Nhận dạng nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh tỉnhTây Ninh

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 50 - 51)

Qua kết quả đánh giá NLCT và dựa trên nền tảng mục tiêu phát triển của tỉnh Tây Ninh, tác giả nhận dạng được những nhân tố trọng tâm cốt lỗi và là nền tảng cho các nhân tốt khác quyết định đến NLCT hiện tại của tỉnh, bao gồm 3 nhân tố chính:

4.2.1 Chất lượng nguồn LĐ (cải thiện cả hai nhóm yếu tố bất lợi lớn về chất lượng môi trường kinh doanh và hạ tầng xã hội)

Chất lượng nguồn LĐ được cải thiện sẽ là điểm thuận lợi rất lớn để thu hút đầu tư mới, bao gồm cả những dự án có trình độ công nghệ cao, đồng thời khuyến khích mở rộng dự án đang hoạt động, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ (cải thiện yếu tố độ tinh thông của DN); lấp đầy và phát triển các khu, cụm công nghiệp (tận dụng yếu tố lợi thế về vị trí địa lý); tăng năng suất LĐ, góp phần tăng GDP và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

4.2.2 Cơ sở hạ tầng giao thông (cải thiện yếu tố bất lợi lớn về hạ tầng kỹ thuật và tận dụng lợi thế từ yếu tố vị trí địa lý)

Với hiện trạng giao thông còn nhiều hạn chế như hiện nay thì NLCT của tỉnh sẽ khó được cải thiện vì hạ tầng giao thông luôn là nền tảng cho phát triển ở bất kỳ địa phương nào. Theo quy hoạch tổng thể, giai đoạn 2010-2020, trung ương sẽ đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 22, mở rộng các tuyến quốc lộ 14 và 14C nối từ Bình Phước qua Tây Ninh để kết nối với khu vực Tây

Nguyên; tiếp tục xây dựng tuyến đường HCM, đoạn qua Tây Ninh; đầu tư tuyến đường sắt nhẹ và cao tốc từ TPHCM đến Mộc Bài. Ngoài ra, trong giai đoạn này tỉnh cũng ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến tỉnh lộ (782, 784, 786, 787, 794, 795, 799), các đường vành đai biên giới, đê bao tuyến đường sông vàm Cỏ Đông và một số tuyến đường khác. Đây là cơ hội để hệ thống giao thông Tây Ninh chuyển từ bất lợi lớn sang lợi thế lớn trong NLCT của tỉnh.

4.2.3 Phát triển cụm ngành sản phẩm từ cây công nghiệp (tận dụng yếu tố lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên)

Như đã phân tích ở mục 1.2 chương 2, tỷ trọng nông nghiệp còn rất cao trong GDP (26.8%). Để giảm tỷ trọng này xuống còn khoảng 11-12% đến 2020 để đạt mục tiêu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, là một thách thức rất lớn do Tây Ninh có lợi thế phát triển cây công nghiệp. Việc hình thành các cụm ngành chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp, vừa có thể tăng giá trị gia tăng cho những sản phẩm này, tận dụng tốt vùng nguyên liệu, tăng GTSXCN và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo mục tiêu của tỉnh.

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 50 - 51)