Một số kết quả kinh tế trung gian

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 26)

Trị giá xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 2000-2010, có tốc độ tăng trưởng bình quân 31.5%/năm; Trong đó: 2001-2005 tăng 35%/năm; 2006-2010 tăng 28.1%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2006-2010 đạt 3.136 tỷ USD. Xét về cơ cấu, trị giá hàng hoá xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 70% so tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu. Giai đoạn 2005-2010, khu vực kinh tế nhà nước giảm 4.1%/năm, dân doanh tăng 32.03%/năm và FDI tăng 28.1%/năm.

Tuy nhiên, về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, hàng gia công, sơ chế còn chiếm tỷ trọng cao (hơn 64% so trị giá xuất khẩu), gồm trang phục, giầy thể thao, mủ cao su, hạt điều, tinh bột mì; trong đó, hàng dệt, may chiếm tỷ trọng cao nhất 32.94%, đứng thứ 2 là sản phẩm cao su sơ chế.

13 Sở Công thương Tây Ninh (2011, tr 43-53) - 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 35,0 40,0 45,0 2007 2008 2009 2010

Năng suất lao động (triệu đồng/người)

Nông nghiệp

CN chế biến - chế tạo Xây dựng

Thương nghiệp, sửa chữa Khách sạn, nhà hàng Vận tải, kho bãi, thông tin

Thị trường xuất khẩu đã mở rộng đến nhiều châu lục và khu vực thị trường thế giới; hiện xuất khẩu hàng hoá của Tây Ninh đã đi vào 13 thị trường chính, đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Chỉ riêng 4 thị trường này đã chiếm từ 68 – 73.5% giá trị xuất khẩu trên địa bàn.

Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 34.4%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 24.0%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu 2006-2010 đạt khoảng 1.914 tỷ USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, phụ liệu gia công và máy móc thiết bị. Khu vực kinh tế nhập khẩu chủ yếu là FDI, chiếm trên 90% tổng giá trị nhập khẩu toàn tỉnh.

2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Lũy kế tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 206 dự án FDI còn hiệu lực với vốn đăng ký là 970.9 triệu USD14. Trong đó FDI chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp (chiếm khoảng 82% tổng số vốn đăng ký), còn nông nghiệp cũng trên 8%, các ngành khác tỷ trọng không đáng kể.15(Xem phụ lục 3)

Xét về số dự án, giai đoạn 2005-2008 Tây Ninh thu hút được nhiều dự án nhất (trung bình hơn 25 dự án/năm). Còn xét về vốn đầu tư đăng ký, giai đoạn 2005-2010 đạt cao nhất trong các năm (trung bình mỗi năm thu hút gần 100 triệu USD). Tuy nhiên so với các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là Bình Dương và Đồng Nai thì Tây Ninh đã đi sau một khoảng rất xa về thu hút FDI. Tính đến cùng thời điểm cuối năm 2010, Bình Dương có 2170 dự án với vốn đăng ký là 14.13 tỷ USD, Đồng Nai có 1060 dự án với vốn đăng ký 16.79 tỷ USD.16

14 Tác giả sử dụng số liệu do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Tây Ninh cung cấp, nó chênh lệch với số liệu của Tổng cục Thống kê công bố tại website: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=11370 (199 dự án và vốn đăng ký 919,2 triệu USD).

15 Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Tây Ninh (2011) 16 Tổng cục Thống kê (2011b)

Hình 9 - Số dự án và vốn đăng ký FDI tỉnh Tây Ninh qua các năm

(Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tây Ninh (2011), Danh mục các dự án FDI tại Tây Ninh )

Xét về quy mô dự án theo vốn đầu tư, tỉnh Tây Ninh có suất đầu tư trên một dự án khá thấp và thấp nhất trong khu vực, đạt khoảng 4.7 triệu USD/dự án, trong khi bình quân khu vực ĐNB là 8.6 triệu USD (không kể BRVT do có các dự án dầu khí), trong đó Bình Dương 6.5 triệu USD, Đồng Nai 15.8 triệu USD và bình quân cả nước là 15.6 triệu USD (kể cả dầu khí).

Bảng 8 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương đến năm 2010

Địa phương Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn đầu tư/dự án (triệu USD)

Cả nước 12463 194572.2 15.61 ĐNB 7122 62321.6 8.75 Bình Phước 76 466.7 6.14 Tây Ninh 199 919.2 4.62 Bình Dương 2170 14130.4 6.51 Đồng Nai 1060 16794.1 15.84 TPHCM 3617 30011.2 8.30

(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo địa phương)

8 10 8 15 18 27 20 27 27 15 17 9,8 5,2 1,0 10,6 51,2 31,843,0 48,7 74,6 107,5 59,0 97,5104,098,9 90,0 0 20 40 60 80 100 120 199619971998199920002001200220032004200520062007200820092010 Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD)

Xét về quy mô dự án theo số lượng LĐ, các dự án FDI ở Tây Ninh chủ yếu gồm các ngành thâm dụng LĐ như may mặc, giày da, dệt nhuộm, chế biến nông sản...Tổng số LĐ làm việc trong khu vực FDI tính đến cuối năm 2010 khoảng 56,800 người. Tính đến năm 2010, mỗi dự án FDI đi vào hoạt động (149 dự án) bình quân sử dụng khoảng 380 LĐ.

Giai đoạn 2006-2010, khu vực FDI đóng góp bình quân 47.6%/năm GTSXCN cho tỉnh. Tỷ trọng này thấp hơn so với bình quân khu vực ĐNB (55.2%), và quá thấp so với Bình Dương (69.5%) và Đồng Nai (80%). Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 79.4% xuất khẩu toàn tỉnh; nhập khẩu chiếm 93.6% toàn tỉnh17. Sản phẩm của các DN FDI chủ yếu là hàng xuất khẩu, hàng gia công tạm nhập tái xuất nên chiếm tỷ trọng khá cao. Bên cạnh đó, mặt hàng nhập khẩu của tỉnh chủ yếu là nguyên, phụ liệu gia công và máy móc thiết bị và phục vụ cho khu vực FDI là chính. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15.8% trong cơ cấu GDP, sau 5 năm cũng chỉ tăng đến 18.5%. (Xem phụ lục 4)

Bảng 9 - Tỷ trọng đóng góp vào GTSXCN của khu vực FDI

Tỉnh 2006 2007 2008 2009 2010 2006-2010 CẢ NƯỚC 38.4% 39.3% 40.3% 40.7% 41.3% 40.0% ĐNB 53.4% 53.8% 54.9% 56.4% 57.5% 55.2% Bình Phước 11.2% 26.2% 25.1% 28.9% 29.3% 24.1% Tây Ninh 46.4% 49.4% 49.3% 46.8% 46.0% 47.6% Bình Dương 69.7% 70.7% 67.6% 69.4% 70.2% 69.5% Đồng Nai 77.0% 77.2% 78.1% 82.6% 85.0% 80.0% BRVT 75.2% 70.3% 70.4% 68.5% 68.9% 70.7% TP.Hồ Chí Minh 31.8% 33.8% 36.0% 36.7% 37.4% 35.1%

(Nguồn: tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê, 2011)

Với suất đầu tư thấp, sử dụng nhiều LĐ và đóng góp tỷ trọng không lớn GTSXCN, tỷ trọng trong GDP cũng chưa cải thiện đáng kể, cho thấy các dự án FDI ở Tây Ninh có đặc điểm chủ yếu là quy mô nhỏ và thâm dụng LĐ, mà chủ yếu là LĐ phổ thông, giản đơn. Do đó, bên cạnh mặt tích cực là giải quyết việc làm cho bộ phận LĐ phổ thông của tỉnh, các dự án FDI Tây

17 Số liệu trích từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xác định và giải pháp nâng cao NLCT các sản phẩm công nghiệp tỉnh Tây Ninh khi hội nhập”

Ninh vẫn chưa phản ánh được lợi thế cạnh tranh của một tỉnh bên cạnh TPHCM và các đặc điểm thuận lợi khác. Và nhân tố này vẫn còn là một tiềm năng.

2.2.3 Khu công nghiệp

Tính đến cuối năm 2010, có 05 KCN được thành lập và hoạt động, tổng diện tích 4326 ha, trong đó, có 02 khu đã hoàn chỉnh hạ tầng theo quy hoạch và có tỷ lệ lấp đầy trên 80%; các khu còn lại đang triển khai xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư. Các KCN đã cho thuê 274.73/2162,66 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 12.7%/đất công nghiệp cho thuê.

Đến năm 2010, các KCN thu hút 161 dự án, vốn đăng ký 641.1 triệu USD, trong đó có 125 dự án FDI (chiếm hơn 80% FDI toản tỉnh), với tổng vốn đăng ký là 486.6 triệu USD (chiếm 70% vốn FDI toàn tỉnh); kim ngạch xuất khẩu khoảng 456 triệu USD (chiếm 73% toàn tỉnh), nhập khẩu 240 triệu USD (chiếm 63%). Ngành nghề chủ yếu trong các KCN là gia công hàng may mặc, da giày, dệt nhuộm, sản xuất các sản phẩm nhựa…Tính đến thời điểm hết năm 2010 có khoảng 35 ngàn LĐ đang làm việc tại các KCN. Nhìn chung, đa số các dự án đều có quy mô nhỏ (từ 2 đến 4 triệu USD/dự án) và thâm dụng LĐ, tương tự mặt bằng chung về FDI của cả tỉnh.18

Tây Ninh đã quy hoạch đến năm 2020 gồm có 09 KCN, 21 cụm công nghiệp và các KCN trong 02 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, với tổng diện tích theo quy hoạch là 9.174 ha. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các KCN hiện tại còn rất thấp, luồng vốn đầu tư vào đang có xu hướng giảm. Do đó, trước mắt tỉnh cần tập trung hỗ trợ, xúc tiến đầu tư để lấp đầy các KCN hiện tại trước khi mở thêm các KCN mới để tránh lãng phí tài nguyên và nguồn lực.

Chương 3

Thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh

3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương 3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Tây Ninh có đường biên giới chung hai nước Việt Nam - Campuchia dài 240 km; có 02 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa mát; 04 cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ. Giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, TPHCM và Long An. Thị xã Tây Ninh cách TPHCM 99km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22.

Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan và cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Khí hậu tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thiên nhiên bất lợi khác.

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 3.1.2.1 Tài nguyên đất 3.1.2.1 Tài nguyên đất

Có 05 loại đất chính với tổng diện tích 402,817 ha; trong đó nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 85.63%, phân bố ở địa hình cao; đặc điểm chung là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, lâu năm. Đây là một lợi thế để phát triển vùng nguyên liệu cây công nghiệp như cao su, mía, mì, điều…Nhóm đất đỏ vàng cũng đặc biệt phù hợp với cây công nghiệp, trồng rừng nhưng chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 6,850 ha, hay 1.7%, được phân bố vùng đồi núi ở huyện Tân Biên, Tân Châu.

Với tiềm năng dồi dào về đất đai, Tây Ninh có thể đảm bảo nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản một cách bền vững. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều vùng đất thích hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao những vẫn còn hoang hóa, lãng phí, chưa khai thác hoặc quy hoạch không phù hợp.

3.1.2.2 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của hệ thống hai con sông lớn, Sông Sài Gòn và Sông Vàm cỏ. Cả hai có độ dốc lòng sông nhỏ nên khả năng gây lũ chậm.

Hồ chứa nước Dầu Tiếng được xây dựng trên thượng nguồn của sông Sài Gòn là một công trình thủy lợi lớn nhất nước với dung tích 1.5 tỷ m3 và tổng diện tích hồ là 27,000 ha; trong đó khoảng 20,000 ha nằm địa bàn huyện Dương Minh Châu - Tây Ninh. Hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường sinh thái của tiểu vùng. Ngoài ra, còn có nước mặt của các ao, hồ, sông, rạch tiềm năng thuận lợi để phát triển ngành thủy sản, một ngành chưa được khai thác đáng kể.

Nguồn nước ngầm: phân bố rộng khắp trên địa bàn, lưu lượng nước lớn, chất lượng tốt. Vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất.

Với nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm dồi dào, chất lượng tốt, Tây Ninh có lợi thế trong phát triển nông nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng. Ngoài ra, nguồn nước Tây Ninh còn đủ cung cấp cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Hệ thống cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp hiện có tổng công suất thiết kế khoảng 12,000 m3/ngày đêm.

3.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như: than bùn, đá vôi, cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng. Than bùn có trữ lượng 16 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, chất lượng rất tốt, dùng để chế biến phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp để cải tạo đất. Đá vôi có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn. Cuội, sỏi cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3. Đất sét dùng để sản xuất gạch ngói có trữ lượng khoảng 16 triệu m3, được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Đá laterit có trữ lượng khoảng 4 triệu m3 và đá xây dựng các loại có trữ lượng vào khoảng 1.3 – 1.4 triệu m3, phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà Đen thuộc thị xã Tây Ninh. Nhìn chung, Tây Ninh có đặc điểm tự nhiên rất thuận lợi để phát triển toàn diện cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Với một số thuận lợi nhất định, tác giả đánh giá yếu tố tự nhiên là một lợi thế lớn trong bối cảnh năng lực canh tranh của tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tận dụng được lợi thế này một cách hiệu quả, điều mà tỉnh Tây Ninh vẫn chưa làm được.

3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương 3.2.1 Cơ sở hạ tầng xã hội 3.2.1 Cơ sở hạ tầng xã hội

3.2.1.1 Lao động và chất lượng nguồn lao động

Dân số trung bình của tỉnh Tây Ninh năm 2010 là 1,075,341 người. Dân số có cơ cấu trẻ, nhóm tuổi từ 0-14 chiếm 23.8%, dân số trong độ tuổi LĐ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số và tỷ lệ này ngày càng tăng qua cac giai đoạn: 59.8% năm 2001, 62.3% năm 2005 và đến năm 2010 là 68.1% (tỷ lệ này ở Bình Dương năm 2010 là 77%). Đây là một thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới. Tuy nhiên cơ cấu dân số trẻ cũng là một khó khăn, do số người bước vào tuổi LĐ hàng năm khá cao. Vấn đề giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề đang đặt ra yêu cầu lớn đối với tỉnh Tây Ninh.

Bảng 10 - Quy mô dân số và lực lượng LĐ tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2005-2010)

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010 2006-2010 Tăng TB

Dân số trung bình 1,046,358 1,052,971 1,060,485 1,068,315 1,075,341 0.71%

I Dân số từ 15 tuổi trở lên 79.1% 79.4% 80.0% 76.2% 76.1% -0.08%

1 Số người hoạt động kinh tế 58.2% 58.6% 58.3% 57.7% 57.6% 0.13%

1.1 Có việc làm thường xuyên 57.3% 57.3% 57.5% 56.9% 56.8% 0.20%

1.2 Không có việc làm thường

xuyên 0.9% 1.3% 0.8% 0.8% 0.9% -0.07%

2 Số người không hoạt động kinh tế 20.9% 20.9% 21.7% 18.5% 18.5% -0.22%

II Lực lượng trong độ tuổi LĐ 63.1% 63.8% 64.6% 65.5% 68.1% 1.16%

III Lực lượng LĐ đang LV 57.3% 57.3% 57.5% 56.9% 56.8% 0.20%

1 Nông, lâm, thủy sản 49.4% 42.7% 44.0% 45.8% 44.6% -0.12%

2 Công nghiệp, Xây dựng 23.7% 22.5% 19.9% 20.4% 20.5% -0.63%

3 Dịch vụ 22.4% 29.8% 30.4% 27.4% 27.9% 0.09%

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

Từ năm 1999 đến nay, chất lượng nguồn nhân lực của Tây Ninh từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn thấp. Năm 1999, tỷ lệ LĐ chưa qua đào tạo và dạy nghề (LĐ phổ thông, LĐ giản đơn) trong lực lượng LĐ là 73.2%, năm 2010 là 55%. Ngành nông nghiệp, có tỷ lệ chưa

qua đào tạo cao nhất (63.04%); tiếp đến là công nghiệp (50.02%); thấp nhất là ngành dịch vụ (45.85%).

Cơ cấu giữa các cấp đào tạo còn bất hợp lý, trình độ kỹ năng của LĐ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh. Năm 2010 chỉ có 6.74% người tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên, 3.63% tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; 5.07% tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề và 17.89% có trình độ sơ cấp nghề.

Cơ cấu LĐ chia theo trình độ học vấn cũng có cải thiện, thể hiện qua việc tỷ lệ LĐ tốt nghiệp THCS và TTPT có xu hướng tăng, tỷ lệ không biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 1999, số LĐ có trình độ tốt nghiệp tiểu học chiếm 31.4% (năm 2010 còn 23.8%), trình độ THCS chiếm 33.21% (năm 2010 tăng lên 43.87%) và trình độ THPT chiếm 15.91% (năm 2010 tăng lên 27.64%). Tuy nhiên, tỷ lệ dân số biết chữ từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Tây Ninh là 92.81%, thấp hơn mức trung bình của vùng ĐNB (96.3%). (Xem phụ lục 5)

Hình 10 - Trình độ học vấn của nhân lực Tây Ninh năm 2010

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tây Ninh (2011), Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020)

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)