Từ việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, kết hợp với việc nhận dạng những nhân tố cốt lõi quyết định đến NLCT của tỉnh, tác giả gợi ý một số chính sách cho chính quyền tỉnh Tây Ninh để nâng cao NLCT, duy trì tăng trưởng kinh tế một cách bền vững hơn và đạt được mục tiêu kinh tế đề ra trong giai đoạn tới 2011-2020:
4.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động
Nguồn LĐ phân theo địa phương thì gồm hai dạng: LĐ địa phương và LĐ nhập cư; phân theo khu vực làm việc thì gồm hai dạng: LĐ làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp của nhà nước và LĐ làm việc trong các DN.
4.3.1.1 Đối với LĐ nhập cư làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp của tỉnh
Mặc dù tỉnh đã có chính sách thu hút nhân tài để khuyến khích các nhân lực có kinh nghiệm, trình độ cao đến làm việc ở Tây Ninh, tuy nhiên chính sách này hầu như không phát huy hiệu quả do nguồn nhân lực dạng này có rất nhiều cơ hội lựa chọn công việc tốt, họ ngại thay đổi nơi sống để định cư ở Tây Ninh. Do đó, trong khu vực này, tác giả gợi ý tỉnh nên tận dụng nguồn LĐ tại địa phương, những CBCC, viên chức có tiềm năng tốt, hỗ trợ đào tạo sau đại học trong nước hay nước ngoài; đồng thời thống kê những học sinh sinh viên có kết quả học
tập tốt, chuyên ngành phù hợp, hỗ trợ đào tạo và cam kết về địa phương làm việc. Đây sẽ là giải pháp tốt hơn để nâng cao chất lượng LĐ làm việc trong các cơ quan nhà nước của tỉnh, mà cũng giảm được tình trạng “chảy máu chất xám” nguồn LĐ chất lượng cao của địa phương.
4.3.1.2 Đối với LĐ nhập cư làm việc trong các DN
Để thu hút những LĐ ngoại tỉnh có trình độ, tay nghề đến làm việc, ngoài mức thu nhập hấp dẫn của DN để cạnh tranh với các tỉnh lân cận, tỉnh cần hỗ trợ về hạ tầng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, trường học, bệnh viện…gần những nơi tập trung nhiều DN như khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế để tạo môi trường sống ổn định cho LĐ nhập cư và LĐ địa phương ở xa.
4.3.1.3 Đối với LĐ địa phương làm việc trong các DN:
Để nâng cao chất lượng lực lượng này, tỉnh cần có chính sách về đào tạo, dạy nghề gắn với dự báo về nhu cầu LĐ và việc làm từ các DN. Chính sách cụ thể gợi ý như sau:
Thứ nhất, mở rộng mạng lưới đào tạo và dạy nghề bằng nhiều hình thức: công lập, tư nhân, hợp tác công tư; hay khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, DN thành lập cơ sở đào tạo, dạy nghề nhằm tận dụng máy móc, trang thiết bị của DN đáp ứng yêu cầu LĐ có tay nghề, kỹ thuật phù hợp với công nghệ sản xuất và sát với thị trường LĐ.
Thứ hai, cải thiện chất lượng đội ngũ giảng dạy: tỉnh cần quy định cụ thể tỷ lệ về cơ cấu trình độ đối với đội ngũ giảng dạy cả công lập và tư nhân; hỗ trợ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên hoặc thay thế những giảng viên không đáp ứng được yêu cầu về trình độ.
Thứ ba, đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, lớp học phục vụ công tác giảng dạy phù hợp thực tế: tỉnh cần có quy định cụ thể đối với việc cấp phép cho các cơ sở tư nhân về cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra của những cơ sở này để đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thứ tư, áp dụng mô hình vừa dạy nghề vừa dạy thêm văn hóa: thành lập trường vừa dạy nghề vừa dạy văn hoá đối với học sinh đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở để sau khi ra trường học sinh đạt trình độ phổ thông trung học và tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc thực tế. Có chính sách hỗ trợ LĐ nông nghiệp, nông thôn (dưới 35 tuổi) được học các nghề phi nông nghiệp để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp.
Thứ năm, thành lập một "Trung tâm thông tin và dự báo thị trường LĐ” trực thuộc Sở LĐ – TB và XH: trung tâm có chức năng chính là cập nhật thông tin và dự báo về nhu cầu việc làm, ngành nghề, yêu cầu trình độ, tiêu chuẩn LĐ từ các khu vực kinh tế…Kế hoạch đào tạo LĐ sẽ dựa vào những thông tin do trung tâm này cung cấp và phân bổ cho từng cơ sở. Trung tâm cũng là nơi cung cấp thông tin cho các đơn vị kinh tế về nguồn LĐ của tỉnh. Đồng thời trung tâm cũng có thể hoạt động như một sàn giao dịch LĐ việc làm để có thêm nguồn thu.
Mở rộng mạng lưới giới thiệu việc làm, nhất là khu vực nông thôn để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu LĐ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Và cần ưu tiên tăng chi ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo: cần có ưu tiên tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề, vốn có tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu chi của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cần huy động nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách như: vốn ODA, vốn FDI, hợp tác quốc tế, vốn của các DN, vốn trong dân thông qua xã hội hoá để đảm bảo nhu cầu vốn cho chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4.3.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông
Ngoài những tuyến giao thông được quy hoạch giai đoạn 2011-2020, tỉnh có thể mở rộng kết nối giao thông với các tỉnh phát triển lân cận để tận dụng hạ tầng giao thông tiếp nối đến các đầu mối giao thông lớn, chẳng hạn: kết nối đến đường vành đai 4 để kết nối nhanh với các tỉnh trong khu vực ĐNB và đến cảng Hiệp Phước, kết nối đường Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương) để kết nối đường Vành đai 3, kết nối đường Thủ Dầu Một – Long Thành để rút ngắn khoảng cách đến sân bay quốc tế Long Thành, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu…tạo thuận lợi trong kết nối vùng, liên vùng để tăng cường giao thương, làm nền tảng cho phát triển.
Tuy nhiên việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông yêu cầu một nguồn vốn rất lớn nên phải có thứ tự ưu tiên. Tác giả gợi ý thứ tư ưu tiên theo mức độ quan trọng và cấp thiết trong từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2011-2015:
Mở rộng các tuyến đường huyết mạch dẫn đến các KCN không nằm trên trục quốc lộ 22 và 22B (đường vào KCN Bourbon An Hòa, KCN Phước Đông – Bời Lời, KCN Chà Là) vì hiện nay các tuyến đường này là trọng yếu để vận chuyển hàng hóa nhưng vẫn còn khá nhỏ hẹp, trong khi tỷ lệ lắp đầy còn thấp. Khi tỷ lệ lắp đầy các KCN này tăng lên sẽ không đáp ứng
được nhu cầu vận chuyển. Xây dựng cảng sông gần các KCN, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Để tận dụng lợi thế về giao thông đường thủy của tỉnh, đồng thời kết nối nhanh với các cảng sông, biển quốc tế và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bằng đường thủy, đáp ứng yêu cầu cho các nhà đầu tư lớn.
Nguồn vốn đầu tư cho các công trình này tỉnh có thể huy động từ các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp theo hình thức “đổi đất lấy hạ tầng”, cấn trừ vào tiền thuê đất của nhà đầu tư để hạn chế nguồn chi trực tiếp từ ngân sách của tỉnh.
Giai đoạn 2016-2020:
Nâng cấp quốc lộ 22 và 22B. Đây là hai tuyến quốc lộ chính, trải dài toàn tỉnh. Hiện tại quy mô hai tuyến quốc lộ này tuy chưa lớn như tầm quan trọng của nó nhưng vẫn đáp ứng được lưu lượng vận chuyển. Tuy nhiên, dự kiến trong giai đoạn sau giai đoạn 2016-2020 các KCN sẽ được lắp đầy, các doanh nghiệp đầu tư vào Tây Ninh sẽ tăng đáng kể. Do đó nếu không được nâng cấp, hai tuyến quốc lộ này sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển và cản trở phát triển kinh tế. Đây là dự án nằm trong quy hoạch của trung ương và lấy từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của trung ương cho tỉnh, rất phù hợp và cần thiết với tình hình hạn chế về hạ tầng giao thông của tỉnh trong giai đoạn này.
Xây dựng đường kết nối đến Bình Dương – Long Thành – Rà Rịa Vũng Tàu. Đây là giai đoạn Sân bay quốc tế Long Thành dự kiến đi vào hoạt động và đường kết nối này sẽ tận dụng được hạ tầng của tỉnh Bình Dương để rút ngắn khoảng cách từ Tây Ninh đến sân bay Long Thành. Kết nối đường Vành đai 3, 4 của TPHCM để tận dụng các mối liên kết trong Vùng ĐNB. Các dự án này có thể huy động vốn theo hình thức hợp tác công tư như BOT, BTO…
4.3.3 Phát triển cụm ngành công nghiệp chế biến
Tây Ninh hiện đang có vùng nguyên liệu khá lớn về cây cao su, cây mía và cây mì (sắn) và đã quy hoạch chuyên canh cho từng loại cây này. Tuy nhiên các sản phẩm từ cây công nghiệp chỉ mới dừng lại ở khâu sơ chế như mủ cao su, tinh bột mì và đường. Hiện tỉnh đã có chủ trương thu hút các dự án sản xuất sau mủ cao su thô, tinh bột và đường. Để đạt hiệu quả cao hơn, tỉnh cần có chính sách quy hoạch các cơ sở này nằm trong một khu vực địa lý, tập trung ở 2 huyện Tân Biên và Tân Châu (do gần vùng nguyên liệu), đồng thời hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng
cụm ngành để thu hút đầu tư vào cụm trong giai đoạn 2011-2020. Cụm ngành của mỗi loại cây có thể nằm chung trong cùng một cụm để hỗ trợ nhau vì có nhiều điểm tương đồng.
Hình 14 - Phác thảo Sơ đồ cụm ngành cây công nghiệp tỉnh Tây Ninh
(Nguồn: Tác giả tự phác thảo dựa trên thông tin thực tế)
Thị trường tiêu thụ Lực lượng LĐ trồng, chăm sóc và khai thác cây CN Các cơ sở sơ chế SP cây CN Dịch vụ vận tải, kho bãi, XNK (logistic) Vùng NL cây công nghiệp Trung tâm phát
triển cây giống
Các cơ sở sản xuất sau sơ chế
Dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, bảo vệ…
Dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải trí…
Cơ sở dạy nghề Hệ thống xử lý nước thải
Cơ sở cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Hiệp hội cây cao su, mía, mì Các cơ sở dịch vụ hỗ trợ: đóng gói, in ấn, hỗ trợ
pháp lý… Cơ quan quản
lý nhà nước và Đồn công an
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Thành Tự Anh và đ.t.g (2011), Đồng bằng sông Cửu Long: Liên kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững
2. Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh (2011), Tình hình thực hiện dự án năm 2010
3. Bộ Tài chính (2011), “Quyết toán thu chi ngân sách năm 2009 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 20/11/2011 tại địa chỉ:
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2115685/2134513/4
5758823/QTdp2009?uer5yvqc=uer5yvqc
4. Cục Thống kê Bình Dương (2006), Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2005
5. Cục Thống kê Bình Dương (2011), Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2010
6. Cục Thống kê Tây Ninh (2006), Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2005
7. Cục Thống kê Tây Ninh (2011), Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2010
8. Diễn đàn kinh tế Việt Nam (2011), “GDP đầu người năm 2010 là 1.168 USD”, Diễn đàn kinh tế Việt Nam, truy cập ngày 11/10/2011 tại địa chỉ:
http://vef.vn/2010-12-31-gdp-dau-nguoi-nam-2010-la-1-168-usd
9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), “Chỉ số năng lực cạnh tranh tranh cấp tỉnh PCI”, Chỉ số năng lực cạnh tranh tranh cấp tỉnh Việt Nam, truy cập ngày 09/3/2012 tại địa chỉ:
http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=38
10. Porter (1990), The Competitive Advantage of Nations (tiếng Việt “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”)
11. Sở Công thương Tây Ninh (2011), “Chương 2: Thực Trạng phát triển các ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2010”, Nghiên cứu xác định và giải pháp nâng cao NLCT các sản phẩm công nghiệp tỉnh Tây Ninh khi hội nhập, trang 43-53
13. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh (2011), “Chương 6: Những kết quả chính của điều tra khảo sát”, Điều tra tổng thể hiện trạng công nghệ ngành sản xuất công nghiệp của địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ, trang 19-45.
14. Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh (2011), “Chương II: Đặc điểm phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh 2001-2010”, Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020, trang 18-30
15. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020
16. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2044/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
17. Tổng cục Thống kê (2011a), Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2001-2010
18. Tổng cục Thống kê (2011b), “Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo địa phương”, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, truy cập ngày
20/2/2012 tại địa chỉ:
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=11370
19. Viện Chiến lược phát triển (2011), “Vùng Đông Nam bộ”, Viện Chiến lược phát triển - Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam, truy cập ngày 20/2/2012 tại địa chỉ:
http://www.svec.org.vn/Pages/Article.aspx?id=26
Tiếng Anh
The World Bank (2011), GDP per capita (current US$), truy cập ngày 22/2/2012 tại địa chỉ: http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?page=1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010
Ngành
Giá trị GDP (tỷ đồng) Tăng bình quân (%)
2000 2005 2010 2001-2005 2006-2010
Tăng trưởng toàn nền kinh tế 3,474.54 6,698.70 12,988.93 14.0 14.2
I. Nông. lâm nghiệp và thủy sản 1,655.47 2,562.17 3,481.497 9.1 6.3
1.1. Nông nghiệp 1,577.66 2,441.063 3,318.360 9.1 6.3
1.2. Lâm nghiệp 55.13 85.995 105.403 9.3 4.2
1.3. Thủy sản 22.68 35.112 57.734 9.1 10.5
II. Công nghiệp và xây dựng 716.11 1,678.67 3,762.55 18.6 17.5
2.1. Công nghiệp khai thác mỏ 9.60 18,614 15.24 14.2 -3.9
2.2 Công nghiệp chế biến 577.34 1,361.865 3,062.87 18.7 17.6
2.3. Sản xuất và phân phối điện. khí đốt và
nước 43.486 96.02 211.78 17.2 17.1
2.4. Xây dựng 85.68 202.173 472.668 18.7 18.5
III. Dịch vụ 1,102.96 2,457.855 5,744.875 17.4 18.5
3.1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ,
mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 401.22 1,023.165 2,726.991 20.6 21.7
3.2. Khách sạn và nhà hàng 60.78 142.799 401.851 18.6 23.0
3.3. Vận tải. kho bãi và thông tin LL 220.20 409.769 689.745 13.2 11.0
3.4. Tài chính. tín dung 216.38 402.060 861.681 13.2 16.5
(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ NGTK tỉnh Tây Ninh)
3.6. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh
tài sản và dịch vụ tư vấn 7.23 24.523 65.276 27.7 21.6
3.7. Quản lý NN và ANQP, Đảng, đoàn thể
và bảo đảm xã hội bắt buộc 56.53 118.114 259.904 15.9 17.1
3.8. Giáo dục và đào tạo 77.17 168.596 374.861 16.9 17.3
3.9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 33.67 76.647 126.953 17.9 10.6
3.10. Hoạt động văn hóa và thể thao 7.29 17.349 28.489 18.9 10.4
3.11. Hiệp hội 11.96 8.144 17.993 -7.4 17.2
3.12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng
đồng 5.45 35.305 139.948 45.3 31.7
3.13. Hoạt động làm thuê công việc gia đình
trong các hộ tư nhân 2.204 5.718 21.0
3.14. Hđộng của các tổ chức quốc tế
Phụ lục 2 – Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2007-2010 (GDP theo giá so sánh) Ngành 2007 2008 2009 2010 GDP (triệu đồng) Lao động (người) Năng suất (triệu đồng/ người) GDP (triệu đồng) Lao động (người) Năng suất (triệu đồng/ người) GDP (triệu đồng) Lao động (người) Năng suất (triệu đồng/ người) GDP (triệu đồng) Lao động (người) Năng suất (triệu đồng/