN được thành lập và hoạt động, tổng diện tích 4326 ha, trong đó, có 02 khu đã hoàn chỉnh hạ tầng theo quy hoạch và có tỷ lệ lấp đầy trên 80%; các khu còn lại đang triển khai xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư. Các KCN đã cho thuê 274.73/2162,66 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 12.7%/đất công nghiệp cho thuê.

Đến năm 2010, các KCN thu hút 161 dự án, vốn đăng ký 641.1 triệu USD, trong đó có 125 dự án FDI (chiếm hơn 80% FDI toản tỉnh), với tổng vốn đăng ký là 486.6 triệu USD (chiếm 70% vốn FDI toàn tỉnh); kim ngạch xuất khẩu khoảng 456 triệu USD (chiếm 73% toàn tỉnh), nhập khẩu 240 triệu USD (chiếm 63%). Ngành nghề chủ yếu trong các KCN là gia công hàng may mặc, da giày, dệt nhuộm, sản xuất các sản phẩm nhựa…Tính đến thời điểm hết năm 2010 có khoảng 35 ngàn LĐ đang làm việc tại các KCN. Nhìn chung, đa số các dự án đều có quy mô nhỏ (từ 2 đến 4 triệu USD/dự án) và thâm dụng LĐ, tương tự mặt bằng chung về FDI của cả tỉnh.18

Tây Ninh đã quy hoạch đến năm 2020 gồm có 09 KCN, 21 cụm công nghiệp và các KCN trong 02 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, với tổng diện tích theo quy hoạch là 9.174 ha. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các KCN hiện tại còn rất thấp, luồng vốn đầu tư vào đang có xu hướng giảm. Do đó, trước mắt tỉnh cần tập trung hỗ trợ, xúc tiến đầu tư để lấp đầy các KCN hiện tại trước khi mở thêm các KCN mới để tránh lãng phí tài nguyên và nguồn lực.

Chương 3

Thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh

3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương 3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)