Luận Văn: Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ninh
Trang 1UBND TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hạ Long, ngày 09 tháng 10 năm 2009
ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3185/KHĐT-KTĐN ngày 09/10/2009 của
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh)
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của ViệtNam (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực Cạnhtranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh PCI được xây dựng với mục tiêu giúp lý giảinguyên nhân tại sao một số tỉnh thành của đất nước lại tốt hơn các tỉnh thành khác
về sự phát triển năng động của khu vực kinh tế dân doanh, tạo việc làm và tăngtrưởng kinh tế Bằng cách thực hiện điều tra mới đối với doanh nghiệp dân doanh
để tìm hiểu về sự đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địaphương, và kết hợp dữ liệu điều tra với các số liệu so sánh thu thập được từ cácnguồn chính thức về điều kiện ở địa phương
Mục đích của Đề án nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh QuảngNinh là nhằm phân tích chỉ số PCI của riêng tỉnh mình trên cơ sở so sánh tươngquan với cả nước, qua đó nhận diện những mặt mạnh và những mặt cần được cảithiện về môi trường kinh doanh ở tỉnh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế
tư nhân Đề án ra đời chắc chắn sẽ không thể đầy đủ và bao hàm tất cả những giảipháp tốt nhất, tuy nhiên, đây sẽ là cơ sở để các Sở, ban, ngành; các thành phố, thị
xã, huyện trong tỉnh xây dựng và triển khai các kế hoạch, giải pháp cụ thể hơnnhằm chung tay cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh
Nội dung của Đề án tập trung vào 3 phần chính: Giới thiệu về chỉ số nănglực cạnh tranh cấp tỉnh (i), thực trạng điều hành kinh tế của tỉnh qua kết quả chỉ sốPCI (ii)1, kết luận và tổ chức thực hiện (iii)
I GIỚI THIỆU VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI).
Trang 2các tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh
tế tư nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh
PCI được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bốchính thức từ năm 2005 Tuy nhiên, việc đánh giá và xếp hạng về PCI cho tất cả 64tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ được tiến hành hàng năm từ năm 20062 Cũng từnăm 2006, PCI được tính toán trên cơ sở tổng hợp của 10 chỉ số thành phần:
1 Chi phí gia nhập thị trường: Chỉ số thành phần này đo lường thời gian
và mức độ khó, dễ mà doanh nghiệp trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất
và hoàn tất các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh
2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Chỉ số thành phần
này đo lường mức độ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tiếp cậnđất đai và mặt bằng cho kinh doanh Năm 2006, chỉ số thành phần này đã đượccải tiến bằng cách thêm một khía cạnh phân tích mới Đó là mức độ ổn địnhtrong sử dụng đất
- Khía cạnh thứ nhất phản ánh tình trạng doanh nghiệp có giấy chứngnhận quyền sử dụng đất hay không, có đủ mặt bằng thực hiện những yêu cầu mởrộng kinh doanh hay không, doanh nghiệp có đang thuê lại đất của doanh nghiệpnhà nước không và đánh giá việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tạiđịa phương
- Khía cạnh thứ hai mới bổ sung trong năm 2006 bao gồm đánh giá cảmnhận của doanh nghiệp về những rủi ro trong quá trình sử dụng đất (ví dụ nhưrủi ro từ việc bị thu hồi đất, định giá không đúng, thay đổi hợp đồng thuê đất)cũng như thời hạn sử dụng đất
3 Tính minh bạch và trách nhiệm: Chỉ số thành phần này đo lường khả
năng doanh nghiệp có thể tiếp cận được các kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp
lý cần thiết cho công việc kinh doanh của mình, tính sẵn có của các văn bản này,tính có thể dự đoán được của các quy định và chính sách mới, việc các quy định
đó có được đưa ra tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành haykhông, và mức độ phổ biến của trang web tỉnh
4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: Chỉ số
thành phần này đo lường thời gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra khi chấphành các thủ tục hành chính, cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanhnghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan pháp luật của tỉnh thực hiệnviệc thanh tra, kiểm tra Như vậy, chỉ số này đề cập đến hai khía cạnh của chiphí thời gian: thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính vàthời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra
5 Chi phí không chính thức: Chỉ số thành phần này đo lường mức chi phí
không chính thức doanh nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí nàygây nên cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
6 Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước và Môi trường cạnh tranh: Chỉ
số thành phần này đo lường mức độ ưu đãị của chính quyền tỉnh đối với cácDNNN xét trên khía cạnh những ưu đãi và việc tiếp cận nguồn vốn
7 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Chỉ số thành phần
này đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách
Trang 3Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triểnkhu vực kinh tế tư nhân Đồng thời, chỉ số này còn nhằm đánh giá khả năng hỗtrợ và áp dụng ở những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theohướng có lợi cho doanh nghiệp.
8 Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Chỉ số thành phần này
đo lường chất lượng và tính hữu ích của các chính sách của tỉnh dành cho việcthúc đẩy hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân, việc cung cấp thông tinpháp luật cho doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác kinh doanh, v.v Chỉ số thànhphần này nhằm đánh giá nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc trợ giúpcác doanh nghiệp
9 Đào tạo lao động: Chỉ số thành phần này phản ánh mức độ và chất
lượng những hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khainhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp địa phương cũng như tìm kiếm việc làmcho lao động địa phương
10 Thiết chế pháp lý: Chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của doanh
nghiệp tư nhân đối với các thiết chế pháp lý của địa phương, việc doanh nghiệp
có xem các thiết chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyếttranh chấp hoặc là nơi mà doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũngnhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương hay không
Chỉ số PCI 2008 cuối cùng là kết quả tổng hợp của 10 chỉ số thành phần.Các chỉ số thành phần có tác động lớn nhất tới sự tăng trưởng, đầu tư và mức lợinhuận của khu vực tư nhân có mức trọng số cao nhất là 15% Tương tự như vậy,các chỉ số có tác động trung bình được gắn với mức trọng số 10% và các chỉ số
ít có ảnh hưởng tới các kết quả phát triển của khu vực kinh tế tư nhân được gắnmới mức trọng số là 5%
Bảng 1: Trọng số của các chỉ số thành phần
Loại chỉ số Trọng số làm tròn Loại trọng số
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 15% Cao
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của
Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước và Môi
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 5% ThấpChính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân 5% Thấp
Trang 4Từng chỉ số thành phần nêu trên được hình thành từ các chỉ tiêu cụ thể
(xem chi tiết tại phần kết quả cụ thể của Quảng Ninh ở phần sau).
Năm 2008, Báo cáo PCI bổ sung thêm chỉ số “Cơ sở hạ tầng” với lý do là
cơ sở hạ tầng yếu kém cũng sẽ giảm lợi thế cạnh tranh Chỉ số này không phải làthước đo đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của địa phương, mà chỉ đơn giản làđánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung và coi đây là một công cụ phần nàogiúp các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư, giúp các nhà lãnh đạoTrung ương và địa phương đưa ra các ưu tiên về chính sách phát triển Chỉ số nàygồm 4 nội dung: (i) chất lượng và sức chứa của hạ tầng khu công nghiệp; (ii) chiphí vận tải; (iii) chi phí và tính ổn định của viễn thông, năng lượng; (iv) cơ sở hạtầng khác (cảng biển, sân bay)
2 Phương pháp thu thập số liệu và xây dựng chỉ số PCI.
Quy trình xây dựng chỉ số PCI bao gồm 3 bước: Thu thập số liệu, xử lý
dữ liệu để xây dựng các chỉ số thành phần, xây dựng chỉ số tổng hợp PCI
- Quá trình thu thập số liệu được tiến hành dựa trên việc điều tra doanhnghiệp trong cả nước với phương pháp điều tra gián tiếp bằng cách gửi bộ câu hỏiđiều tra qua bưu điện Các doanh nghiệp được chọn để gửi phiếu điều tra thôngqua việc phân tổ và chọn mẫu khá khoa học từ danh sách các doanh nghiệp đangnộp thuế ở các địa phương để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra
- Sau khi nhận được trả lời của doanh nghiệp, việc xử lý số liệu bằng các
công cụ thống kê để giảm thiểu sai số gây ra bởi tỷ lệ phản hồi chưa cao của cácdoanh nghiệp Các thông tin thu được thông qua điều tra doanh nghiệp này được
sử dụng để tạo thành “dữ liệu mềm” Ngoài ra, nghiên cứu PCI còn thu thập sốliệu thông qua phuơng pháp xin ý kiến chuyên gia, sử dụng bộ câu hỏi so sánh vàdùng một số số liệu thống kê để tính toán một số chỉ số tạo thành “dữ liệu cứng”
- Sau khi thu thập và xử lý số liệu, việc tính toán để xây dựng chỉ số tổng hợp PCI được thực hiện bằng cách chuẩn hóa điểm các chỉ tiêu của 64
tỉnh/thành phố theo, sau đó tính điểm số của các chỉ số thành phần, gắn trọng sốcho mỗi chỉ số thành phần và tính toán chỉ số PCI tổng hợp
Thời điểm điều tra thường diễn ra vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6hàng năm và kết quả được công bố thời điểm cuối năm Kết quả PCI cuối cùng
là tổng hợp từ 10 chỉ số thành phần và được phân thành 6 nhóm: Rất tốt, tốt,khá, trung bình, tương đối thấp và thấp
3 Ý nghĩa của PCI.
Tuy vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về PCI và chắc chắn cũng còn hạnchế nhưng PCI là một dự án nghiên cứu nghiêm túc, được thực hiện bởi nhữngchuyên gia có năng lực và sử dụng các công cụ nghiên cứu khoa học Do đó, kếtquả PCI đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân đón nhận và sử dụng một cách
đa dạng Đối với chính quyền địa phương, chỉ số PCI giúp chính quyền nhận rađược điểm mạnh, điểm yếu của địa phương mình trong công tác điều hành kinh
tế, tạo áp lực thúc đẩy cải cách; chỉ ra những sáng kiến, chính sách tốt để cáctỉnh tham khảo, học hỏi Đối với các nhà đầu tư, chỉ số này cũng là một nguồnthông tin tham khảo trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào địa phương nào
Trang 5II THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CỦA TỈNH QUẢNG NINH QUA PCI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO TỪNG CHỈ SỐ THÀNH PHẦN.
1 Xếp hạng và điểm số PCI của tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2008, số lượng doanh nghiệp của Quảng Ninh được gửi phiếu điềutra là 500 và số doanh nghiệp phản hồi là 135, đạt tỷ lệ 26,8% (xấp xỉ mức trungbình cả nước) Tỷ lệ phản hồi trong 03 năm vừa qua (2006 – 2008) như sau:
Năm 2008, các chỉ số Quảng Ninh đạt điểm khá cao là “Chi phí gia nhập
thị trường” (8,34 điểm) và “Ưu đãi đối với DNNN” (8,11 điểm), trong khi ở hai chỉ số “Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân” (3,22 điểm) và “Đào tạo lao động” (4,31 điểm) thì Quảng Ninh có điểm số khá thấp.
Về mức độ cải thiện năm 2008, trong 10 chỉ số thành phần, Quảng Ninh
có 6 chỉ số giảm điểm và 4 chỉ số tăng điểm so với năm 2007 Chỉ số giảm điểmnhiều nhất là “Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân” (-1,9 điểm) và chỉ
số tăng điểm nhiều nhất là “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh”(+0,96 điểm)
Xét về xu hướng biến động chung trong 3 năm (thể hiện ở Biểu đồ sau),
có hai chỉ số có sự cải thiện tăng dần qua từng năm (“Tính minh bạch” và “Ưuđãi đối với DNNN”) và một chỉ số giảm dần qua từng năm (“Chính sách pháttriển khu vực KTTN”)
Biểu đồ về điểm số của Quảng Ninh ở các chỉ số thành phần (2006 – 2008):
Trang 6Để so sánh tương quan với các địa phương khác của cả nước, Biểu đồ sau
sẽ chỉ rõ vị trí xếp của tỉnh Quảng Ninh ở từng chỉ số thành phần
Biểu đồ về vị trí xếp hạng của Quảng Ninh ở các chỉ số thành phần (2006 – 2008):
Biểu đồ trên cho thấy, năm 2008, Quảng Ninh có chỉ số “Ưu đãi đối vớiDNNN” có vị trí khá cao (xếp thứ 7) và xét về xu hướng biến động, đây cũng làchỉ số có mức độ cải thiện tốt hơn qua từng năm Các chỉ số có vị trí xếp hạngcòn thấp so với cả nước là “Tính minh bạch” (xếp thứ 47), “Chính sách pháttriển khu vực KTTN” (xếp thứ 37)
2 Thực tế triển khai; những tồn tại, hạn chế và giải pháp đề xuất.
Mỗi chỉ số thành phần được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu cụ thể, trongphần này sẽ nêu cụ thể những chỉ tiêu được xây dựng trong năm 2008 và điểm sốcủa tỉnh Quảng Ninh so với các tỉnh có điểm số cao nhất, nhỏ nhất và trung vị.Ứng với mỗi chỉ số thành phần sẽ là một số biện pháp mà tỉnh đã và đang triểnkhai trong thời gian qua, đồng thời cũng đưa ra những hạn chế còn tồn tại
2.1 Chi phí gia nhập thị trường.
Trang 7Chỉ tiêu 2008 QuảngNinh Nhỏnhất Trung vịLớn nhấtThời gian chờ đợi để có mặt bằng cho sản
xuất kinh doanh (số ngày) 90,00 42,50 81,00 195,00
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp phải chờ tới
hơn ba tháng mới hoàn tất các thủ tục cần
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp phải chờ tới
hơn một tháng mới hoàn tất các thủ tục cần
thiết để đăng ký kinh doanh 25,00 6,67 21,91 39,13Thời gian đăng ký kinh doanh (số ngày) 10,00 5,00 12,25 17,50Thời gian đăng ký lại (số ngày) 7,00 3,00 7,00 10,00
Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh
doanh và quyết định chấp thuận mà doanh
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp gặp khó
khăn mới có đủ các loại giấy phép cần
Các chỉ tiêu thành phần của chỉ số này hầu như liên quan đến thủ tục đăng
ký kinh doanh (ĐKKD), thành lập doanh nghiệp bao gồm cả việc ĐKKD thôngthường và ĐKKD phải có đủ điều kiện kinh doanh (đối với những ngành nghềkinh doanh có đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề và/hoặc vốn pháp định như:Kinh doanh bất động sản, dịch vụ pháp lý, khám chữa bệnh, kế toán kiểmtoán…)
Việc ban hành và thành lập Tổ công tác liên thông đã đóng góp tích cựcvào việc cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí chocác tổ chức, cá nhân trong quá trình làm thủ tục Ví dụ: Trước đây, để làm thủtục ĐKKD, tổ chức, cá nhân phải làm việc với 03 cơ quan tại 03 địa điểm khácnhau là Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Thuế, cơ quan Công An để có mã sốdoanh nghiệp, mã số thuế, con dấu; thời gian tối thiểu để có Giấy chứng nhậnĐKKD từ 30 đến 40 ngày Tuy nhiên, hiện nay, tổ chức và cá nhân chỉ cần đến
Bộ phận Một cửa liên thông để làm các thủ tục này và nhận kết quả tại đây
Kể từ năm 2008, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đã áp dụng hình thức ĐKKDqua mạng (chính thức từ 01/4/2008) và khai trương Bộ phận thông tin ban đầu
để hướng dẫn, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân khi đến làm thủ tục ĐKKD(khai trương tháng 10/2008) Đây được coi là bước tiến đáng kể trong việc ápdụng công nghệ thông tin và trợ giúp pháp lý, giúp tổ chức và cá nhân giảmđáng kể chi phí gia nhập thị trường (Giảm thời gian để có Giấy chứng nhậnĐKKD từ 30 đến 40 ngày với ít nhất 6 lượt đi lại tại 3 cơ quan xuống còn xuống
Trang 8còn 5 ngày và 2 lượt đi lại tại 1 cơ quan, thậm chí là 1 lượt trong trường hợpđăng ký qua mạng).
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 vào công tác quản
lý nhà nước đặc biệt là thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã giảm bớt thờigian cho các doanh nghiệp, cụ thể:
+ Đối với dự án đầu tư theo hình thức đăng ký cấp Giấy CNĐT thời giantheo quy định tại hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 tại Ban quản lýcác KCN đã giảm đi rất nhiều, còn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ(theo quy định là 15 ngày)
+ Đối với dự án thuộc diện thẩm tra thời gian giảm còn 20 ngày làm việc(theo quy định là 23 ngày)
Một số điểm hạn chế còn tồn tại:
- Các văn bản pháp luật quy định về thủ tục đăng ký đầu tư còn chưa đượcquy định cụ thể khiến các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa có cơ
sở hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện
- Nhiều cá nhân và tổ chức chưa tìm hiểu kỹ hoặc chưa được hướng dẫnchi tiết về quy trình làm thủ tục, chưa thành thạo trong áp dụng công nghệ thôngtin (ví dụ trường hợp nhiều người không biết tận dụng sự tiện lợi của việcĐKKD qua mạng)
- Do quy định vẫn yêu cầu nhiều loại hình kinh doanh phải có điều kiệnnên tổ chức và cá nhân mất thêm thời gian để có những giấy phép “con”
- Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tuy đã được đầu tư nhưng chưađược đồng bộ nên còn hạn chế trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp
Giải pháp đề xuất:
- Tiếp tục làm tốt hơn nữa cơ chế một cửa liên thông (có thể sau này sẽ
là một cửa liên thông điện tử) bằng cách tăng cường đầu tư cho CBCC (nângcao kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng xử…), đầu tư thiết bị đồng bộ (đặc biệt là
hệ thống mạng và phần mềm) và duy trì dự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quanliên quan
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để tổ chức và cá nhân cónhững hiểu biết cơ bản nhất về thủ tục, quy trình, cơ quan giải quyết, áp dụngcông nghệ thông tin bằng cách: Duy trì và làm tốt hơn hình thức ĐKKD quamạng, đầu tư cho Bộ phận thông tin ban đầu…
- Đầu tư chiều sâu cho công nghệ thông tin, phần mềm quản lý
2.2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất.
Chỉ tiêu 2008 QuảngNinh Nhỏnhất Trungvị nhấtLớn
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hay đang trong thời
66,15 38,36 81,17 96,55
Trang 9gian chờ nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho biết sự khó
khăn về đất đai và mặt bằng cản trở việc mở
rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 67,41 49,56 65,37 77,06
Tỷ lệ phần trăm diện tích đất có GCNQSD đất 80,31 19,52 77,59 98,75Mức độ rủi ro mặt bằng kinh doanh do bị
chính quyền thu hồi cho mục đích khác, phân
chia theo 5 mức độ (5 = rủi ro rất thấp) 1,85 1,63 2,04 2,49
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho rằng số tiền
bồi thường trong trường hợp đất bị thu hồi là
Mức độ rủi ro về thay đổi các điều kiện cho
thuê đất, phân chia theo 5 mức độ (5 = rủi ro
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho rằng cách
thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê là
Một số điểm hạn chế còn tồn tại:
- Việc công bố công khai quy hoạch chưa được thực hiện đúng quy định
- Thực hiện các dự án, quy hoạch ngành chưa đồng bộ, thống nhất theoquy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung dẫn đến khó khăn trong quản lý, việcgiới thiệu quỹ đất để đầu tư cho tổ chức, cá nhân sẽ không chuẩn xác
- Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được từ quy hoạch, đặc biệt là quyhoạch chung xây dựng, quy hoạch ngành nghề
- Tỉnh chưa có nhiều quỹ đất sạch, nhà xưởng có sẵn để cho thuê
- Mặc dù giá cho thuê đất, thuê hạ tầng trong các khu công nghiệp trên địabàn tỉnh thấp hơn so với các địa phương tham khảo như Vĩnh Phúc, Bắc Ninhnhưng số lượng doanh nghiệp vào đầu tư lại rất ít.3 Điều này nói lên rằng việcdoanh nghiệp quyết định chọn địa điểm để đầu tư không chỉ phụ thuộc vào giácho thuê mà còn phụ thuộc nhiều vào lợi thế kinh tế do vị trí đó mang lại
- Chưa có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn tiếp cận đất đai
- Do tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, chi phí lớn, chưa có đất sạch đểcác đơn vị triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ Việc điều chỉnh giá bồithường về đất và các loại tài sản khác chưa kịp thời, gây khó khăn cho ngườidân và doanh nghiệp bị thu hồi đất bức xúc dẫn đến khiếu kiện
3 Theo một công ty đã đầu tư hạ tầng khu công nghiệp ở cả 3 địa phương: Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc thì giá cho thuê đất trong KCN ở Quảng Ninh là thấp nhất (Trung bình từ 20 đến 30 USD/m2/50 năm), trong khi tại Bắc Ninh vào khoảng 50 – 60 USD/m2/50 năm và Vĩnh Phúc dao động trong khoảng từ 45 – 70 USD/m2/50 năm)
Trang 10 Giải pháp đề xuất:
- Tuân thủ theo đúng quy hoạch chung tránh chồng chéo Đối với các dự
án không khả thi, không thực hiện, kiên quyết thu hồi để tạo quỹ đất đầu tư dự
- Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về việc bồi thường giải phóngmặt bằng diện tích đất bị thu hồi của dự án, giải quyết các tồn tại vướng mắc vớicác hộ dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạchđược giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư
- Kiểm tra rà soát các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nếukhông đảm bảo tiến độ cần thu hồi giao cho các nhà đầu tư có tiềm năng
- Các quy hoạch cần được công khai bằng nhiều hình thức (trên cácphương tiện thông tin đại chúng) trong thời gian sớm nhất có thể từ khâu lập quyhoạch đến khâu công bố quy hoạch để người dân dễ dàng tiếp cận, tham gia vàthực hiện Việc lập quy hoạch cần đảm bảo tính lâu dài, nhất quán, phục vụ lợiích cho cộng đồng và mang tính bền vững
- Cần có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các dự án có nhu cầu sử dụngđất; giảm thời gian so với quy định của Chính phủ trong quy trình cấp, cho thuêđất đối với các tổ chức và cá nhân để mở rộng sản xuất, kinh doanh
- Tăng cường năng lực, vai trò hơn nữa của Trung tâm Phát triển quỹ đất(thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) cũng như đẩy mạnh sự phối hợp giữa các
cơ quan liên quan như: Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng và các địaphương… để tạo nhiều quỹ đất sạch, nhà xưởng có sẵn để cho thuê
2.3 Tính minh bạch và trách nhiệm.
Chỉ tiêu 2008 QuảngNinh Nhỏnhất Trung vị Lớn nhấtKhả năng tiếp cận thông tin (quy ra thang
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho biết khả
năng tiếp cận thông tin phụ thuộc nhiều hoặc
rất nhiều vào việc doanh nghiệp phải có mối
quan hệ với cơ quan nhà nước của tỉnh
42,74 33,57 49,83 67,90
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho biết gia 46,72 40,00 53,04 67,47
Trang 11đình và bạn bè có vai trò quan trọng để hỗ
trợ doanh nghiệp thương lượng với các quan
chức nhà nước ở tỉnh
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp đồng ý với
nhận định đàm phán số thuế phải trả với cán
bộ thuế ở địa phương là một phần quan
trọng của công việc kinh doanh
24,79 17,39 36,71 54,21
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho biết đối
với những chính sách pháp luật trung ương
có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình, họ luôn luôn
hoặc thường xuyên đoán trước được việc
thực hiện các chính sách pháp luật đó ở địa
phương
5,69 1,03 6,94 15,69
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho biết lãnh
đạo tỉnh thường xuyên tiếp xúc với doanh
nghiệp để thảo luận về các thay đổi pháp
luật và chính sách
7,14 1,21 8,57 18,60
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho biết chất
lượng dịch vụ tư vấn do cơ quan của tỉnh
cung cấp về thông tin pháp luật là tốt/rất tốt 17,36 6,67 20,08 33,77
Năm 2008, tỉnh Quảng Ninh đã chính thức đưa Cổng thông tin điện tử củatỉnh vào hoạt động với một lượng thông tin khá lớn và bài bản, bao gồm: Cácthông tin kinh tế - xã hội của tỉnh, các chính sách của tỉnh, thông tin liên lạc củatất cả các cơ quan, cán bộ công chức trong tỉnh, hòm thư công vụ… Đây thực sự
là một bước ngoặt lớn trong việc cải thiện tính minh bạch và tiếp cận thông tin,chỉ số này vốn là một trong những điểm yếu của tỉnh Quảng Ninh trong nhữngthời gian trước đó (Trước đây tuy đã có một số các sở, ngành hoặc địa phương cówebsite riêng nhưng chính vì tính cục bộ nên không được đánh giá cao)
Việc liệt kê các đầu mục thủ tục hành chính trong tỉnh và công bố tại Quyếtđịnh 3752/2006/QĐ-UBND là một bước khởi đầu quan trọng trong việc cải cáchthủ tục hành chính của tỉnh (hiện nay đang triển khai Đề án 30 của Chính phủ sẽ
là một bước tiến nữa về lĩnh vực này) Bên cạnh đó, hiện nay một số cơ quanhành chính nhà nước của tỉnh đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theoTCVN ISO 9001-2000 vào công tác quản lý Nhà nước Theo tiến độ phê duyệtcủa UBND tỉnh, đến hết năm 2010, việc áp dụng hệ thống này trong các cơ quanhành chính Nhà nước thuộc tỉnh phải hoàn thành
Một số điểm hạn chế còn tồn tại:
Trang 12- Việc ban hành danh mục thủ tục hành chính kèm với đó là thời gian giảiquyết của các cơ quan hành chính trong tỉnh khá công phu, chặt chẽ nhưng việc
áp dụng ở nhiều nơi còn chưa nghiêm túc Tương tự với đó là việc áp dụng ISOtại nhiều cơ quan còn mang tính hình thức Một số đơn vị đã đề nghị ban hành sửađổi Quyết định 3752/2006/QĐ-UBND ngày 28/11/2006 của UBND tỉnh về việcban hành danh mục thủ tục hành chính thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơquan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa được thực hiện; Việc banhành một số văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng nhất, chặt chẽ về quytrình thủ tục, phân cấp trách nhiệm giữa các ngành, địa phương còn chồng chéo
- Nhiều chậm trễ trong giải quyết thủ tục cho người dân không được giảithích một cách thỏa đáng
- Việc tiếp cận các văn bản, thông tin của người dân còn gặp khó khăn
- Phần thông tin về cơ chế chính sách trên Cổng thông tin điện tử của tỉnhnói chung và trên các trang web của các cơ quan hành chính trong tỉnh nói riêngchưa được cập nhật một cách đầy đủ, thường xuyên
Giải pháp đề xuất:
- Tiếp tục công khai các thủ tục hành chính cùng với thời gian giải quyết,thiết lập các đường dây nóng ở các cơ quan để có những phản ảnh kịp thời vềkhúc mắc của người dân Sớm sửa đổi Quyết định 3752/2006/QĐ-UBND ngày28/11/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính thựchiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh
- Rà soát chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các ngành, địa phương theohướng rõ ràng minh bạch, chống chồng chéo;
- Phân công nhiệm vụ cần phải nêu rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp đểviệc thực hiện được hiệu quả
- Kiện toàn lại tất cả các trang thông tin điện tử cả về nội dung và hìnhthức Mọi văn bản được phép công bố đều phải đưa lên trang thông tin điện tửmột cách khoa học và nhanh nhất, có quy định rõ thời gian đưa lên trang tin saukhi ban hành Hiện nay còn rất nhiều cơ quan chưa thực hiện hoặc đã thực hiệnnhưng chưa làm tốt nội dung này Đây là kinh thông tin mà nhà đầu tư và ngườidân rất quan tâm để có thể tiếp cận một cách nhanh và đầy đủ nhất thông tin cầnthiết
- Tăng cường công tác thanh tra công vụ, xử lý cán bộ công chức vi phạm
- Việc chậm trễ chưa giải quyết được thủ tục cho người dân cần phải trảlời bằng văn bản trong đó giải thích rõ nguyên nhân
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách qua nhiều kênhthông tin trong đó đặc biệt chú trọng kênh qua Cổng thông tin điện tử của tỉnh,
cơ quan Báo, Đài của tỉnh Yêu cầu và đôn đốc việc cập nhật thông tin của các
cơ quan hành chính trong tỉnh trên Cổng thông tin