Có thể nói hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và công việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Trong dạy học, nhà giáo dục Willama Ward cho rằng: “Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng. Giảng giải là thầy giáo tốt. Minh hoạ và biểu diễn là thầy giáo giỏi. Gây hứng thú học tập là thầy giáo vĩ đại”. Do vậy đối với trẻ mầm non việc tạo hứng thú cho lời giới thiệu bài rất quan trọng. Đặc biệt trong chương trình giáo dục trẻ mầm non thì việc tạo hứng thú và giúp cho trẻ có một tâm lý thoải mái, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau là không thể thiếu. Bất cứ lớp học nào từ mầm non tới trung học phổ thông thì lời mở đầu một giờ học, cách dẫn dắt vào bài giảng hay được xem là cần thiết để giúp giờ học trở nên thú vị, cuốn hút học sinh lắng nghe. Nhất là với lớp mầm non, việc tạo hứng thú học tập cho trẻ là quan trọng hơn hết. Để mở đầu giờ học cuốn hút cho trẻ mầm non, một trong số những yếu tố, những nội dung vô cùng quan trọng đối với trẻ không chỉ thấy ở giờ kỹ năng sống mà còn có ở các giờ học khác. Đây chính là những viên gạch đầu tiên tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, để kéo trẻ vào với chúng ta một cách hào hứng nhất. Chắc chắn là tất cả các cô giáo đều luôn mong muốn rằng, trẻ tham gia một cách hào hứng và tràn đầy năng lượng. Trước khi bắt đầu một giờ học thì sẽ có nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau giữa trẻ, có những bạn thì buồn ngủ, bạn thì mệt, còn có những bạn đang cảm thấy uể oải, thậm chí còn có những bạn không muốn học nữa. Tuy nhiên điều mà tôi nhận thấy rằng nhiều giáo viên hiện nay đang bị hạn chế trong cách “Phá băng”. Có cô thì thường xuyên giờ học nào cũng bắt đầu với một trò chơi. Có những cô thì mở đầu chỉ bằng một câu gọi “Các bạn ơi chúng ta đã sẵn sàng chuẩn bị vào giờ học chưa nào?” với câu nói như vậy sẽ làm cho trẻ cảm thấy thiếu sự mới mẻ và sẽ dẫn đến tự nhàm chán. Xuất phát từ hạn chế đó, tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì? mình nên làm thế nào? để tạo lôi cuốn cho trẻ bắt đầu vào giờ học không còn nhàm chán, rời rạc hay hình thức...Tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo để tìm ra những hình thức, phương pháp giảng dạy hay và tạo ra môi trường học tập tốt nhất. Những phương pháp mà tôi tìm ra nhằm giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, cung cấp hiểu biết cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng của mình, tôi đã tập trung nghiên cứu và đưa ra
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ LƯƠNG
TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN ĐỔ
*
MÔ TẢ BIỆN PHÁP
"Một số biện pháp mở đầu giờ học hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi C4 trường mầm non xã Yên Đổ”
Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Giáo viên dạy nhóm/lớp: MG 3 -4 tuổi C4
Đơn vị công tác: Trường Mầm non xã Yên Đổ
Năm học 2021-2022
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường mầm non Yên Đổ
Tôi tên là:
Số
TT Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức vụ
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả) (nếu có)
1 Nguyễn Thị Vân 22/10/1985 Trường Mầm
non xã Yên Đổ
Giáo viên
ĐHSP 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Một số biện pháp mở đầu
giờ học hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi C4 trường mầm non xã Yên Đổ”
1 Chủ đầu tư: Không có
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:10 tháng
09 năm 2021
4 Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1 Nội dung của sáng kiến
Có thể nói hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và công việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc” Trong dạy học, nhà giáo dục Willama Ward cho rằng: “Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng Giảng giải là thầy giáo tốt Minh hoạ và biểu diễn là thầy giáo giỏi Gây hứng thú học tập là thầy giáo vĩ đại” Do vậy đối với trẻ mầm non việc tạo hứng thú cho lời giới thiệu bài rất quan trọng
Đặc biệt trong chương trình giáo dục trẻ mầm non thì việc tạo hứng thú và giúp cho trẻ có một tâm lý thoải mái, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau là không thể thiếu
Trang 3Bất cứ lớp học nào từ mầm non tới trung học phổ thông thì lời mở đầu một giờ học, cách dẫn dắt vào bài giảng hay được xem là cần thiết để giúp giờ học trở nên thú vị, cuốn hút học sinh lắng nghe Nhất là với lớp mầm non, việc tạo hứng thú học tập cho trẻ là quan trọng hơn hết Để mở đầu giờ học cuốn hút cho trẻ mầm non, một trong số những yếu tố, những nội dung vô cùng quan trọng đối với trẻ không chỉ thấy ở giờ kỹ năng sống mà còn có ở các giờ học khác Đây chính là những viên gạch đầu tiên tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, để kéo trẻ vào với chúng ta một cách hào hứng nhất Chắc chắn là tất cả các cô giáo đều luôn mong muốn rằng, trẻ tham gia một cách hào hứng và tràn đầy năng lượng
Trước khi bắt đầu một giờ học thì sẽ có nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau giữa trẻ, có những bạn thì buồn ngủ, bạn thì mệt, còn có những bạn đang cảm thấy uể oải, thậm chí còn có những bạn không muốn học nữa Tuy nhiên điều mà tôi nhận thấy rằng nhiều giáo viên hiện nay đang bị hạn chế trong cách
“Phá băng” Có cô thì thường xuyên giờ học nào cũng bắt đầu với một trò chơi
Có những cô thì mở đầu chỉ bằng một câu gọi “Các bạn ơi! chúng ta đã sẵn sàng chuẩn bị vào giờ học chưa nào?” với câu nói như vậy sẽ làm cho trẻ cảm thấy thiếu sự mới mẻ và sẽ dẫn đến tự nhàm chán
Xuất phát từ hạn chế đó, tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì? mình nên làm thế nào? để tạo lôi cuốn cho trẻ bắt đầu vào giờ học không còn nhàm chán, rời rạc hay hình thức Tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo để tìm ra những hình thức, phương pháp giảng dạy hay và tạo ra môi trường học tập tốt nhất Những phương pháp mà tôi tìm ra nhằm giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, cung cấp hiểu biết cho trẻ Bằng tất cả sự nỗ lực và cố
gắng của mình, tôi đã tập trung nghiên cứu và đưa ra "Một số biện pháp mở đầu
giờ học hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi C4 trường mầm non xã Yên Đổ”
*Biện pháp 1: Tạo môi trường thân thiện, thu hút trẻ.
Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển, tạo cho trẻ một tâm thế khi bước chân vào cổng trường, cửa lớp là sự tin tưởng của phụ huynh, yên tâm, hứng thú của trẻ Môi trường trong nhà trường theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ có thể tự mình khám phá, trải nghiệm với bạn, với cô giáo
Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi …là những điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động tích cực Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn như “Thư viện của bé”, “ Phân vai” “Bé yêu nghệ thuật”,
Trang 4…Sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ
Vì thế ngay từ đầu năm học tôi cùng giáo viên trong lớp của mình đã cùng nhau nghiên cứu, tham khảo, sưu tầm ở trên mạng internet, học tập các bạn trường bạn, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa góc thư viện cho trẻ hoạt động thường ngày Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ để bổ sung đồ dùng đồ chơi vào các góc, như làm cây hoa, củ quả bằng xốp nỉ, dụng
cụ âm nhạc Trẻ rất hứng thú với những hình ảnh đó và tự đặt câu hỏi: “Cô làm
gì đấy?” ,"Bức tranh gì đây cô?"
Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một môi trường lớp học với đầy đủ chủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động để trẻ thích thú khi đến lớp.
Bên cạnh đó ở những mảng tường bên ngoài lớp học tôi còn tận dụng những bức tranh, những hình ảnh trên tường ở chân cửa lớp, gần giá để đồ, để dép, bình nước uống tôi cũng chọn những hình ảnh phù hợp với trẻ và mỗi khi đưa trẻ đi uống nước ở góc thiên nhiên (Vườn cây của bé) Tôi và giáo viên ở lớp cùng một số phụ huynh học sinh tạo môi trường ngoài lớp học
Trang 5Để giúp cho trẻ có môi trường an toàn theo nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ, để vừa tầm với của trẻ, thân thiện tạo hứng thú cho trẻ là một việc làm
vô cùng quan trọng, bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần
* Biện pháp 2: Mở đầu giờ học hứng thú bằng trò chơi
Với lứa tuổi mầm non, trò chơi cũng như hoạt động thể chất luôn thu hút trẻ bởi sự tươi vui Chính vì thế bản thân tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu những trò chơi vui nhộn có liên quan đến chủ đề, giờ học để dẫn dắt trẻ vào bài
Tuy nhiên ngoài trò chơi ra chúng ta sẽ có một số cách sau đó là nhảy khởi động cơ thể ảo thuật hay nhiều cách sáng tạo khác nhau Đầu tiên đối với trò chơi đó là một cách rất dễ để có thể giúp trẻ được vui vẻ, hào hứng và được đón nhận giờ học thoải mái Có rất nhiều các trò chơi khác nhau để trẻ có thể bắt đầu với giờ học Tuy nhiên tôi lựa chọn những trò chơi liên quan, phù hợp đến nội dung bài học của trẻ
Bởi vì trò chơi cũng chính là một phần để dẫn dắt vào bài Chính vì vậy tôi tìm tòi nghiên cứu một số tài liệu, ở trên mạng internet về các trò chơi cho trẻ mầm non, đặc biệt là những trò chơi mới nhằm thay đổi không khí cho trẻ thay
vì cứ chơi mãi một trò chơi Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã cho trẻ chơi trong phần mở đầu giờ học Tôi thấy trẻ rất hứng thú, tích cực hoạt động:
Ví dụ: với trò chơi 5 con cua đá Tôi tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, vừa chơi vừa làm động tác giả làm con cua bằng đôi tay, vừa làm vừa đọc bài như sau:
"Năm con cua đá bò lên cây gỗ
Ăn những con bọ thật là ngon ngon
Bỗng 1 con cua rơi tòm xuống nước
Trang 6Chỉ còn bốn con
Bốn con cua đá bò lên cây gỗ
Ăn những con bọ thật là ngon ngon
Bỗng 1 con cua rơi tòm xuống nước
Chỉ còn ba con "
Hoặc với trò chơi “Nhện giăng tơ” thì đôi chuyển từ lời bài thơ thành bài hát hát có nhịp điệu và làm những động tác đơn giản, phù hợp
“Nhện nhện giăng tơ giăng tơ, ta cùng leo lên nào
Ngoài trời thì mưa to, ôi nhà đâu mất rồi
Và trời không mưa nữa, ông mặt trời lên rồi
Nhện nhện giăng tơ, giăng tơ ta cùng leo xuống nào”
Ví dụ: Với chủ đề đó là “Đoàn kết và hợp tác với nhau” thì tôi hoàn toàn
có thể sử dụng được một trò chơi vui mà liên quan đến chính chủ đề này Đó là trò chơi “Kết bạn” kết bạn kết bạn! kết mấy kết mấy? kết ba thì ba bạn sẽ cùng nắm tay nhau Đây là một trò chơi vừa vui, có thể dẫn dắt vào bài học của trẻ hiệu quả và còn có rất nhiều các trò chơi khác nhau nữa: những trò chơi dân gian, trò chơi sáng tạo hấp dẫn để lôi cuốn trẻ bắt đầu giờ học một cách hiệu quả nhất đó là những trò chơi.
* Biện pháp 3: Mở đầu giờ học hứng thú bằng điệu nhảy vui nhộn, khởi động cơ thể
Mở đầu giờ học bằng điệu nhảy hay khởi động cơ thể thì rất nhiều giáo viên đã sử dụng rồi Tuy nhiên sử dụng đã hiệu quả chưa? cách tổ chức đã gây hứng thú với trẻ chưa? Bởi tôi đã từng quan sát rất nhiều các giáo viên có làm như vậy nhưng lại không hề làm cho trẻ hứng thú, vì chúng ta chưa biết cách tổ chức hiệu quả
Trang 7ví dụ như bài nhảy chiken ben, nhảy baby Shark, gummiber, “Nhảy dân
vũ rửa tay” Đó là những bài nhảy đơn giản, hiệu quả để có thể tạo được năng lượng, nụ cười, tinh thần thật hào hứng giúp cho con bắt đầu giờ học Tiếp theo
là khởi động cơ thể chúng ta cũng sẽ có một số bài cho trẻ đứng lên vỗ tay, giậm chân, chạy xung quanh lớp Nhất là khởi động cơ thể sẽ giải phóng năng lượng cho các con đặc biệt là nếu giờ học trước đó của các con phải ngồi nhiều các con đang bị uể oải thì cho các con khởi động cơ thể Đây là một cách để thay đổi trạng thái năng lượng và cảm xúc của các con để các con có thể sẵn sàng bước vào giờ học
* Biện pháp 4: Mở đầu giờ học hứng thú bằng cách làm ảo thuật
Để có thể biểu diễn thuần thục một số tiết mục ảo thuật đơn giản là thành quả của những tối khuya sau khi thu xếp xong việc gia đình, tôi đã mày mò học từ trên mạng Nhiều lần thất bại, nhưng sự kiên trì rèn luyện không chỉ mang lại kết quả như mong đợi mà còn đem niềm vui đến cho trẻ Bởi theo tôi, cần có nhiều biện pháp đổi mới và sáng tạo trong dạy học để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Nhưng để tạo sự mới lạ, tôi đã chọn ảo thuật nhằm thu hút, lôi cuốn trẻ vào hoạt động học một cách tự nhiên Điều này đã mang lại hiệu quả trong các giờ học, Trẻ đều chăm chú, tập trung để chờ đợi sự bất ngờ trong tiết mục ảo thuật
Trang 8Biết đây là một cách hay nhưng chưa phải nhiều giáo viên đã sử dụng được Nói đến làm ảo thuật thì rất nhiều thầy cô bảo “Cái này phải là ảo thuật gia thì mới làm được chứ tại sao bạn có thể?” Tôi hoàn toàn khẳng định tất cả chúng ta đều có thể trở thành ảo thuật gia, đem những màn ảo thuật thú vị đến với trẻ, để trẻ có thể cảm thấy hào hứng, tò mò và thậm chí là hâm mộ chúng ta
Điều quan trọng nhất đó là cách tổ chức, chúng ta có thể có nội dung rồi nhưng chưa biết cách tổ chức như thế nào? thì nhiều giáo viên là có nội dung nhưng lại chưa có được kỹ năng, dẫn đến phần tổ chức không được như mong muốn
Đầu tiên đã gọi là “phá băng” là đem năng lượng truyền cảm hứng truyền cảm xúc tích cực đến với trẻ thì chính bản thân giáo viên phải là một người có năng lượng đầu tiên Hãy bắt đầu giờ học bằng những câu kêu gọi, hay câu thu hút trẻ
Ví dụ như: “Các bạn ơi các bạn đã sẵn sàng bước vào giờ học ngày hôm nay chưa nào? các bạn ơi hãy cùng cô chơi một trò chơi thật là thú vị nào! Với câu nói tràn đầy năng lượng cùng một nụ cười thật tươi, ánh mắt yêu thương và trìu mến với nguồn năng lượng như vậy sẽ bắt đầu giờ học, bắt đầu phần khởi động, phần phá băng của chúng ta một cách máu lửa hơn hơn và phần này hãy lưu ý hãy sử dụng tông giọng cao một chút to một chút để lôi cuốn và kéo trẻ đến với chúng ta
Sử dụng một trò chơi ảo thuật hấp dẫn vào trong giờ học của mình để đem lại sự tò mò thích thú, sự đổi mới, sự sáng tạo, hấp dẫn riêng, đó là màn ảo thuật
Ví dụ như màn ảo thuật với chiếc hộp thần kỳ
Chỉ với hộp thần kỳ này chúng ta có thể ứng dụng với rất nhiều bài học khác nhau Dùng để dẫn dắt vào bài học mới lạ, thú vị Tôi đã sử dụng chiếc hộp này để làm quà tặng các bạn nhỏ ví dụ như ngày hôm nay cô giáo chỉ đưa món
Trang 9quà ra thì sẽ không có điều gì thú vị với trẻ Chúng ta có thể nói: “Ngày hôm nay cô có rất nhiều món quà dành cho các bạn, chúng mình hãy cùng nhau khám phá xem món quà của cô là gì nhé, nào 1,2,3, 4, chúng mình hãy gọi quà nào, quà ơi ra đi chúng ta cùng đếm nào, 1,2,3 các bạn ơi có gì đây? , rất nhiều kẹo trong chiếc hộp, và cô sẽ dành tặng cho những bạn nào học ngoan, học giỏi.”
Chiếc kẹo này mang ý nghĩa, hấp dẫn hơn rất nhiều, thay vì việc chúng ta chỉ mang chiếc kẹo bình thường
Với chiếc hộp này có thể mở đầu nhiều giờ học khác nhau
Ví dụ biến chiếc hộp không, ra được chiếc khẩu trang, nếu ngày hôm nay chúng ta dạy bài cách đeo khẩu trang Hay có thể sử dụng quả cam, hay chúng ta biến ra bông hoa, cái lá tất cả chúng ta có thể cho tất cả vào chiếc hộp và biến chiếc hộp không có gì thành chiếc hộp có, từ đó giáo viên có thể dẫn dắt vào chủ
đề rất hấp dẫn mà vẫn liên quan đến chủ đề và đó chính là ứng dụng trò chơi ảo thuật vào trong mở đầu giờ học Thay vào việc từ trước đến giờ chúng ta đơn thuần chỉ lôi đồ đó ra và dẫn vào bài
Với cách sử dụng ảo thuật sẽ tạo sự tương tác giữa cô và trẻ, tạo cho không khí sôi nổi, hấp dẫn, hứng thú
Chúng ta lưu ý một vấn đề quan trọng và đặc biệt là chúng ta không được tiết lộ bí mật đó với trẻ Để cho ảo thuật luôn là những gì đó bí mật và thần bí với trẻ
* Biện pháp 5: Mở đầu giờ học hứng thú bằng cách tạo tình huống
Tạo tình huống để trẻ hình dung và dẫn dắt vào giờ học cũng là một cách
mà chúng nên áp dụng Chẳng hạn với chủ đề nhận biết về quả táo, cô có thể tạo tình huống là: 2 bạn thỏ ăn táo (táo xanh, táo đỏ: mỗi bạn 1 loại) và tranh luận với nhau là quả táo có vị ngọt, bạn khác táo có vị chua, táo có màu xanh bạn khác táo có màu đỏ
Hay tạo tình huống bác nông dân tặng món quà rồi đàm thoại
Với mỗi chủ, đề giờ học khác nhau, cô giáo có thể đóng vai thành nhân vật nào đó, trò chuyện với trẻ, từ đó dẫn dắt trẻ vào giờ học
Chẳng hạn đối với giờ kể chuyện “Ba chú gấu con”, cô có thể tạo dựng tình huống: Cô là gấu mẹ
Trang 10Hay cũng với giờ học là trò chuyện về một số loại quả, cô giáọ đóng vai chú hề: Cô trang điểm và mặc trang phục như chú hề, xuất hiện, cô nói anh hề chào các bạn, hôm nay mình có món quà muốn dành tặng lớp mình, mời các bạn cùng xem đó là món quà gì nhé, sau đó bạn làm ảo thuật cho cháu xem, sau đó bạn thò tay vào hộp lấy quả táo đỏ trước hỏi trẻ quả gì? Màu gì? Tiếp hỏi các bạn trong hộp còn gì nữa ko? Bạn lấy quả táo xanh ra, và hỏi sau đó cho trẻ nhận biết
5 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
+ Phụ huynh: Rất quan tâm ủng hộ, phối hợp cùng tôi tổ chức cho trẻ trao đổi, trò chuyện về nội dung hoạt động có hiệu quả tại gia đình
+ Giáo viên: Có kiến thức, kỹ năng sử dụng biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục Góp ý trao đổi kinh nghiệm để sử dụng tốt các biện pháp gây hứng thú phù hợp với độ tuổi trẻ trong toàn trường
+ Cơ sở vật chất: Ngoài đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị được cấp phát, giáo viên tích cực làm nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề
7 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sau 2 tháng thực hiện cho thấy: Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực hiện trong lớp từ tháng 09/2021 đến tháng 11/2021 kết quả đạt được như sau:
7.1 Đối với trẻ
Trẻ ở nhóm lớp tích cực tham gia hoạt động trẻ hứng thú chăm chú vào giào học nâng cao rõ rệt so với đầu năm