Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
412,09 KB
Nội dung
Nghiêncứunângcaokhảnăngsinhtổnghợp
vancomyxin củaxạkhuẩnStreptomyces
orientalis
Chu Thanh Bình
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Vi sinh vật học; Mã số: 60 42 40
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phương Nhuệ
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày Chất kháng sinh vancomyxin; Streptomycesorientalis và các yếu
tố ảnh hưởng đến sinhtổnghợp vancomyxin; nghiêncứu duy trì và nângcao hiệu suất
chủng giống sản xuất vancomyxin; tình hình nghiêncứu và sản xuất vancomyxin. Vật
liệu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu: Bảo quản giống; Xác định đặc điểm sinh
học; Xác định sinh khối; Xác định hoạt tính kháng sinh, … Nghiêncứu đặc điểm sinh
học của chủng Streptomycesorientalis 4912; khảnăngsinhtổnghợp kháng sinhcủa
chủng S. orientalis 4912; nângcao hoạt tính kháng sinhcủa chủng S. orientalis 4912;
một số đặc điểm sinh học của biến chủng Streptomycesorientalis 4912- 81- 61; tối ưu
hóa quy trình lên men biến chủng S. orientalis 4912-81-61.
Keywords: Vi sinh vật học; Xạ khuẩn; Tổnghợp vancomyxin; Chất kháng sinh
Content
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 CHẤT KHÁNG SINHVANCOMYXIN
1.1.1. Lịch sử phát triển kháng sinhvancomyxin
Vancomyxin là CKS tiêu biểu nhất trong nhóm KS glycopeptit, được Eli Lilly và cộng sự mô
tả lần đầu tiên vào năm 1956, do xạkhuẩn S. orientalis phân lập từ đất ở Indonexia và Ấn Độ
sinh ra [45]. Ban đầu CKS này được gọi là hợp chất 05865, nhưng sau đó đã được đặt tên là
vancomyxin (do bắt nguồn từ “Vanquyshed” có nghĩa là “đánh bại”). Năm 1958, CKS này
được đưa vào điều trị thử nghiệm trên người. Năm 1964, Bộ Y tế Mỹ chấp thuận đưa
vancomyxin vào sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện. Khi CKS bán tổnghợp nhóm penixilin
là metixilin được đưa vào dùng trong chữa bệnh thì nhu cầu về vancomyxin đã giảm xuống
trong một thời gian. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn S. auureus kháng
metixilin vào 2 thập kỷ cuối thế kỷ XX đã làm kháng sinh glycopeptit được lựa chọn trong
2
phác đồ điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn kháng nhiều loại KS thông dụng gây ra.
Lúc đó vancomyxin được ví như một loại thần dược hay phương thuốc cuối cùng vì có khả
năng điều trị được các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do các chủng vi sinh vật kháng metixilin
gây nên. Vancomyxin đã mở ra liệu pháp điều trị đầu tiên khi có sự nghi ngờ về khảnăng
kháng penixilin của các chủng Staphylococcus. Sau khi những nghi ngờ này được dẫn chứng
bằng những số liệu cụ thể thì liệu pháp này được điều chỉnh cho phù hợp [18], [20], [22],
[28], [36], [56].
1.1.2. Đặc tính củavancomyxinVancomyxin có công thức tổng quát C
66
H
75
Cl
2
N
9
O
24
. Trong phân tử có chứa một
disacarit ở vị trí axit amin thứ 4, cấu trúc hóa học được thể hiện ở hình 1.1 [9], [16].
Vancomyxin có tổng số 18 trung tâm lập thể, với 9 trung tâm lập thể nằm trên lõi glycol và
các trung tâm còn lại nằm tại các nhóm cacbonhydrat [58]. Cấu trúc hóa học lập thể quyết
định cơ chế hoạt động của vancomyxin. Vancomyxin có một chuỗi hexapeptit đã glycozyl
hóa, chứa 7 aminoaxit gồm các loại như chloro-β-hydroxytyrozin, p-hydroxylphenylglyxin,
N-metylleuxin và axit aspartic tạo thành bộ khung phân tử vững chắc [13], [43], [53], [64].
1.1.3. Cơ chế kháng khuẩncủavancomyxin
Vancomyxin và các kháng sinh nhóm glycopeptit có hoạt tính kháng vi sinh vật thông
qua việc ức chế sự tổnghợp thành tế bào. Vị trí mà các tác nhân tấn công vào thành tế bào là
lớp peptidoglycan. Đây là lớp cơ bản để vi khuẩn chống lại các điều kiện bất lợi của môi
trường. Nếu không có lớp này hoặc vì một lý do nào đó mà lớp peptidoglycan bị phá hủy thì
tế bào vi khuẩn trở nên cứng nhắc, không linh động, kết qủa tế bào bị chết [33]. Vancomyxin
ức chế giai đoạn cuối của quá trình sinhtổnghợp peptidoglycan qua 3 giai đoạn [58]:
- Giai đoạn 1: Vancomyxin không xâm nhập vào tế bào chất để ức chế các bước sinh
tổng hợp thành tế bào tiếp theo mà chỉ hoạt động ở bên ngoài màng tế bào chất. Sự ức chế các
chất màng trên đã ngăn cản chu trình lặp lại các chất mang C55 lipit làm gia tăng sự tích lũy
tiền chất của tế bào chất. Đây là một cơ chế không thường xuyên xảy ra đối với một tác nhân
kháng vi sinh vật bao gồm việc sử dụng cơ chất thay vì điều khiển hoạt tính của enzyme sinh
tổng hợp.
- Giai đoạn 2: Nhờ cấu tạo hình xoắn của phân tử mà gần đây người ta đã phát hiện ra
khả năng kháng vi sinh vật củavancomyxin tác động ngược lại với sự mẫn cảm penixilin. Ở
màng ngoài tế bào vi khuẩn, enzyme transglycosylaza bổ sung các mảnh disacaryl pentapeptit
để hình thành lớp peptidoglycan của tế bào. Sau đó, enzyme transpeptidaza nối các peptit ở
bên trong với các sợi của lớp peptidoglycan ở bên ngoài bề mặt của màng tế bào. Đích tác
dụng củavancomyxin là gắn với các peptit cơ chất, ngăn cản chúng liên kết với vị trí hoạt
3
động của enzyme. Khi đó, phân tử vancomyxin có dạng hình chiếc cốc liên kết với ái lực cao
nhờ bề mặt lõm của nó tạo năm liên kết hydro với đoạn cuối N-acyl-D-Alanyl-D-Alanin của
cầu liên kết chéo peptit chưa nối với pentapeptit.
- Giai đoạn 3: Liên kết củavancomyxin với chuỗi lipit-PP-Glc NAC- pentapeptit là
liên kết vật lý tương đối bền vững đã ngăn cản tác động tiếp theo của
transglycosylaza/transpeptidaza. Vancomyxin không tấn công được disacaryl pentapeptit mà
làm giảm các liên kết đồng hóa trị, giảm tính bền cơ học của lớp peptidoglycan và làm cho tế
bào vi khuẩn dễ dàng bị phân giải nhờ những thay đổi xảy ra do áp suất thẩm thấu.
Vancomyxin có hoạt tính mạnh với các cầu khuẩn và vi khuẩn Gram (+) như:
Staphylococcus, Streptococcus, Corynebacterium, Enterococcus và xoắn khuẩn (Bảng 1.2)
[58], [62]. CKS này có khảnăng tiêu diệt tốt vi khuẩn đang ở trong giai đoạn sinh sản, pH tối
ưu là 8,0 và hoạt tính giảm mạnh khi pH dưới 6,0. Điều này được giải thích bởi hai nguyên
nhân: một là do sự khác biệt của cấu trúc thành tế bào giữa vi khuẩn Gram (+) và vi khuẩn
Gram (-). Cấu trúc thành tế bào vi khuẩn Gram (+) gồm có lớp peptidoglycan dầy, axit
teichoic và axit teichoronic, có thể có hoặc không có màng protein hoặc polysaccarit bao
quanh. Trong khi đó thành tế bào vi khuẩn Gram (-) gồm có lớp peptidoglycan mỏng,
lipopolysacarit, lipoprotein, photpholipit và protein. Trong các tế bào vi khuẩn Gram (-), lớp
peptidoglycan và lớp màng bên trong được bao bọc bởi một lớp màng ngoài ngăn chặn sự
khuếch tán vancomyxin đến lớp peptidoglycan. Ngược lại, lớp peptidoglycan của vi khuẩn
Gram (+) được xác định trên bề mặt ngoài của thành tế bào và do đó nó mẫn cảm với kháng
sinh vancomyxin. Hai là có thể do phân tử glycopeptit là những phân tử lớn, chúng không thể
hòa tan lớp lipit của màng tế bào vi khuẩn Gram (-), do đó khó có thể xâm nhập được vào lớp
bên trong của thành tế bào [40], [58], [71]
1.1.4. Ứng dụng trong điều trị bệnh củavancomyxinVancomyxin từng được xem như phương thuốc cuối cùng, chỉ sử dụng sau khi việc
điều trị bệnh bằng các kháng sinh khác không có hiệu quả. Không lâu sau khi được phát hiện,
vancomyxin được xếp vào danh mục những loại dược phẩm hàng đầu và được đưa vào dùng
rộng rãi trong bệnh viện để điều trị các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do các vi sinh vật kháng
KS nhóm β-lactam gây nên [15], [58]
Vancomyxin đặc biệt có hiệu quả cao khi dùng trong điều trị các bệnh do MRSA gây
nên, vi khuẩn này là mối nguy hiểm với bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân sau phẫu thuật và
những người có hệ miễn dịch suy giảm [30]. Vancomyxin còn được chỉ định để điều trị cho
các bệnh nhân dị ứng với penixilin, các bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc như
penixilin hoặc cephalosporin và sử dụng khi những chủng vi sinh vật mẫn cảm với
4
vancomyxin. Dưới tác dụng củavancomyxin tính bền vững vốn có của các cầu khuẩn Gram
(+) đối với penixilin không phát hiện thấy [58]. Mặc dù có nhiều CKS chữa trị các bệnh do vi
khuẩn Gram (+) gây ra đã được công bố trong những năm gần đây, nhưng vancomyxin vẫn là
kháng sinh không thể thay thế trong việc chữa trị những bệnh do Staphyloccus, Enterococcus
và các chủng vi sinh vật kháng nhiều loại kháng sinh thông dụng gây nên [5], [30].
1.2. Streptomycesorientalis VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SINHTỔNGHỢP
VANCOMYXIN
1.2.1. StreptomycesorientalisStreptomycesorientalis có khảnăngsinh CKS vancomyxin. Lúc đầu, khi mới phát
hiện, xạkhuẩn này có tên là Amycolatopsis orientalis, được xếp vào chi Nocardia, sau đó loài
này được phân loại lại và xếp vào chi Streptomyces, đặt tên là S. orientalis, tuy nhiên, nhiều
tài liệu vẫn gọi tên truyền thống là Amycolatopsis orientalis. Cho đến nay, vẫn chỉ phát hiện
thấy kháng sinhvancomyxin từ loài xạkhuẩn này [23], [26], [31], [35], [51]. S. orientalis
được phân biệt với các loài khác thuộc chi Streptomyces bởi các đặc điểm nuôi cấy, hình thái,
sinh lý, sinh hóa… [23].
1.2.2. Sinhtổnghợpvancomyxin ở xạkhuẩn
Cũng giống như con đường sinhtổnghợp KS nhóm glycopeptit, vancomyxin được
tổng hợp bằng cách ngưng tụ các đơn vị nhỏ mà mỗi đơn vị này lại được tạo thành từ các con
đường sinhtổnghợp riêng (Hình 1.3).
5
Hình 1.3. Quá trình tổnghợpvancomyxin trong tế bào xạkhuẩn [71]
1.2.3. Nghiêncứu quy trình công nghệ sản xuất vancomyxin
1.2.3.1. Điều kiện nuôi cấy
Theo các tài liệu đã công bố [30], [33], [41], [42], [44], [59], xạkhuẩn S. orientalis sử
dụng trong sản xuất vancomyxin thường phát triển tốt ở nhiệt độ 20-35
o
C, nhiệt độ tối ưu cho
quá trình sinhvancomyxin là 28
o
C, ở nhiệt độ 20
o
C và 35
o
C chủng này sinh trưởng yếu, sinh
khối tích lũy và lượng kháng sinh tạo ra thấp.
Độ pH thích hợp cho tổnghợp kháng sinh ở xạkhuẩn thường là trung tính. Tuy nhiên
dải pH cho phép chủng sinh trưởng thường lớn hơn so với pH tối ưu cho hoạt tính sinhtổng
hợp kháng sinh. Đối với xạkhuẩn S. orientalis thì pH thích hợp cho sinh trưởng là 6-8, còn
pH thích hợp cho sinhvancomyxin chỉ từ 6,5-7,5. Môi trường kiềm hay axit đều ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình sinh kháng sinh [25].
1.3. NGHIÊNCỨU DUY TRÌ VÀ NÂNGCAO HIỆU SUẤT CHỦNG GIỐNG SẢN
XUẤT VANCOMYXIN
Một yếu tố quan trọng hàng đầu cho mọi quá trình lên men sinhtổnghợp hoạt chất
sinh học là chủng giống vi sinh vật. Do các chủng VSV dễ bị biến dị và hoạt tính bị thoái hóa
trong quá trình nuôi cấy nhiều lần bởi tác động của môi trường sống của chúng, nên phải tiến
hành chọn lọc thường xuyên chủng giống cho lên men. Phần lớn các chủng sản sinh KS phân
6
lập từ tự nhiên thường có hiệu suất thấp vì thế không thể dùng ngay cho sản xuất [6], [7],
[12], [26]. Để thu được các chủng có khảnăng siêu tổnghợp KS, có giá trị trong công nghiệp
cần phải áp dụng các phương pháp đột biến nhân tạo (đột biến cảm ứng). Các phương pháp
hiện đại về sinhtổng hợp, kỹ thuật di truyền và công nghệ gen, siêu tổng hợp, điều khiển hoạt
động của gen, gây đột biến định hướng, tạo và dung hợp tế bào trần (protoplas)… không
những nângcao hiệu suất chủng giống trong thời gian ngắn mà còn mở ra phương hướng đầy
triển vọng trong sản xuất các CKS [58].
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊNCỨU VÀ SẢN XUẤT VANCOMYXIN
Người ta phát hiện thấy CKS vancomyxin thường được tổnghợp bởi xạkhuẩn S.
orientalis (trước đây có tên Nocardia orientalis và Amycolatopsis orientalis). Việc phát hiện
ra vancomyxin được coi như cứu cánh cho nhân loại, do có đặc tính chữa bệnh rất cao, phần
nào khắc phục được hiện tượng kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh [58]. Vancomyxin được
đưa vào thử nghiệm chữa bệnh từ năm 1958, và Bộ Y tế Mỹ cho phép sử dụng năm 1964
[71], [72]. Dạng vancomyxin thương phẩm được đóng 500 mg vancomyxin.HCl/lọ, tương
đương 0,34 mmol. VANCOCIN. HCl (Vancomyxin dạng tiêm, USP) của hãng Galaxy được
đóng trong lọ plastic (PL 2040) chỉ sử dụng tiêm tĩnh mạch, làm giảm sự phát triển của vi
khuẩn kháng kháng sinh, bảo vệ hiệu lực củavancomyxin và các thuốc kháng khuẩn khác.
Vancomyxin chỉ nên dùng để chữa hoặc chống nhiễm trùng do vi khuẩn nghi ngờ đã nhờn
thuốc gây nên. Khi dùng vancomyxin trong thời gian dài hoặc quá liều có thể bị giảm thính
giác, gây điếc, tổn thương thận. Ngoài ra vancomyxin chỉ có tác dụng khi tiêm qua đường tĩnh
mạch và không được hấp thụ qua đường tiêu hóa [21], [22]. Vancoxyn, VancoxynD,
VancoxynD IV, “Vancomycin by Abbott | VANCOCIN HCL | VANCOCIN HCL IN” (tên
thương phẩm của vancomyxin) đang được bán trên thị trường thế giới với giá 18,25 USD/ 500
mg vancomyxin dùng để tiêm [72]. Hiện nay, vancomyxin vẫn đang được nghiêncứu hoàn
thiện sản xuất, tăng độ tinh khiết và giảm độ độc của nó [5], [30], [33].
7
CHƢƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. VẬT LIỆU
2.1.1. Chủng giống vi sinh vật
- Chủng S. orientalis 4912 là chủng xạkhuẩn dại, được phòng Công nghệ lên men
mua từ Công ty TG Biotech thuộc Trường Đại học Kyungpook Hàn Quốc (Kyungpook
National University - gọi tắt là KNU).
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.2.1. Bảo quản giống
Chủng xạkhuẩn S. orientalis 4912 được giữ trong MT 48 thạch nghiêng, ở nhiệt độ 4
o
C
và cấy chuyền lại hàng tháng. Giống sử dụng trong các nghiêncứu được hoạt hoá bằng cách
nuôi trên MT 48 thạch nghiêng, ở nhiệt độ 28
o
C, kéo dài 5-7 ngày. Để bảo quản chủng lâu
dài, giữ giống trong glyxerin ở -20
o
C hoặc -70 đến -80
o
C [2].
8
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHỦNG Streptomycesorientalis 4912
3.1.1. Đặc điểm nuôi cấy
Chủng S. orientalis 4912 được nuôi trên các môi trường (MT) thạch có thành phần dinh
dưỡng khác nhau. Đây là các MT nuôi cấy đặc trưng để phân loại các chủng xạ khuẩn. Đặc
điểm nuôi cấy của chủng S. orientalis 4912 trên các MT được trình bày ở bảng 3.1. Kết quả
cho thấy, sau 14 ngày nuôi, KTKS của chủng S. orientalis 4912 trên các MT khác nhau đều là
màu trắng. Sau đó xạkhuẩn hình thành bào tử nên bắt đầu có sự thay đổi màu sắc, trên MT
Gauze 1 và ISP-6, KTKS chuyển sang màu đỏ, trên MT Gauze 2 và ISP-4, KTKS chuyển
sang màu vàng nhạt, trong khi vẫn giữ nguyên màu trắng trên MT 48 và MT khoai tây. Chủng
4912 phát triển tốt trên MT Gauze 1 và Gauze 2. Trên các MT, chủng S. orientalis 4912
không sinh sắc tố tan.
3.2. KHẢNĂNGSINHTỔNGHỢP KHÁNG SINHCỦA CHỦNG Streptomyces
orientalis 4912
Thử nghiệm lên men chủng 4912 với 6 loại MT cơ sở có các nguồn dinh dưỡng khác
nhau là A-4, A-4H, A-9, A-12, Gauze 1 và 48. Kết quả kiểm tra HTKS của chủng S.
orientalis 4912 cho thấy, chủng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Phổ kháng khuẩncủaxạ
khuẩn cũng là một trong những chỉ tiêu phân loại cần được nghiên cứu. Hoạt tính kháng
khuẩn của chủng 4912 được kiểm tra với 5 loại vi khuẩn kiểm định là Bacillus subtilis ATCC
9
6633, Bacillus cereus ATCC 21778, Sarcina lutea M5 và Staphylococcus aureus 209P thuộc
nhóm vi khuẩn Gram dương và Escherichia coli PA2 thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm.
3.3. NÂNGCAO HOẠT TÍNH KHÁNG SINHCỦA CHỦNG S. orientalis 4912
Yếu tố quan trọng hàng đầu cho mọi quá trình lên men sinhtổnghợp hoạt chất sinh học
là chủng giống vi sinh vật. Để đảm bảo chủng giống luôn có hoạt tính cao, ngoài việc bảo
quản tốt chủng giống bằng các phương pháp giữ giống, người ta còn thường xuyên tuyển
chọn nângcao hiệu suất bằng các kĩ thuật di truyền.
3.3.1. Thu nhận bào tử và tế bào trần từ chủng S. orientalis 4912
Để thu được bào tử cho xử lý đột biến, chủng S. orientalis 4912 được nuôi trong ống
thạch nghiêng chứa MT 48 từ 8-10 ngày. Nhỏ nước cất vô trùng theo mặt thạch, cạo nhẹ trên
bề mặt để gạt bào tử vào nước và đổ qua dụng cụ lọc để lấy bào tử. Để thu được TBT, chủng
4912 được nuôi trong MT YEME dịch thể, sau đó sinh khối được xử lý với lysozym . Tuy
nhiên, việc tạo TBT phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nuôi cấy chủng giống, nồng độ và thời
gian xử lý với lysozym, nồng độ glyxin trong MT nuôi cấy. Cần xác định giá trị các yếu tố
này để thu được kết quả tốt nhất.
3.3.3.1. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy tới khảnăng hình thành tế bào trần của chủng S.
orientalis 4912
Thời gian nuôi cấy giống có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành tế bào trần.
Kiểm tra sự tạo thành tế bào trần của chủng S. orientalis 4912 tại các thời điểm sinh trưởng
khác nhau 24, 36, 48, 60 và 72 giờ. Sau 60 phút xử lý sinh khối với lysozym (1 mg/ml), làm
tiêu bản soi kính hiển vi thấy các khuẩn ty bị cắt nhỏ và hình thành tế bào trần. Sử dụng
buồng đếm hồng cầu, đếm số lượng TBT tạo thành, kết quả thể hiện trên hình 3.6 cho thấy,
quá trình tạo tế bào trần từ khuẩn ty ở 48 giờ nuôi cấy diễn ra khá nhanh và có hiệu quả nhất.
3.3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian xử lý lysozym tới khảnăng hình thành tế bào trần của
chủng S. orientalis 4912
Giống nuôi 48 giờ, sau đó xử lý bằng lysozym với nồng độ 1 mg/ml từ 30 đến 120 phút.
Trong quá trình thí nghiệm, làm tiêu bản soi kính hiển vi thấy sau 30 phút các đoạn khuẩn ty
bị cắt, tế bào trần cũng được tạo thành, sau 60 phút lượng tế bào trần tạo thành rất nhiều, sau
90 phút số lượng tế bào trần ít đi, có thể một số tế bào trần đã bắt đầu bị phá hủy. Kết quả trên
cho thấy khảnăng tạo tế bào trần và khảnăng bền vững của tế bào trần phụ thuộc nhiều vào
thời gian xử lý lysozym. Tại thời điểm trước 60 phút lượng tế bào trần tạo ra là chưa đáng kể,
sau 90 phút thì các tế bào trần tạo ra bắt đầu bị phá huỷ, do đó thời gian xử lý thích hợp nhất
là từ 60-70 phút, lượng tế bào trần tạo ra nhiều nhất và ổn định nhất. Nếu kéo dài thời gian xử
10
lý hơn nữa, lysozym sẽ phá hủy các TBT vừa tạo thành. Làm tiêu bản soi kính hiển vi, dùng
buồng đếm hồng cầu đếm số lượng TBT tạo thành, kết quả được thể hiện ở hình 3.7.
3.3.3.3. Ảnh hưởng của nồng độ lysozym tới khảnăng hình thành tế bào trần của
chủng S. orientalis 4912
Giống nuôi 48 giờ, sau đó xử lý lysozym với nồng độ từ 0,5 đến 4 mg/ml trong 60 phút.
Kết thúc thí nghiệm, làm tiêu bản soi kính hiển vi và đếm số lượng TBT. Kết quả trên bảng
3.3 cho thấy, khảnăng tạo tế bào trần và khảnăng bền vững của tế bào trần tốt nhất khi xử lý
với lysozym ở nồng độ 1 mg/ml. Tại nồng độ 0,5 mg/ml, do ít enzym nên lượng tế bào trần
tạo ra chưa đáng kể. Sau 60 phút xử lý ở nồng độ 2 mg/ml trở lên, do nồng độ lysozym cao
nên các tế bào trần tạo ra bị enzym phá huỷ gần như hoàn toàn.
3.3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ glyxin tới khảnăng hình thành tế bào trần của chủng S.
orientalis 4912
Khi nuôi xạkhuẩn trong MT có chứa glyxin thì sự sinh trưởng sẽ bị ức chế. Theo Baltz,
sự sinh trưởng của chủng xạkhuẩn S. fradiae trong MT có 0,4% glyxin bị chậm lại, cụ thể là
thời gian nhân đôi của tế bào kéo dài từ 1,6 giờ lên tới 2,7 giờ. Mặc dù vậy nhưng glyxin có
tác dụng làm cho thành tế bào củaxạkhuẩn mẫn cảm hơn với lysozym. Đó là do glyxin đã
thay thế D-alanin trong phân tử peptidoglycan của thành tế bào làm cho lysozym dễ tác động
vào mối liên kết glycozit. Vì vậy, khi muốn tạo tế bào trần ở xạ khuẩn, glyxin thường được
lựa chọn để bổ sung vào MT nuôi cấy. Để quá trình tạo tế bào trần diễn ra nhanh và hiệu quả
thì việc tìm ra nồng độ glyxin thích hợp là rất cần thiết. Theo nhiều tài liệu nghiêncứu thì
thành tế bào của các loài xạkhuẩn mẫn cảm với lysozym khác nhau [24]. Vì thế, nồng độ
glyxin thích hợp cho tạo tế bào trần mà không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các loài xạ
khuẩn cũng khác nhau.
3.3.2. Nângcao HTKS của chủng S. orientalis 4912 bằng phƣơng pháp gây đột biến
dùng tia UV và N-metyl-N
’
-nitro-N-Nitrosoguanidin (MNNG)
3.3.2.1. Xác định tỷ lệ sống sót của chủng S. orientalis 4912 sau khi chiếu tia UV và xử lý
bằng MNNG
Để xây dựng đường cong sống sót khi xử lý với tia UV, dịch bào tử và TBT được xử lý
với khoảng cách 20 cm. Sau thời gian xử lý từ 0 - 80 giây, cấy lên đĩa thạch MT 48 (với bào
tử) và R2YE (với TBT), nuôi trong tủ ấm ở 28-30
o
C trong 5 ngày. Đồ thị sống sót của tế bào
trần và bào tử chủng S. orientalis 4912 sau khi gây đột biến cho thấy (Hình 3.8), thời gian
chiếu UV càng lâu thì tỷ lệ sống sót càng giảm. Thời gian chiếu là 30 giây, tỷ lệ bào tử sống
sót là 26,8% và TBT là 12,6%. Thời gian chiếu là 40 giây tỷ lệ sống sót của bào tử còn
10,10% và tế bào trần là 8,6%; thời gian chiếu 50 và 60 giây tỷ lệ TBT sống sót là 3,2% và
[...]... lên men trên MT 5 HTKS của chủng lớn nhất, là 1889 mcg/ml MT 5 có thành phần như sau được lựa chọn để nghiêncứu tiếp (g/l): Glucoza 15; khô đậu tương 15; pepton 5; NaCl 2,5; CaCO3 2; pH 6,5-7,0 3.5.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sinh tổnghợp vancomyxin của biến chủng S orientalis 4912-81-61 Với mục đích nghiêncứu một số yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và sinh tổnghợp vancomyxin, nhằm tối... LUẬN 1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng xạkhuẩn S orientalis 4912 cho thấy, chủng này có khảnăng sử dụng nhiều nguồn đường; sinh trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 28-30oC và pH 6-9; có khảnăng chịu NaCl đến 6% và không sinh xenlulaza Chủng 4912 có hoạt phổ kháng khuẩn rộng và mạnh, ức chế được cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm 2 Bằng phương pháp gây đột biến tế bào trần từ chủng S orientalis. .. trong nước, chủng S orientalis 4912-81-61 được nuôi trong bình tam giác có thể tích 500 ml, trên máy lắc 220 vòng/phút, kéo dài 120 giờ 3.5.3 Biến động quá trình lên men sinh tổnghợp vancomyxin của biến chủng S orientalis 4912-81-61 trong thiết bị lên men Bioflo Để xác định được thời điểm thu hồi CKS thích hợp nhất cần nghiêncứu động thái quá trình lên men sinh tổnghợp vancomyxin của biến chủng 61... bào tử là 4,22 và 0,1% Thời gian chiếu là 70 giây số cá thể sống không tồn tại Rõ ràng khảnăng tác động của tia UV lên tế bào trần của chủng 4912 mạnh hơn lên bào tử Điều này phù hợp với quy luật tự nhiên 3.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BIẾN CHỦNG Streptomycesorientalis 4912-81-61 Chủng 61 có khảnăng ức chế các vi sinh vật kiểm định như Bacillus subtilis ATCC 6633, B cereus ATCC 21778, Sarcina lutea... nhất trên MT 48, sinh khối khô đạt 6,0 mg/ml Thành phần MT 48 đơn giản chỉ gồm cao nấm men (Việt Nam) và tinh bột tan, hai nguồn này rẻ tiền và rất sẵn có tại thị trường trong nước, do vậy MT 48 được chọn làm MT nhân giống 3.5.2 Lựa chọn môi trƣờng lên men Trên 11 MT lên men cơ bản cho xạkhuẩnsinh kháng sinh MT 1 - MT 11, chủng S orientalis 4912-81-61 đều có khảnăngsinh trưởng và sinh CKS, tuy nhiên... Thực tập vi sinh vật học (Nguyễn Lân Dũng dịch), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 3 Vi Thị Đoan Chính (2000), Nghiêncứunângcao họat tính kháng sinhcủa chủng Streptomyces rimosus R77 và Streptomyces hygroscopicus 5820 bằng kỹ thuật dung hợp tế bào trần, Luận án tiến sỹ sinh học, Hà Nội Tiếng Anh 4 Alfonso R G (2000), The Science and Practice of Pharmacy, Lippicatt Willium & Wilkins 5 Allen... Có Phân giải gelatin Có Có Khảnăng pepton hoá sữa Có Có Thuỷ phân tinh bột Có Có Không Không 28 - 30 28 - 30 pH tối ưu cho sinh trưởng 6-8 6-8 Khảnăng chịu muối (%) . kháng sinh, … Nghiên cứu đặc điểm sinh
học của chủng Streptomyces orientalis 4912; khả năng sinh tổng hợp kháng sinh của
chủng S. orientalis 4912; nâng cao. Nghiên cứu nâng cao khả năng sinh tổng hợp
vancomyxin của xạ khuẩn Streptomyces
orientalis
Chu Thanh Bình
Trường