MỤC LỤC Lời mở đầu 1 CHƯƠNG I: Tổng quan về Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà 3
Trang 1Lời mở đầu
***************
Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức doanh nghiệp phù hợp Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn tiền tệ về các doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất mới Song thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác động của môi trường cạnh tranh Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càng phức tạp và nặng nề.
Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì trước hết doanh nghiệp phải đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm Nhưng làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đó cả là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phân tích và đánh giá mọi mặt tình hình của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường, khách hàng kết hợp với năng lực, sự sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp để tìm hướng đi đúng đắn.
Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát triển vươn lên Ngược lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ
bị mất đi thị phần , dần dần loại bỏ mình ra khỏi quá trình kinh doanh Bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian thực tập tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà trên cơ sở những lý luận đã được
học ở Trường đại học kinh tế quốc dân và những điều đã học được trong thực
tế của doanh nghiệp Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS.Nguyễn Thu Thuỷ và các cán bộ trong các phòng ban của Công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà , tôi đã quyết định chọn đề tài :
Trang 2“ Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia hơi của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà ”
Tôi mong rằng đề tài này trước hết có thể giúp bản thân mình tổng hợp được tất cả những kiến thức đã học được trong nhà trường vừa qua và sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương :
* Chương 1: Tổng quan chung về Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà.
* Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sản
xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
* Chương 3:Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm
bia hơi của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Song do thời gian có hạn và sự nhận thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết của tôi chắc chắn còn không ít khiếm khuyết Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cố giáo, các đồng chí lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên trong Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn /.
Trang 3Tên công ty: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
- Quyết định thành lập số: 6130/QÐ-UB ngày 04/09/2002 của UBND Thànhphố Hà nội
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất bia hơn, nước khoáng, nước giải khát
+ Kinh doanh đầu tư, dịch vụ
- Vốn pháp định: 20.000.000.000 VNÐ
- Tổng vốn kinh doanh: 54.818.735.823 VNÐ
- Địa chỉ giao dịch: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
254 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Trang 41.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
Sự ra đời và phát triển của công ty Việt Hà có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiền thân của nhà máy là hợp tác xã cao cấp Ba Nhất chuyên
sản xuất dấm, mỳ, nước chấm để phục vụ nhân dân thành phố Hà Nội quyếtđịnh chuyển sở hữu tập thể lên sở hữu toàn dân và HTX cao cấp Ba Nhấtđược đổi tên thành Xí nghiệp nước chấm trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội,chuyên kinh doanh những mặt hàng chủ yếu là nước chấm, dấm, tương vớiphương tiện lao động thủ công, đơn sơ, sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh, giaonộp để phân phối theo chế độ tem phiếu
Nghị quyết hội nghị trung ương VI và nghị quyết 25, 26 CP ngày21/10/1981 của Chính phủ cho phép các xí nghiệp tự lập kế hoạch, một phần
tự khai thác vật tư nguyên liệu và tự tiêu thụ Thực hiện nghị quyết này xínghiệp đã áp dụng cơ chế đa dạng hóa sản phẩm với nhiều chủng loại mặthàng như: rượu, mỳ sợi, dầu ăn, bánh phồng tôm, kẹo các loại phù hợp với thịhiếu người tiêu dùng Với thành tích đó ngày 25/4/1982 Xí nghiệp được đổitên thành nhà máy thực phẩm Hà Nội theo quyết định 1652 QĐ-UB củaUBND thành phố Hà Nội Lúc này nhà máy có khoảng 500 công nhân, sảnxuất vẫn mang tính thủ công
Trong thời kỳ này, tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu sản xuấtsản phẩm mới nhưng do nguồn cung ứng các sản phẩm gặp nhiều khó khăn và
do biến động giá cả nên tình hình sản xuất của nhà máy gặp nhiều khó khăn
Ðể tháo gỡ tình trạng này, nhà máy đã có nhiều biện pháp năng động, trong
đó có áp dụng phương pháp tiền lương sản phẩm theo kết quả cuối cùng.Điềunày đã trở thành động lực để kích thích sản xuất phát triển
- Giai đoạn 2: Thời kỳ 1987 - 1993 có những thay đổi lớn trong chính sách vĩ
mô của nhà nước theo quy định số 217/HÐBT ngày 14/11/1987 đã xác lập vàkhẳng định quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh Theo đó, nhà máy đượchoàn toàn tự chủ về tài chính, được quyền huy động và sử dụng mọi nguồnvốn, tự xác định phương án sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và khảnăng doanh nghiệp, tuy nhiên với một cơ sở vật chất yếu kém cùng với một
Trang 5đội ngũ kỹ thuật địa phương đã hạn chế phần nào tính năng động cũng nhưnăng lực tự chủ trong sản xuất kinh doanh Bởi vậy để đa dạng hóa sản phẩm,nhà máy đã mạnh dạn vay 2 tỷ đồng của quỹ SIDA để lắp đặt dây chuyền sảnxuất chai nhựa, tổ chức sản xuất nước chấm và lạc bọc đường xuất khẩu sangÐông Âu và Liên Xô Nhờ đó nhà máy đã tạo được việc làm cho 600 côngnhân Song đến năm 1990, Ðông Âu biến động nhà máy mất nguồn tiêu thụ,không thể sản xuất mặt hàng này Thời gian nầy, nhà máy hầu như không sảnxuất chờ giải thể Ðứng trước tình hình khó khăn, ban lãnh đạo nhà máy đã đề
ra mục tiêu chính là: đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, tìm phương hướngsản xuất sản phẩm có giá trị cao, liên doanh liên kết trong và ngoài nước.Ðược các cấp, các ngành giúp đỡ, nhà máy đã quyết định đi vào sản xuất bia.Đây là hướng đi dựa trên nghiên cứu về thị trường, nguồn vốn và phươnghướng lựa chọn kỹ thuật và công nghệ Nhà máy đã mạnh dạn vay vốn đầu tưmua thiết bị sản xuất bia hiện đại của Ðan Mạch để sản xuất bia lon Halida.Tháng 6/1992 nhà máy được đổi tên thành nhà máy bia Việt Hà theo quyếtđịnh 1224 QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội Chỉ sau 3 tháng, bia Halida
đã thâm nhập và khẳng định vị trí của mình trên thị trường
Khi Mỹ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam, hàng loạt hãng bia vànước giả khát lớn trên thế giới đã vào thị trường Việt Nam Nhà máy xác địnhcần thiết phải mở rộng sản xuất và tất yếu phải liên doanh với nước ngoài.Ngày 1/4/1993 nhà máy ký hợp đồng liên doanh với hãng bia Carberg nổitiếng của Ðan Mạch được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt dự án hợp tác
và đầu tư.Tháng 10/1993 liên doanh chính thức đi vào hoạt động Trong liêndoanh, nhà máy góp cổ phần là 40% Nhà máy liên doanh mảng bia lon, sau
đó liên doanh được tách ra thành nhà máy bia Ðông Nam á Nhà máy bia việt
Hà chuyên sản xuất bia hơi
Ngày 2/1/1994 nhà máy đổi tên thành công ty bia Việt Hà theo quyếtđịnh 2817 QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội tại địa chỉ 254 Minh KhaiHai Bà Trưng - Hà Nội
Năm 1997, nhà máy quyết định nhập dây chuyền sản xuất nước khoángvới sản phẩm có tên gọi OPAL, hiện sản phẩm này đang trong giai đoạn chếthử và thâm nhập thị trường
Trang 6Năm 1998 theo quyết định số 3598/QĐ-UB ngày 15/9/1998/ của UBNDthành phố Hà Nội, công ty tiến hành cổ phần hóa 1 phân xưởng sản xuất biatại 57 Quỳnh Lôi – Hà Nội thành Công ty cổ phần hưởng ứng chủ trương cổphần hóa doanh nghiệp nhà nước, công ty bia Việt Hà góp cổ phần là 20 %.Năm 1999, theo quyết định 5775/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nộingày 29/12/1999, công ty bia Việt Hà được phép cổ phần hóa tiếp một bộphận của doanh nghiệp là trung tâm thể dục thể thao tại 493 Trương Địnhthành công ty cổ phần, công ty giữ 37% số vốn điều lệ.
Đến năm 2002, theo Quyết định của UBND TP Hà Nội, 2 công ty làCông ty kinh doanh thực phẩm vi sinh và xí nghiệp mỹ phẩm đã được sápnhập vào Công ty bia Việt hà
Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng, đòi hỏi phảiđiều chỉnh phù hợp với quy mô của công ty ngày 04 tháng 09 năm 2002.Công ty bia Việt Hà được đổi tên thành "Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà" trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội theo quyết định số6130/QÐ-UB của UBND TP Hà Nội, gọi tắt là công ty Việt Hà
1.2 Một số đặc điểm của công ty:
Công ty Việt Hà là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cáchpháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, hoạt động theo luật doanhnghiệp nhà nước, thuộc UBND thành phố Hà Nội dưới sự quản lý trực tiếpcủa Sở công nghiệp Hà Nội
Sản xuất kinh doanh của công ty được phát triển theo hướng đa dạng hóangành nghề, bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh các loại bia, nước khoáng
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh, nhậpkhẩu thiết bị, nguyên liệu, hóa chất cho nhu cầu sản xuất của công ty vàthị trường
- Liên doanh liên kết với cấc đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, làm đại
lý, đại diện mở cửa hàng dịch vụ, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm củacông ty và sản phẩm liên doanh
Trang 7Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tập trung vào sản xuất bia hơi và từngbước đưa sản phẩm nước khoáng vào thị trường Do đó, đòi hỏi công ty phảitừng bước cụ thể hóa nhiệm vụ chủ yếu này theo các bước:
1 Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bia hơi
2 Từng bước chiếm lĩnh thị trường không những trong địa bàn Hà Nội
mà còn mở rộng ra các tỉnh phụ cận
3 Từng bước nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ CNV đểnắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triểncủa công ty
1.2.1:Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của công ty:
Tổ chức sản xuất của công ty Việt Hà được thực hiện theo kiểu: Công ty– Phân xưởng - Tổ sản xuất – Nơi làm việc Các bộ phận sản xuất được bố trítheo hình thức công nghệ , với phương pháp tổ chức là phương pháp dâychuyền liên tục từ khâu nấu đến lên men , lọc , chiết bia và làm lạnh
Trang 8Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng vi sinh Phòng
y tế
Phòng
tổ chứcPhòng hành chínhPhòng bảo vệPhòng kế toán tài chínhkế hoạch vật tưPhòngPhò ng bán hàng -marketingPhòn kinh doanhvận tảiBan nước OPAL
Phân xưởng sản xuất bia hơi Việt Hà Phân xưởng sản xuất nước khoáng Opal
Có thể khái quát bộ máy tổ chức của công ty bia Việt Hà như sau:
1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc: Có trách nhiệm điều hành, quản lý giám sát hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc - Phó
giám đốc phụ trách kỹ thuật - PGÐ phụ trách tổ chức và PGÐ phụ trách tổ
chức và kinh doanh Các PGÐ đảm nhiệm những công việc cụ thể mà giám
đốc theo theo chức năng
- Phòng bán hàng và marketing: Phòng bán hàng và maketing có
nhiệm vụ
+Thực hiện công tác quảng cáo sản phẩm
+ Tổ chức nghiên cứu thiết kế mẫu mã, bao bì của sản phẩm
Trang 9+ Tổ chức nghiên cứu chiến lược khuyến mãi nhằm tăng cường khảnăng cạnh tranh của sản phẩm
+ Tham gia tư vấn điều tiết giá cả cho lãnh đạo công ty
+ Thiết kế kiểm tra các chương trình kích thích tiêu thụ
+ Duy trì mối quan hệ với các đại lý cấp I
+ Quản lý hàng tồn đọng tại các đại lý cấp I
+Quản lý và cấp phát các loại hàng hoá phục vụ quảng cáo - khuyến mại
- Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm cân đối tài chính kế toán,
đảm bảo an toàn vốn sản xuất kinh doanh Tham mưu cho giám đốc về hoạtđộng quản lý tài chính
+ Thực hiện xây dựng các mức chi phí của công ty
+ Quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tài chính
+Theo dõi hạch toán chi phí sản xuất, định giá thành, phân tích hoạtđộng kinh doanh
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các quy trình công nghệ và
an toàn lao động Theo dõi, kiểm tra tu sửa, bảo dưỡng máy móc thiết bị
- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm và nhiệm thu
sản phẩm.Tham mưu cho Giám đốc về chương xây dựng chính sách về chấtlượng sản phẩm các giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm
- Phòng tổ chức và phòng hành chính:
Chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hành chính của công ty, tổ chứcđào tạo, tuyển mộ và tuyển dụng lao động Trưởng phòng hành chính có chứcnăng chủ yếu sau:
Trang 10+ Thực hiện chức năng tài chính quản trị, trợ giúp cho giám đốc điềuhành sản xuất.
+ Sắp xếp nơi làm việc hội họp, mua sắm cấp phát văn phòng phẩm.+ Thực hiện công tác tổ chức, thực hiện công tác nhân sự, chế độ chínhsách đối với người lao động; công tác đào tạo cán bộ kế cận; công tác tiềnlương và bảo hộ lao động
- Phân xưởng sản xuất bia hơi:
- Quản lý thiết bị công nghệ sản xuất
- Quản lý công nhân
- Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp
- Ghi chép các số liệu ban đầu
-Phòng kinh doanh vận tải: Bao gồm 40 đầu xe bao gồm các loại xe
đông lạnh có tải trọng từ 1000 kg -> 3500 kg Phòng có nhiệm vụ vận chuyểncác thành phẩm từ công ty đến các đại lý cấp I trong địa bàn Hà Nội cũng nhưcác tỉnh từ Ðà Nẵng trở ra phía Bắc
2: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ tại công ty :
2.1: Ðặc điểm về sản phẩm bia hơi của Công ty bia Việt Hà
- Từ ngày thành lập đến nay và trải qua hơn 40 năm hoạt động công ty
đã có nhiều sản phẩm khác nhau biến đổi theo thời gian đã phù hợp với tìnhhình chung của yêu cầu thị trường Có thời kỳ sản phẩm của công ty ngoàicác mặt hàng như nước chấm, dấm, tương còn có kẹo, rượu Nắm bắt đượctình hình thực tế của sự phát triển nền kinh tế từ 1993 đến nay sản phẩm chínhcủa công ty Bia Việt Hà là bia hơi với công nghệ sản xuất của Ðan Mạch.Năm 1995 sản lương kế hoạch của công ty là 9 triệu lít, tương ứng với dâytruyền thiết bị sản lượng thực tế là 7,6 triệu lít đạt 84,49% kế hoạch Con sốnày gấp 2 lần những ngày đầu sản xuất nhưng hiện nay sản lượng kế hoạch là
15 triệu lít và sản lượng thực tế là 16 triệu lít đạt 106,67%
Trang 11- Bia là một loại đồ uống được sản xuất từ một loại hạt nảy mầm đượcgọi là Malt (đại mạch) và hoa Houblon (hoa tạo hương bia) Những nguyênliệu này chủ yếu là được nhập khẩu từ nước ngoài Về cảm quan bia có màuvàng óng ánh, trong suốt, có bọt mịn xốp trắng tinh Hương vị đặc biệt đượctạo ra do một loạt các biến đổi vi sinh Vị đắng dễ chịu hài hoà với cảm giácmát, tê trong miệng, cảm giác đặc biệt khác với tất cả các loại nước giải khátkhác Co2 hoà tan trong bia sau khi uống được giải phóng sẽ thu nhiệt của cơthể giúp cho người uống có cảm giác mát mẻ và nhanh chóng giảm cơn khát.
- Về dinh dưỡng: Bia là loại nước giải khát nếu sử dụng đúng mức sẽlàm cho con người ta thoải mái dễ chịu tăng cường sức lực cho cơ thể So vớichè và cà phê bia là loại sản phẩm không chứa các kim loại có hại, so vớirượu thì hàm lượng etylic trong bia thấp hơn do đó ảnh hưởng thấp đến cơthể Mặt khác các chất hoà tan trong bia rất dễ hấp thụ và gần như được hấpthụ hoàn toàn ( 95%) Một lít bia có thể cung cấp 400 - 800 kcal cho cơ thể.Ngoài ra bia còn giúp cho quá trình tiêu hoá và làm cho con người ta ăn ngonmiệng
- Lần đầu tiên bia được xuất hiện tại miền Bắc nước ta vào những năm
1957 - 1958 và đó vẫn là thứ đồ uống xa lạ với mọi người Khi đó người taphải pha bia với 1loại nước là Soda để giảm vị đắng Số lượng người tiêudùng bia rất ít Dần dần người ta nhận ra tác dụng của đồ uống này đối vớisức khoẻ và bia trở lên thông dụng hơn người ta không chỉ uống bia vàonhững ngày nóng nực mà còn uống cả vào những ngày mùa đông giá lạnh,khô hanh Ðặc biệt trong những dịp lễ tết, hội nghị , bia trở thành một thứ đồuống không thể thiếu Trong tương lai bia sẽ trở thành 1 thứ đồ uống rất được
ưa chuộng và công nghệ sản xuất bia sẽ phát triển rất mạnh
- Bia hơi là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho đông đảo nhân dân laođộng Chính vì vậy nó có 1 thị trường vô cùng rộng lớn nhất là các khu côngnghiệp - thành phố - thị xã - thị trấn - khu du lịch Bia hơi tiêu thụ mạnh vàomùa hè tức là nó là sản phẩm mang tính mùa vụ còn mùa đông thì nhu cầu thịtrường giảm đi Sự khác nhau trong đặc điểm tiêu dùng của từng mùa đã làmcho quá trình sản xuất bia của công ty bia Việt Hà có những nét riêng biệt.Công ty đã nghiên cứu và bố trí sản xuất theo từng mùa Vào mùa đông sản
Trang 12lượng cung cấp ra thị trường là tương đối đủ Còn vào mùa hè (tháng 4 - 8)sản lượng cung cấp ra thị trường thường thiếu khoảng 30% nên công ty đã bốtrí sản xuất cho công nghệ với một cường độ làm việc cao hơn và công nhân
có thể phải làm việc tới 12h/ngày Tuy vậy bia vẫn không đủ bán có nămcông ty phải thuê thêm lao động theo dạng hợp đồng thời vụ để làm các côngviệc phụ trợ giải quyết nhu cầu sản xuất thực tế của những tháng cao điểm
- Bia có thành phần từ các nguyên liệu chủ yếu là : Gạo, Malt, hoaHoublon cùng đường và 1 số loại hoá chất khác Nhiên liệu sử dụng trong sảxuất bia là : Điện và Than Định mức cho 100lít bia mà công ty sản xuất nhưsau:
- Hoa Houblon: 1 kg - Đường hoá chất: 1,5 kg
Khác với các sản phẩm khác sản phẩm bia khi sản xuất đòi hỏi yêu cầu
về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao mới cho cho 1 sản phẩm cóchất lượng Song mặt khác nó yêu cầu có một chế độ bảo quản nghiêm ngặttrong 1 khoảng nhiệt độ thấp từ lúc là thành phẩm hoàn chỉnh đến khi tiêudùng Ðặc điểm này của bia hơi có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụsản phẩm Nếu làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác duytrì và phát triển mở rộng thị trường Ngược lại bia hơi sản xuất ra bị tồn lâu
sẽ làm tăng chi phí dẫn đến giá thành cao.Ta có thể minh hoạ như sau:
Thời gian bảo quản tăng ==> Chi phí bảo quản tăng ==> Giá thanh tăng Tồn kho nhiều ==> Chất lượng sản phẩm giảm ==> Tiêu thụ giảm ==> Doanh thu giảm ==> Lợi nhuận giảm (không bán được hoặc mất uy tín)
- Hiện nay một hạn chế của công ty là vấn đề bảo quản và đảm bảo chấtlượng bia , công ty chưa có hệ thống bảo quản hiện đại để vươn tới các vùng
xa ( trên 1000 km )
Thị trường sản phẩm của công ty chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh lân cận
Trang 132.2: Ðặc điểm về thị trường của công ty bia Việt Hà
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty bia Việt Hà là thànhphố Hà Nội và các tỉnh phía bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, QuảngNinh, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, NamĐịnh Từ 3 năm trở lại đây công ty đang triển khai kế hoạch phát triển thịtrường vào các tỉnh miền Trung như: Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình -Quảng Trị - Huế và Ðà Nẵng
- Hiện nay công ty có khoảng 600 điểm tiêu thụ lớn nhỏ trong địa bàn
Hà Nội Còn ở các tỉnh bình quân có khoảng 10 đại lý/tỉnh được tập trung ởcác thành phố, thị xã , trung tâm huyện và các thị trấn Bình quân 1 ngày sảnlượng tiêu thụ của các điểm là trên 100lít/ngày
- Ðối tượng khách hàng chủ yếu của sản phẩm bia hơi Việt Hà phầnđông là nhân dân lao động có mức thu nhập trung bình Đây là khách hàngmục tiêu mà công ty đã xác định ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động
- Kênh phân phối chủ yếu của công ty ở địa bàn Hà Nội là các cửa hàngbán lẻ đó là các hộ gia đình, các tiệm ăn uống bình dân Còn ở các tỉnh công
ty sử dụng các đại lý cấp I đăng ký sản lượng tiêu thụ thường xuyên với công
ty Việc sử dụng cùng 2 dạng kênh phân phối đã giúp công ty mở rộng thịtrường và đồng thời thông qua mạng lưới này công ty đã phần nào quảng cáocho sản phẩm bia hơi của mình
2.3: Ðặc điểm về thị phần và đối thủ cạnh tranh
Thị phần của công ty ngày một tăng Theo số liệu tổng hợp của hiệp hộiBia - Rượu nước giải khát Việt Nam hiện nay cả nước có khoảng 320 nhàmáy và cơ sở sản xuất bia với tổng năng lực sản xuất ước tính khoảng 900triệu lít/năm Do sự bùng nổ của các cơ sở sản xuất bia nên đã tạo ra tìnhtrạng cạnh tranh rất gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành bia Cácdoanh nghiệp này ra sức nhằm vào mục tiêu là phát triển thị phần
Trang 14Bảng tổng hợp thị phần bia hơi Việt Hà trên thị trường bia Việt Nam
(tr.lít)
SL bia Việt
Hà (tr.lít )
% thị phầnbia Việt Hà
% thành phầnbia hơi HN
( Nguồn: Hiệp hội Bia và nước giải khát Việt Nam )
- Ðối thủ cạnh tranh lớn nhất với sản phẩm bia hơi Việt Hà hiện nay làcông ty bia Hà Nội với hơn 100 năm kinh nghiệm và sản phẩm của bia hơi HàNội đã được coi như 1 nét văn hoá của người Hà Nội Ngoài ra bia hơi Việt
Hà còn phải cạnh tranh khác như: Bia hơi Henneger, bia Anchor, các sảnphẩm bia tươi khác cùng như các loại bia rẻ tiền do các cơ sở tư nhân sản xuấtcòn được gọi là bia cỏ ở một số tỉnh phía bắc thì có các công ty như Nada(Nam Định), Huda Huế, bia Kim bài ( Hà tây) Nhưng bia hơi Việt Hà và biahơi Hà Nội là 2 loại bia đã được khẳng định trên thị trường và được cấp giấychứng nhận về chất lượng sản phẩm
2.4: Ðặc điểm về công nghệ sản xuất bia
Ðể nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động củacông ty thì hệ thống máy móc thiết bị phải được đặc biệt quan tâm, phù hợpvới năng lực của công ty và phù hợp với trình độ tiêu dùng của thị trường.Hiện nay công ty đang áp dụng quy trình công nghệ sản xuất bia hơi bao gồm:chế biến - lên men - lọc - chiết bia
Trang 15Qui trình sản xuất bia hơi
lực
Thùng chứa bia
Đạm hoá 52oC
Đường hoá I 65oC
Đường hoá II 75oC
Bã bia
Lọc Hoa
Nấu hoa Đường
Lắng trong
Men giống Lên men sơ bộ
Thu hồi CO2 Lên men chính
Thu hồi men Lên men phụ
Lọc trong + KCS
Trang 16+ Về máy móc thiết bị : Trước đây máy móc - thiết bị của công ty phầnlớn là cũ kỹ lạc hậu công suất thấp Khi công ty chuyển sang sản xuất bia thìnhận thấy rõ thị trường và mức tiêu thụ của người tiêu dùng ngày càng cao,thiết bị sản xuất phải hiện đại để theo kịp tốc độ phát triển của thị trường vàđáp ứng tốt hơn trong xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt Chính vì vậycông ty đã đầu tư lắp đặt trong 1 dây truyền hiện đại để đáp ứng nhu cầu sảnxuất Tuy có một số máy móc thiết bị do Việt Nam sản xuất nhưng chất lượngtốt ,không kém gì các thiết bị nhập ngoại lại có chi phí lắp đặt thấp Một sốmáy móc thiết bị ở Việt Nam chưa sản xuất được nên công ty phải nhập khẩu
từ nước ngoài Công ty đã nhập khẩu một số máy móc thiết bị có nguồn gốcsản xuất ở các nước châu á như: Trung Quốc, ĐàI Loan, Nhật với giá cả hợp
lý nhưng chất lượng vẫn đảm bảo so với yêu cầu của sản xuất
Danh mục các loại thiết bị chủ yếu
( Nguồn: Phòng Kỹ thuật )
Hệ thống máy móc thiết bị của công ty đã được đánh giá đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật và đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 172.5: Ðặc điểm lao động của công ty
Ðể sản xuất kinh doanh có hiệu quả lãnh đạo công ty bia Việt Hà luôntrú trọng đến chất lượng lao động Định hướng mục tiêu của công ty là ngườilãnh đạo không những am hiểu ngành nghề mà còn phải thông thạo kiến thứcchuyên môn Những năm qua các hình thức đào tạo công nhân mới được công
ty áp dụng khá triệt để Công ty có hơn 3/5 số công nhân đã được đào tạo vềnghiệp vụ chuyên môn Bậc thợ bình quân của công nhân hiện nay là 4,5.Hàng năm công ty đều tiến hành hoạt động tuyển dụng thêm những kỹ sưgiỏi, cử cán bộ cá nhân có năng lực đi học các khoá học ngắn hạn hoặc dàihạn tại các trường Đại học
Bảng số lượng lao động của công ty bia Việt Hà từ năm 2003 - 2005
Nam: 150 người chiếm 57%
Chất lượng lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu bao gồm: độ tuổitrình độ học vấn
Cơ cấu Lao động theo độ tuổi của Công ty bia Việt Hà (2005)
Trang 18- Lực lượng lao động của công ty là tương đối trẻ số lượng lao độngdưới 35 tuổi chiếm gần 80% đây là một nhân tố tích cực góp phần cho kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới sẽ tăngtrưởng tốt.
- Trình độ học vấn của đội ngũ lao động cũng tương đối tốt do hàng nămcông ty đã bố trí cho một số công nhân đi học các lớp đào tạo ngắn vàdài hạn tại một số trường Đại học cũng như các trường kỹ thuật
2.6: Ðặc điểm về TSCÐ và TSLÐ của công ty Việt Hà
(Nguồn BCTC năm 2003 - 2005 công ty Việt Hà)
Qua bảng cơ cấu ta thấy qui mô TSCÐ của công ty có sự gia tăng vềgiá trị tuyệt đối qua 3 năm (từ 2003 đến 2005 tăng lên 9.506,21 trđ tươngđương với 7,36%)
- TSLÐ và Đầu tư ngắn hạn của công ty trong 3 năm tăng đều do đó
tỷ trọng TSLÐ trên tổng tài sản của công ty cũng gia tăng Điều này nói
Trang 19lên rằng tốc độ gia tăng TSCÐ của công ty là lớn hơn, so với tốc độ giatăng của giá trị tổng tài sản.
Bảng phân tích cơ cấu TSCĐ và TSLĐ
18% 22,156
7,479 1,237 7,472 5,727 0,241
17 22,283
13,029 5,160 3,515 0,579
82 107,046
15,984 89,867 1,195
83 10,567
14,073 91,227 1,267
82,7
Tổng 115,327 100 129,202 100 128,850 100
(Nguồn BCTC năm 2003 - 2005 công ty Việt Hà)
Từ kết quả trên cho thấy:
+ Tổng tài sản năm 2004 - 2005 tăng mạnh so với 2003 (tăng trên
10 tỷ đồng) là do đầu tư tài chính dài hạn của công ty tăng nhanh Việcđầu tư tài chính dài hạn quá nhiều và tăng mạnh có thể làm cho công tytrong việc huy động vốn khi cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
+ TSCÐ có chiều hướng giảm điều này là do khấu hao TSCÐ nhưng
nó cũng chứng tỏ từ 2003 - 2005 công ty không đầu tư thêm TSCÐ Sắptới công ty cần đổi mới nâng cấp dây truyền sản xuất đòi hỏi phải có giảipháp để huy động vốn để đầu tư vào TSCÐ
Trang 20+ Riêng năm 2003 và 2004: Có sự thay đổi lớn về lượng tiền mặt.Lượng đầu tư tài chính giảm đáng kể, các khoản phải thu và hàng tồn khotăng rất lớn đây là điều không tốt cho công ty.
+ Tuy vậy đến năm 2005 công ty đã có những biện pháp kịp thời đểphát triển tiền mặt và giảm các khoản phải thu, hàng tồn kho
+ Giá trị tổng tài sản, tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm quatăng lên về số tuyệt đối:
- Năm 2003: Tổng giá trị tài sản của công ty là: 129.216,54 tr.đ
- Năm 2004: Tổng giá trị tài sản của công ty là: 128.884,63 tr.đ
- Năm 2005: Tổng giá trị tài sản của công ty là: 138.722,74 tr.đ
Ta nhận thấy rằng so với năm 2003 tổng tài sản của công ty năm
2004 giảm (0,27%) tương đương với: 331,91 tr.đ Nhưng đến năm 2005giá trị tổng tài sản là: 138.722,74 tr.đ tăng lên so với năm 2004 là 7,63%tương đương với 9838,11 tr.đ Điều này chứng tỏ rằng qui mô hoạt độngcủa công ty đã có chiều hướng gia tăng, công ty làm ăn không bị thu lỗmất vốn
2.7:Ðặc điểm hình thành và cơ cấu vốn của công ty Việt Hà
- Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi cácdoanh nghiệp không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình mới.Các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong huy động vốn là sử dụng vốn cóhiệu quả Doanh nghiệp có khả năng sử dụng các đòn bẩy tài chính để tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh Ngày 2/1/1994 theo Quyết định số2817/QÐUB của UBND thành phố Hà Nội chuyển đổi công ty Bia Việt
Hà thành công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà ghi rõtổng vốn kinh doanh là: 54.818.735.823 VNÐ
Vốn cố định: 45.131.984.492 VNÐ
Vốn lưu động: 9.686.751.331 VNÐ
Trong đó:
Vốn Ngân sách Nhà nước cấp: 49.721.635.810 VNÐ
Trang 21Vốn tự có: 5.097.100.013 VNÐ
- Sau đó cùng với việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nguồn vốn củacông ty đã không ngừng tăng lên Công ty chỉ vay ngân hàng khi bắt đầuthành lập để có đủ vốn pháp định khi tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh Từ đó đến nay nguồn vốn của công ty được bổ sung chủ yếu dựa vàohiệu quả sản xuất kinh doanh và một phần do phát hành cổ phiếu khi thựchiện quá trình cổ phần hoá 1 phân xưởng sản xuất bia tại 57 Quỳnh Lôi - HàNội Nguồn vốn của công ty trong vài năm gần đây như sau:
Bảng nguồn vốn của công ty Việt Hà
Ngân sách cấp 86,306 75 98,579 76 98,993 77
Tự bổ sung 16,268 14 19,546 15 21,872 17
Nợ phải trả 12,753 11 11,077 9 7,985 6
(Nguồn phòng TCKT công ty Việt Hà)
3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà từ năm 2003 đến 2005.
3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Trang 22Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
3.2 Ðánh giá một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Hà
từ 2003 - 2005
Năm Doanh thu(Tỷ đồng) Nộp ngân sách(Tỷ đồng) Lợi nhuận(Tỷ đồng)
Thu nhậpbình quân(Triệu đồng)
Từ 2 bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Việt
Hà tương đối ổn định doanh thu tăng đều đặn qua các năm, thu nhập bìnhquân 1 lao động cũng tăng
3.2.1: Đánh giá kết quả về Doanh thu.
Trang 23* Doanh thu năm 2004/2003: Tổng doanh thu năm 2004 tăng so với
2003 là 8,61% tương ứng với số tiền là: 4,096 tỷ đồng
* Doanh thu năm 2005/2004: Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với
2004 là 6,91% tương ứng với số tiền là: 3,569 tỷ đồng
Xét chung thì trong 2 năm qua tốc độ tăng trưởng về doanh thu củacông ty là ổn định tuy vậy công ty vẫn không hoàn thành kế hoạch tăng doanhthu (10%/năm)
3.2.2: Đánh giá kết quả về Lợi nhuận :
Trong 2 năm gần đây lại có xu hướng giảm Cụ thể
* Lợi nhuận sau thuế năm 2004 chỉ bằng 72,30% so với Lợi nhuận sauthuế của năm 2003
* Lợi nhuận sau thuế năm 2005 chỉ bằng 57,54% so với năm 2003 vàbằng 79,57% so với năm 2004
Ta có thể tính được chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm như sau:
- Năm 2003 =
7,348 47,574 x 100% = 15,44 %
+ Do sự biến động của giá dầu mỏ trên thế giới có nhiều biến động theo
xu hướng tăng cao đã làm cho các nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của công
ty cũng tăng theo , mặt khác các nguyên vật liệu này chủ yếu phụ thuộc vàonguồn nhập khẩu từ nước ngoài , do đó đã làm cho giá vốn hàng bán tăng
+ Mặt khác chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công
ty trong 2 năm qua đã tăng đáng kể vì công ty đã đầu tư kinh phí để phát triển
Trang 24và mở rộng thị trường ra các tỉnh, công ty đã tăng thu nhập bình quân chongười lao động từ 1,45Tr.đ/người/tháng năm 2003 lên 1,55 Tr.đ/người/thángnăm 2004 và từ 1,55Tr.đ/người/tháng năm 2004 lên 1,65Tr.đ/người/thángnăm 2005.
3.2.3: Đánh giá kết quả về Năng suất lao động :
Bảng tổng hợp Năng suất Lao động bình quân.
- NSLD bình quân
+ Theo Doanh thu
+ Theo Lợi nhuận
0,182770,028153
0,192790,01983
0,203080,015765Nhìn chung năng suất lao động bình quân 1 người của công ty tăng đềuqua các năm điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng và khuyến khích tốt lựclượng lao động vào quá trình sản xuất kinh doanh
Trang 253.3: Ðánh giá hiệu quả sử dụng vốn
(Đơn vị tính:Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
2004 so với 2003 2005/2004 Chênh
lệch
Tốc độ (%)
Chênh lệch
Tốc độ (%)
1 D thu 47,574 51,67 55,239 4,096 108 3,569 107
2 LN 7,348 5,313 4,288 -2,035 72 -1,085 79 3.Tổng vốn 115,327 129,202 128,850 13,875 112 -0,352 99,7
- Năm 2003: Cứ 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được0,413 đồng doanh thu và 0,064 đồng lợi nhuận
- Năm 2004: Cứ 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được0,4 đồng doanh thu (giảm 3% so với năm 2003) và 0,041 đồng lợi nhuận(giảm 35,94% so với năm 2003)
- Năm 2005: Cứ 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được0,428 đồng doanh thu ( tăng 7% so với năm 2004) và tạo ra được 0,033đồng lợi nhuận ( giảm 19,52% so với năm 2004)
Từ kết quả này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của công ty có tăng nhưnghiệu quả tăng không cao
Tuy rằng doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng tuy nhiên tỷ suất lợinhuận/doanh thu có xu hướng giảm nguyên nhân là do chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp có tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng củadoanh thu Doanh nghiệp cần tìm biện pháp tốt để hạn chế tốc độ tăng của
Trang 26các khoản chi phí này Tức là cần nâng cao công tác quản trị chi phí kinhdoanh.
3.4: Ðánh giá tình hình tài chính
Bảng tổng hợp THTC của công ty từ 2003 - 2005
1 K/năng thanh toán hiện hành
- Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh đều tăngtrong các năm điều này cho thấy khả năng thanh thanh toán các khoản nợngắn hạn của công ty là rất khả năng Tóm lại tình hình tài chính của công
ty là tương đối ổn định
CHƯƠNG II
Trang 27Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công
ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
1.Thực trạng hoạt động tiêu thụ tại công ty sản xuất kinh doanh đầu
tư và dịch vụ Việt Hà:
1.1: Công tác nghiên cứu thị trường:
Công tác nghiên cứu thị trường của công ty do phòng marketing đảmnhiệm để thực hiện công việc này phòng đã giao cho một số nhân viên thịtrường , mỗi nhân viên này đảm nhiệm một khu vực thị trường như:
Khu vực đông bắc gồm: Hải dương , Hải phòng , Quảng ninh
Các nhân viên này thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh tại khu vựcmình quản lý Theo dõi tình hình biến động về sản lượng tiêu thụ thực tếcũng như khả năng tiêu thụ tại khu vực thị trường đó
Ngoài ra nhân viên thị trường còn thu thập các thông tin về đặc điểm củakhách hàng như: thói quen tiêu dùng , khả năng thu nhập, thu thập cácthông tin phản ánh của khách hàng về chất lượng của sản phẩm
Tất cả các thông tin nay được tập hợp về phòng Marketing và báo cáo lãnhđạo công ty để ra quyết định
1.2: Công tác lập kế hoạch tiêu thụ :
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thực chất là việc dự đoán trước số lượngsản phẩm sẽ được sản xuất và tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm
kỳ kế hoạch và doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt trong kỳ kế hoạch đểdoanh nghiệp chủ động trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Trang 28Để đi sâu nghiên cứu tình hình tiêu thụ của công ty, trước hết cần xemxét công tác lập kế hoạch tiêu thụ Khi đối mặt với nền kinh tế thị trường tất
cả mọi hoạt động mua bán đều không do Nhà nước giao hỗ trợ nữa, các doanhnghiệp phải chủ động tiêu thụ sản phẩm Lập kế hoạch tiêu thụ có ý nghĩaquan trọng giúp doanh nghiệp định hướng sản xuất Nếu công tác lập kếhoạch không được chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khó khăn
do sự chênh lệch giữa cung và cầu Mặt khác, lập kế hoạch tiêu thụ thể hiệnkhả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp, theo dõi
sự biến động thị trường từ đó giúp các nhà quản trị theo dõi tình hình sảnxuất, tình hình tiêu thụ và có kế hoạch cung cấp nguyên liệu, kế hoạch laođộng, kế hoạch sản xuất hợp lí và thiết thực hơn
Vì vậy, việc lập kế hoạch tiêu thụ có chính xác hay không là hết sứcquan trọng, đòi hỏi khả năng phân tích và dự báo nhu cầu thị trường của cáccán bộ chuyên trách Việc lập kế hoạch chính xác làm cho mọi chỉ tiêu củadoanh nghiệp được cân đối một cách đồng đều, giúp cho doanh nghiệp không
bị hụt hẫng, bỡ ngỡ trước sự chênh lệch quá lớn giữa kế hoạch và thực hiện.Việc lập kế hoạch còn có ý nghĩa trong sự thiết lập mối quan hệ tiêu thụ vớithị trường, chủ động trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng, là cơ sở choviệc phát triển sản xuất
Mấy năm trở lại đây, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác lập kếhoạch, công ty đã quan tâm nhiều đến công tác lập kế hoạch tiêu thụ Thườnghết quý III, công ty thành lập kế hoạch tiêu thụ bởi đây là thời điểm công tylập các kế hoạch tài chính
Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,công ty đã lựa chọn phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tương đốiphù hợp
Căn cứ lập kế hoạch: Để đảm bảo cho kế hoạch lập ra được chính xác
và khả thi, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty được lập ra trước hết căn
Trang 29cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế các năm trước, đặc biệt coi trọngnăm gần kề.
Ngoài ra công ty còn dựa trên việc dự đoán tình hình thị trường năm kếhoạch để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch
Kế hoạch tiêu thụ từng tháng được lập căn cứ vào kế hoạch tiêu thụnăm và được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế phát sinh trongtừng tháng bởi vì bia hơi là sản phẩm mang tính mùa vụ rất cao
Đơn giá kế hoạch được xây dựng trên đơn giá tiêu thụ sản phẩm củanăm trước, có điều chỉnh theo tình hình thị trường và sản xuất của năm kếhoạch
2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ
2.2.1: Tổ chức tiêu thụ:
Trước yêu cầu của việc cải tiến quản lý kinh tế, xoá bỏ lối quản lý hànhchính cung cấp, thực hiện theo phương châm kinh doanh: Bán cái mà thịtrường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có, do đó đã khắc phụcđược cách quản lý thủ công, phân tán theo lối sản xuất nhỏ Sau khi có sựchuyển đổi cơ chế, công ty đã chuyển toàn các quan hệ chỉ tiêu giao nộp sảnphẩm trước đây sang quan hệ hợp đồng Để đáp ứng yêu cầu của công tác tiêuthụ sản phẩm, công ty giao cho phòng Marketing và Bán hàng làm chức nănggiao dịch ký kết hợp đồng tiêu thụ với các đại lý và được theo dõi ở phòng tàichính kế toán
Công ty thường ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo phương pháptrực tiếp là cách ký kết đơn giản, thuận tiện Hợp đồng mua bán được hìnhthành sau khi các đại diện hợp pháp của công ty và khách hàng ký kết các hợpđồng kinh tế Các bên sau khi trực tiếp gặp nhau bàn bạc, thoả thuận về cácđiều khoản: Số lượng, chất lượng, quy cách sản phẩm, thời điểm giao nhận vàthanh toán tiền hàng thì hợp đồng kinh tế sẽ có hiệu lực ràng buộc tráchnhiệm mỗi bên
Khách hàng đến ký kết các hợp đồng làm đại lý tiêu thụ sản phẩm vớicông ty thông thường là các cá nhân, tổ chức , hộ gia đình
Trang 30Ngoài hình thức ký kết hợp đồng công ty tiêu thụ sản phẩm thông quacác đại lý , khách hàng có thể mua lẻ theo nhu cầu tiêu dùng vào bất cứ lúcnào tại nhà máy ở 254 Minh khai – Hà nội và tại cửa hàng giới thiệu sảnphẩm 493 Trương định – Hà nội.
2.2.2: Các biện pháp thực hiện tiêu thụ sản phẩm.
Trong vòng mấy năm trở lại đây, nhận thức được vai trò quan trọng củacông tác tiêu thụ, công ty đã tận dụng được mọi tiềm năng lợi thế, khắc phụckhó khăn tìm ra nhiều giải pháp để góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sảnphẩm Dưới đây là một số biện pháp công ty đã áp dụng trong năm 2006:
Như nhiều doanh nghiệp khác, công ty áp dụng hình thức giảm giá đốivới những khách hàng mua sản phẩm với khối lượng lớn Hình thức này đãgóp phần đưa khách hàng đến với công ty tạo nên nguồn thu ổn định
Giảm giá hàng bán là một biện pháp tốt góp phần đẩy nhanh tiêu thụsản phẩm Căn cứ vào tình hình thực tế mà công ty có thể áp dụng chính sáchgiảm giá cho khách hàng tuỳ vào từng thời điểm mua hoặc khối lượng mua
Bên cạnh việc giảm giá cho khách hàng, công ty còn đa dạng hoá cáchình thức thanh toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi muasản phẩm của công ty Hiện nay, công ty có áp dụng các hình thức thanh toánbằng chuyển khoản , thanh toán bằng tiền mặt ,
Trường hợp khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì kế toán lậpchứng từ là phiếu thu tiền Nếu khách hàng thanh toán bằng séc thì số séc đó
sẽ được phòng tài chính - kế toán nộp vào tài khoản ở ngân hàng NôngNghiệp trường hợp khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ thì công ty sẽ tínhchuyển theo tỷ giá chính thức của ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểmqui đổi
Nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty đã
đa dạng hoá hình thức bán hàng, chủ động ký kết hợp đồng với khách hàng đểgiải quyết hàng tồn kho nhằm giải phóng vốn
Tiêu thụ sản phẩm ở công ty hiện nay tiến hành theo 2 phương thức:bán lẻ và bán đại lý
Trang 31Về cơ bản, phương thức bán hàng của công ty đã tạo điều kiện cho kháchhàng về phương thức thanh toán, giao nhận cũng như vận chuyển hàng.
2.Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm bia hơi của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thời gian :
- Bia hơi là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho đông đảo nhân dân laođộng Chính vì vậy nó có 1 thị trường vô cùng rộng lớn nhất là các khu côngnghiệp - thành phố - thị xã - thị trấn - khu du lịch Bia hơi tiêu thụ mạnh vàomùa hè tức là nó là sản phẩm mang tính mùa vụ còn mùa đông thì nhu cầu thịtrường giảm đi Do đó điều kiện về nhiệt độ thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thường khi mùa lạnh sản phẩm củacông ty tiêu thụ chậm và giảm đang kể Mùa hè nóng nực lại có nhiều sảnphẩm mát thay thế, điều này khó khăn cho hoạt động của tiêu thụ sản phẩmcủa Công ty
Tình hình tiêu thụ theo quí (2003 - 2005)
Đơn vị tính: Triệu đồng
2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 04/03 So sánh 05/04 Tuyệt
Từ bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo quý cho thấy:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm vẫn tăng đều sau các quý
Trang 32- Doanh thu thực tế đạt được phản ánh đúng tính mùa vụ của sản phẩm tuy
nhiên tốc độ tiêu thụ của năm 2005 theo từng quý thấp hơn so với từng quýnăm 2004 chứng tỏ hoạt đông tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa hiệu quả
2.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường:
Trong những năm gần đây, mỗi năm đòi hỏi sự thích ứng về sản phẩmngày càng tăng Để hoà nhập với cơ chế thị trường sôi động và sự cạnh tranhgiữa các đối thủ ngày càng gay gắt thì Công ty đã hình thành mạng lưới tiêuthụ rộng khắp (trong đó 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm) được giải đều khắpmiền Bắc và miền Trung Tuy nhiên, do tình hình thị trường miền Bắc và Hànội rất phức tạp, còn là thị trường mới ( miền Trung ) đối với Công ty do vị tríđịa lý quá xa phương tiện vận chuyển và thiết bị bảo quản bia còn nhiều hạnchế vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ
Thị trường của công ty được chia thành các khu vực như sau :
Thị trường Hà Nội
Thị trường miền Bắc : Bao gồm các tỉnh từ Ninh bình trở ra như: Ninhbình , Hà nam , Nam định , Thái bình , Hà tây , Vĩnh phúc , Phú thọ ,Lào cai , Yên bái , Hoà bình , Lai châu , Sơn la , Hải phòng ,Hải dương,Quảng ninh
Thị trường miền Trung : Bao gồm các tỉnh như : Đà nẵng , Huế ,Quảng bình , Quảng trị , Nghệ an , Hà tĩnh , Thanh hoá
Bảng sau đây cho ta thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ ở từng khu vực thịtrường