Cơ cấu ngân sách

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 36 - 41)

3.2.2.1 Thu ngân sách

Tổng thu ngân sách của tỉnh tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2007-2010 là 17.5%, trong đó thu trên địa bàn tỉnh tăng 24.6%/năm. Cơ cấu ngân sách mặc dù vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào trợ cấp từ Trung ương nhưng tỷ trọng trong cơ cấu thu đã giảm dần (từ 30% vào năm 2007, 2008 xuống 17% năm 2009, 2010). Thu ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng nguồn thu ngân sách nếu so với các tỉnh trong khu vực (năm 2009 tỷ lệ này là 57%, trong khi Bình Dương là 81%).

Bảng 11 – Cơ cấu thu ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng)

Năm 2007 2008 2009 2010

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Thu trên địa bàn 1,665 53% 1,956 52% 2,220 57% 3,170 62%

Thu bổ sung từ NS cấp trên 939 30% 1,156 31% 645 17% 862 17%

Thu khác 567 18% 640 17% 1,038 27% 1,052 21%

Tổng thu 3,171 100% 3,752 100% 3,904 100% 5,085 100%

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

Hình 11 – Cơ cấu thu ngân sách

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

Bảng 12 – So sánh cơ cấu thu ngân sách 2009 (tỷ đồng)

Năm 2009 Tây Ninh Bình Dương

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng thu ngân sách địa phương (triệu đồng) 3,904 100% 17,673 100%

Thu nội địa 2,220 57% 14,218 81%

Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 645 17% 262 1%

Huy động đầu tư theo K3, Đ8 Luật NSNN 210 5% 0 0%

Thu kết dư ngân sách 128 3% 2,508 14%

Thu chuyển nguồn ngân sách năm trước 700 18% 685 4%

(Nguồn: Bộ Tài chính (2011), Quyết toán thu chi ngân sách năm 2009 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

- 2.000 4.000 6.000

2007 2008 2009 2010

Cơ cấu thu ngân sách (tỷ đồng)

Bảng 13 – Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn Tây Ninh (tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu 2005 2007 2008 2009 2010

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN 1,247 1,665 1,956 2,220 3,170

I Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước 83.8% 59.7% 63.3% 63.5% 66.2%

Thu từ DNNN trung ương 8.2% 4.6% 4.8% 5.0% 6.5%

Thu từ DNNN địa phương 33.8% 7.4% 7.0% 4.5% 6.7%

Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài 5.3% 4.0% 6.9% 4.7% 4.6% Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 13.0% 15.9% 17.1% 16.9% 20.2% Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 3.4% 2.8% 3.8% 5.7% 6.4% II Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, VAT hàng NK do Hải quan thu 11.3% 10.4% 9.6% 6.8% 6.3%

III Các khoản thu huy động để lại chi quản lý qua NSNN 29.6% 27.6%

Thu xổ số kiến thiết 24.6% 24.2%

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ NGTK Tây Ninh năm 2010 và báo cáo Quyết toán ngân sách năm 2009, 2010 của tỉnh Tây Ninh)

Giai đoạn 2005-2010, cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn có sự thay đổi, dịch chuyển nhưng không đồng đều và chưa đáng kể. Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước từ năm 2005 về trước chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2005 83.8% trong đó DN nhà nước chiếm đến 42% (tỷ lệ này đến năm 2007 chỉ còn khoảng 12% và duy trì đến tỷ lệ này đến nay); khu vực ngoài quốc doanh 13% (tăng đều cho đến năm 2010 là 20.2%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn 5.3% và thay đổi không đáng kể trong giai đoạn 2006- 2010, mặc dù có gia tăng về giá trị tuyệt đối. Điều này cho thấy, mặc dù số lượng FDI tăng đều qua các năm nhưng vẫn chưa có sự đóng góp bức phá nào cho ngân sách của tỉnh nhà cũng như nền kinh tế. Nguyên nhân một phần là do các DN này vẫn còn trong thời gian được ưu đãi về thuế, nhưng phần khác có thể do quy mô và trình độ công nghệ của các DN này còn thấp, không mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu có xu hướng giảm dần, mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Nguyên nhân do tốc độ tăng thu hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cao hơn hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, một nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn phải kể đến là thu từ hoạt

động xổ số kiến thiết (hơn 24%), trong khi tỷ lệ này ở Bình Dương và Đồng Nai chỉ khoảng 2%, BRVT chỉ khoảng 1%.20

Tóm lại, cơ cấu thu ngân sách của tỉnh Tây Ninh chưa bền vững, mặc dù đã có sự chuyển dịch. Ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào trợ cấp của trung ương, chưa chủ động được cân đối thu chi cho tỉnh. Khu vực FDI đóng góp chưa đáng kể vào tổng nguồn thu. Xổ số kiến thiết là hoạt động hầu như không mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế nhưng lại đóng góp tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn.

3.2.2.2 Chi ngân sách

Chi ngân sách tỉnh Tây Ninh tăng liên tục về giá trị tuyệt đối nhưng cơ cấu chính vẫn không có nhiều chuyển biến. Chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng trung bình hơn 11%, chi thường xuyên khoảng 40% trong giai đoạn 2006-2010. Trong khi ở Bình Dương cũng trong giai đoạn này, chi đầu tư phát triển chiếm hơn 45% và chi thường xuyên khoảng 38%. Xét về giá trị tương đối Bình Dương đã chi cho đầu tư phát triển gấp hơn 4 lần Tây Ninh, còn xét giá trị tuyệt đối thì gấp hơn 6 lần21. Với sự chênh lệch không lớn về không gian địa lý, hành chính và quy mô địa phương đã cho thấy sự tập trung của tỉnh Tây Ninh cho vấn đề đầu tư phát triển tỉnh nhà còn quá thấp.

Bảng 14 – Cơ cấu chi ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng)

Năm 2007 2008 2009 2010

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Chi đầu tư phát triển 311 11% 267 8% 482 14% 555 12%

Chi thường xuyên 1,111 39% 1,348 40% 1,527 43% 1,865 40%

Chi khác 1,433 50% 1,744 52% 1,555 44% 2,197 48%

Tổng chi 2,855 100% 3,360 100% 3,564 100% 4,617 100%

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

20 Bộ Tài chính (2011)

Hình 12 – Cơ cấu chi ngân sách

(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)

Xét riêng năm 2009, cơ cấu chi ngân sách của Tây Ninh chủ yếu là chi thường xuyên (chiếm 42.9%) và chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau (chiếm 23.7%). Chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 13.5%, trong đó chi cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề chỉ có 21 tỷ đồng, chiếm 0.6% tổng chi ngân sách. Nếu so sánh với Bình Dương sẽ thấy một sự chênh lệch quá lớn cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối, 684 tỷ đồng tương đương 11% chi ngân sách toàn tỉnh. Điều này phù hợp với nhận định về chất lượng nguồn LĐ Tây Ninh ở phần 2.1.

Bảng 15 - So sánh cơ cấu chi ngân sách năm 2009 (tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu Tây Ninh Bình Dương

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 3,564 100% 6,207 100%

1 Chi đầu tư phát triển 482 13.5% 2,853 46.0%

Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề 21 0.6% 684 11.0%

Chi khoa học, công nghệ 8 0.2% 0 0.0%

2 Chi thường xuyên 1,527 42.9% 1,883 30.3%

Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề 619 17.4% 684 11.0%

Chi khoa học, công nghệ 11 0.3% 108 1.7%

3 Chi trả nợ gốc, lãi các khoản huy động theo K3, Đ8 Luật NSNN 19 0.5% 0 0.0%

4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1 0.0% 100 1.6%

- 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 2007 2008 2009 2010

Cơ cấu chi ngân sách (tỷ đồng)

5 Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau 844 23.7% 642 10.3%

6 Chi CTMT quốc gia và nhiệm vụ khác 87 2.4% 0 0.0%

7 Các khoản chi được quản lý qua NSNN 604 17.0% 747 12.0%

(Nguồn: Bộ Tài chính (2011), Quyết toán thu chi ngân sách năm 2009 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Tây Ninh (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)