1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NH thương mại việt nam sau m a bằng mô hình TOBIT khoá luận tốt nghiệp 075

77 28 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 296,71 KB

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN NGÂN HÀNG

VIỆT NAM SAU M&A BẰNG MÔ HÌNH TOBIT

Họ và tên sinh viênLớp

Giảng viên hướng dẫn

NGUYỄN HOÀNG LONGK15-NHH

2012 - 2016NGÂN HÀNG

NGUYỄN THÀNH NAM

HÀ NỘI - 05/2016

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN NGÂN HÀNG

VIỆT NAM SAU M&A BẰNG MÔ HÌNH TOBIT

Họ và tên sinh viênLớp

Giảng viên hướng dẫn

NGUYỄN HOÀNG LONGK15-NHH

2012 - 2016NGÂN HÀNG

NGUYỄN THÀNH NAM

HÀ NỘI - 05/2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng em, đượcthực hiện dưới sự hướng dẫn của Giảng Viên Nguyễn Thành Nam.

Các nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứutrong thực tiễn Các số liệu được trình bày trong khóa luận này là trung thực, đượccập nhật và có nguồn gốc được trích dẫn rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Người thực hiện

Nguyễn Hoàng Long

Trang 4

MỤC LỤCDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂUDANH MỤC HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP NHẤT, MUA BÁN VÀSÁP NHẬP (M&A) VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ' 3

1.1 Khái niệm về M&A và phân biệt các hình thức M&A 3

1.1.1 Khái niệm về M&A 3

1.1.2 Phân biệt sáp nhập, hợp nhất và mua lại 4

1.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động ngân hàng 5

1.2.1 Hiệu quả và bản chất hiệu quả hoạt động ngân hàng 5

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thươngmại 6

1.3 Ứng dụng mô hình DEA trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngânhàng 14

1.3.1 Áp dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả hoạtđộng ngân hàng thương mại 14

1.3.2 Biến đầu vào và đầu ra cho mô hình DEA 18

1.4 Áp dụng mô hình Tobit trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động ngân hàng thương mại 19

1.5 Kinh nghiệm quốc tế nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng sauM&A 21

1.6 Tổng quan các nghiên cứu sử dụng mô hình DEA và mô hình hồi quytobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàngsau M&A 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGVỀHOẠTĐỘNG MUA BÁNSÁPNHẬPCỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2012-2015 28

2.1 Tổng quan về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam

282.2 Phân tích các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạnnghiên cứu 31

2.2.1 Động cơ thực hiện M&A 31

Trang 5

2.2.2 Một số kết quả đạt được 37

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOBIT NHẰM ĐÁNH GIÁ CÁCNHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU M&A TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2015 VÀMỘT SỐ GỢI Ý NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂNHÀNG SAU M&A 41

3.1 Đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trước và sau M&A 41

3.1.1 Xác định biến đầu ra và đầu vào cho mô hình đánh giá hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng trước và sau M&A 413.1.2 Kết quả ước lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng trước và sau M&A 43

3.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngânhàng thương mại sau M&A 45

3.2.1 Xây dựng mô hình Tobit nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A 453.2.2 Ý nghĩa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngânhàng thương mại 473.2.3 Phân tích các kết quả kiểm định của mô hình hồi quy Tobit 49

3.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng sau M&A 52

3.3.1 Cơ hội và thách thức với các ngân hàng sau khi thực hiện hợp nhất, sápnhập và mua bán 523.3.2 Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng sau M&A 57

KẾT LUẬN 62TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

ACCA Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc (Association ofChartered Certified Accountants)

ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamCAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio)

CRS Hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant Returns to Scale)DaiABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại A

DEA Phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis)DEAP Chương trình chạy mô hình DEA (A Data Envelopment Analysis

DMU Đơn vị ra quyết định (Decision making unit)

Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt NamHabubank Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

HDbank Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Thành phố Hồ ChíMinh

M&A Hợp nhất, mua lại và sáp nhập (Merge & Acquisition)Maritimebank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam

MHB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Đồng băng sôngCửu Long

NHTMCPNN Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

PTE Hiệu quả kỹ thuật thuần (Pure Technical Efficiency)PGbank Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu PetrolimexPVFC Tông công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt NamPVcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt NamSacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương TínSouthernbank Ngân hàng Phương Nam

TPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

^τE Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ (Technical Efficiency)Vietinbank Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam (VIB)

VRS Hiệu quả biên đổi theo quy mô (Variable Returns to Scale)

Westernbank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây

WTO Tổ chức thương mại thê giới (World Trade Organization)

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp các thương vụ M&A thuộc lĩnh vực ngân hàng giai đoạn2012-2015 30Bảng 2.2: Nội dung đông cơ thực hiện thương vụ M&A của các NHTM trong mẫunghiên cứu 33Bảng 2.3: Quy mô tổng tài sản các ngân hàng giai đoạn trước và sau M&A 39Bảng 3.1: Mô tả các biến đầu vào, đầu ra sử dụng trong mô hình DEA đo lườnghiệu quả hoạt động của NHTM 42Bảng 3.2: Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật toàn bộ (TE), hiệu quả kỹ thuậtthuần (PTE), hiệu quả quy mô (SE) của các ngân hàng thương mại trước và sauM&A 43Bảng 3.3: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy Tobit để xác định cácnhân tố và dấu kỳ vọng của các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của cácNHTM sau M&A: 46Bảng 3.4: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy Tobit phân tích các nhân tố tác độngđến hiệu quả hoạt động của các NHTM VIệt Nam trước và sau M&A 49

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO dẫn đến sự gia tăng mạnhmẽ của các dòng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam, hoạtđộng M&A đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1997-1998 bắt đầu nở rộ Hoạtđộng M&A được biết đến như một giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp rút ngắnthời gian để đạt các mục tiêu kỳ vọng như tăng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Năm 2010, Việt Nam bắt đầu rơi vào suy thoái kinh tế, với cơ cấu hoạt độngkém hiệu quả và nhiều rủi ro, các ngân hàng Việt Nam chịu những ảnh hưởng nặngnề, và ngược lại hệ thống ngân hàng là một kênh quan trọng để dòng vốn trong nềnkinh tế được luân chuyển hiệu quả, khi hệ thống này trục trặc nền kinh tế Việt Namlại càng rơi vào khó khăn Để vực dậy ngành ngân hàng, cũng như nền kinh tế,NHNN đã xây dựng đề án tái cấu trúc ngân hàng triển khai từ năm 2011-2015 nhằmlành mạnh hóa hệ thống, nâng cao sức cạnh tranh Nhận thấy những lợi ích củaM&A, NHNN đã lấy hoạt động hợp nhất, mua bán và sáp nhập làm trọng tâm trongquá trình tái cấu trúc của các ngân hàng Tuy nhiên có thực sự hoạt động M&A đemlại hiệu quả cho các ngân hàng và các nhân tố nào hỗ trợ, nhân tố nào cản trở đếnhiệu quả hoạt động ngân hàng sau khi tiến hành M&A?

Xuất phát từ tính cấp thiết của yêu cầu nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Đánh

giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thươngmại Việt Nam sau M&A bằng mô hinh Tobit” làm nội dung nghiên cứu trong

khóa luận của mình.

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động của 6 NHTM Việt Nam sau hợp nhất, mua bán và sáp nhậptrong giai đoạn từ năm 2012-2015.

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA (DataEnvelopment Analysis) để ước lượng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sauM&A với sự hỗ trợ của phần mềm DEAP Với kết quả thu được, khóa luận sẽ sửdụng mô hình hồi quy Tobit với sự hỗ trợ của phần mềm Stata để xác định các nhântố tác động lên hiệu quả hoạt động với điểm hiệu quả là biến phụ thuộc.

Nguồn dữ liệu được sử dụng trong phân tích dựa trên việc thu thập báo cáotài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012-2015, Tổng cụcthống kế và website finance.vietstock.vn.

5 Ket cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luật, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp nhất, mua bán và sáp nhập (M&A)

và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng mua bán sáp nhập của các ngân hàng thương mại việt

nam từ năm 2012-2015

Chương 3: Ứng dụng mô hình Tobit nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&Atừ năm 2012 đến 2015 và một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngngân hàng sau M&A.

Trang 12

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP NHẤT, MUA BÁN VÀSÁP NHẬP (M&A) VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm về M&A và phân biệt các hình thức M&A

1.1.1 Khái niệm về M&A

M&A là thuật ngữ tiếng anh thông dụng trên quốc tế tuy nhiên chưa có mộtđịnh nghĩa chuẩn hóa M&A có thể được hiểu một cách đơn giản đó là gồm rấtnhiều các hình thức mà ở đó một phần hay toàn bộ tài sản của công ty là đối tượngdùng để thực hiện giao dịch mua bán1.

Tại Việt Nam, hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụngđược quy định trong thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2011 của Ngân hàngNhà nước Theo đó, các hoạt động này được hiểu cụ thể như sau:

(i) Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín

dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tíndụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toànbộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập,đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.

(ii) Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín

dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tíndụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tàisản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thờichấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.

(iii) Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây

gọi là tổ chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợppháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại) Sau khi mua lại, tổchức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại.

1Theo giáo sư Bernd W Wirtz (giảng dạy tại trường đại học Zurich -Thụy Sĩ) trong sách :“Mergers and Acquisition Management -Strategie und Organisation von

Unternehmenszusammenschulssen" [Gabler Verlag, Wiesbaden, 2003]

Trang 13

Tuy nhiên theo luật cạnh tranh 2004 hình thức mua lại được hiểu rộng hơn(ngoài việc mua lại toàn bộ) tổ chức tín dụng mua lại có thể chỉ cần mua lại mộtphần tài sản của tổ chức tín dụng khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc mộtphần của tổ chức chức tín dụng bị mua lại.

1.1.2 Phân biệt sáp nhập, hợp nhất và mua lại.

Hoạt động sáp nhật, hợp nhất và mua lại giữa các tổ chức tín dụng đều chỉ sựliên kết giữa 2 hay nhiều tổ chức tín dụng với nhau, tuy nhiên giữa các hình thứcnày có sự khác biệt đáng kể, ở đây có thể xét trên 3 khía cạnh:

Thứ nhất, về hình thức thực hiện: đối với hoạt động hợp nhất, các tổ chức tín

dụng được hợp nhất sẽ gộp chung lại toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ cũng như lợiích hợp pháp với nhau Trong khi đó đối với 2 hoạt động còn lại, chỉ tổ chức tíndụng bị sáp nhập hoặc bị mua lại phải mang tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợppháp của bản thân tổ chức đó gộp với tổ chức sáp nhập mua lại nhưng không ngượclại So sánh hoạt động sáp nhập và mua lại thì hoạt động sáp nhập đòi hỏi toàn bộtài sản của tổ chức bị sáp nhập phải được gộp chung với tổ chức sáp nhập trong khiđó hoạt động mua lại chỉ đòi hỏi bên mua thực hiện mua một phần tài sản của bên bịmua lại.

Thứ hai, về hệ quả pháp lý sau khi tiến hành các giao dịch trên là không

giống nhau Đối với hoạt động hợp nhất, sau khi đăng kí kinh doanh, các tổ chức tíndụng hợp nhất với nhau sẽ chấm dứt tồn tại, tổ chức tín dụng hợp nhất sẽ đượchưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ (khoản nợchưa thanh toán, lương, các nghĩa vụ tài sản khác) của các tổ chức tín dụng bị hợpnhất Trong khi đó, đối với giao dịch sáp nhập, sau đăng kí kinh doanh, tổ chức tíndụng bị sáp nhập sẽ chấm dứt tư cách pháp nhân, tổ chức tín dụng sáp nhập sẽ chịutrách nhiệm về các nghĩa vụ cũng như hưởng các quyền và lợi ích của tổ chức bị sápnhập Đối với, giao dịch mua lại, tổ chức bị mua lại vẫn hoạt động bình thường (nếubị mua lại một phần) hoặc chấm dứt hoạt động (nếu bị mua lại toàn bộ), còn tổ chứcmua lại sẽ được tham gia điều hành (mua lại một phần) hoặc hưởng các quyền và

Trang 14

lợi ích hợp pháp cũng như chịu trách về các nghĩa vụ của tổ chức bị mua lại (mualại toàn bộ).

Thứ ba, về quyền quyết định và kiểm soát: sau khi giao dịch hợp nhất diễn ra,

các tổ chức tín dụng tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong hội đồngquản trị mới tùy theo tỷ lệ góp vốn, hợp tác cùng nhau định ra đường lối hoạt độngcho tổ chức tín dụng mới này Tuy nhiên, đối với hoạt động sáp nhập hoặc mua lạitoàn bộ, sau khi giao dịch hoàn thành cổ đông của các tổ chức tín dụng bị sáp nhậphoặc bị mua lại toàn bộ sẽ bị chấm dứt quyền quyết định cũng như kiểm soát (trừkhi có các thỏa thuận khác trong hợp đồng sáp nhập hoặc mua lại).

1.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động ngân hàng.

1.2.1 Hiệu quả và bản chất hiệu quả hoạt động ngân hàng:

Hiện nay, có thể nói không có một khái niệm cụ thể cho hiệu quả, vì nó phụthuộc nhiều vào cách nhìn nhận của đối tượng áp dụng (nhà kinh tế, nhân viênmarketing) Trong cuốn sách về hiệu quả hoạt động (ACCA- P5: managementperformace) được xuất bản bởi BPP năm 2015, thì hiểu một cách chung nhất hiệuquả là mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra (sản phẩm đầu ratrên một đơn vị nguồn lực được tiêu thụ)2.

Hiệu quả hoạt động nói chung chỉ hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực(con người, tài nguyên, máy móc, thiết bị) Việc kết hợp các nguồn lực một cáchhiệu quả sẽ làm gia tăng sản lượng và giảm chi phí Trong lĩnh vực ngân hàng, hiệuquả hoạt động được hiểu tùy thuộc vào góc nhìn của từng bên liên quan (kháchhàng, nhà quản lý, các bên liên quan) Dựa trên góc nhìn của khách hàng, một ngânhàng được coi là hoạt động hiệu quả khi họ có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn vớimột mức giá rẻ hơn Trong khi đó, đứng trên quan điểm của các nhà quản lý kinh tế,một ngân hàng hoạt động hiệu quả khi nó có thể kiểm soát rủi ro và có khả năng sụpđổ thấp Tuy nhiên đối với các cổ đông của ngân hàng, các chỉ số về thu nhập(return) được coi là thước đo để đánh giá mức đô hoạt động hiệu quả của một ngânhàng.

2ACCA - P5: Management Performance (p343).

Trang 15

Theo ECB: hiệu quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững Lợinhuận ban đầu dùng để dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thếvốn, rồi sau đó để tăng lợi nhuận thu được trong tương lai từ việc đầu tư các khoảnlợi nhuận giữ lại3.

Tóm lại, các quan điểm nhìn chung đều cho rằng hiệu quả hoạt động là mộtthuật ngữ phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của quá trình sảnxuất kinh doanh nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thông thường cóthể được chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối (TS.Nguyễn Việt Hùng, 2008), cụ thể:

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối (hiệu quả hoạt động = kết quả - chi phíđể đạt được kết quả đó) Chi tiêu này có ưu điểm đánh giá được hiệu quả cả vềchiều sâu và rộng tuy nhiên có nhược điểm là không dung để so sánh các ngân hàngcó quy mô khác nhau vì các ngân hàng có nguồn lực lớn thông thường sẽ tạo ra lợinhuận lớn hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ, nhưng không có nghĩa ngân hàng quymô lớn hơn hoạt động hiệu quả hơn (không cho thấy khả năng sử dụng các yếu tốđầu vào)

Chi tiêu phản ánh hiệu quả tương đối có thể được tính toán dưới dạng tính(hiệu quả = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra) hoặc dưới dạng cận biên (hiệu quả hoạtđộng = mức tăng kết quả hoạt động/mức tăng chi phí) Chi tiêu này giúp khắc phụcnhững nhược điểm của chi tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối - giúp so sánh giữa cácngân hàng khác nhau về quy mô cũng như giúp từng ngân hàng lựa chọn được cácdư án đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận trong trường hợp có hạn chế về vốn.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại.

Hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của một ngânhàng trong môi trường cạnh tranh như hiện nay Để nâng cao hiệu quả hoạt động,đòi hỏi các ngân hàng phải xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạtđộng để từ đó có thể phát huy lợi thế cạnh tranh và hạn chế, phòng ngừa các hoạtđộng gây nên rủi ro cho ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng có thể được chia làm hainhóm: nhân tố ngoại sinh và nhân tố nội sinh Ngoài ra, một phương pháp thông3ECB (2010)- Beyond ROE- How to measure bank performace (p8).

Trang 16

dụng khác được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng đó làphân tích theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS.

Nhóm nhân tố ngoại sinh

Thứ nhất, Nhóm kinh tế- xã hội trong và ngoài nước Ngân hàng đóng vai trò

là một chủ thể trung gian quan trọng trong nền kinh tế, chính vì vậy ngân hàng chịuảnh hưởng không nhỏ từ những diễn biến kinh tế, chính trị-xã hội trong và ngoàinước Ngân hàng sẽ kinh doanh thuận lợi hơn trong môi trường kinh tế xã hội ổnđịnh, do doanh nghiệp hoạt động tốt có nhiều cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinhdoanh dẫn đến tăng nhu cầu vay vốn Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh doanh tốt sẽtạo ra dòng tiền vào giúp họ thanh toán được các khoản vay ngân hàng (giảm đượcquy mô nợ xấu) Ngược lại môi trường kinh tế bất ổn, doanh nghiệp hoạt động kémhiệu quả, sẽ khiến tín dụng ngân hàng bị thu hẹp và tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng.

Xét trên yếu tố xã hội, đời sống, thu nhập của người dân là yếu tố trực tiếpquyết định đến lượng tiền gửi vào Ngân hàng Nếu thu nhập của ngưòi lao độngcàng cao thì nguồn vốn huy động được vào Ngân hàng càng lớn Bởi vì, người dâncó thu nhập cao ngoài việc thoả mãn được yêu cầu của đời sống, họ còn giành mộtphần để tích luỹ Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng đếnviệc huy động vốn của Ngân hàng Ở các nước phát triển, nhu cầu thanh toán khôngdùng tiền mặt qua Ngân hàng rất phát triển Các nước chậm phát triển, tâm lý ưadùng tiền mặt và tích luỹ tiền không gửi vào Ngân hàng là khá phổ biến.

Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, sự biếnđộng của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới (đặc biệt làcác thị trường có tổng giá trị thương mại lớn với VIệt Nam như Trung Quốc, Mỹ,EU) cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Thứ hai, Nhóm môi trường pháp lý Mọi thành phần kinh tế đều phải đảm

bảo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật đặc biệt đối ngân hàng - đối tượnghoạt động trong lĩnh vực nhiều rủi ro và gây nhiều hệ lụy với các lĩnh vực khác Dovậy các ngân hàng cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.

Trang 17

Với những văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện chocác ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh Hoạt độngngân hàng không chỉ bị tác động bởi những văn bản pháp luật mà ngân hàng là đốitượng bị điều chỉnh mà còn bị chi phối bởi những văn bản pháp luật khác, Ví dụ, sựthay đổi chủ trương, chính sách về cơ cấu kinh tế của chính phủ một cách đột ngộtcó thể gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệpkhông tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đếnkhông đủ nguồn tiền để trả các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng, ảnh hưởng trựctiếp đến kết quả kình doanh của các ngân hàng.

Thứ ba, Yếu tố công nghệ, trong một quốc gia mà ở đó có nền khoa học kỹ

thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, các NHTM sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận,ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động từ đó tăng được khả năng huy động vốn vìtăng được khả năng tiếp cận với khách hàng, giảm được thời gian Ví dụ như ngânhàng xây dựng được hệ thống thanh toán tốt sẽ khuyến khích khách hàng sử dụngthẻ để chi tiêu từ đó giúp cho lượng tiền sẽ được lưu giữ trong hệ thống ngân hàng.

Cuối cùng, Đối thủ cạnh tranh, Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng

ngày càng hoàn thiện Với sự gia tăng đáng kể về số lượng cũng như chất lượngdịch vụ của các ngân hàng, khách hàng có nhiều lựa chọn để đưa ra các quyết địnhcó lợi cho bản thân khách hàng Việc nghiên cứu, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranhđể ngày càng tạo nên sự khác biết là vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng.

Ngoài ra, trong môi trường kinh tế mở như hiện nay, các ngân hàng trongnước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ, khốc liệt của các tập đoàn tàichính nước ngoài với đầy đủ các tiềm lực về vốn, năng lực, công nghệ và kinhnghiệp Các ngân hàng cần nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm để phát triển nhằmđảm bảo thị phần hiện có.

Nhóm nhân tố nội sinh

Thứ nhất, Năng lực lãnh đạo của nhà quản trị Năng lực lãnh đạo của những

người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng Ban lãnh đạonhiều kinh nghiệm, có khả năng chuyên môn sẽ hiểu rõ hoạt động ngân hàng từ đóđưa ra được các quyết định kịp thời trong công tác điều hành và quản lý Những nhà

Trang 18

lãnh đạo cần có khả năng phân tích và phán đoán chính xác những thay đổi trongmôi trường kinh doanh tương lai, từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xácđịnh các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp Cán bộ lãnh đạo không nắm bắt,điều chỉnh phương hướng hoạt động theo các tín hiệu thị trường, không đủ khả năngkhai thác năng lực của nhân viên sẽ dẫn đến lãng phí các nguồn lực, làm giảm hiệuquả chi phí của ngân hàng.

Thứ hai, Nguồn vốn của ngân hàng Vốn tự có và vốn huy động là 2 nguồn

vốn chủ yếu của ngân hàng Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động, do đókhi nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì ngân hàng có thêmnguồn vốn để mở rộng hoạt động Tuy nhiên nếu lượng vốn cho vay ra ít hơn so vớilượng vốn huy động sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn Lượng vốn tồn đọng nàykhông những không sinh lời mà ngân hàng còn phải trả lãi suất, làm giảm lợi nhuậncủa ngân hàng.

Thứ ba, Chiến lược kinh doanh Một chiến lược kinh doanh phù hợp là nền

tảng để một ngân hàng tồn tại và phát triển Trên cơ sở các quyết định, chính sách,thông tin về khách hàng, về đối thủ, ngân hàng phải xác định nên tăng cường hoạtđộng kinh doanh hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hướng nào có hiệu quả, tìmhiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng thị trường.

Thứ tư, Chất lượng nhân sự Nguồn nhân lực luôn là một yêu tố cốt lõi với

mọi doanh nghiệp Với một tập thể mạnh về kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn,giá trị của các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng được tăng thêm.

Thứ năm, Tài sản cố định và công nghệ Nếu cơ sở vật chất của ngân hàng

lạc hậu sẽ dẫn đến tiến độ xử lý công việc của ngân hàng bị chậm, khiến ngân hàngngày càng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được nhiều ngân hàng Ngược lại,nếu ngân hàng được trạng bị đầy đủ các thiết bị phù hợp với phạm vi và quy môhoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu của khách hàng sẽ tăng khả năng cạnhtranh trên thị trường.

Cuối cùng, Uy tín thương hiệu của ngân hàng Có thể thấy mỗi ngân hàng

đều có hình ảnh, thế mạnh riêng trên thị trường Một ngân hàng lớn có uy tín sẽ có

Trang 19

lợi thế hơn so với các đối thủ Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàngcó khả năng tạo được một số lượng khách hàng thân thiết đủ lớn để ổn định khốilượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động, tăng lợi nhuận.

Nhóm các chỉ tiêu tài chính theo mô hình CAMELS

Thứ nhất, chỉ tiêu an toàn vốn (Captial)

Điều kiện tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng là vốn (có thể thấy rõqua việc Ngân hàng Nhà nước quy định vốn tổi thiểu là 3000 tỷ đối với các ngânhàng) Đồng thời đó là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngânhàng trên thị trường Vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việcthực hiện các chức năng của ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như đểvươn ra thị trường thế giới Giá trị vốn thực có là giới hạn mức thua lỗ tối đa màngân hàng có thể chịu đựng và ngân hàng muốn tiếp tục hoạt động nhất thiết phảiduy trì mức vốn đầy đủ Theo quy định của luật pháp và các quy chế về an toànngân hàng của nhiều nước, phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh của một ngânhàng phụ thuộc vào quy mô của vốn tự có Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giớihạn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vấn đề quản lý vốncủa ngân hàng trở thành một yêu cầu pháp lý vì lợi ích của công chúng Một trongnhững chỉ tiêu quan trọng nhất để quản lý an toàn ngân hàng là tỷ lệ an toàn vốn, tỷlệ này được xác định trên cơ sở vốn tự có so với tài sản có quy đổi theo tỷ trọng rủiro của từng loại tài sản Đây là hệ số cơ bản để đánh giá mức đủ vốn cho ngân hànghoạt động an toàn, tỷ lệ này phải đạt mức tối thiểu (theo Basel III là 8%) Ngoài racòn có những quy định về giới hạn an toàn hoạt động khác trên cơ sở vốn tự có củangân hàng như: giới hạn về cho vay tối đa cho một khách hàng; giới hạn cho vaycác đối tượng ưu đãi; giới hạn về mức bảo lãnh tối đa cho một khách hàng và tổngmức bảo lãnh của một ngân hàng; giới hạn về trạng thái ngoại hối mở; giới hạn đầutư vào tài sản cố định so với vốn tự có.

Với những ý nghĩa quan trọng đó, một ngân hàng có đủ vốn là yếu tố đầutiên đảm bảo cho ngân hàng đó hoạt động an toàn Một ngân hàng thường xuyênduy trì đầy đủ vốn, số vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động ngày một cao hơn thì

Trang 20

đó là biểu hiện của một ngân hàng ổn định lành mạnh và hoạt động hiệu quả.Những ngân hàng thiếu vốn có giá trị ròng thấp sẽ dễ đổ vỡ khi gặp phải những rủiro hoặc những biến động mạnh của môi trường kinh doanh.

Thứ hai, Chất lượng tài sản của ngân hàng (Assets)

Một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàngđó là quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợpnói lên khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời và khả năng phát triển bền vữngcủa một ngân hàng Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng tập trung ở bên cócủa bảng cân đối, vì vậy nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảmbảo cho ngân hàng hoạt động an toàn.

Trong tài sản có của ngân hàng bao gồm tài sản sinh lời chiếm chủ yếu và tàisản không sinh lời Tài sản sinh lời là những tài sản đem lại thu nhập chủ yếu chongân hàng nhưng cũng là tài sản chứa nhiều rủi ro Những tài sản này bao gồm cáckhoản cho vay, đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết, cho thuê tàichính Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trướchết là phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng Một ngân hàng có chất lượng tíndụng cao thể hiện ở việc thu nợ gốc và lãi đúng hạn bảo toàn được lượng vốn chovay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì ngân hàng đó về cơ bản được đánh giá là hoạt động antoàn Một số chỉ số để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng như: tỷ lệ giữadự phòng phải thu khó đòi so vơi tổng số nợ tổn thất ròng và so với tổng dư nợ, tỷlệ giữa nợ quá hạn với tổng dư nợ Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợkhê đọng cao sẽ gây những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khimức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng mấtkhả năng thanh toán.

Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng của các loại tài sản kháccũng cần được theo dõi và quản lý như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằngngoại tệ vàng bạc, đá quý Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấuvà trạng thái ngoại hối, của danh mục đầu tư Những khoản mục này có ảnh hưởnglớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng Do đó, để đánh

Trang 21

giá chất lượng tài sản và mức độ hoạt động của ngân hàng một cách đầy đủ và chínhxác, một mặt phải xem xét toàn diện tính chất của từng tài sản mà ngân hàng nắmgiữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ.Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phảnứng của ngân hàng trước những biến động thị trường, của môi trường kinh doanh vàđáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng tài sản ngân hàngcòn chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như biến động chính trị, sự thayđổi chính sách và luật pháp ở nước ngoài, sự biến động của các đồng tiền quốc gia.Khi đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng cần tính đến tình hình sử dụng tài sảnở nước ngoài, mối tương quan giữa tài sản của nước ngoài và tài sản bằng ngoại tệtrong tổng tài sản của ngân hàng.

Thứ ba, Chất lượng và năng lực quản lý của ngân hàng (Management)

Quản lý ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp vàliên kết các quá trình lao động của các cán bộ nhân viên từ các phòng ban đến hộiđồng quản trị trong ngân hàng, nhằm đạt mục tiêu ở mỗi thời kỳ đã xác định, trêncơ sở giảm thiểu các chi phí về nguồn lực Do đó năng lực và chất lượng quản lý làmột yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh và sự an toàn của ngân hàng Nói đếnchất lượng và năng lực quản lý là nói đến yếu tố con người trong bộ máy quản lý vàhoạt động thể hiện ở các nội dung: (i) Đề ra các chính sách kinh doanh đúng đắn vàcó hiệu quả; (ii) tạo lập được cơ cấu tổ chức hợp lý; (iii) xây dựng được cơ chế điềuhành, thủ tục quản lý các quy trình nghiệp vụ hợp lý, (iv) giảm thiểu về rủi ro đạođức trong hệ thống quản lý.

Ngoài ra, năng lực quản lý còn được thể hiện ở khả năng nắm bắt kịp thờicác cơ hội và nhận biết sớm các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có những chiến lược hoặcnhững biện pháp đối phó kịp thời Chất lượng quản lý cuối cùng được phản ánh ởtình hình tuân thủ đầy đủ luật pháp cũng như các quy chế hoạt động, hiệu quả kinhdoanh được tăng lên và phát triển một cách bền vững, duy trì được khả năng thanhtoán sức cạnh tranh và vị thế của ngân hàng trên thị trường được nâng cao.

Trang 22

Thứ tư, Khả năng sinh lời (Earnings)

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như đểđánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng Hiệu quả hoạt động và khảnăng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán từ đóchỉ ra triển vọng phát triển trong tương lại của ngân hàng đó Ngân hàng hoạt độngkém hiệu quả sẽ gây ra những thua lỗ, nắm giữ các tài sản có khả năng thanh khoảnkém, cuối cùng trở nên mất khả năng thanh toán Tuy nhiên với mục tiêu đảm bảoan toàn cho hoạt động ngân hàng cần có một quan điểm toàn diện hơn khi đánh giákết quả kinh doanh hay lợi nhuận của ngân hàng Một ngân hàng có kết quả kinhdoanh đạt lợi nhuận cao chưa hẳn có thể kết luận hoạt động của ngân hàng là antoàn khi ngân hàng đó có cơ cấu danh mục có rủi ro cao nhằm gia tăng lợi nhuận.Vì vậy khi xét đến chỉ tiêu lợi nhuận, cần phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ vớicác chỉ tiêu khác như mức độ thanh khoản, mức chấp nhận rủi ro, cơ cấu tài sảncũng như triển vọng phát triển lâu dài của ngân hàng Trong phân tích đánh giá khảnăng sinh lời của ngân hàng có thể đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, như: Hệsố lợi nhuận trên tài sản có bình quân (ROA), hệ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE),lợi nhuận trên tổng doanh thu (ROS) hay lợi nhuân trên mỗi cổ phần (EPS) Để sinhlời, các ngân hàng có thể mở rộng các nguồn thu nhập, tiết kiệm chi phí hoạt độngđồng thời hạn chế rủi ro, tổn thất thông qua các chính sách, biện pháp quản lý, vàphải tạo ra cơ cấu nguồn vốn và tài sản hợp lý.

Thứ năm, Khả năng thanh toán của ngân hàng (Liquidity)

Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ an toàn cũngnhư chất lượng trong quá trình hoạt động của một ngân hàng Để đảm bảo khả năngthanh toán, ngân hàng phải duy trì được một tỷ lệ nhất định tài sản có tính lỏng caonhư tiền măt, tiền gửi tại ngân hàng NHTW, chứng khoán ngắn hạn Ngoài ra cácngân hàng phải chú trọng nâng cao chất lượng các tài sản có, xây dựng danh mục tàisản hợp lý, thu hồi nợ đúng hạn đảm bảo sự cân đối dòng tiền vào và ra trong quátrình hoạt động.

Trang 23

Thực tế chỉ ra rằng, những ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh toán là biểuhiện không lành mạnh, ngân hàng đang gặp khó khăn, đối mặt với nguy cơ bị rúttiền đồng loạt, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ ngân hàng và tác động xấu đếncả hệ thống Chính vì vậy, khả năng thanh toán trở thanh toán trở thành thước đoquan trọng về tính hiệu quả, uy tín và mức độ an toàn của mỗi ngân hàng cũng nhưtoàn bộ hệ thống.

Cuối cùng, Mức độ nhảy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity)

Các tài sản của ngân hàng phần lớn đều có liên quan đến rủi ro thị trường ởcác mức độ khác nhau, chủ yếu có sự nhảy cảm trước biến động về tỷ gá, lãi suấthoặc những thay đổi giá cả trên thị trường tài chính Nếu trong cơ cấu tài sản củangân hàng có một tỷ lệ lớn những tài sản quá nhảy cảm với các yếu tố này là tínhiệu về khả năng dễ tổn thương của ngân hàng đó Hơn nữa, hiện nay các ngân hàngphần lớn đều tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại hối thì mỗi biến động trênthị trường tài chính thế giới sẽ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngânhàng đó Do vậy, khi đánh giá sự an toàn của ngân hàng trong điều kiện hiện nay,cần tính đến cả những yếu tố nước ngoài trong cơ cầu tài sản của ngân hàng.

Do MPIs là các biến số định lượng và mỗi nước xác định một tỷ lệ khác nhaukhi áp dụng các chỉ số CAMELS, việc đánh giá cần dựa vào nhóm các chỉ số tổnghợp, trong đó có tính đến cơ cấu toàn diện và tình hình kinh tế của một nước cũngnhư hệ thống tài chính Có thể sử dụng các chỉ số CAMELS để đánh giá tính lànhmạnh của hệ thống ngân hàng.

1.3 Ứng dụng mô hình DEA trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngânhàng.

1.3.1 Ảp dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả hoạtđộng ngân hàng thương mại.

Ngành ngân hàng là một ngành dịch vụ có rất nhiều các nguồn lực đầu vàovà các kết quả đầu ra, ngoài ra mối liên hệ giữa chúng là rất phức tạp Do đó việc sửdụng phương pháp tiếp cận tham số đòi hỏi xác định dạng hàm là hết sức khó khănvà có thể dẫn đến kết quả sai khi xác định dạng hàm không đúng, vì vậy mô hình

Trang 24

phân tích bao dữ liệu DEA với ưu điểm không yêu cầu xác định dạng hàm và chophép kết hợp các biến đầu vào và biến đầu ra trong việc tính toán hiệu quả hoạtđộng4, được xem là một giải pháp thích hợp Ngoài ra DEA còn cho phép thực hiệnvới cỡ mẫu nhỏ giúp giải quyết vấn đề về số lượng các ngân hàng có thể tiến hànhđo lường còn ít.

Phương pháp DEA là phương pháp toán học được hoàn thiện nhằm khái quáthóa phương pháp xác định hiệu quả kỹ thuật của Farrell (1957) từ một biến đầuvào/một biến đầu ra thành nhiều biến đầu vào/nhiều biến đầu ra Phương pháp nàyđược phát triển vào năm 1978 bởi William Cooper và các công sự của ông, hiệu quảkỹ thuật tương đối của từng đơn vị ra quyết định sẽ được tính toán bằng cách thiếtlập một biến ảo đầu vào duy nhất và biến ảo đầu ra duy nhất Với phương pháp này,hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sẽ được so sánh với nhau trong mẫu Từ đócác nhà quản lý ngân hàng có thể xác định được thực tế hoạt động của ngân hàngmình so với các ngân hàng khác, từ đó xác định mục tiêu cần tập trung để cải thiện.Sau đây là các bước để đo lường hiệu quả dựa trên cách tiếp cận quy hoạch tuyếntính DEA:

Bước 1: Xác định các số liệu đầu vào và đầu ra cần thu thập.

Bước 2: Thu thập số liệu dựa trên các báo cáo tài chính của các ngân hàngtrong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015.

Bước 3: Áp dụng mô hình DEA để tính toán hiệu quả hoạt động và đánh giátình hình hoạt động của các NHTM.

Do kết quả đầu ra có những nhân tố bị giới hạn do vậy tác giả lựa chọn môhình đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên quan điểm tối thiểu hóa nguồn lực đầuvào

1.3.2.1 Mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS-DEA model)

Mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô giả định có K đầu vào(k=1, ,K) và M đầu ra (m=1, ,M) tương ứng với N DMUs hay cụ thể trong bài4 Trong cuốn sách Introduction to Data Envelopment Analysis and Its uses của tác giả WilliamCooper và các cộng sự

Trang 25

nghiên cứu là N ngân hàng Gọi i là biến quan sát, ngân hàng thứ i sẽ được biểudiễn bởi 2 vectơ Xi và yi Số liệu của N ngân hàng sẽ được biểu diễn ma trận đầu vàoX=[KxN] và ma trận đẩu ra Y=[MxN] Mục tiêu của DEA là xây dựng một đườngbiên giới hạn phi tham số sao cho tất cả các điểm quan sát đều nằm trên hoặc nằmdưới đường giới hạn khả năng sản xuất Để tính hiệu quả kỹ thuật của mỗi ngânhàng, trước tiên phải tính toán tỷ số của tất cả các biến đầu ra trên tất cả các biếnđầu vào - u,yi∕v,xi, trong đó u là trọng số đầu ra [Mx1] và v là trọng số đầu vào[Kx1], kết quả được ước tính bằng cách giải bài toán sau:

Max u,v (u’yi / v’xi)

Trong đó:u’yj / v’xj ≤ 1, j =1,2, ,Au, v ≥ 0

Bài toán trên có hai điều kiện: điều kiện thứ nhất nhằm đảm bảo độ đo hiệuquả lớn nhất bằng 1 và điều kiện thứ hai nhằm đảm bảo các trọng số đầu vào vàđầu ra không âm Tuy nhiên vấn đề gặp phải của bài toán trên là tồn tại vô sốnghiệm Để khắc phục vấn đề này Charnes, Cooper va Rhodes (1978) đã đưa vàothêm điều kiện v'xi = 1 Như vậy bài toán được biến đổi lại thành như sau:

Trong đó: v'xi = 1

u'yj - v'xj ≤ 0, j = 1,2,., Nu, v ≥ 0

Bài toán (1) có thể được viết lại bằng một bài toán quy hoạch tuyến tính đối

ngẫu như sau:

Trong đó: Yλ ≥ yiθxi ≥ Xλλ ≥ 0

Trang 26

θ là một đại lượng vô hướng đại diện cho điểm hiệu quả của n gân hàng

thứ i, có giá trị từ 0 đến 1 λ là một vector của Nxl hằng số Khi θ đạt giá trị bằng

1 thì điều này có nghĩa là điểm hiệu quả nằm trên đường biên OC, khi đó ta nóingân hàng đó đạt hiệu quả kỹ thuật (theo định nghĩa của Farrell, 1957) Giả sử

một ngân hàng p hoạt động không hiệu quả (giả sử tại điểm P nằm bên phải

đường biên OC), hiệu quả kỹ thuật toàn bộ của ngân hàng s được xác định bằngtỷ lệ AB/AP ( theo quan điểm tối thiểu hóa nguồn lực đầu vào).

Hình 1 1 : Mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô

1.3.1.2 Mô hình hiệu quả biến đổi theo quy mô

Do giả định CRS chỉ phù hợp với điều kiện khi tất cả các ngân hàng trongmẫu đang hoạt động ở một quy mô tối ưu Tuy nhiên, trên thực tế sự cạnh tranhgiữa các ngân hàng là không hoàn hảo, các ngân hàng bị ràng buộc về mặt tàichính có thể làm cho các ngân hàng hoạt động không ở mức quy mô tối ưu Việcsử dụng CRS có thể khiến cho kết quả tính hiệu quả kỹ thuật (TE) bị ảnh hưởng bởiyếu tố hiệu quả theo quy mô (SE) Vì vậy năm 1984, Banker, Charnes và Cooper đã

triển khai mở rộng mô hình CRS thành mô hình VRS khi đưa thêm điều kiện N1' λ

= 1 vào phương trình (2) Việc sử dụng mô hình VRS sẽ tính toán được TE mà

không chịu sự ảnh hưởng của SE Như vậy chỉ số hiệu quả biến đổi theo quy môđược ước tính bằng bài toán sau:

ớxi ≥ Xλ

N1 λ = 1 (N1 là một vector của Nx 1 hằng số)

Trang 27

λ ≥ 0

Giá trị θ đạt được từ mô hình VRS lớn hơn hoặc bằng giá trị θ đạt được từ

mô hình CRS Điều này cho thấy hiệu quả kỹ thuật được đo lường trong mô hìnhCRS DEA bị hạn chế bởi hiệu quả quy mô (Scale effieciency_SE) Điểm hiệu quảkỹ thuật được tính toán dựa trên mô hình CRS có thể được phân tích thành 2 thành

phần hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả theo quy mô với công thức: ΘCRS = ΘVRS xΘSE Việc này có thể được thực hiện bằng cách áp dụng cả hai mô hình CRS và

VRS trên cùng một cơ sở dữ liệu, nếu có sự khác nhau thì chứng tỏ ngân hàng có

ngân hàng có quy mô chưa hiệu quả Ví dụ, xét ngân hàng thứ s tại điểm S, hiệu

quả kỹ thuật thuần PTE (Pure Technical Efficiency) được tính bằng AR/AS và

hiệu quả quy mô SE được tính bằng ΘCRS∕ΘVRS = (AQ/AS) / (AR/AS) = AQ/AR.Nếu giá trị này bằng 1, thì ngân hàng có hiệu quả về quy mô Điều này có nghĩa làngân hàng hoạt động với quy mô tối ưu của nó và do đó năng suất của các đầuvào không thể được cải thiện bằng cách tăng hoặc giảm quy mô sản xuất Nếugiá trị của tỷ số này nhỏ hơn 1, thì kết quả chỉ ra rằng ngân hàng đang hoạt độngvới quy mô không tối ưu Như vậy, tỷ lệ đầu ra mất đi do phi hiệu quả quy mô có

thể xác định bằng (1- Os).

Hình 1.2 : Mô hình hiệu quả biến đổi theo quy mô

1.3.2 Biến đầu vào và đầu ra cho mô hình DEA

Ngành ngân hàng là một ngành dịch vụ hoạt động hết sức đa dạng vào vì vậyluôn có những tranh cãi xung quanh việc xác đinh các yếu tố đầu vào và các sảnphẩm đầu ra Do đó một vấn đề khó khăn khi áp dụng mô hình phân tích bao dữ liệuDEA là lựa chọn được các biến một cách hợp lý Tổng kết từ nhiều các nghiên cứu

Trang 28

về hiệu quả ngân hàng trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau, một số quanđiểm chính được sử dụng như sau5:

(1) Cách tiếp cận sản xuất: ngân hàng được nhìn nhận dưới khía cạnh

cung cấp các dịch vụ về cho vay và tiền gửi cho khách hàng bằng việc sử dụng vốnvà lao động được coi là các nguồn lực đầu vào Trong khi đó số lượng và các loạigiao dịch và chứng từ được xử lý là các biến đầu ra.

(2) Cách tiếp cận trung gian: ngân hàng được coi là trung gian tài chính

giữa người có vốn và người cần vốn

(3) Cách tiếp cận theo quan điểm lợi nhuận: thu nhập (thu nhập từ lãi và

thu nhập khác) được coi là đầu ra, chi phí (chi phí lãi, nhân công, ) được coi là yếutố đầu vào.

(4) Cách tiếp cận theo quan điểm thị trường: theo quan điểm này, thu

nhập và lợi nhuận được coi là yếu tố đầu vào , trong khi đó giá trị thị trường, lợinhuận trên mỗi cổ phiếu được coi là các biến đầu ra.

(5) Cách tiếp cận theo quan điểm chỉ có các nhân tố đầu ra: quan điểm

được đưa ra bởi Halkos and Salamouris (2004) sử dụng 5 biến đầu ra là các chỉ sốtài chính và không sử dụng nhân tố đầu vào Nguyên nhân là các yếu tố đầu vàođược coi là tương đồng đối với tất cả các ngân hàng hoạt động trong cùng một thịtrường.

Ngoài ra còn một số quan điểm khác như cách tiếp cận giá trị gia tăng, haycách tiêp cận giữa trên chi phí người sử dụng ( User cost approach) Tuy nhiênkhông có quan điểm nào là hoàn hảo để có thể phản ánh đầy đủ các hoạt động đadạng của ngân hàng và việc lựa chọn cách tiếp cận phụ thuộc vào tác giả cũng nhưthị trường mà bài nghiên cứu tiến hành.

1.4 Áp dụng mô hình Tobit trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động ngân hàng thương mại.

Để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả ngân hàng sau khi ướclượng được các độ đo hiệu quả bằng phương pháp DEA, tác giả đã sử dung mô5 Các quan điểm được đưa ra và sử dụng bởi Berger and Humphrey (1997) (University ofChicago), Drake et al (2006) và Luo (2003) trong các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt độngngân hàng.

Trang 29

hình hồi quy Tobit với lý do điểm hiệu quả có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến1, nếu sử dụng các phương pháp không có kiểm duyệt kết quả sẽ bị sai lệch nhiều(Berger Humphrey, 1997), ví dụ nếu sử dụng hồi quy OLS (ước lượng bìnhphương nhỏ nhất) có thể làm cho các ước lượng của các tham số bị lệch do xuấthiện hiện tượng phương sai sai số (homoscedasticity hay homoscedastic) (Jacksonand Fethi, 2000) Trong khi đó, mô hình hồi quy Tobit là phương pháp có thể hỗ trợtốt cho trường hợp giá trị biến phụ thuộc bị giới hạn về mặt lý thuyết, mô hìnhTobit chuẩn có thể được định nghĩa như sau (Stavarek, 2004):

y* = β ’Xi + Zi

yi = yi* nếu yi* > 0 hoặc,y-i = 0, Zi ≈ N (0,σ2)

Trong đó, Zi có phân phối chuẩn N (0, σ 2), Xi và β lần lượt là vector của

biến giải thích và hệ số biến thiên của biến giải thích yi là biến ẩn và yi là độ đohiệu quả của ngân hàng thứ i Dựa trên giá trị xi và yi của các biến quan sát (ngân

hàng), cực đại hóa hàm khả năng L để xác định giá trị β và σ:

Tuy nhiên, về mặt thực nghiệm mô hình Tobit có thể được viết lại đơn giảnnhư sau:

φ,i = a +β Aj+β B ,

Trang 30

Trong đó, φit là điểm hiệu quả của ngân hàng thứ i tại năm t được ước

lượng bằng phương pháp DEA Aijt là các biến phản ánh (như quy mô, tốc độ tăngtrưởng kinh tế, sức mạnh thị trường, tính ổn định của các món tiền gửi, rủi ro ).Bijt là biến giả (ở đây có thể là loại hình ngân hàng)

1.5 Kinh nghiệm quốc tế nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng sauM&A.

Kinh nghiệm ở Trung Quốc_ trường hợp cụ thể Thương vụ ICBC Ngan hàngĐông Ả ở Mỹ (2011)

Được thành lập năm 1984, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) làngân hàng lớn nhất trong "bộ tứ" đại gia ngân hàng Trung Quốc với số nhân viên lênhơn 389 nghìn người Tổng giá trị tài sản của ICBC ước tính đạt 2,500 tỷ USD,trong đó 70.7% cổ phần của nhà băng này do Chính phủ Trung Quốc nắm giữ.Năm 2011, ICBC lần đầu tiên ký thoả thuận để mua lại 80% cổ phần của chi nhánhNgân hàng Đông Á tại Mỹ, trị giá khoảng 100 triệu USD.

Mặc dù hệ thống ngân hàng Trung Quốc chịu sự can thiệp sâu và trực tiếpcủa chính phủ, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng ICBC,Chính phủ Trung Quốc tiến hành cổ phần hóa ICBC và khuyến khích ngân hàngnày thực hiện M&A bằng việc bán cổ phiếu ngân hàng cho các đối tác tham gia muatrên thị trường trong và ngoài nước với tỷ lệ nắm giữ từ 30-49% vốn điều lệ, nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh về quản trị, quản lý ngân hàng lên tầm cao mới, đồngthời tiếp nhận công nghệ ngân hàng hiện đại và phương thức quản lý mới Qua đó,ICBC có thể cung cấp đa dạng các dịch vụ ngân hàng hiện đại Bên cạnh đó, tỷ lệan toàn vốn tối thiểu trung bình của ICBC trong giai đoạn sau M&A được nâng lênmức 10% theo Basel 3 Sự giám sát tài chính ngân hàng, đặc biệt là sau M&A củaICBC được xây dựng theo hướng bám sát các tiêu chuẩn kế toán quốc tế Dựa vàođặc điểm xã hội và văn hóa truyền thống ở Trung Quốc, ICBC đã khai thác thếmạnh của NHTM Trung Quốc so với ngân hàng nước ngoài là dễ chiếm lĩnh lòngtin của khách hàng nội địa hơn, để từ đó phát triển một dịch vụ mới và hiện đại (vốnlà điểm mạnh của Ngân hàng nước ngoài), nhưng dịch vụ này cũng cần có sự tintưởng của khách hàng Vấn đề nợ xấu trước và sau M&A được chính phủ TrungQuốc đặc biệt quan tâm và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu nhằm cải thiện chất lượng

Trang 31

tài sản ngân hàng Chính phủ Trung Quốc chấp thuận giao cho ngành ngân hàngthành lập cáccông ty quản lý tài sản (AMCs) để mua lại tài sản ngân hàng và tiếnhành xử lý nợ xấu của bốn NHTM lớn Phương thức M&A được tiến hành bằngviệc bán tài sản đi mua của ngân hàng và chuyển nợ thành cổ phần, bán các tài sảnkhông sinh lời và cổ phần đã được hoán đổi từ các khoản nợ của công ty cho cácnhà đầu tư nước ngoài

Kinh nghiệm trong thương vụ sáp nhập giữa ngân hàng Mitsubishi Tokyovà UFJ (năm 2005)

Trong năm 2005 hoạt động M&A ngân hàng tại Nhật Bản ngày càng trở nênphổ biến do những lợi ích của hoạt động này đem lại Ngày 01/10/2005, MitsubishiUFJ Financial Group ( MUFG) - Ngân hàng lớn nhất thế giới đã ra đời bởi sự sápnhập giữa Mitsubishi Tokyo - ngân hàng lớn thứ hai với ngân hàng lớn thứ tư -UFJcủa Nhật Bản, tạo nên ngân hàng có tổng tài sản là 188.000 tỷ yên, quy mô vốn hoạtđộng tương đương 1.770 tỷ USD và có hơn 40 triệu khách hàng, vượt qua Citigroupcủa Mỹ về giá trị tổng tài sản, trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.Mục tiêu trong thương vụ sáp nhập này là hợp nhất vốn nhằm tăng quy mô hoạtđộng, duy trì sản phẩm lõi của từng ngân hàng cũ và phát triển nâng cao năng lựccạnh tranh.

Theo các nhà phân tích việc sáp nhập giữa UFJ và Mitsubishi Tokyo đã gópphần ổn định hệ thống tài chính Nhật Bản, sự kết hợp giữa thế mạnh của UFJ ở thịtrường bán lẻ và các khu vực ngoài Tokyo cùng với thương hiệu quốc tế và mốiquan hệ trong giới chủ đại tập đoàn của Mitsubishi Tokyo sẽ giúp MUFG tạo nênmột vị thế vững chắc trong hệ thống tài chính ngân hàng toàn cầu Tuy nhiên, việcsáp nhập gây nên một số khó khăn đó là sự dư thừa chi nhánh, quá nhiều nhân viênquản lý và các chiến lược cho vay không đồng nhất về phương thức cho vay, dẫnđến số lượng lớn các khoản cho vay không hiệu quả cao, có sự khác biệt về cơ cấuvà cách quản lý do Mitsubishi Tokyo có xu hướng truyền thống, bảo thủ trong khiUFJ thì ngược lại Để đối phó với tình hình này, MUFG đã tiến hành dung hòa vănhóa quản lý và cơ cấu lại hệ thống chi nhánh, nhân viên Ngoài ra, thị trường ngânhàng ngày càng cạnh tranh gay gắt do sự tham gia của nhiều ngân hàng mới ra đời,

Trang 32

và các ngân hàng nước ngoài, trước những chuyển biến nhanh chóng, MUFG đã tậptrung và lựa chọn nghiệp vụ kinh doanh cốt lõi cho mình, chuyên môn hóa vào lĩnhvực kinh doanh cốt lõi ngân hàng hiện có và mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanhcó thể mang lại sức mạnh tổng hợp cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Kinh nghiệm thương vụ sáp nhập ở Chohung vào ngân hàng Shinhan(2003)

Tại Hàn Quốc, trong tiến trình sáp nhập ngân hàng, hàng loạt ngân hàng vừavà nhỏ đã biến mất vào các ngân hàng khác Quá trình sáp nhập truyền thống đượcthực hiện chủ yếu từ 1 bên, áp đặt hệ thống tổ chức, công nghệ, nhân sự, mạng lưới,quy trình cho bên bị sáp nhập Cách thức truyền thống này tốn rất nhiều công sứccủa 1 bên và nhận được tâm lý tiêu cực từ phía bên bị áp đặt thực hiện dẫn đến cắtgiảm nhân sự 1 phía, công đoàn đấu tranh đình công trực tiếp và gián tiếp qua lãncông gây hậu quả là chất lượng và số lượng phục vụ bị giảm sút, gián đoạn thôngtin khách hàng, có thời điểm mất khách hàng nghiêm trọng Có nhiều biện phápkhắc phục đã được đưa ra nhằm xoa dịu, dung hòa, nhượng bộ, cam kết ngang bằngvề quyền lợi và đã tốn kém hàng tỷ USD của các ngân hàng Giá trị doanh nghiệpcủa ngân hàng sau sáp nhập bị giảm đi so với giá trị ban đầu, di chứng của việc sápnhập rất lâu dài, dai dẳng, phải nhiều năm mới được khắc phục dẫn đến hiệu quảđồng vốn của cổ đông ngân hàng không cao như kỳ vọng, sức cạnh tranh của ngânhàng mới chưa cao, chưa tương ứng với sức cạnh tranh của các ngân hàng nướcngoài hoạt động trong và ngoài Hàn Quốc.

Trong bối cảnh đó, thương vụ sáp nhập Chohung vào Shinhan năm 2003được đánh giá là một thương vụ thành công khi ngân hàng Shinhan đã có các chiếnlược xử lý hợp lý nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng mới được sápnhập Cụ thể, mặc dù Ngân hàng mới sau sáp nhập sẽ có 900 chi nhánh bao phủkhắp Hàn Quốc, 12.000 nhân viên, tổng tài sản trên 100 tỷ USD, là ngân hàng đứngthứ 2 Hàn Quốc, danh mục khách hàng đầy đủ, đa dạng, đủ điều kiện để hình thànhtập đoàn tài chính, đa dạng các sản phẩm, bán chéo hầu hết các sản phẩm, tuy nhiênShinhan gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn đầu tiên đến từ chính nhữngnhân viên của ngân hàng Chohung.

Trang 33

Với kỳ vọng tiến trình sáp nhập dựa theo kinh nghiệm những cuộc sáp nhậptrước đó: giảm nhân sự, hạ cấp bậc quản lý, thu nhập theo kết quả kinh doanh nghèonàn tại nơi bị sáp nhập, thay đổi cán bộ quản lý bằng người Shinhan, thay đổi phầnmềm quản trị ngân hàng lõi và đổi 2.000 chương trình, quy trình có liên quan tạiChohung để đồng nhất với Shinhan Ngày 17/6/2003, tức là 1 tuần sau khi thỏathuận sáp nhập được ký, công đoàn Chohung phát động đình công 4 ngày để phảnđối, 3.500 nam công đoàn viên (chiếm ½ nhân sự) tham gia đình công tập thể tạiCông viên Namdaemun phía trước trụ sở chính Shinhan Hàng ngàn người này đãthực hiện cạo đầu tập thể (bằng dao cạo do nhân viên Gillette ủng hộ, họ vốn cũngbị ảnh hưởng của việc sáp nhập vào P&G) Tóc vừa cắt ra được chất cao thành đốnglớn trước trụ sở Shinhan Trung tâm dữ liệu của Chohung có lúc gián đoạn vì nhânviên đình công đã làm các khách hàng Chohung hoảng sợ và bực mình, rút đi 5 tỷUSD tiền gửi trong vòng một tháng sau đó Thái độ của dư luận xã hội bất mãn vớithương vụ sáp nhập này và các vụ sáp nhập tương tự, uy tín của cả 2 ngân hàng đềusụt giảm Công đoàn viên Shinhan cũng đe dọa đình công (và họ đã thực hiện mộttháng sau với 1.000 người) nếu ngân hàng của họ nhượng bộ các yêu sách của côngđoàn Chohung.

Để đối phó với những khó khăn này, ngay trước khi kết thúc cuộc đình công,ngày 21/6/2003, 3.500 mũ đã được phát cho người đình công để ngày mai, khi họ đilàm sẽ đội mũ này tại các chi nhánh Chohung Một thỏa thuận với công đoànChohung đã được ký, theo đó trong vòng 3 năm đầu lương được tăng lên cho bằngShinhan, biên chế, chức vụ sẽ được giữ nguyên, hệ thống quản trị hội sở và chinhánh sẽ được giữ nguyên, một Hội đồng sáp nhập sẽ được hình thành gồm sốlượng thành viên bằng nhau của 2 bên, với chủ tịch là một giáo sư nổi tiếng tạitrường đại học Seoul (có bằng tiến sỹ Đại học Wharton, Hoa Kỳ) Qua nhiều vònghội họp giữa 1.500 cán bộ của 2 ngân hàng (từ cấp phòng giao dịch) vào 2 ngàycuối tuần, cuối năm 2003, Hội đồng sáp nhập đã thông qua cách thức và lộ trìnhthực hiện chi tiết trong giai đoạn 3 năm chuyển giao (2003-2005) Ngân hàng sápnhập sẽ lấy tên thương mại và logo của Shinhan, sử dụng số đăng ký kinh doanhcủa Chohung để kế thừa lịch sử 100 năm về mặt pháp lý, Tập đoàn tài chínhShinhan mua lại Chohung, sau đó sáp nhập Ngân hàng Shinhan vào Ngân hàng

Trang 34

Chohung về mặt tài chính, Shinhan phải bỏ ra nguồn tiền để mua cổ phầnChohung Cách thức này làm cho cán bộ nhân viên, các khách hàng khó tính nhấtcủa Chohung đều cảm thấy hài lòng, tiếp tục ủng hộ và trung thành với Shinhan nhưđã làm với Chohung trước đây vì trong Shinhan tương lai còn lưu lại lịch sử và giấyphép Chohung Triển khai chi tiết các bước sáp nhập, ngay từ năm 2003, phươngthức luân chuyển cán bộ chéo (cross- assignment) giữa Shinhan và Chohung đãđược thực hiện Giám đốc các chi nhánh Shinhan sẽ chuyển qua làm giám đốc chinhánh Chohung và ngược lại Tương tự, trưởng phòng, kiểm soát, nhân viên cũngđược luân chuyển Trong thời gian đầu, một chi nhánh, phòng giao dịch củaShinhan đều có vài cán bộ nhân viên Chohung làm việc, sử dụng hệ thống phầnmềm giao dịch của Chohung tại Shinhan và ngược lại Khi hệ thống phần mềmngân hàng lõi của 2 ngân hàng còn chưa được nhất thể hóa, việc cán bộ nhân viêncủa 2 ngân hàng đều cùng làm việc tại từng chi nhánh làm cho khách hàng ngạcnhiên và cảm kích vì mạng lưới được nhân đôi ngay năm đầu, tạo nên sự tiện lợicho họ Cùng làm việc chung một văn phòng, mặc dù sử dụng 2 hệ phần mềm quảntrị khác nhau nhưng mọi cán bộ nhân viên tại từng chi nhánh đều tự tin, hào hứnglàm việc vì đều phục vụ khách hàng của cả 2 Tâm lý chán chường, dẹp bỏ cái cũ vìsắp bị thay thế không còn Năm 2003, đã có 400 cán bộ, nhân viên của 2 ngân hàngđược luân chuyển chéo, năm 2004 là 1.000 người Năm 2005, khi kết thúc tiến trìnhsáp nhập, nhất thể hóa hai hệ thống phần mềm, quy trình làm một, tổng số nhânviên được luân chuyển là 2.500 người.

Việc nâng cấp, thay thế hệ thống phần mềm của cả 2 bên bằng phần mềmmới trên giao diện web, tích hợp đầy đủ các phân hệ, Internet banking,Bancasurrance, đã được hoàn tất vào thời điểm hoàn thành sáp nhập năm 2005.

1.6Tổng quan các nghiên cứu sử dụng mô hình DEA và mô hình hồiquy tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngânhàng sau M&A

Malak Reda (2012), trong nghiên cứu của mình (Measuring BankingEfficiency post Consolidation: The case of Egypt) bằng kết quả thực nghiệm đã chỉra hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Ai cập đã được cải thiện sau M&A Đồngthời bằng việc sử dụng ước lượng từ mô hình hồi quy Tobit cho thấy quy mô ngân

Trang 35

hàng có tác động thuận chiều đến hiệu quả của ngân hàng cả trước và sau M&A.Điều này được Reda đưa ra 2 lý do để lý giải đó là: khả năng khống chế thị trườngcủa các ngân hàng có quy mô lớn, các ngân hàng này thường tốn ít chi phí hơn chocùng một nguồn lực đầu vào và các ngân hàng lớn có khả năng tuyển dụng được độingũ lao động có chuyên môn cao từ đó tăng hiệu quả hoạt động Trong nghiên cứucủa mình, Reda cũng chứng minh các ngân hàng có sự tham gia góp vốn của nhànước thường đạt hiệu quả hơn các ngân hàng tư trong giai đoạn trước M&A do vốncủa các ngân hàng này thường cao hơn Tuy nhiên khi luật ngân hàng mới được đưara sau đó buộc các ngân hàng phải tăng vốn thì mối quan hệ trên không còn nữa.Ngoài ra, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cũng có những tác động tích cực đếnhiệu quả ngân hàng

Amer, Moustafa và Eldomiaty (2011) trong nghiên cứu của mình(Determinants of Operating Efficiency for Lowly and Highly Competitive Banks inEgypt) đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh bởi cácyếu tố chất lượng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, lợi nhuận, rủi ro tín dụng cũng như khảnăng thanh toán của ngân hàng Cụ thể: tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng thu nhậpcàng lớn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động Ngoài ra các chỉ số vềthu nhập sẽ có tác động tích cực và các chỉ số về chi phí sẽ có tác động ngược chiềuđến hiệu quả của ngân hàng Trong khi đó khả năng thanh toán và tỷ lệ an toàn vốncũng được đánh giá là có những tác động tích cực.

Fadzlan Sufian (2007) trong nghiên cứu của mình ( Determinants of bankefficiency during unstable macroeconomic environment: Empirical evidence fromMalaysia) dựa trên kết quả từ mô hình DEA đã chỉ ra rằng toàn bộ các ngân hàngtrong mẫu đều có điểm hiểu quả tăng, trong đó hiệu quả chi phí có mức tăng caonhất (10.81%) tiếp đó là hiệu quả kỹ thuật thuần (10.17%), mức tăng thấp nhất làhiệu quả theo quy mô (0.51%) Cũng trong nghiên cứu này, có hai nhân tố chính tácđộng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là quy mô của ngân hàng và sự sởhữu của chính phủ, cả hai nhân tố này đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạtđộng.

Trang 36

Sufian, Majid và Haron (2007) với nghiên cứu (Efficiency and Bank Mergein Singapore: A Joint Estimation of Non-Parametric, Parametric and Financial RatioAnalysi) đã cho thấy có sự sụt giảm điểm hiệu quả trong giai đoạn sáp nhập nhưngcó sự cải thiện và gia tăng trong giai đoạn sau sáp nhập so với giai đoạn trước khisáp nhập Ket quả ước lượng hồi quy từ mô hình Tobit cho thấy quy mô ngân hàngcó tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là khôngcao Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy những ngân hàng có lợi nhuận cao hơn thườngsẽ có điểm hiệu quả cao hơn Nguyên nhân là do với bảng báo cáo lợi nhuận cao thìngân hàng có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư và khách hàng Tương tự,biến vốn và chi phí quản lý cũng có những tác động tích cực đến hiệu quả hoạtđộng Trong khi đó, biến rủi ro được tinh toán dựa trên tỷ lệ trích lập dự phòng trêntổng dư nợ lại có những tác động tiêu cực Điều này được lý giải bởi với một danhmục cho vay có chất lượng kém, các ngân hàng sẽ phải sử dụng các nguồn lực củamình để giám sát cũng như hối thúc việc trả nợ, từ đó gia tăng chi phí hoạt động.

Ket luận chương 1

Chương 1 giới thiệu khái quát về cơ sở lý luận về hoạt động M&A trong lĩnhvực ngân hàng, hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng, lý thuyếtvề mô hình phân tích bao dữ liệu DEA và hồi quy Tobit, đồng thời trình bày kháiquát về những nghiên cứu sử dụng mô hình DEA và Tobit để đánh giá hiệu quả vàcác nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM sau M&A Đây lànhững nền tảng để tiến hành phân tích ở những chương sau.

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2012-2015

2.1 Tổng quan về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam

Hoạt động M&A trên thế giới đã ra đời từ rất lâu và đã có những bước pháttriển mạnh mẽ trong những năm 90 của thế kỷ XX, tuy nhiên M&A của Việt Namchỉ mới được đề cập lần đầu từ khi có luật doanh nghiệp năm 1999, số thương vụM&A có tăng nhưng số lượng giao dịch cũng như giá trị vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Từ năm 1999 đến năm 2006, ở Việt Nam có không quá 50 thương vụ/năm,với giá trị giao dịch cao nhất là 250 triệu USD M&A trong tất cả các lĩnh nói chungvà trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng chỉ thực sự trở nên sôi động khi Việt Namchính thức gia nhập WTO vào năm 2007, thị trường tài chính được mở cửa chophép các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh cũng như ngân hàng con 100%vốn nước ngoài Tuy nhiên sau đó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vàonăm 2008 đã khiến cho hoạt động M&A tại Việt Nam trở nên trầm lắng hơn tronggiai đoạn 2009-2010.

Từ năm 2011, NHNN đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàngbằng việc đưa ra đề án 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng Tại đề án này, Thủtướng đã chỉ đạo quan điểm xử lý cơ cấu lại theo hướng khuyến khích việc sápnhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện, hạn chế tớimức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho xử lý những vấn đềcủa hệ thống tổ chức tín dụng Chính những chỉ đạo này đã thúc đẩy hoạt độngM&A trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tái cơ cấu, cũng như giải quyết các vấn đề tạicác ngân hàng yếu kém không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của NHNN Kết quả làgiá trị thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính tăng tới 3,2 tỷ USD với 11 thươngvụ trong năm 2011.

Sang đến năm 2012, mặc dù số lượng các giao dịch mua bán, sáp nhập giảmxuống còn 5 thương vụ nhưng giá trị cũng đã lên tới 1,3 tỷ USD Trong đó giaodịch trong nước ghi dấu cuộc sáp nhập của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội

Trang 38

(Habubank) vào ngân hàng SHB Đối với M&A có yếu tố nước ngoài, nổi bật cóthương vụ Tập đoàn DoJi mua cổ phần ngân hàng tiên phong (TPBank) đạt tỷ lệnắm giữ tối đa 20%

Năm 2013 khởi động với thương vụ Vietinbank ký hợp đồng bán 20% cổphần cho ngân hàng Nhật Tokyo Mitsubishi UFJ- giá trị đầu tư lên tới 743 triệuUSD Tiếp đến có thể kể đến một số thương vụ nổi bật như: (i) IFC và Maybank vớiABBank: IFC trở thành cổ đông lớn của ABBank với tỷ lệ sở hữu và MayBank tiếptục sở hữu 20% vốn điều lệ Với thương vụ này vốn điều lệ của ABBank tăng từgần 4200 tỷ lên 4800 tỷ (ii) Thương vụ hợp nhất WesternBank và PVFC thành NHTMCP Đại chúng với mức vốn điều lệ 9000 tỷ đồng (iii) Thương vụ DaiABank sápnhập với HDBank với mức vốn điều lệ tăng từ 5000 lên 8100 tỷ đồng.

Tuy nhiên sang đến năm 2014, mặc dù tại phiên hợp thường kỳ Chính phủ3/2014, thống đốc NHNN cho biết trong năm sẽ tiếp tục tiến hành xử lý 6-7 NHTMthông qua sáp nhập Tuy nhiên, NHNN nhận thấy đã xuất hiện các yếu tố mới:Chính phủ mở cơ chế cho phép sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cũng nhưnguồn lực tư nhân mạnh, đáng chú ý xuất hiện và so với trước, những yếu tố mớinói trên xuất hiện đã tạo cơ hội cho kết quả tốt hơn Nhiều nhà đầu tư trong vàngoài nước đã tiếp cận, đặt vấn đề và giá trị các khoản đầu tư có triển vọng lớn hơnso với các phương án tái cơ cấu trước đó Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã xem xétlại để cho chính các chủ thể, các cổ đông có lợi ích tốt hơn hoặc giảm thiểu thiệt hạitừ tái cơ cấu.

Năm 2015 là năm cuối cùng trong giai đoạn 2011-2015 trong đề án 254 vềtái cấu trúc các tổ chức tín dụng, do đó tiến trình hợp nhất đã được đẩy mạnh ngaytrong 6 tháng đầu năm Một điểm đáng lưu ý đó là trong những năm trước đây, quátrình sáp nhập ngân hàng chủ yếu liên quan đến các ngân hàng nhỏ hơn hoặc hoạtđộng yếu kém hơn thuộc diện buộc phải tái cơ cấu, thì sang đến năm 2015 đã cónhững cuộc mua bán giữa các ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhằm nâng caovị thế trên thị trường Cụ thể, các thương vụ giữa các ngân hàng trong nước:

Ngày đăng: 27/03/2022, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w