1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trung tâm tại trường mầm non thành lâm huyện bá thước

20 1,9K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN NỀ NẾP, THÓI QUENCHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI TRUNG TÂM

TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÀNH LÂM HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Hà Thị Nhật Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường MN Thành Lâm SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2019

Trang 2

2.2 Thực trạng về nề nếp, thói quen của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trung tâmtại trường mầm non Thành Lâm huyện Bá Thước

32.3 Các giải pháp đã sử dụng để rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ mẫu

giáo 3-4 tuổi trung tâm tại trường mầm non Thành Lâm huyện Bá Thước

2.3.2 Rèn luyện nề nếp thói quen thông qua các hoạt động trong ngày 5

2.3.3 Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp và sáng tạo 8

2.3.4 Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày 92.3 5 Rèn kỹ năng nề nếp thói quen thông qua một số tranh ảnh, một số

2.3.6 Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục củanhà trường

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Đâylà nền móng ban đầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và pháttriển nhân cách cho trẻ.

Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước Trongmỗi đứa trẻ luôn có những tài năng tiềm ẩn và sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ lúcđầu đời là chìa khóa thành công cho tương lai sau này Trẻ sinh ra có quyền đượcchăm sóc, bảo vệ và được giáo dục một cách toàn diện.Vì vậy việc giáo dục trẻngay từ những năm tháng đầu đời là một việc làm hết sức cần thiết

Như chúng ta đã biết, Bác Hồ đã nói:

“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn.Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Trẻ sinh ra đâu phải đứa trẻ nào cũng ngoan cũng lễ phép Mà ngay từ banđầu phải rèn luyện trẻ, dạy trẻ để sau này trẻ thành người tốt Chính vì vậyngành học Mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ là mộtnhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung Việcrèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơsở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sứckhó khăn luôn được đặt hàng đầu Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặtchẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thứckhoa học Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổinày đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ[4].

Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thốnggiáo dục nước ta Là bậc học cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách và trí tuệ cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập môi trường mới [1].

Vì vậy việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ chính là một trong nhữngbước hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở trường mầm non Đối vớitrường mầm non Thành Lâm thì trẻ 3-4 tuổi khu trung tâm là năm đầu tiên mớibắt đầu đi học hai buổi trên ngày ở trường mầm non chứ không như một sốtrường khác trẻ đi học hai buổi trên ngày từ 25-36 tháng tuổi Do đó nề nếp thóiquen của trẻ ở trường mầm non chưa được hình thành Chính vì thế vấn đề rènluyện nề nếp thói quen ở trường Mầm non cho trẻ ở giai đoạn 3-4 tuổi là việclàm hết sức quan trọng và cần thiết Việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ 3-4tuổi sẽ là cái kiềng vững chắc làm nền tảng cho việc hình thành và phát triểnnhân cách của trẻ sau này [4].

Bản thân tôi nhận thức được rằng: Giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng vàcần thiết Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình cũng là mộtmôi trường tốt để giúp nhà giáo dục đưa một đưa trẻ tiến đến hoàn thành nhâncách một cách hoàn hảo nhất Cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ cho nên bằngcác phương pháp, kinh nghiệm của bản thân mình để hình thành và rèn cho cáccháu một số nề nếp và thói quen cho trẻ để trẻ bước đầu có những đức tính tốt

sau này trở thành người công dân tốt.Vì thế mà tôi đã chọn đề tài: “Một số giải

pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trung tâm tạitrường mầm non Thành Lâm huyện Bá Thước”

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của tôi khi viết sáng kiến này là nhằm tìm ra những giải phápchung nhất và hiệu quả nhất trong việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ mẫugiáo 3-4 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ Đồngthời tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn trong quá trình công tác ở đơn vị.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến là “Một số giải pháp rèn luyện nề nếp,thói quen cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trung tâm tại trường mầm non Thành Lâmhuyện Bá Thước”.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo tài liệu quasách chương trình giáo dục mầm non, chuyên đề, mạng Intenet, báo…

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin: Khảo sát các hoạtđộng của trẻ trong lớp để nhận biết về nề nếp, thói quen của trẻ.

- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Thống kê, sử lý số liệu trong bảngkhảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp

- Phương pháp nghiên cứu dùng lời Cô dùng lời nói để hướng dẫn trẻ hoạtđộng học, chơi các trò chơi, đi thăm quan….

- Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các trò chơi để tổ chức cho trẻ chơicác trò chơi để giờ chơi, giờ học hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ hơn, trẻ thíchđược đi học, thích được đến trường.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Giai đoạn trẻ 3-4 tuổi là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách trẻ,các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không táchbạch rõ nét Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồngthời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ bị tổn thương vềtâm lý[2] Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ đầu cho trẻ, ngay từnhững ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận đượcnguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và làthành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập Quan hệ của cô với trẻ giàucảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con Vậy hoạt động lao động sưphạm của cô giáo mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải cósự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ

Là một giáo viên Mầm non được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3-4tuổi, tôi nhận thấy ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triểnrất mạnh Trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý Do trẻ chưa tách rời bố mẹ, gia đình nên khi đến lớp trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn,không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậm chí một số trẻ còn la khóc,không ăn không ngủ, hoặc không tham gia vào mọi hoạt động… Chính vì thếtôi thấy việc cần giáo dục các cháu đưa các cháu vào nề nếp thói quen để thamgia vào các hoạt động trong ngày là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng.

Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từnhững ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ đến với cô giáo vàcác bạn từ sáng đến chiều mới về với gia đình Trước thực trạng đó là một giáo

Trang 5

viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi không thể không suynghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục nề nếp, thói quen cho trẻ là việc mà mỗigiáo viên phải thực hiện thường xuyên liên tục và xem nó như một phần côngviệc hàng ngày của mình.

2.2 Thực trạng về nề nếp, thói quen của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trungtâm tại trường mầm non Thành Lâm huyện Bá Thước.

2.2.1 Thuận lợi

Trường Mầm Non Thành Lâm là một trường vùng sâu, vùng xa củaHuyện Bá Thước Nhà Trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêunghề mến trẻ, chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường ngày càng pháttriển đi lên Để đạt được những thành tích đó chính là nhờ có được sự quan tâmgiúp đỡ của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sởvật chất, trang thiết bị trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để dạy trẻ được tốthơn Được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địaphương đã từng bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường.

Bản thân tôi luôn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân trau dồi kiếnthức, luôn được chuyên môn nhà trường quan tâm và tạo điều kiện dự giờ đồngnghiệp để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân Luôn được sự yêu mến, gần gũicủa các cháu học sinh và phụ huynh tin cậy luôn nhiệt tình ủng hộ các hoạt độngcủa lớp Tôi luôn được sự yêu quý, giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chămsóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục

Được sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em mình, luôn ủng hộ cáchoạt động của nhà trường cũng như của lớp Luôn phối kết hợp với cô giáo trongviệc chăm sóc giáo dục trẻ.

2.2.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì không tránh khỏi những khó khăn như sau:Trường Mầm Non Thành Lâm là một trường vùng sâu vùng xa 100% trẻ là conem dân tộc Thái, một số trẻ chưa thành thạo tiếng phổ thông, khả năng giao tiếpcủa trẻ gặp rất nhiều khó khăn.Vì vậy khi tham gia vào các hoạt động cùng cô,cùng bạn bè trẻ chưa mạnh dạn, tự tin và chưa phát huy được tính tích cực củatrẻ.

Trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thươngchăm sóc Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưaquen với nề nếp, thói quen của lớp, tính rụt rè, nhút nhát, cá tính còn nhiều ởtrẻ.

Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nềnếp cho trẻ chưa quan trọng “Trẻ con biết gì mà rèn”.

Trẻ đến nhập học rải rác không cùng lúc làm cho sự ổn định nề nếp kéo dàithời gian.

Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm học thể hiện qua bảng kê sau:

Năm học 2018 – 2019 này tôi được phân công phụ trách lớp 3-4 tuổi trungtâm Tổng số trẻ trong lớp gồm 30 cháu: Trong đó: 19 trẻ nam, 11 trẻ nữ 100%

Trang 6

trẻ là người dân tộc Thái Và đại đa số trẻ đều là những trẻ lần đầu tiên đi họchai buổi trên ngày và ở lại ăn bán trú tại trường, lần đầu tiên xa gia đình, xa bố,mẹ và những người thân yêu cả ngày từ sáng đến chiều mới được về nhà Chínhvì thế các cháu chưa hề có một thói quen nề nếp gì khi ở trường học cả ngày,ngược lại các cháu còn quấy khóc, la hét đòi về nhà.

Để biết được nề nếp, thói quen của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến hànhkhảo sát kết quả cụ thể như sau:

* Kết quả khảo sát đầu năm về nề nếp, thói quen cho trẻ (Tháng 9 năm2018):

Trước khi áp dụng giải pháp

sổ trẻSố trẻ Trẻ đạt%Số trẻTrẻ chưa đạt%

Qua bảng kết quả khảo sát trên tôi thấy rằng nhiều trẻ chưa có nề nếp, thóiquen trong mọi hoạt động hằng ngày Để khắc phục và giải quyết thực trạng vàhạn chế trên Tôi đã tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn áp dụng: Một số giải pháp rènluyện nề nếp, thói quen cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trung tâm tại trường mầm nonThành Lâm huyện Bá Thước.

2.3 Các các giải pháp đã sử dụng để rèn luyện nề nếp, thói quen chotrẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trung tâm tại trường mầm non Thành Lâm huyện BáThước.

2.3.1 Phân nhóm theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:

Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nhanh chóng đưa trẻ vàochương trình chăm sóc giáo dục là vấn đề trọng tâm Tôi xác định bản thân mìnhphải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và quan trọng hơn là phải nắm rõđặc điểm riêng của từng trẻ để bản thân Tôi lập ra chương trình kế hoạch bồidưỡng cho trẻ theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cáchhợp lý:

+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn.

Ví dụ: Cháu Kim Ngân nhút nhát ngồi cạnh cháu Bảo Ngọc nhanhnhẹn, mạnh dạn.

+ Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình.

Ví dụ: Cháu Bảo Hân khá ngồi cạnh cháu Khánh Nhâm trung bình

+ Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, trẻ hay

khóc ngồi cạnh cô giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.Ví dụ: Cháu Hoàng Gia hiếu động cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh cháuHải Yến ngoan ngoãn hiền lành.

Trang 7

Việc phân nhóm này rất có hiệu quả trong việc rèn luyện trẻ Tôi lấy ví dụthực tế đã trải qua: Theo sự sắp xếp chỗ ngồi trên, khi Tôi mời một cháu khá trảlời câu hỏi thì cháu học trung bình ngồi cạnh bên bạn có thể nghe được câu trảlời của bạn và khi được cô mời lên trả lời lại thì cháu sẽ trả lời được, và với sựđộng viên khen thưởng của cô sẽ tạo cho trẻ hứng thú học và trẻ đó sẽ dần dầntiến bộ lên làm cho nề nếp học của trẻ ngày càng ổn định.

Tôi cho những trẻ còn nhớ nhà hay khóc ngồi cạnh cô khi học sẽ rất phùhợp trong việc rèn nề nếp học cho trẻ Khi dạy cô cho những trẻ này ngồi cạnhcô cô vừa có thể dạy vừa có thể thể hiện cử chỉ thương yêu che chở cho trẻ chỉbằng vuốt ve nhẹ nhàng hoặc một cái xoa đầu cũng có thể làm trẻ vơi đi nỗi nhớnhà Cộng với sự sáng tạo của cô trong giờ học sẽ lôi cuốn trẻ học cùng với cácbạn để quên đi nỗi nhớ bố mẹ Điều này sẽ nhanh chóng giúp trẻ ngoan vànhanh ổn định nề nếp học hơn.

2.3.2 Rèn luyện nề nếp thói quen thông qua các hoạt động trong ngày:

Hàng ngày các cháu đến lớp tôi thực hiện đầy đủ các hoạt động trong ngàycủa trẻ: giờ đón, giờ trả, giờ học, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, mọi sinhhoạt đều có thể rèn luyện thói quen cho trẻ Đối với độ tuổi này để đưa các cháuvào nề nếp thói quen không phải là chuyện dễ và đơn giản Thực tế các cháu cònrất bé, chưa có ý thức được như các anh chị lớn, điều này cũng là một thử tháchcho Tôi Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên Tôi phải luôn nhẹnhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ trong từng hoạt động

- Rèn nề nếp thói quen thông qua giờ đón và trả trẻ:

Trong giờ đón - giờ trả tôi rèn cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép, cất đồdùng cá nhân đúng nơi quy định

Buổi sáng trẻ được bố mẹ (người thân) đưa đến lớp Tôi nhắc trẻ chào cô,chào bạn, rồi vào lớp chào bố mẹ, (người thân) để bố mẹ, (người thân) ra về.Khi vào lớp trẻ biết cất đồ dùng của mình như Balô, mũ, dép …vào đúng nơiquy định

Hình ảnh giờ đón trẻ

Trang 8

Vào giờ trả trẻ, khi bố mẹ, (người thân) đến đón trẻ tôi nhắc trẻ chào bố mẹ,(người thân), chào cô, chào bạn lấy đồ dùng như: Balô, mũ, dép…rồi ra vềcùng bố mẹ (người thân)

Như vậy qua giờ đón – trả trẻ tôi đã rèn cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép,thói quen cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định

- Rèn nề nếp thói quen thông qua các giờ hoạt động có chủ đích:

Trong các giờ hoạt động có chủ định Tôi rèn cho trẻ thói quen biết nghe lời,biết làm theo yêu cầu của cô, biết ngồi ngoan trong giờ học, mạnh dạn biết giơtay phát biểu ý kiến

Ví dụ: Trong hoạt động thơ “Thăm nhà bà” chủ đề “Gia đình”

Trước khi vào giờ học tôi cho trẻ hát bài hát “Cháu yêu bà” trẻ biết hátcùng cô, ngồi ngoan khi tôi đọc thơ cho trẻ nghe, biết giơ tay để trả lời các câuhỏi tôi đưa ra, biết đọc thơ cùng cô, biết đọc theo tổ, nhóm, cá nhân và biết chơitrò chơi khi tôi yêu cầu.

Hay giờ hoạt động tạo hình:

Trẻ biết ngồi ngoan quan sát khi tôi tô mẫu, biết vẽ, biết tô màu theo yêucầu của cô, trong quá trình hoạt động không quăng ném đồ dùng đồ chơi, và saugiờ hoạt động biết thu dọn đồ dùng, đồ chơi cùng cô

Hình ảnh: Giờ hoạt động tạo hình

- Rèn nề nếp thói quen thông qua giờ chơi:

Trong giờ trẻ chơi cô rèn cho trẻ thói quen biết giữ gìn không quăng némđồ chơi, biết chơi cùng bạn, khi chơi xong biết cất đồ chơi vào nơi quy định.

Khi tổ chức cho trẻ chơi cô luôn bao quát trẻ để giúp đỡ trẻ khi trẻ cần,luôn động viên khuyến khích chơi và nhắc trẻ không quăng ném đồ chơi.

Ví dụ: Có 1 cháu trong khi chơi quăng ném đồ chơi cô đến bên trẻ và nhắctrẻ “ Nếu con quăng ném đồ chơi như vậy thì đồ chơi sẽ bị hư hỏng lần sau sẽkhông còn đồ chơi để chơi nữa, khi chơi con hãy giữ gìn đồ chơi nhé”

Hết giờ chơi cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi và cất đúng nơi quy định

Trang 9

Ví dụ:

Đồ chơi ở góc đóng vai, trẻ xếp vào tủ góc ở góc đóng vai cô đã quy định.Đồ chơi ở góc sách, khi lấy sách ra xem, chơi xong trẻ biết cất vào tủ đựngsách ở góc thư viện.

Trong khi trẻ chơi cô luôn nhắc nhở trẻ biết chơi cùng nhau, đoàn kết trongkhi chơi, không tranh dành đồ chơi của bạn.

Hình ảnh: Trẻ chơi ở góc phân vai

- Rèn nề nếp thói quan thông qua hoạt động vệ sinh:

Đối với trẻ 3-4 tuổi trẻ còn rất nhỏ trẻ chưa có ý thức trong hoạt động vệsinh Nếu ta không rèn các thói quen vệ sinh: biết gìn giữ vệ sinh cá nhân, vệsinh chung, nhu cầu vệ sinh khi bị bẩn, nhu cầu đi vệ sinh (đại, tiểu tiện)… củatrẻ thì trẻ sẽ không ý thức được việc làm và hành động của mình là đúng hay sai.

Ví dụ:

+ Sau khi trẻ ăn quà sáng hay uống sữa sẽ có giấy bóng, vỏ hộp sữa để giữ

gìn vệ sinh trong ngoài lớp cô nhắc trẻ bỏ vào sọt rác không ném bừa bãi ra sâncũng như ra lớp Từ đó hình thành cho trẻ thói quen biết giữ gìn vệ sinh chung.

+ Khi trẻ bị bẩn trẻ biết yêu cầu cô vệ sinh cho trẻ:

Chẳng hạn khi chơi tay trẻ bị bẩn trẻ biết đến bên cô và yêu cầu cô rửa taycho trẻ.

+ Khi có nhu cầu đi vệ sinh trẻ biết xin cô, biết lấy đúng bô của mình và đi

vệ sinh đúng nơi quy định

Thông qua hoạt động vệ sinh cô cũng đã hình thành, rèn luyện cho trẻ lớpmột số thói quen vệ sinh mà trẻ thực hiện trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở lớp.

- Rèn nề nếp thói quen trong giờ ăn:

Trong giờ ăn cô rèn cho trẻ thói quen trước khi ăn biết mời cô mời bạn vàăn hết xuất không làm rơi vãi, không nói chuyện trong giờ ăn, không ăn miếngto, khi ho hắt hơi phải biết che miệng và quay ra ngoài.

Như vậy nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn của cô trẻ được uốn nắn kịpthời thường xuyên, liên tục do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong

Trang 10

các hoạt động trong ngày mang lại hiệu quả cao hơn, các cháu ngoan và có nề nếphơn rất nhiều so với ngày đầu trẻ đến lớp

Hình ảnh: Giờ ăn của trẻ

- Rèn nề nếp thói quen thông qua giờ ngủ của trẻ:

Qua giờ ngủ cô rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh trước khi lên giường ngủ.Khi lên giường biết nằm im để ngủ, không nói chuyện, chọc bạn trong giờ ngủ,ngủ sâu, ngủ đủ giấc, khi ngủ dạy biết nằm im trên giường khi cô chưa cho phépdạy, ngủ dạy biết cất gối của mình đúng nơi quy định…

Hình ảnh: Giờ ngủ trưa của trẻ

2.3.3 Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp và sáng tạo:

Trẻ mầm non đến trường không chỉ để học mà đến trường trẻ còn đượcchơi Ở độ tuổi này trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức “Học mà chơi, chơimà học”.Và khi học cũng như khi chơi trẻ cần phải có đồ dùng đồ chơi trựcquan vì ở độ tuổi càng nhỏ tri giác và hiểu biết của trẻ càng ít Vì vậy muốn đưachất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ tốt hơn Bản thân Tôi

Ngày đăng: 16/10/2019, 07:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w