1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần kim khí lan anh

97 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Phân tích TCDN cần đạt những mụctiêu cơ bản sau: Đầu tiên là đánh giá chính xác tình hình TCDN trên các khía cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN KIM KHÍ LAN ANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ HOÀNG TUẤN LINH

MÃ SINH VIÊN : A17195 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN KIM KHÍ LAN ANH

Giáo viên hướng dẫn : ThS Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Đỗ Hoàng Tuấn Linh

Mã sinh viên : A17195 Chuyên ngành : Tài chính

HÀ NỘI – 2014

Thang Long University Library

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lòng biết ơn, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.SChu Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp này Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo đãtận tình truyền đạt những kiến thức quan trọng và bổ ích không chỉ là nền tảng cho quátrình thực hiện khóa luận mà còn là hành trang cho chặng đường phía trước

Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Thăng Long cũngnhư các phòng ban khác đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất để em có cơ hội và môi trườnghọc tập tốt nhất trong suốt quá trình rèn luyện

Do kiến thức và khả năng lý luận vẫn còn có nhiều hạn chế nên khóa luận vẫncòn những thiếu sót nhất định Em mong nhận được những đóng góp của các thầygiáo, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo, Ban Lãnh đạo trường Đạihọc Thăng Long dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014

Sinh viên

Đỗ Hoàng Tuấn Linh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗtrợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngườikhác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và đượctrích dẫn rõ ràng

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Đỗ Hoàng Tuấn Linh

Thang Long University Library

Trang 5

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP

1 1.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 1

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 1

1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 1

1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 3

1.2 Phương pháp phân tích 4

1.2.1 Phương pháp so sánh 4

1.2.2 Phương pháp cân đối 5

1.2.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ 5

1.2.4 Phương pháp phân tích Dupont 6

1.2.5 Phương pháp khác 7

1.3 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 7

1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 9

1.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 9

1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 11

1.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 13

1.4.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 14

1.4.5 Phân tích điểm hòa vốn 22

1.4.6 Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tại doanh nghiệp 23

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp 25

1.5.1 Yếu tố khách quan 25

1.5.2 Yếu tố chủ quan 27

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ LAN ANH 31

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh 31

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh .31

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty 32

Trang 6

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 32

2.2.Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh 34

2.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh giai

-2013 34

2.2.2.Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh giai đoạn 2011 – 2013 44 (Đơn vị: triệu đồng) 44

2.2.3.Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh giai đoạn 2011 – 2013 47

Trang 7

3.4.4 Quản lý khoản phải thu khách hàng 69

3.4.5 Một số giải pháp khác 71

Thang Long University Library

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐÔ, HÌNH VẼ

Bảng 2.1 Sự biến động tài sản giai đoạn 2011 – 2013 tại Công ty Cổ phần Kim khí

Lan Anh 34

Bảng 2 2 Tiền và các khoản tương đương tiền 35

Bảng 2.3 Tài sản ngắn hạn khác 37

Bảng 2.4 Sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 tại Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh 39

Bảng 2.5 Phân tích nguồn tài trợ vốn 42

Bảng 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh giai đoạn 2011 – 2013 44

Bảng 2.7 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 47

Bảng 2.10 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 51

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho 53

Bảng 2.12 Hiệu suất sử dụng tài sản 55

Bảng 2.13 Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời 57

Bảng 2.14 Phân tích tác động của ROS lên ROA 58

Bảng 2.15 Phân tích tác động của hiệu suất sử dụng tổng tài sản lên ROA 58

Bảng 2.16 Doanh thu – chi phí và điểm hòa vốn tại Kim khí Lan Anh 59

Bảng 2.17 Mức sử dụng đòn bẩy hoạt động và DOLS 60

Bảng 2.18 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và DFL 61

Bảng 2.19 Độ bẩy tổng hợp 62

Bảng 3.1 Đánh giá tình hình tài chính giai đoạn 2011 – 2013 tại Công ty cổ phần kim khí Lan Anh 65

Bảng 3.5 Dự tính sự thay đổi về hàng tồn kho sau khi áp dụng giải pháp 69

Bảng 3.2 Mô hình điểm số của Altman 70

Bảng 3.3 Tỷ lệ chiết khấu thanh toán 70

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh 32

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với nền kinh tế của mỗi đất nước, các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp đóngmột vai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững Tại Việt Nam,môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng, đây là cơ hội lớn cho mỗi doanhnghiệp trên thị trường nâng cao vị thế, tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, việc mở rộngcũng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới có thể gây ra những biến động không tốtđặc biệt trong thời gian gần đây Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tích cực trong việctìm ra hướng đi đúng đắn, tạo được sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp khác,tạo được sự vững mạnh tài chính và đảm bảo nghĩa vụ kinh tế

Từ đó, mọi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, muốnthấy được và khắc phục những điểm yếu kém để nâng cao hiệu quả đạt được đều cầnphải tiến hành phân tích tài chính dựa trên báo cáo tài chính hàng năm Thông qua việcphân tích tài chính, doanh nghiệp có thể rút ra những kinh nghiệm, hạn chế được việcđưa ra những quyết định sai lầm trong tương lai để hoàn thành mục tiêu của doanhnghiệp Ngoài ra, những thông tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tưhay các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để nhằm có cái nhìn tổng quát nhất, đúngđắn nhất trước khi ra các quyết định đầu tư hay những chính sách điều chỉnh vĩ mô nềnkinh tế

Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính trongdoanh nghiệp, em đã chọn “Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiệntình hình tài chính Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh” trong giai đoạn 2011 -2013làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Tổng hợp những kiến thức, lý thuyết đã tích lũy được trongquá trình học tập để từ đó nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của một doanhnghiệp cụ thể trong thực tế

- Mục tiêu cụ thể:

+ Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra và giải thích đượcnhững nguyên nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2011 - 2013

+ Qua phân tích tình hình tài chính để chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm

và hạn chế của doanh nghiệp

+ Tìm hiểu, đề xuất một số biện pháp thay đổi, cải thiện tình hình tài chính thíchhợp cho doanh nghiệp

Thang Long University Library

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính, xu hướng tài chính doanh nghiệp,

cụ thể với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và kinh doanhkim khí, vật liệu xâydựng

- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính của Công

ty Cổ phần Kim khí Lan Anh giai đoạn 2011 - 2013 thông qua các báo cáo tài chính vàmột số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong giai đoạn này Qua đó, ta sẽ có những đánhgiá, cái nhìn tổng quát về sự cân bằng tài chính, về hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh, tình hình sử dụng tài sản – nguồn vốn…

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và phân tích tàichính doanh nghiệp Phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các phươngpháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phân tích thống kê…kết hợp với những kiến thức đãhọc cùng với thông tin thu thập từ thực tế, mạng xã hội và các tài liệu tham khảokhác…

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Kết cấu chính của khóa luận được chia thành ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ

phần Kim khí Lan Anh

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP 1.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

“Phân tích TCDN là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hình TCDN thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp.” (Nguồn: trang 4 sách Phân tích tài chính doanh nghiệp - ThS Ngô

Kim Phượng)

Phân tích TCDN làmột công cụ quản lý, trên cơ sở sử dụng hệ thống chỉ tiêuphân tích phù hợp thông qua các phương pháp phân tích nhằm đánh giá tình hình tàichính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định Trên cơ sở

đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết địnhnhằm tăng cường quản lý tài chính và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh

Ngoài ra, phân tích TCDN còn là quá trình xem xét, kiểm tra kết cấu, thực trạngtài chính, từ đó đưa ra những so sánh, đối chiếu những chỉ tiêu tài chính hiện tại vớichỉ tiêu quá khứ hay chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác…nhằm xác định tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để xác định phương pháp quảntrị thích hợp Phân tích TCDN là việc làm thường xuyên và không thể thiếu ở mỗidoanh nghiệp, nó mang tính chiến lược lâu dài và ý nghĩa thực tiễn quan trọng

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích TCDN là đánh giá rủi ro phá sảntác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giákhả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanhnghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những

dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệptrong tương lai Nói cách khác, phân tích TCDN là cơ sở để dự đoán tài chính - mộttrong các hướng dự đoán doanh nghiệp Phân tích TCDN có thể được ứng dụng theonhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), vớimục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệphoặc ngoài doanh nghiệp)

1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh

nghiệp

Dưới sự quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, trong thời đại công nghiệp hóa– hiện đại hóa, có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của một doanhnghiệp như: các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quanquản lý nhà nước…Các đối tượng này có những mối quan tâm đến tình hình TCDNdưới những góc nhìn khác nhau Việc phân tích TCDN giúp cho những đối tượng này

1

Trang 12

Thang Long University Library

Trang 13

có được thông tin phù hợp với yêu cầu hay mục đích sử dụng của bản thân để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý.

Với các nhà đầu tư hướng tới lợi nhuận, mối quan tâm của họ là khả năng sinh

lời của doanh nghiệp Bên cạnh đó, trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thịtrường, họ còn chú trọng đến tính an toàn của những đồng vốn họ bỏ ra, vì vậy, mộtyếu tố được quan tâm bởi những nhà đầu tư là mức độ rủi ro của dự án đầu tư, trong

đó rủi ro TCDN đặc biệt quan trọng Việc phân tích TCDN giúp họ có được nhữngđánh giá về khả năng sinh lời cũng như rủi ro kinh doanh, tính ổn định lâu dài của mộtdoanh nghiệp

Trong khi đó, những nhà cung cấp tín dụng lại quan tâm đến khả năng thanh

toán các khoản nợ của doanh nghiệp Các nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn thườngquan tâm đến khả năng thanh toán nhằm đáp ứng những yêu cầu chi trả trong thời gianngắn của doanh nghiệp Còn những nhà cung cấp tín dụng dài hạn quan tâm đến khảnăng trả lãi và gốc đúng hạn, do đó, ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm đếnkhả năng sinh lời cũng như tính ổn định của doanh nghiệp Từ đó, việc phân tíchTCDN góp phần giúp những nhà cung cấp tín dụng đưa ra quyết định về việc có nêncho vay hay không? Vay trong bao lâu và vay bao nhiêu?

Nhà quản lý doanh nghiệp cần thông tin từ phân tích TCDN để kiểm soát, giám

sát, điều chỉnh tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp Các thông tin này giúp

họ đưa ra những quyết định về cơ cấu nguồn tài chính, đầu tư hay phân chia lợi nhuận,biện pháp điều chỉnh hoạt động phù hợp…

Ngoài ra, cơ quan thuế hay cơ quan thống kê cũng có những quan tâm nhất

định đến thông tin tài chính Những thông tin này giúp cơ quan thuế nắm rõ tình hìnhthực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp với nhà nước Các cơ quan thống kê cóthể tổng hợp các số liệu tài chính từ mỗi doanh nghiệp đến toàn ngành, toàn khu vực

để từ đó đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô dài hạn

Không những vậy, người lao động cũng quan tâm đến tình hình TCDN Những

người đang lao động tại doanh nghiệp muốn biết về tình hình tài chính thực sự, hoạtđộng sản xuất kinh doanh, phân bổ các quỹ tài chính, phân chia lợi nhuận, các kếhoạch kinh doanh trong tương lai để đánh giá triển vọng doanh nghiệp, có niềm tin vàodoanh nghiệp tạo động lực làm việc Những chỉ tiêu tài chính còn góp phần giúpnhững người đang tìm kiếm việc làm có cái nhìn tích cực hay tiêu cực về phía doanhnghiệp trong lúc họ đang lựa chọn, mong muốn làm việc ở những doanh nghiệp có khảnăng sinh lời cao, công việc ổn định lâu dài, với hy vọng về mức lương xứng đáng

Có thể thấy, vai trò cơ bản của phân tích TCDN chính là cung cấp thông tin hữu ích cho tất cả những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của một

2

Trang 14

doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp với mục đích của bản thân mình.

1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lýtài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác, hình thành hệ thống các chỉ tiêu tàichính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai.Như vậy, phân tích tài chính trước hết là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo cáotài chính thành những thông tin hữu ích Quá trình này có thể thực hiện theo nhiềucách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích Phân tích tài chính được sửdụng như là công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư, ngoài ra nó cònđược sử dụng như một công cụ dự đoán các điều kiện và kết quả tài chính trong tươnglai, là công cụ đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp Phân tích tài chính sẽ tạo racác chứng cứ có tính hệ thống và khoa học đối với các nhà quản trị

Hoạt động TCDN liên quan đến nhiều đối tượng, từ các nhà quản trị ở doanhnghiệp đến các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước nênmục tiêu phân tích của mỗi đối tượng khác nhau Phân tích TCDN cần đạt những mụctiêu cơ bản sau:

Đầu tiên là đánh giá chính xác tình hình TCDN trên các khía cạnh khác nhau như

cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụngtài sản, khả năng sinh lời, rủi ro tài chính… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả nhữngđối tượng quan tâm đến TCDN như nhà đầu tư, nhà cung cấp tín dụng, cơ quan thuế,người lao động…

Thứ hai là định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiềuhướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ,phân chia lợi nhuận…

Thứ ba là trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp cho người phân tích tàichính có thể dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai

Cuối cùng là công cụ để kiểm soát HĐKD của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra,đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, địnhmức…Từ đó, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong HĐKD, góp phần giúpcho doanh nghiệp có được những quyết định cũng như giải pháp đúng đắn, đảm bảoviệc kinh doanh hiệu quả cao Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trịdoanh nghiệp

Tóm lại, mục tiêu phân tích TCDN phụ thuộc vào quyền lợi của cá nhân, tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp Do vậy, việc phân tích TCDN ảnh hưởng đến nhiều nội dung khác nhau và bao trùm phạm vi rất rộng lớn với những nhà quản trị doanh nghiệp.

3

Thang Long University Library

Trang 15

1.2 Phương pháp phân tích

Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụngtài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hìnhbiến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tàichính với nhau

Cụ thể, trong thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau:

1.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích.Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượngnghiên cứu, từ đó giúp các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.Người sử dụng phương pháp so sánh cần nắm chắc những vấn đề sau:

Đầu tiên là điều kiện so sánh: Điều kiện quan trọng để đảm bảo phép so sánh có

ý nghĩa là các chỉ tiêu đem so sánh phải được đảm bảo tính đồng nhất, tức là đảm bảophản ánh cùng một nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, sử dụng cùng mộtđơn vị đo lường, thống nhất về thời gian, ngoài ra doanh nghiệp cần có quy mô và điềukiện kinh tế tương tự nhau

Thứ hai là về gốc so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn làm căn

cứ để so sánh hay còn gọi là gốc so sánh Tùy mục đích phân tích mà gốc so sánh đượclựa chọn cho phù hợp Các gốc so sánh có thể sử dụng là:

Số liệu của kỳ trước trong trường hợp cần đánh giá xu hướng phát triển, biếnđộng của các chỉ tiêu

Số liệu dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) trong trường hợp cần đánh giá tìnhhình thực tế so với dự tính

Số liệu trung bình của ngành, lĩnh vực kinh doanh trong trường hợp cần đánh giá

vị trị doanh nghiệp trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác trong ngành.Cuối cùng là các dạng so sánh: Các dạng so sánh thường được sử dụng trongphân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân

So sánh tuyệt đối là kết quả chênh lệch giữa số liệu của kỳ phân tích với số liệugốc Kết quả so sánh tuyệt đối phản ánh sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiêncứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc

So sánh tương đối thể hiện bằng tỷ lệ giữa số liệu của kỳ phân tích với kỳ gốc.Kết quả so sánh tương đối thường phản ánh tốc độ phát triển của đối tượng nghiêncứu Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đốisau:

Số tương đối động thái: Phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng củachỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc (cố định kỳ gốc) và số tươngđối liên hoàn (thay đổi kỳ gốc)

4

Trang 16

Số tương đối kế hoạch: Phản ánh mức độ, nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất định.

Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện: Dùng để đánh giá mức độ thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp đạt bao nhiêu phần so với gốc Số tương đối phản ánh mức

độ thực hiện có thể sử dụng dưới chỉ số hay tỷ lệ và được tính như sau:

Trang 17

Chỉ số (tỷ lệ %) thực hiện so với = Trị số chỉ tiêu thự c hi ện Trị số chỉ tiêu gốc x 100

So sánh với số bình quân: Số bình quân thể hiện tính phổ biến, tính đại diện củacác chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích hoặc chỉ tiêu bình quân của ngành Qua

đó xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp

1.2.2 Phương pháp cân đối

Trong các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu có liên hệ vớinhau bằng những mối liên hệ mang tính chất cân đối như: cân đối giữa tổng tài sản vàtổng nguồn vốn, cân đối giữa nhu cầu với khả năng thanh toán, cân đối thu chi tiềnmặt… Những mối liên hệ cân đối này thường được thể hiện bằng phương trình kinh tế.Trên cơ sở các mối liên hệ mang tính chất cân đối, nếu một chỉ tiêu thay đổi sẽdẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu khác Do vậy, cần lập công thức cân đối, thu thập sốliệu để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi tiếnhành phân tích một chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu khác bằng mối liên hệcân đối Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp mối quan hệ giữacác chỉ tiêu là mối quan hệ “tổng số”

1.2.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tàichính trong các quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xácđịnh được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngàycàng được bổ sung và hoàn thiện hơn Vì:

Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủhơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của mộtdoanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp

Thứ hai, việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quátrình tính toán hàng loạt các tỷ lệ

Thứ ba, phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những sốliệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn

5

Thang Long University Library

Trang 18

1.2.4 Phương pháp phân tích Dupont

Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ởMỹ.Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của mộtdoanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình Dupont tíchhợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán Trong phân tích tàichính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tàichính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thểphát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhấtđịnh

Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ

số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổngnguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổngtài sản Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

Lợi nhuậ n ròng Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuậ n ròng Tổng tài sản x Tổng Vốn chủ sở hữu tài s ả n

Hay, ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính

Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:

Lợi nhuậ n ròng

Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuậ n ròng Doanh thu x Doanh Tổng tài sản t hu x T Vốn chủ sở hữu ổ ng tài sản

Hay, ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn

bẩy tài chính

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biệnpháp làm tăng ROE như sau:

Một là tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ

nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động

Hai là tăng hiệu suất sử dụng tài sản Nâng cao số vòng quay của tài sản, thôngqua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơcấu của tổng tài sản

Ba là tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm Từ đótăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

6

Trang 19

1.2.5 Phương pháp khác

Phương pháp loại trừ được sử dụng để xác định hướng và mức độ ảnh hưởng

của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng cần phân tích Bằng cách, khi xácđịnh sự ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới hai điều kiện sau:

Thứ nhất, các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạngmột tích số hoặc một thương số

Thứ hai, việc sắp xếp và trình tự xác định ảnh hưởng lần lượt trong từng nhân tốđến chỉ tiêu phân tích dựa trên quan điểm tích lũy về lượng sẽ dẫn đến biến đổi về chất(nhân tố số lượng sắp xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau)

Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích: Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu

phân tích theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm Sau đó mới tiếnhành xem xét, so sánh mức độ đạt được của từng bộ phận giữa kỳ phân tích so với kỳgốc và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét tiến độthực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộphận vào kết quả chung Từ đó tìm cách cải tiến các giải pháp cũng như điều kiện vậndụng từng giải pháp một cách phù hợp, hiệu quả

Phương pháp phân tích xu hướng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các

tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đicủa các tỷ số tài chính Thực ra đây chỉ là bước tiếp theo của phân tích tỷ lệ Sau khitính toán các tỷ số, thay vì so sánh các tỷ số này với bình quân ngành chúng ta còn cóthể so sánh tỷ số giữa các năm với nhau và so sánh qua nhiều năm bằng cách vẽ đồ thị

để thấy xu hướng chung

1.3 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Quá trình phân tích tài chính thường được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị phân tích là một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất

lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích hoạt động tài chính Công tác chuẩn bị baogồm việc xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích và thu thập, xử lý tài liệu phântích

Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích (toàn bộ hoạt động tàichính hay chỉ một số vấn đề cụ thể), phạm vi phân tích (toàn đơn vị hay một vài bộphận), thời gian tiến hành phân tích (kể cả thời gian chuẩn bị), phân công trách nhiệmcho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức hội nghị phân tích (Ban giám đốc haytoàn thể người lao động) Đặc biệt, trong kế hoạch phân tích phải xác định rõ loại hìnhphân tích được lựa chọn Tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, có thể kể ra một số loạihình phân tích chủ yếu sau:

7

Thang Long University Library

Trang 20

Dựa vào phạm vi phân tích, phân tích tài chính được chia thành phân tích toàn bộ

(phân tích toàn diện) và phân tích bộ phận (phân tích chuyên đề) Phân tích toàn bộ làviệc phân tích toàn bộ hoạt động tài chính trên tất cả các khía cạnh nhằm làm rõ cácmặt của hoạt động tài chính trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tácđộng của các nguyên nhân, nhân tố bên ngoài Phân tích bộ phận hay là phân tíchchuyên đề là việc tập trung vào một hay một vài khía cạnh cụ thể, trong phạm vi nào

đó trong hoạt động tài chính

Dựa vào thời điểm tiến hành phân tích hoạt động tài chính, phân tích tài chính

được chia thành phân tích dự đoán, phân tích thực hiện và phân tích hiện hành Phântích dự đoán (phân tích trước, phân tích dự báo) là việc phân tích hướng vào dự đoáncác hiện tượng có thể xảy ra, các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai Phân tíchthực hiện (phân tích đánh giá, phân tích quá khứ) là việc phân tích tình hình đã vàđang diễn ra trong quá trình tiến hành các hoạt động tài chính nhằm đánh giá thựchiện, kiểm tra thường xuyên trên cơ sở đó điều chỉnh những sai lệch, phát hiện nguyênnhân giúp nhận thức được tình hình thực hiện làm căn cứ đưa ra các quyết định Phântích hiện hành là việc phân tích các nghiệp vụ hay kết quả thuộc hoạt động tài chínhđang diễn ra nhằm xác minh tính đúng đắn của các kế hoạch hay dự toán tài chính để

có biện pháp điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý trong các dự toán, kế hoạch tàichính

Dựa vào thời điểm lập báo cáo phân tích, phân tích tài chính được chia thành

phân tích thường xuyên và phân tích định kỳ Phân tích thường xuyên được đặt ngaytrong qúa trình thực hiện, kết quả phân tích là tài liệu để điều chỉnh các hoạt động mộtcách thường xuyên Phân tích định kỳ được đặt ra sau mỗi kỳ hoạt động, thường đượcthực hiện sau khi kết thúc hoạt động Kết quả phân tích của từng kỳ là cơ sở để xâydựng mục tiêu và ra quyết định cho kỳ sau

Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tích, cần phải tiến hành sưu tầm và kiểm tra tàiliệu, bảo đảm yêu cầu đủ, không thiếu, không thừa Nếu thiếu, kết luận phân tích sẽkhông xác đáng, nếu thừa sẽ lãng phí thời gian, công sức và tiền của Tuỳ theo yêucầu, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ từng đợt phân tích cụ thể để tiến hành thu thập,lựa chọn, xử lý tài liệu Tài liệu phục vụ cho việc phân tích bao gồm toàn bộ hệ thốngbáo cáo tài chính liên quan, kể cả các báo cáo kế hoạch, dự toán, định mức, các biênbản kiểm tra, xử lý có liên quan Các tài liệu trên cần được kiểm tra tính chính xác,tính hợp pháp, kiểm tra các điều kiện có thể so sánh được rồi mới sử dụng để tiến hànhphân tích

Bước 2: Thực hiện phân tích được thực hiện theo trình tự sau:

Đầu tiên là đánh giá chung (khái quát) tình hình:

8

Trang 21

Dựa vào chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu đã xác định theo từng nội dungphân tích, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tìnhhình Có thể so sánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thànhcủa chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc Từ đó, xác định chính xác kết quả, xu hướngphát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh với nhau.

Tiếp đến là xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích:

Hoạt động tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có những nguyênnhân mà nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và có những nguyênnhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của đốitượng nghiên cứu Những nguyên nhân mà các nhà phân tích có thể tính toán được,lượng hóa được mức độ ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu gọi là nhân tố Vì thế,sau khi đã xác định lượng nhân tố cần thiết ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, cácnhà phân tích sẽ vận dụng phương pháp thích hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so sánh,toán kinh tế ) để xác định mức độ ảnh hưởng và phân tích thực chất ảnh hưởng củatừng nhân tố đến sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu

Cuối cùng là tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp:

Trên cơ sở kết quả tính toán, xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biếnđộng của đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích cần tiến hành liên hệ, tổng hợp mức

độ biến động của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu nhằm khắc phục tính rời rạc,tản mạn Từ đó, rút ra các nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến thiếusót, sai lầm; đồng thời, vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có cácquyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra

Bước 3: Kết thúc phân tích

Kết thúc phân tích là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích Trong giaiđoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích, báo cáo kết quả phântích trước những người quan tâm (Ban Giám đốc, các nhà đầu tư, cổ đông ) và hoànchỉnh hồ sơ phân tích

1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

BCĐKT có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý

Về mặt kinh tế: số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cáchtổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp Số liệu phần nguồn vốn phảnánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tàichính của doanh nghiệp

9

Thang Long University Library

Trang 22

Về mặt pháp lý: số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có màdoanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi Phần nguồn vốn thểhiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh vớichủ nợ và chủ sở hữu Như vậy, tài liệu từ BCĐKT cung cấp những thông tin tổng hợp

về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Để phân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét, xác định và nghiên cứu nhữngvấn đề cơ bản sau:

1.4.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

Mục đích: Đánh giá sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu vốn đối với

hoạt động của doanh nghiệp

Phương pháp:

Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc

so sánh từng loại tài sản với nhau và so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ về cả số tuyệt đốilẫn số tương đối Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinhdoanh của doanh nghiệp Khi xem xét vấn đề này, cần quan tâm, chú ý đến tác độngcủa từng loại tài sản với quá trình kinh doanh Cụ thể như:

 Sự chuyển biến của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năngứng phó đối với các khoản nợ đến hạn

 Sự biến động của HTK chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất kinh doanh từkhoản dự trữ, sản xuất đến khâu bán hàng

 Sự biến động của các khoản thu chi chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán vàchính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng Điều đó ảnh hưởng lớn đếnviệc quản lý và sử dụng vốn

 Sự biến động của TSCĐ cho thấy quy mô và năng lực sản xuất của doanhnghiệp…

Xác định tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọnggiữa cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn Việc đánh giá cơcấu vốn cũng phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ trọng TSDHtrên tổng tài sản sẽ tăng lên nếu doanh nghiệp đầu tư thêm TSCĐ Đây là nhân tố phảnánh mức độ ổn định lâu dài của doanh nghiệp Ta cũng cần đánh giá xem việc tăngTSCĐ có phù hợp với năng lực và trình độ thực tế của doanh nghiệp không?

1.4.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

Mục đích: Đánh giá khái quát khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính

của doanh nghiệp

Phương pháp: So sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa số liệu cuối

kỳ với đầu kỳ về cả số tuyệt đối lẫn tương đối, bên cạnh đó là so sánh tỷ trọng từngloại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn để xác định khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao

10

Trang 23

Doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay hay VCSH? Nếunguồn VCSH chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng cho thấy khả năng tự đảm bảotài chính của doanh nghiệp và ngược lại Tuy nhiên, cần chú trọng đến chính sách tàitrợ vốn của từng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh đạt được.

1.4.1.3 Phân tích tình hình công nợ

Mục đích: Đánh giá tình hình biến động của các khoản phải thu và công nợ phải

trả của doanh nghiệp

Phương pháp: So sánh từng chỉ tiêu qua các năm để đánh giá được tình hình

biến động, so sánh khoản phải thu và khoản phải trả để thấy mối tương quan

- Các khoản phải thu > Các khoản phải trả: Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốnnhiều hơn khoản chiếm dụng được

- Các khoản phải thu < Các khoản phải trả: Doanh nghiệp đang có nguồn chiếmdụng nhiều hơn

1.4.1.4 Phân tích vốn lưu động ròng

Mục đích: Đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn và TSCĐ

có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không?

Phương pháp:

VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn – TSDH = TSNH – Nguồn vốn ngắn hạn

- VLĐ ròng >0 phản ánh khả năng thanh toán tốt, thừa nguồn vốn dài hạn, có thể

mở rộng kinh doanh

- VLĐ ròng <0 phản ánh doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn đểtài trợ cho TSDH Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ không đem lại

sự ổn định và an toàn cho doanh nghiệp

Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán:

Thứ nhất, bảng CĐKT cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn.

Thứ hai, qua bảng CĐKT có thể thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp: tài sản lưu động, tài sản cố định.

Thứ ba là thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và các khoản phải trả.

Cuối cùng, bảng cân đối cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp.

1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh

Mục đích: Đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệptrong kỳ, xác định nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp

Phương pháp phân tích:

11

Trang 24

Thang Long University Library

Trang 25

- Sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh, so sánh các khoản mục chính (Doanh thuthuần từ hoạt động bán hàng, GVHB, Lợi nhuận gộp, Lợi nhuận thuần từ HĐKD,Doanh thu từ hoạt động tài chính, Chi phí tài chính, Lợi nhuận sau thuế) trong 3 nămliên tiếp cả về số tuyệt đối và tương đối để xác định dấu hiệu của tính hiệu quả haykhông hiệu quả trong kết quả kinh doanh.

Xem xét sự biến động của các khoản mục chính và xác định tỷ trọng trên doanhthu thuần để đánh giá mức độ biến động của các khoản chi phí Ta có thể sử dụng cácchỉ tiêu sau:

Giá vốn hàng bán

Tỷ lệ GVHB trên doanh thu thuần =

Doanh thu thuần x 100 (%)

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu, GVHB chiếm bao nhiều % hay cứ

100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng GVHB Chỉ tiêunày càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB càng tốt và ngượclại

Chi phí bán h àng

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần =

Doanh thu thuần x 100 (%)

Chỉ tiêu này phản ánh, để thu được 100 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải

bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác bánhàng càng có hiệu quả và ngược lại

Chi phí QLDN

Tỷ lệ chi phí QLDN trên doanh thu thuần =

Doanh thu thuần x 100 (%)

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệpphải chi bao nhiêu chi phí QLDN Tỷ lệ chi phí QLDN trên doanh thu thuần càng nhỏchứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại

Từ đó tìm nguyên nhân gây biến động lợi nhuận như:

+ Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giảm trong khi GVHB tăng

+ Doanh thu và chi phí đều giảm nhưng tốc độ giảm doanh thu cao hơn…

Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợinhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp Do

đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quáttình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãihay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu Từ đó tính được tốc độtăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai

Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tabiết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không Nếu số thuế còn phảinộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không khả quan

12

Trang 26

Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có

những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mục đích: Đánh giá sự bền vững của dòng tiền, khả năng tạo tiền và sự phù hợpcủa dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, đánh giá

sự thịnh vượng hay khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ HĐKD có ảnh hưởng đến tìnhhình hoạt động của doanh nghiệp không?

Phương pháp phân tích: Đánh giá lưu chuyển tiền thuần âm hay dương, nếu lưuchuyển tiền thuần âm cần phân tích nguyên nhân Xu hướng lưu chuyển tiền thuần củadoanh nghiệp tăng, ổn định hay giảm, qua đó đánh giá khả năng tạo tiền nhàn rỗi cóthể sử dụng đầu tư, mở rộng HĐKD Xác định nguồn cơ bản tạo tiền và sử dụng tiền

- Phân tích lưu chuyển tiền từ HĐKD

+ Xác định thành phần chính của lưu chuyển tiền từ HĐKD (theo phương phápgián tiếp thì việc tăng, giảm khoản phải thu, HTK…có thể cho thấy doanh nghiệp đang

sử dụng tiền hay tạo ra tiền)

+ Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD âm hay dương Tìm nguyên nhân nếu lưuchuyển tiền thuần âm

+ So sánh lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD với lợi nhuận trước thuế và doanh thuthuần

- Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Đánh giá hoạt động mua sắm tàisản bằng tiền của doanh nghiệp, đồng thời phân tích LCTT từ hoạt động đầu tư cũngcho biết dòng tiền thu từ thanh lý, bán các loại tài sản

- Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền từ hoạt động tàichính là van điều phối tiền cho các HĐKD, đầu tư, đồng thời giải quyết các nghĩa vụtrả nợ đến hạn Nhằm đánh giá chính sách huy động vốn và chính sách chi trả cổ tứccủa doanh nghiệp

Ngoài những nội dung trên, cần phân tích thêm các chỉ số tài chính như sau:

LCTT từ HĐKD trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần LCTT từ HĐKD

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển doanh thuthuần thành tiền mặt, từ đó có nguồn thành toán các chi phí và đầu tư cho TSCĐ Chỉtiêu này càng nhỏ phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng, doanhnghiệp có thể phải sử dụng dự trữ tiền mặt hoặc tăng nợ vay để duy trì HĐKD

LCTT từ HĐKD trên VCSH = LCTT từ HĐKD Vốn chủ sở hữu

13

Thang Long University Library

Trang 27

Chỉ tiêu này mang ý nghĩa: một đồng VCSH tạo ra bao nhiêu tiền từ HĐKD Chỉtiêu này cũng phản ánh hiệu quả tạo tiền của doanh nghiệp.

1.4.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

1.4.4.1 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán cho biết khả năng của doanh nghiệp trongviệc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn bằng cách sử dụng những tài sản dễchuyển đổi thành tiền

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng Tổng nợ ngắn hạn tài sản n g ắn h ạ n

Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

từ tài sản ngắn hạn của công ty Vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ

số khả năng thanh toán hiện thời phải lớn hơn 1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hànhcàng cao thông thường khả năng thanh toán sẽ được đảm bảo tốt nhưng đồng thời cũngthể hiện khả năng linh hoạt về nguồn vốn của công ty bị hạn chế Hệ số nhỏ hơn 1 thểhiện công ty bị mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi ro thanh toán cao, công ty đã

sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn Những biện pháp cơ bản đểcải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu

và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn

Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán hiện hành chỉ phản ánh một cách khái quátkhả năng thanh toán nợ ngắn hạn Bởi vì một khi tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn

nợ ngắn hạn thì cũng chưa chắc tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo thanh toán cho cáckhoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản này luân chuyển chậm hoặc không luân chuyển,chẳng hạn tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, các khoản phải thu tồn đọng không thuđược tiền Vì vậy, khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo củatài sản ngắn hạn cần phải phân tích chất lượng của các yếu tố tài sản ngắn hạn qua cácchỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân, tốc độ luân chuyển tồn kho

TSNH - Giá trị hàng t ồn kho

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay cáckhoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năngchuyển hóa thành tiền nhanh nhất Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này phải lớnhơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạn thanh toánngay thì mới có nhu cầu thanh toán, những khoản chưa đến hẹn chưa có nhu cầu phảithanh toán ngay

Ở Việt Nam hiện nay, khi xác định các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanhchỉ tính ở phần tử số bao gồm tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, không tính

14

Trang 28

các khoản phải thu vì tính thanh khoản của các khoản phải thu ở Việt Nam hiện nay còn thấp do nghiệp vụ mua bán nợ và chiết khấu thương phiếu chưa phát triển.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và cá c kho ản tư ơng đươ ng ti ền Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ởmức cao nhất khi chủ nợ yêu cầu thanh toán khoản nợ ngay lập tức Hệ số này cao haythấp phần lớn phụ thuộc vào lượng dự trữ tiền mặt tại doanh nghiệp

Khả năng thanh toán dài hạn

Nợ dài hạn là các khoản nợ mà đơn vị có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn trên

1 năm kể từ ngày phát sinh Đây là một bộ phận nguồn vốn ổn định dùng để đầu tư tàisản dài hạn như tài sản cố định, bất động sản,

Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tài sản dài hạ n Nợ dài hạn

Khả năng thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán nợ dàihạn đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì tình hình tàichính của doanh nghiệp càng ổn định

1.4.4.2 Phân tích chỉ số hoạt động

1.4.4.2.1 Quản lý tài sản

a) Quản lý tài sản chung

Trang 29

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh Tổng tài sản t hu th u ần Thời gian quay vòng toàn bộ tài sản = 365

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

Trong đó, tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm

cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán và dựa trên giá trị theo sổsách kế toán

Tỷ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sửdụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vàodoanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

Nếu như trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đều tương đối ổnđịnh, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bình quân của mức tổng tài sảnđầu kỳ và cuối kỳ Nếu tổng mức tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải tính theotài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sản thì các trị số phân

tử và mẫu số trong công thức phải lấy trong cùng một thời kỳ

Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợptoàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt Giá trị của chỉ tiêucàng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình

độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh

15

Thang Long University Library

Trang 30

nghiệp càng cao Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chưa được

so với tài sản ngắn hạn, chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp làhợp lý, hiệu suất sử dụng cao, và ngược lại

Số vòng quay HTK = Giá trị hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán

Số vòng quay HTK là tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng hiệu quả HTK

Số vòng quay HTK càng cao càng thể hiện việc quản lý HTK có hiệu quả, có khả năngđem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại Song, nếu số vòng quay HTK quácao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang thiếu hàng hóa, nguyên vật liệu, ngược lại, sốvòng quay quá thấp là dấu hiệu của việc doanh nghiệp còn ứ đọng quá nhiều HTK hayHTK bị lỗi thời, hư hỏng…Việc đánh giá tỷ lệ này còn phụ thuộc vào ngành nghề kinhdoanh và thời kỳ cụ thể mà doanh nghiệp hoạt động

Từ chỉ tiêu trên ta có thể tính toán thêm được thời gian quay vòng HTK

Số ngày trong kỳ Thời gian quay vòng HTK =

Số vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số này thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp trong quản lý HTK, là tiêu chuẩnđánh giá tính thanh khoản của HTK trong doanh nghiệp Cùng với số vòng quay HTK,việc phân tích thời gian quay vòng HTK cũng cho ta rõ hơn về thời gian từ khi doanhnghiệp mua hàng cho đến khi tiêu thụ hết Thời gian quay vòng HTK cũng cho thấyhiệu quả quản lý HTK tại doanh nghiệp Việc duy trì một lượng HTK hợp lý góp phầnđảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục và hiệu quả, bên cạnh

đó cũng tiết kiệm giảm thiểu được chi phí bảo quản và cất giữ HTK

Số vòng quay khoản phải thu = Doanh t hu thu ần

Phải thu khách hàng bình quân

16

Trang 31

Số vòng quay khoản phải thu được sử dụng để xem xét các khoản phải thu khikhách hàng thanh toán Chỉ tiêu này cũng đưa ra những thông tin về chính sách tíndụng thương mại của doanh nghiệp Nếu số vòng quay khoản phải thu quá thấp chothấy hiệu quả sử dụng vốn kém, nhưng quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh.

Ngoài việc so sánh chỉ tiêu này giữa các năm, giữa các doanh nghiệp cùngngành, người phân tích cần xem xét từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợquá hạn, nợ khó đòi để đưa ra biện pháp xử lý Ta có thể tính toán thời gian thu tiềnbình quân

Số ngày trong kỳ Thời gian thu tiền bình quân = Số vòng quay khoản phải thu

Thời gian thu tiền bình quân là số ngày bình quân cần có để chuyển các khoảnphải thu thành tiền mặt, thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc thu nợ từkhách hàng.Thời gian thu tiền bình quân ảnh hưởng tới chu kỳ kinh doanh và vòngquay tiền, cho thấy doanh nghiệp có bị chiếm dụng vốn hay không

Số ngày trong k ỳ Thời gian thanh toán khoản phải trả = Số vòng quay khoản phải trả

Trong đó, số vòng quay khoản phải trả được tính bằng công thức:

Số vòng quay khoản phải trả = GVHB

Thời gian thanh toán khoản phải trả ngắn có thể do điều kiện thanh toán bất lợi từphía nhà cung cấp Dù vậy, cũng có khả năng doanh nghiệp có nhiều vốn, tận dụngchính sách chiết khấu nếu thanh toán sớm để mua hàng với giá cả tốt hơn

Để xác định được thời gian thanh toán khoản phải trả với doanh nghiệp là tốt hayxấu còn phải tùy thuộc vào loại hình cũng như chính sách quản lý của mỗi doanhnghiệp

- Chu kỳ kinh doanh và vòng quay tiền

Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng HTK + Thời gian thu tiền bình quân

Chu kỳ kinh doanh cho biết khoảng thời gian từ khi mua hàng hóa, nguyên vậtliệu cho đến khi thu được tiền từ bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp Chu

kỳ kinh doanh tùy thuộc vào thời gian quay vòng HTK và thời gian thu biền bình quân

17

Thang Long University Library

Trang 32

ngắn hay dài Điều này tùy thuộc vào những nguyên nhân đã nói ở các mục trên hoặc

do chính sách của doanh nghiệp

Vòng quay tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian thanh toán khoản phải trả

Vòng quay tiền cho biết số ngày doanh nghiệp cần tiền để tài trợ cho các khoảnphải thu và hàng tồn kho sau khi xem xét đến thời gian chiếm dụng được vốn khi muahàng Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, nếu chỉ tiêu này lớn tức là doanh nghiệp đanggặp khó khăn trong khả năng thanh toán do tiền nằm ở HTK và các khoản phải thu,trong khi đó doanh nghiệp chịu áp lực từ các khoản nợ đến hạn

c) Quản lý tài sản dài hạn

Để phân tích khả năng quản lý tài sản dài hạn, người ta dùng các chỉ tiêu sau:

Doanh t hu thu ần Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =

Tài sản dài hạn Thời gian quay vòng tài sản dài hạn = 365

Ngoài ra, để quản lý tài sản dài hạn cần phân tích thêm các chỉ số tài chính sau:

Hiệu suất đầu tư tài chính dài hạn = Doanh t hu tài c hính d ài h ạn Đầu tư tài chính dài hạn

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là các khoản đầu tư mà công ty có ý định thựchiện trong khoảng thời gian từ hơn 1 năm trở lên Các khoản đầu tư tài chính dàihạn có thể bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt Điểm khác nhau cơ bản giữa tàikhoản các khoản đầu tư tài chính dài hạn với tài khoản các khoản đầu tư ngắn hạn là

18

Trang 33

các khoản đầu tư ngắn hạn có thể dễ dàng được bán đi trong khi các khoản đầu tư dàihạn thì không thể.Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài chínhdài hạn của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng đầu tư tài chính dài hạn tạo

ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm Tỷ số này cao chứng tỏ tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với mức tài chínhdài hạn đầu tư, chứng tỏ việc đầu tư vào tài chính dài hạn của doanh nghiệp là đúngđắn

Hiệu suất sử dụng bất động sản đầu tư = Doanh t hu

Bất động sản đầu tư

Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng bất động sản đầu tư của doanh nghiệp, haynói cách khác là một đồng đầu tư bất động sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thutrong một năm

Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với cácchủ nợ trong việc góp vốn Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ sốnày càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bịphá sản Còn các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh Tuynhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năngthanh toán Để có nhận định đúng về tỷ số này cần phải kết hợp với các tỷ số khác nữa

Khả năng thanh toán lãi vay (dựa trên lợi nhuận)

Lợi nhuậ n trư ớc th uế và lãi vay

Trang 34

Tỷ số khả năng trả lãi = Chi phí lãi vay

Do khoản chi phí trả lãi vay được trừ vào lợi nhuận trước thuế và lãi vay, sau đómới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế - phần dành cho các chủ sở hữu Vìvậy nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì khả năng đảm bảo cho việc thanh toáncác khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn Nếu hệ số khả năng đảm bảo lãi vaythấp, rủi ro tài chính của công ty càng cao có thể vì hai lý do:

Thứ nhất là công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao, tỷ số nợ cao, làm tăng chi phílãi vay phải trả

19

Thang Long University Library

Trang 35

Thứ hai là do hiệu quả hoạt động của công ty thấp, tỷ lệ hoàn vốn hoặc tỷ suấtsinh lời trên tài sản thấp, lợi nhuận trước thuế và lãi vay thấp sẽ làm giảm hệ số đảmbảo thanh toán lãi vay.

Khả năng thanh toán dựa trên LCTT hoạt động kinh doanh

Một công ty có tỷ lệ nợ cao sẽ có rủi ro cao về khả năng thanh toán Nhu cầuthanh toán một khoản chi phí lãi vay cố định và thường xuyên cũng như nhu cầu thanhtoán nợ gốc khi đến hạn sẽ khiến cho công ty phải đảm bảo có một số tiền tạo được từHĐKD để đáp ứng cho các nhu cầu này Một dòng LCTT từ HĐKD cao và ổn định sẽgiúp công ty có thể thanh toán các khoản nợ này một cách dễ dàng Ngược lại, công ty

sẽ gặp rủi ro mất khả năng thanh toán khi LCTT từ HĐKD thấp và không ổn định.Một dòng LCTT từ HĐKD ổn định trong dài hạn sẽ tương ứng với một tỷ suất sinh lờitrên tài sản cao đồng thời với việc duy trì một mức vốn lưu động ổn định

LCTT rò ng t ừ H ĐKD

Tỷ số LCTT ròng HĐKD so với nợ vay ngắn hạn =

Nợ vay ngắn hạn đầu kỳ

Nợ vay ngắn hạn đầu kỳ bao gồm cả nợ vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả

Tỷ lệ LCTT ròng từ HĐKD so với nợ vay ngắn hạn > 1 chứng tỏ doanh nghiệp

có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn đầu kỳ, kể cả trách nhiệm thanhtoán các khoản nợ dài hạn đến hạn trong kỳ Nếu tỷ lệ này < 1 chứng tỏ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp không tạo ra đủ tiền để thanh toán các khoản nợ vay phải trảtrong kỳ phân tích do những nguyên nhân như do doanh nghiệp gia tăng vốn lưu động,

do phải trả nợ dài hạn đến hạn quá lớn, do hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp giảm sút (tỷ lệ lợi nhuận ròng không kể khấu hao trên doanh thu giảm)

Nếu chỉ tiêu này liên tục < 1 có nghĩa là công ty cần huy động vốn liên tục bấtchấp làm ăn lãi hay lỗ, lãi nhiều hay ít Khi dòng vốn huy động bị ngắt đi thì tình trạngkhốn đốn tài chính sẽ xảy ra và nguy cơ mất khả năng thanh toán sẽ đến gần

1.4.4.3 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)

ROS cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sauthuế

ROS = Lợi nhuậ n sau t huế Doanh thu thuần

Các nhà quản lý và đầu tư đều nghiên cứu kỹ về xu hướng tỷ lệ lợi nhuận trêndoanh thu Nếu tỷ lệ này tăng, chứng tỏ rằng khách hàng chấp nhận mua với giá cao,hoặc cấp quản lý kiểm soát chi phí tốt, hoặc cả hai Trái lại, tỷ lệ lợi nhuận trên doanhthu giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, hoặc công

ty đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

20

Trang 36

Tỷ suất sinh lời trên tài sản đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty trongviệc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân biệt tài sản nàyđược hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu.

ROA là tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty sau tác động của thuế nhưng chưa

có tác động của nợ

ROA = Lợi nhuậ n sau t huế Tổng tài sản bình quân

Tài sản của công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồnvốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty Hiệu quả của việcchuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROA càng cao chứng tỏcông ty hoạt động càng hiệu quả vì kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào công ty đemlại cho chủ sở hữu bao nhiều đồng lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanhnghiệp

ROE có liên quan đến chi phí lãi vay, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy

nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác độngcủa đòn bẩy tài chính,

ROE = Lợi nhuậ n sau t huế Vốn chủ sở hữu bình quân

Sự khác nhau giữa ROA và ROE là do công ty có sử dụng vốn vay, nếu công tykhông sử dụng vốn vay thì hai tỷ số sẽ bằng nhau

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo

ra bao nhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh vớicác cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó quyết định mua cổ phiếu của công tynào

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay

để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy

mô Cho nên ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn

1.4.4.4 Phân tích Dupont

Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ

số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổngnguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổngtài sản Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

Trang 37

Lợi nhuậ n ròng Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuậ n ròng Tổng tài sản x Tổng Vốn chủ sở hữu tài s ả n

21

Thang Long University Library

Trang 38

Hay, ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính

Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:

Lợi nhuậ n ròng

Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuậ n ròng Doanh thu x Doanh Tổng tài sản t hu x T Vốn chủ sở hữu ổ ng tài sản

Hay, ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn

bẩy tài chính

phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị

DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêuquả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanhnghiệp

1.4.5 Phân tích điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các chiphí, bao gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí) Điều này cónghĩa là tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không thu được lãi nhưng cũng không bị lỗ.Điểm hòa vốn có thể được phản ánh theo đơn vị hiện vật hay giá trị (điểm hòavốn theo sản lượng và điểm hòa vốn theo doanh thu) Doanh số hòa vốn phản ánhdoanh thu tối thiểu trước khi bị lỗ

- Phân tích hòa vốn: Đây là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định,chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ

+ Phân tích hòa vốn theo sản lượng là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chiphí cố định, chi phí biến đổi và số lượng tiêu thụ Phân tích hòa vốn theo sản lượngthích hợp với công ty sản xuất, tiêu thụ ít loại hình sản phẩm, dễ dàng xác định chi phíhình thành từng sản phẩm

Từ đó ta có điểm hòa vốn theo sản lượng:

F

QBE =P - V

Trong đó: P: đơn giá bán F: định phí

V: biến phí đơn vị QBE: số lượng hòa vốn

Nếu số lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận vàngược lại, nếu số lượng tiêu thụ dưới mức hòa vốn thì doanh nghiệp bị lỗ

+ Phân tích hòa vốn theo doanh thu là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa tổngchi phí cố định, tổng chi phí biến đổi và tổng doanh thu Phân tích hòa vốn theo doanhthu thích hợp với công ty sản xuất, tiêu thụ nhiều loại hình sản phẩm và khó khăntrong xác định chi phí hình thành từng sản phẩm

Tại điểm hòa vốn thì tổng doanh thu bằng tổng chi phí hay EBIT = 0, do đó:

22

Trang 39

F

SBE = 1 - VC/STrong đó: S: Tổng doanh thu F: Tổng chi phí cố định

VC: Tổng chi phí biến đổi SBE: Doanh thu hòa vốn

Nếu doanh thu ở mức thấp hơn điểm hòa vốn thì doanh thu không bù đắp đượcchi phí hay EBIT < 0 và ngược lại Để thay đổi điểm hòa vốn, doanh nghiệp cần thayđổi chi phí cố định

1.4.6 Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tại doanh nghiệp

1.4.6.1 Đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy họat động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty.Trong đó: Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi số lượng thay đổi như chi phíkhấu hao, bảo hiểm, một phần chi phí điện nước…Chi phí biến đổi là chi phí thay đổikhi số lượng thay đổi như chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, hoa hồng bánhàng… Doanh nghiệp đầu tư chi phí cố định với hy vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo radoanh thu đủ lớn để trang trải chi phí, bên cạnh đó sự xuất hiện của định phí góp phầngây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lỗ)

Chi phí c ố định

Trang 40

Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động = Tổng chi phí

Chi phí c ố đ ịnh

Hay Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động =Tổng doanh thu

- Độ bẩy hoạt động (DOL): Khi doanh nghiệp sử dụng nhiều chi phí cố định thìphần trăm thay đổi trong lợi nhuận sẽ lớn hơn phần trăm thay đổi trong doanh thu Vớichi phí hoạt động cố định lớn, 1% thay đổi trong doanh thu hoặc sản lượng sẽ tạo ra sựthay đổi lớn hơn 1% trong lợi nhuận hoạt động (EBIT)

% tha y đổi EBIT % tha y đổi EBIT DOL = % thay đổi doanh thu thuần =% thay đổi sản lượngDựa vào báo cáo thu nhập, có thể tính toán được sự thay đổi trong EBIT vàdoanh thu thuần, từ đó dự đoán giá trị DOL Giá trị DOL cho ta biết khi doanh thuthuần hoặc sản lượng thay đổi 1% thì EBIT sẽ thay đổi DOL%

Để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q (thích hợp với công ty có sản phẩmmang tính đơn chiếc) ta áp dụng công thức:

Q DOLQ =

Q - QBE

Từ công thức này ta có thể thấy, kể từ điểm hòa vốn, nếu sản lượng càng tăng thì

độ bẩy hoạt động càng giảm Độ bẩy hoạt động tiến tới vô cùng khi sản lượng tiến dầnđến điểm hòa vốn Khi sản lượng càng vượt xa điểm hòa vốn thì độ bẩy hoạt động sẽtiến dần đến 1

23

Thang Long University Library

Ngày đăng: 16/01/2019, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w