- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân - ĐKKD: Đăng ký kinh doanh - GCI Global Compitiveness Index: Năng lực cạnh tranh toàn cầu - GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ
NGUYỄN QUỐC HUY
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ:
8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
HOÀNG TRỌNG HÙNG
HUẾ, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả trong luận văn là có thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết quả của luận vănchưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
Học viên kí tên
Nguyễn Quốc Huy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn thạc sỹ, tôi xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc tới quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế Đặc biệt cảm ơn TS.Hoàng Trọng Hùng người đã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến và giúp đỡ tôi hoànthành luận văn
Xin chân thành cảm ơn tới những người thân, gia đình và bạn bè đã luôn độngviên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện nghiên cứu này
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạnchế, thiếu sót, kính mong quý thầy cô, các anh chị học viên và những người quantâm đến luận văn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn
Học viên kí tên
Nguyễn Quốc Huy
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : NGUYỄN QUỐC HUY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410
Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG TRỌNG HÙNG
Tên đề tài: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấptỉnh PCI, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địabàn tỉnh Quảng Trị Trong đó điểm số chi phí không chính thức trong PCI trên địa bàntỉnh luôn ở mức thấp so với trung vị cả nước
2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
- Phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập các ý kiến khách quan từ doanh nghiệp,Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích kết quả phỏng vấn sâu
- Phương pháp so sánh dữ liệu theo thời gian chỉ số CPI và chỉ số chi phí khôngchính thức giữa tỉnh Quảng Trị với trung vị cả nước và các tỉnh lân cận nhằm đánhgiá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và mức độ chi phí không chính thức
3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Số liệu thứ cấp giai đoạn 2013-2016 của VCCI cho thấy chi phí không chínhthức trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu cụ thể về chiphí không chính thức dần đạt đến mức trung vị của cả nước Kết quả phỏng vấn sâucác doanh nghiệp cũng cho thấy đánh giá tốt về công tác cải cách thủ tục hànhchính, thanh tra kiểm tra Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như: Tính minh bạch
về thông tin cần cho kinh doanh, công tác đấu thầu hợp đồng nhà nước, mức độthân thiện của cán bộ nhà nước Từ những hạn chế đó, tác giả đề xuất các giải phápkhắc phục như sau: Công nghệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công;Phát triển các website các Sở, ngành; Tổ chức đấu giá cho thuê đất phục vụ sản suấtkinh doanh; Tăng cường minh bạch trong việc bán hồ sơ mời thầu; Đổi mới nhậnthức về nền hành chính phục vụ nhân dân; Tổ chức chương trình tập huấn phòngchống tham nhũng cho doanh nghiệp; Hạn chế tối đa sự chồng chéo trong hoạt độngthanh tra, kiểm tra
Trang 5- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
- ĐKKD: Đăng ký kinh doanh
- GCI (Global Compitiveness Index): Năng lực cạnh tranh toàn cầu
- GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- IMD (International Institute for Management Development): Viện Quốc tế vềQuản lý và Phát triển
- KTTT: Kinh tế thị trường
- PCI (Provincial Competitiveness Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
- UBND: Ủy Ban Nhân Dân
- USAID (United States Agency for International Development): Cơ quan pháttriển quốc tế Hoa Kỳ
- VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): Phòng Thương Mại vàCông Nghiệp Việt Nam
- VN: Việt Nam
- VNCI (Vietnam Competitiveness Initiatives): Dự án Nâng cao năng lực cạnhtranh Việt Nam
- WEF (World Economic Forum): Diễn đàn Kinh tế Thế giới
- WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
- XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa
Trang 6MỤC LỤC
1
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iiiii
Danh mục các từ viết tắt iiv
Mục lục .v Danh mục các sơ đồ, bảng biểu viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .1
2 Mục tiêu nghiên cứu .2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
4 Phương pháp nghiên cứu .3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC 5
1.1 Một số khái niệm liên quan đến năng lực cạnh tranh .5
1.1.1 Năng lực cạnh tranh 5
1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia .6
1.2 Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện áp dụng tại Việt Nam – PCI 11
1.2.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI .11
1.2.2 Phương pháp và thang đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI .14
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Trang 8vi i
không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
34
1.4.1 Tỉnh Trà Vinh 34
1.4.2 Tỉnh Bến Tre 35
1.4.3 Kinh nghiệm từ Đà Nẵng 37
1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị 37
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ 40
GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 40
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu .40
2.1.1 Thông tin cơ bản .40
2.1.2 Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh .43
2.2 Thực trạng xếp hạng chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2016 .44
2.2.1 Phân tích biến động của chỉ số PCI 44
2.2.2 Phân tích biến động của chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị 50
2.3 Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về chi phí không chính thức 58
2.4 Đánh giá chung 64
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020 67
3.1 Công nghệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công 67
3.2 Phát triển các website các Sở, ngành để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư .69
3.3.Tổ chức đấu giá cho thuê đất phục vụ sản suất kinh doanh .70
3.4 Tăng cường minh bạch trong việc bán hồ sơ mời thầu
Trang 9viii
Trang 101 Kết luận 76
2 Kiến nghị 762.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN
BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT
PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia 8
Bảng 2.1: Biến động doanh nghiệp ở Tỉnh Quảng Trị 2013-2016 43
Bảng 2.2: Số vốn đầu tư từ doanh nghiệp ở Tỉnh Quảng Trị 2013-2016 43
Bảng 2.3: Tổng hợp điểm số PCI của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2016 45
Bảng 2.4: Các chỉ số thành phần của tỉnh Quảng Trị giai đọan 2013 - 2016 45
Bảng 2.5: Điểm số chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2016 51
Bảng 2.6: Điểm số chỉ số CPKCT của Quảng Trị và trung vị cả nước giai đoạn 2013 - 2016 52
Bảng 2.7: Chỉ tiêu % doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm chi phí không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả nước 5
3 Bảng 2.8: Chỉ tiêu % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả nước .54
Bảng 2.9: Chỉ tiêu % DN cho rằng Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết công việc cho DN là phổ biến của Quảng Trị và trung vị cả nước 54
Bảng 2.10: Chỉ tiêu % DN cho rằng Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả nước 55
Bảng 2.11: Chỉ tiêu % DN cho rằng Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được của Quảng Trị và trung vị cả nước 56
Bảng 2.12: Điểm số chỉ số CPKCT của các tỉnh thuộc Duyên hải Miền Trung giai đoạn 2013 -2016 56
Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả phỏng vấn ý kiến doanh nghiệp 58
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng chothấy, chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội địa phương Vai trò ấy trở nên quan trọng hơn nhiều khi quá trìnhphân cấp ngày càng sâu và thực chất hơn Chính quyền cấp tỉnh đã và đang nỗ lựccải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vànhà đầu tư trên địa bàn của mình Từ những điều kiện ban đầu được coi là kémhấp dẫn với các nhà đầu tư như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động banđầu, quy mô thị trường, … nhiều địa phương đã thành công trong thu hút đầu tư,phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân.Những thành công đó đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoàinước quan tâm đến vai trò của cấp tỉnh, mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ởViệt Nam
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI lần đầu tiên đã đưa nội dung nângcao năng lực cạnh tranh vào báo cáo chính trị để thảo luận ở các cấp và xác địnhnăm 2016 là năm cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấptỉnh Trong đó cải thiện chỉ số chi phí không chính thức trở thành vấn đề cốt yếunhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đề cao trách nhiệm của người đứngđầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc phòng chống tham nhũng, cungứng các dịch vụ công; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp;thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp; tạo sựchuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trịnhằm thực hiện mục tiêu xây dựng cộng đồng doanh nghiệp trở thành lực lượng
đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quê hương
Từ trước đến nay, câu châm ngôn “Phép vua còn thua lệ làng” luôn nằm sâutrong tâm trí các doanh nghiệp, muốn hoạt động thuận lợi phải luôn có một
Trang 132khoản chi phí “bôi trơn” để “cỗ máy” doanh nghiệp có thể được vận hành mộtcách trơn
Trang 14tru Không có bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động của mình bị giánđoạn bởi những lý do mang tính nhạy cảm Có cung thì ắt hẳn phải có cầu, mà ởđây chính các doanh nghiệp là bên “cung” còn các cơ quan công quyền như bên
“cầu” Chính vì sự tồn tại lâu dài của các loại chi phí “bôi trơn” này đang gây ảnhhưởng đến sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh - đầu tư tại Việt Nam vàQuảng Trị không phải là ngoại lệ
Theo kết quả đánh giá xếp hạng chỉ số Chi phí không chính thức của VCCI từnăm 2013 đến năm 2016 cho thấy Quảng Trị là địa phương có điểm số và thứhạng tương đối thấp và chưa bao giờ đạt mức trung vị của cả nước Năm 2013,tỉnh Quảng Trị đạt 5.13 điểm xếp hạng 55 trong số 63 tỉnh/thành Đến năm
2014, Quảng Trị đã có sự giảm điểm đáng kể khi chỉ đạt 3,77 điểm, đứng thứ 59trong số
63 tỉnh/thành Mặc dù, năm 2015 và 2016, Quảng Trị đã có sự cải thiện về điểm
số (4.77 điểm, xếp hạng 49/63 vào năm 2016) nhưng sự chuyển biến diễn ratương đối chậm và vẫn ở mức thấp so với cả nước Điều này cho thấy, QuảngTrị vẫn chưa cải thiện được chỉ số Chi phí không chính thức
Xuất phát từ những lý do ấy đã đặt ra vấn đề cấp thiết nghiên cứu sâu hơn vềthực trạng chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị, chỉ rõ những mặtcòn hạn chế để có giải pháp nhằm cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức củatỉnh Quảng Trị và cũng trên cơ sở đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của
tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá chỉ số chi phí không chính thức và đề xuất các giải pháp cải thiện chỉ
số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh QuảngTrị
Trang 153 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là chỉ số chi phíkhông chính thức trong năng lực cạnh tranh của Tỉnh Quảng Trị
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được phân tích trong giai đoạn từ 2013 đến
2016 Số liệu sơ cấp được thu thập trong quá trình điều tra khảo sát doanh nghiệp
trong thời gian thực hiện đề tài
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu khai thác đồng thời hai cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Số liệu thứ cấp gồm các chỉ số vĩ mô của Tỉnh Quảng Trị, chỉ số PCI và chỉ sốchi phí không chính thức của PCI Những số liệu này được công bố chính thức ở:
- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh;
- Nguồn Niên giám thống kê tỉnh
- Bộ dữ liệu PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)khảo sát, tổng hợp và công bố từ 2013 đến 2016;
Trang 164.2 Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp định tính và định lượng
- Phương pháp định tính gồm: Phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập các ýkiến khách quan từ doanh nghiệp; Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phântích kết quả phỏng vấn sâu
Trang 17PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999) thì “Năng lực” là: (1) Những điều kiện đủ
hoặc vốn có để làm một việc gì; (2) Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc
Theo quan điểm của Karl Marx, “Cạnh tranh” là: sự ganh đua đấu tranh gay
gắt giữa các nhà Tư Bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sảnxuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch Theo Từ điển kinhdoanh Anh (1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: sựganh đua, kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giànhcùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạtđộng tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, cácnhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằmdành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất
Trang 18Dựa vào hai khái niệm trên, ta có thể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khảnăng giành thắng lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức,doanh nghiệp hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó, mục tiêu
ấy được khái quát nhất, hiệu quả cao và phát triển bền vững Kế thừa những quanniệm đã trình bày, tác giả đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Nănglực cạnh tranh là khả năng tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thểcạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt được mụctiêu với hiệu quả cao và bền vững
Nói đến năng lực cạnh tranh, tùy theo yêu cầu nghiên cứu mà có thể đề cậpđến năng lực cạnh tranh ở những cấp độ khác nhau như: cấp độ quốc gia, cấp độngành và cấp độ hẹp hơn là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của từngloại sản phẩm/dịch vụ Dẫu đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về năng lựccạnh tranh trên các cấp độ, song chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn đượcthừa nhận về vấn đề này, do đó chưa có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh.Chỉ xét riêng năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia thì trên thế giới cũng đã có hai
hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các nước và các thiết chếkinh tế quốc tế sử dụng phổ biến là:
1 - Phương pháp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báocáo Cạnh tranh toàn cầu;
2 - Phương pháp do Viện Quốc tế về Quản lý và Phát triển (IMD) đề xuất trongNiên giám Cạnh tranh thế giới
Cả hai phương pháp trên đều do một số Giáo sư đại học Harvard nhưMichael Porter, Jeffrey Sachs và chuyên gia của WEF như Peter Cornelius,Macha Levinson tham gia xây dựng
1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh của quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khácnhau Theo Lương Gia Cường- Nhà xuất bản Giao thông vận tải - 2003: Năng lực
Trang 19cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt đượctăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định được kinh tế xã hội,nâng cao đời sống của người dân
Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) định nghĩa: Năng lực cạnhtranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bềnvững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sựthay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian
Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sảnxuất quốc gia Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lựccon người, tài nguyên và vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mứcsống bền vững thể hiện qua mức lương, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỷ suất lợinhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên Năng lực cạnh tranh không phải là việcmột quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnhtranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực Năng suất của nền kinh tế quốcdân có được nhờ sự kết hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Theo đánh giá năng lực cạnh tranh của WEF, năng lực cạnh tranh của mộtquốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lựcsản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liêntục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Trên cơ sở quan điểmnày, WEF cũng đưa ra một khung khổ các yếu tố xác định năng lực cạnh tranhtổng thể của một quốc gia và phân chia các yếu tố này thành 8 nhóm chính, vớihơn 200 chỉ tiêu khác nhau Từ năm 2000, WEF phân nhóm lại, từ 8 nhóm gộp lại
và điều chỉnh thành 3 nhóm lớn, tuy vẫn dựa trên 200 chỉ số cơ bản nhưng trọng
số của mỗi chỉ số và mỗi nhóm được điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với vai trò,tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh, chẳnghạn chỉ số công nghệ từ hệ số 1/9 lên 1/3 Nhóm 1 - Môi trường kinh tế vĩ mô.Nhóm 2 - Thể chế công Nhóm 3 - Công nghệ (còn gọi là nhóm sáng tạo kinh tế,khoa học, công nghệ)
Trang 20Năm 1990, M Porter cho ra đời cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”nhằm lý giải nguồn gốc của sự thịnh vượng bền vững trong nền kinh tế toàncầu hiện đại Trong khi cuốn sách đề cập đến cấp độ quốc gia, điều tương tự cóthể và đã được áp dụng vào cấp độ khu vực, thành phố Điểm nổi bật nhấttrong “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” là M Porter đã vận dụng Mô hình kim cươngvào việc lý giải năng lực cạnh tranh quốc gia Theo đó, mô hình kim cương baogồm 6 nhân tố:
Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia
Các ngành hỗtrợ và liên quan
Điều kiện nhucầu thị trường
Chính phủ
(Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M Porter)
Điều kiện về nhân tố sản xuất: vị trí của quốc gia trong các nhân tố sản xuấtcần thiết để cạnh tranh trong ngành nghề đó Ví dụ: lao động có tay nghề hay cơ
sở hạ tầng Sự trộn lẫn các nhân tố (được biết như là những tỷ lệ thành phần cácnhân tố) khác nhau nhiều giữa các quốc gia Các doanh nghiệp đạt được lợithế cạnh tranh nếu họ bảo đảm những nhân tố chất lượng cao hay chi phí thấpnào đó quan trọng đối với việc cạnh tranh trong một ngành nghề nào đó
Trang 21(1) Điều kiện về nhu cầu thị trường: tính chất của nhu cầu trong nước về sảnphẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó Ảnh hưởng quan trọng nhất của nhu cầunội địa lên những lợi thế cạnh tranh là thông qua đặc điểm và tổng hợp nhu cầukhách hàng trong nước Các yếu tố nhu cầu nội địa giúp các doanh nghiệp nắmbắt, hiểu, và đáp ứng nhu cầu của người mua Trong các ngành nghề và phânđoạn ngành nghề, các nước đạt được lợi thế cạnh tranh là những nước cónhu cầu nội địa cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương một phác họa rõràng và nhanh chóng hơn về nhu cầu của người mua so với những gì các đối thủnước ngoài có thể thấy được Áp lực của người mua nội địa thúc đẩy các doanhnghiệp địa phương đổi mới nhanh chóng hơn, tạo được lợi thế cạnh tranh caohơn so với các đối thủ nước ngoài Sự khác nhau giữa các quốc gia về tính chấtnhu cầu nội địa nằm sau những lợi thế này.
(2) Các ngành nghề hỗ trợ và có liên quan: sự có mặt hay thiếu vắng tại quốcgia đó những ngành nghề cung ứng và ngành nghề có liên quan có khả năng cạnhtranh quốc tế Sự hiện diện trong một nước của các ngành cạnh tranh có liênquan nhau thường dẫn đến những ngành cạnh tranh mới Các ngành có liên quannhau là những ngành trong đó các doanh nghiệp có thể hợp tác hoặc chia sẻ cáchoạt động trong dây chuyền giá trị khi cạnh tranh hoặc những ngành có liên quan
về các sản phẩm bổ sung nhau
(3) Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp: điều kiện tại quốcgia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào, vàbản chất của sự cạnh tranh trong nước Yếu tố quyết định thứ tư của lợi thế cạnhtranh quốc gia trong một ngành nghề là bối cảnh mà doanh nghiệp được tạodựng, tổ chức và quản lý cũng như tính chất của đối thủ cạnh tranh trong nước.Mục tiêu, chiến lược, và cách thức tổ chức doanh nghiệp trong các ngành nghềbiến đổi đa dạng giữa các quốc gia Lợi thế quốc gia có được là nhờ họ biết lựachọn các yếu tố trên và kết hợp với nguồn lợi thế cạnh tranh trong một ngànhnghề đặc thù nào đó Mô hình cấu trúc của đối thủ địa phương cũng có một vai
Trang 22trò to lớn trong tiến trình
Trang 23cải cách và triển vọng cuối cùng cho sự thành công mang tính quốc tế Cách thứcdoanh nghiệp được quản lý và cách thức họ chọn để cạnh tranh bị ảnh hưởng bởihoàn cảnh quốc gia.
(4) Cơ hội: là những sự kiện phát triển ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp(và cũng thường là bên ngoài sự quản lý của Nhà nước của quốc gia đang xét) Ví
dụ như những phát minh thuần tuý, những đột phá về kỹ thuật căn bản, chiếntranh, những biến chuyển chính trị bên ngoài và thay đổi về nhu cầu thịtrường nước ngoài Yếu tố cơ hội có thể tạo ra sự gián đoạn, làm thức tỉnhhoặc tái cấu trúc ngành nghề và cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp của mộtquốc gia nào đó loại bỏ các doanh nghiệp của một quốc gia khác Cơ hội đãtừng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi lợi thế cạnh tranh ở nhiềungành nghề Thời cơ đóng vai trò quan trọng vì sự đình trệ chúng tạo ra sẽ dẫn tớinhững thay đổi lớn trong vị thế cạnh tranh Chúng có thể vô hiệu hóa lợi thế củanhững đối thủ trước đây, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nước khác vốn dĩthích ứng được với tình hình mới giành lợi thế cạnh tranh
(5) Chính phủ: chính quyền các cấp có thể cải tiến hay giảm thiểu lợi thế quốcgia Có thể thấy vai trò này rõ nhất bằng cách kiểm tra xem các chính sách ảnhhưởng như thế nào đến mỗi nhân tố quyết định Chính sách chống độc quyền(antitrust) sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong nước Các quy định có thể thayđổi điều kiện nhu cầu thị trường trong nước Đầu tư vào giáo dục có thể thay đổiđiều kiện về nhân tố sản xuất Chi ngân sách (Government purchases) có thể kíchthích những ngành nghề hỗ trợ và liên quan Nếu thực hiện chính sách mà khôngcân nhắc liệu chúng có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định
ra sao thì dẫn đến khả năng làm giảm lợi thế quốc gia thay vì gia tăng lợi thế cạnhtranh
Chính phủ có thể tác động lên bốn nhân tố quyết định kia (hoặc ngược lại)theo hướng tích cực lẫn tiêu cực như trong một số ví dụ đã nêu ở phần trước Trợcấp từ Chính phủ, các chính sách về thị trường vốn tư bản, các chính sách về kinh
Trang 24tế, giáo dục vv… đều ảnh hưởng tới điều kiện nhân tố.
Trang 25 Chính phủ còn có vai trò định hình nhu cầu thị trường trong nước ở mộtcấp độ nào đó Các cơ quan Chính phủ thiết lập tiêu chuẩn về hàng hoá địaphương hay luật định ban hành ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng.
Chính phủ cũng đồng thời là khách hàng lớn đối với các ngành sản xuấttrong nước như hàng hoá dành cho quốc phòng, thiết bị viễn thông, máy baydành cho hàng không quốc gia Với vai trò này, Chính phủ có thể hỗ trợ nhưngcũng có thể làm phương hại đến nền kinh tế nước mình
Chính phủ có thể định hình môi trường hoạt động của các ngành nghề hỗtrợ hoặc có liên quan bằng nhiều cách khác nhau như kiểm soát truyền thôngquảng cáo hay các ngành dịch vụ hỗ trợ khác Đường lối Nhà nước còn ảnh hưởngtới cơ cấu tổ chức, sách lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nhữngcông cụ như luật lệ của thị trường vốn tư bản, chính sách thuế, luật chống độcquyền
Ngược lại, các chính sách Nhà nước cũng chịu tác động của những nhân tốquyết định Trong việc quyết định phân bổ kinh phí giáo dục ở địa phương nào có
sự tác động của nhiều đối thủ cạnh tranh ở địa phương Nhu cầu của thịtrường trong nước về một sản phẩm nào đó có thể dẫn tới việc Chính phủ sẽ sớm
dự thảo một quy định về tiêu chuẩn an toàn
Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tếđạt được tăng trưởng bền vững, hấp dẫn thu hút được đầu tư trong và ngoàinước, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của người dân
1.2 Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện áp dụng tại Việt Nam – PCI
1.2.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI
PCI là một chỉ số tổng hợp của nhiều chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phầntiếp tục được đo lường qua một bộ nhiều thang đo khác nhau Ở phần này sẽtrình bày các thành phần chính cấu thành PCI và những thay đổi theo thời gian của
Trang 26nó.
Trang 27Ban đầu, năm 2005, PCI gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lýgiải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo
đó đã có 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá
Qua năm 2006 hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh- Thiết chếpháp lý và Đào tạo lao động- được đưa vào xây dựng chỉ số PCI Từ năm 2006 trở
đi, tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều được đưa vào bảng xếp hạng, đồngthời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm
Đến năm 2009, chỉ số Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước bị loại bỏ, PCI còn 9 chỉ
số thành phần
Năm 2013, PCI đánh dấu bước thay đổi mới khi chỉ số Cạnh tranh bình đẳngđược đưa vào bộ chỉ số là một thước đo đánh giá, theo đó, một tỉnh được đánhgiá là thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần và cơ cấu này của PCI được ápdụng cho đến nay
10 chỉ số thành phần của PCI hiện nay, theo công bố tại các báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (VCCI & USAID),gồm:
1 Chi phí gia nhập thị trường
2 Tiếp cận đất đai: Doanh nghiệp càng dễ dàng Tiếp cận đất đai và có mặtbằng kinh doanh ổn định;
3 Tính minh bạch: Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanhnghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các vănbản pháp luật cần thiết;
4 Chi phí thời gian: Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủtục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất
5 Chi phí không chính thức;
6 Cạnh tranh bình đẳng
Trang 287 Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong;
8 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp;
9 Chính sách đào tạo lao động tốt;
10 Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu
quả (VCCI & USAID)
Các yếu tố cấu thành này được xây dựng trên các tư tưởng nền tảng sau:
Thứ nhất, PCI là chỉ số chuẩn hóa các thực tiễn điều hành kinh tế thành các
điểm số PCI tập trung phản ánh thực tiễn sẵn có chứ không dựa vào các tiêuchuẩn điều hành kinh tế lí tưởng nhưng khó đạt được Điểm số quy đổi tối đa là
100 và về lý thuyết bất kỳ tỉnh nào cũng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là
100 điểm này bằng cách áp dụng các thực tiễn tốt sẵn có
Thứ hai, PCI đã loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu
(các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh và gần nhưkhông thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô của thịtrường và nguồn nhân lực) Nhờ vậy, chỉ số PCI phản ánh tốt hơn thực tiễn điềuhành kinh tế ở cấp tỉnh
Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả
phát triển kinh tế, chỉ số PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điềuhành kinh tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng Nghiên cứu chỉ ra đượcmối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanhnghiệp, và sự cải thiện phúc lợi của địa phương Mối liên hệ cuối cùng này đặc biệtquan trọng vì nó cho thấy các chính sách và sáng kiến thân thiện với doanh nghiệpkhuyến khích họ hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp,người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cảnền kinh tế
Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số PCI được thiết kế theo hướng dễ hành
Trang 29động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán bộ công chức của tỉnh đưa ra
Trang 30các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện Các chỉ tiêu nàycũng rất thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốtđối với sự thành công của công việc kinh doanh (VCCI & USAID).
1.2.2 Phương pháp và thang đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI
Về phương pháp, PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước gọi tắt là “3T”:
Bước 1: thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các
nguồn đã công bố,
Bước 2: tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm
10, Bước 3: tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên
thang điểm 100
Dữ liệu thu thập qua khảo sát Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp
lấy mẫu ngẫu nhiên nhằm phản ánh chính xác đặc điểm của các doanh nghiệp tạitỉnh Mẫu được phân tầng nhằm đảm bảo tính đại diện về thời gian hoạt động,loại hình pháp lý, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp
Thang đo cho 10 chỉ số thành phần của PCI bao gồm:
Chỉ số 1 Chi phí gia nhập thị trường
Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thịtrường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau Các chỉ tiêu cụthể bao gồm:
- Thời gian đăng ký doanh nghiệp –tính bằng số ngày
- Thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp - số ngày
- % Doanh nghiệp cần thêm giấy phép kinh doanh khác
- Tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động (sau
Trang 31- Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
Trang 32- % doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để
- Thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai
- Hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận Một cửa rõ ràng và đầy đủ
- Cán bộ tại bộ phận Một cửa am hiểu về chuyên môn (% đồng ý)
- Cán bộ tại bộ phận Một cửa nhiệt tình, thân thiện (% đồng ý)
- Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận Một cửa tốt (% đồng ý)
- Không có lập luận nào ở trên là đúng (% đồng ý)
Chỉ số 2 Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất
Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt:việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và đượcđảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không, gồm:
- % doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và có Giấy chứng nhận Quyền sửdụng đất
- % diện tích đất trong tỉnh có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc
mở rộng mặt bằng kinh doanh
- Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao đến 5: Rất thấp)
- Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (% Luônluôn hoặc Thường xuyên)
Trang 33- Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thịtrường (% Đồng ý).
- % doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục
- % doanh nghiệp có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do thủtục hành chính rườm rà/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu
Chỉ số 3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cầnthiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếpcận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới cóđược tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triểnkhai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnhđối với doanh nghiệp
- Tiếp cận tài liệu quy hoạch (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không thể tiếp cận)
- Tiếp cận tài liệu pháp lý (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không thể tiếp cận)
- Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Rấtquan trọng hoặc Quan trọng)
- Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh
(% Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý)
- Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của tỉnh đối với quy địnhpháp luật của Trung ương (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên)
- % Doanh nghiệp tham gia góp ý kiến về quy định, chính sách của Nhànước
- Độ mở và chất lượng của trang web tỉnh
Trang 34- Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp địa phương trong việc xây dựng vàphản biện chính sách, quy định của tỉnh (% quan trọng hoặc vô cùng quan trọng)
- % doanh nghiệp truy cập vào website của UBND tỉnh
- Các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để doanh nghiệp sử dụng cho hoạtđộng kinh doanh (% Đồng ý)
- Các tài liệu về ngân sách được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân cóthẩm quyền phê duyệt (% Đồng ý)
Chỉ số 4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hànhchính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạmdừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanhtra, kiểm tra
- % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiệncác quy định pháp luật của Nhà nước
- Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan)
- Số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế
- Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý hoặc hoàntoàn đồng ý)
- Cán bộ nhà nước thân thiện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký (% hoàntoàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Thủ tục giấy tờ đơn giản (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Phí, lệ phí được công khai (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Không thấy bất kì sự thay đổi đáng kể nào (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
Trang 35Chỉ số 5 Chi phí không chính thức
Đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và cáctrở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đemlại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụngcác quy định của địa phương để trục lợi hay không
- Các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phíkhông chính thức (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí khôngchính thức
- Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổbiến (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chínhthức (% thường xuyên hoặc luôn luôn)
- Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (% Đồng ýhoặc Hoàn toàn đồng ý)
Trang 36- Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành chocác tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Dễ dàng có được các hợp đồng từ cơ quan Nhà nước là đặc quyền dànhcho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Tỉnh ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoàihơn là doanh nghiệp trong nước (% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân
(% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các doanhnghiệp FDI (% đồng ý)
- Miễn giảm thuế TNDN là đăc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (%đồng ý)
- Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành chocác doanh nghiệp FDI (% đồng ý)
- Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn
Chỉ số 7 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thichính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm pháttriển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và ápdụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng cólợi cho doanh nghiệp
Trang 37- Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khuvực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực)
- UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinhdoanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mớiphát sinh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở,ngành (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thựchiện tốt ở cấp huyện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bảntrung ương: “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “không làm gì” (% lựachọn)
Chỉ số 8 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng
để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiếnthương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìmkiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương vàcung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp
- Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổchức cho năm nay
- Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh nghiệp (%)
- Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài trêntổng số nhà cung cấp dịch vụ (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường (%)
Trang 38- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếmthông tin thị trường (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn vềpháp luật (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ hỗ trợ tìmđối tác kinh doanh (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinhdoanh (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liênquan đến công nghệ (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên chocác dịch vụ liên quan đến công nghệ (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính(%)
Trang 39- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về kếtoán và tài chính (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tàichính (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo vềquản trị kinh doanh (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinhdoanh (%)
Chỉ số 9 Đào tạo lao động
Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và pháttriển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúpngười lao động tìm kiếm việc làm
- Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục phổthông (% Rất tốt hoặc Tốt)
- Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dụchướng nghiệp dạy nghề (% Rất tốt hoặc Tốt)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tuyểndụng và giới thiệu việc làm (%)
- Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%)
- % tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động
- % tổng chi phí kinh doanh dành cho tuyển dụng lao động
- Mức độ hài lòng với lao động (% đồng ý rằng lao động đáp ứng được nhucầu sử dụng của doanh nghiệp)
Trang 40- Tỉ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa quađào tạo (%) (BLĐTBXH)
- Tỉ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo nghềngắn và dài hạn trên tổng lực lượng lao động (%)
- % số lao động của doanh nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo tại các
vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương
- Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũngcủa cán bộ (% thường xuyên hoặc luôn luôn)
- Doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bảnquyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Số lượng các vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa
án kinh tế cấp tỉnh xét xử trên 100 doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyếttranh chấp (%)
- Tỉ lệ % nguyên đơn ngoài quốc doanh trên tổng số nguyên đơn tại Toàn ánkinh tế tỉnh
- Số tháng trung vị để giải quyết vụ kiện tại tòa
- % Chi phí chính thức và không chính thức để giải quyết tranh chấp trongtổng giá trị tranh chấp