Tổng quan các nghiên cứu sử dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NH thương mại việt nam sau m a bằng mô hình TOBIT khoá luận tốt nghiệp 075 (Trang 36 - 39)

quy tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân

hàng sau M&A

Malak Reda (2012), trong nghiên cứu của mình (Measuring Banking Efficiency post Consolidation: The case of Egypt) bằng kết quả thực nghiệm đã chỉ ra hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Ai cập đã được cải thiện sau M&A. Đồng thời bằng việc sử dụng ước lượng từ mô hình hồi quy Tobit cho thấy quy mô ngân

hàng có tác động thuận chiều đến hiệu quả của ngân hàng cả trước và sau M&A. Điều này được Reda đưa ra 2 lý do để lý giải đó là: khả năng khống chế thị trường của các ngân hàng có quy mô lớn, các ngân hàng này thường tốn ít chi phí hơn cho cùng một nguồn lực đầu vào và các ngân hàng lớn có khả năng tuyển dụng được đội ngũ lao động có chuyên môn cao từ đó tăng hiệu quả hoạt động. Trong nghiên cứu của mình, Reda cũng chứng minh các ngân hàng có sự tham gia góp vốn của nhà nước thường đạt hiệu quả hơn các ngân hàng tư trong giai đoạn trước M&A do vốn của các ngân hàng này thường cao hơn. Tuy nhiên khi luật ngân hàng mới được đưa ra sau đó buộc các ngân hàng phải tăng vốn thì mối quan hệ trên không còn nữa. Ngoài ra, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cũng có những tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng

Amer, Moustafa và Eldomiaty (2011) trong nghiên cứu của mình (Determinants of Operating Efficiency for Lowly and Highly Competitive Banks in Egypt) đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố chất lượng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, lợi nhuận, rủi ro tín dụng cũng như khả năng thanh toán của ngân hàng. Cụ thể: tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng thu nhập càng lớn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. Ngoài ra các chỉ số về thu nhập sẽ có tác động tích cực và các chỉ số về chi phí sẽ có tác động ngược chiều đến hiệu quả của ngân hàng. Trong khi đó khả năng thanh toán và tỷ lệ an toàn vốn cũng được đánh giá là có những tác động tích cực.

Fadzlan Sufian (2007) trong nghiên cứu của mình ( Determinants of bank efficiency during unstable macroeconomic environment: Empirical evidence from Malaysia) dựa trên kết quả từ mô hình DEA đã chỉ ra rằng toàn bộ các ngân hàng trong mẫu đều có điểm hiểu quả tăng, trong đó hiệu quả chi phí có mức tăng cao nhất (10.81%) tiếp đó là hiệu quả kỹ thuật thuần (10.17%), mức tăng thấp nhất là hiệu quả theo quy mô (0.51%). Cũng trong nghiên cứu này, có hai nhân tố chính tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là quy mô của ngân hàng và sự sở hữu của chính phủ, cả hai nhân tố này đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động.

Sufian, Majid và Haron (2007) với nghiên cứu (Efficiency and Bank Merge in Singapore: A Joint Estimation of Non-Parametric, Parametric and Financial Ratio Analysi) đã cho thấy có sự sụt giảm điểm hiệu quả trong giai đoạn sáp nhập nhưng có sự cải thiện và gia tăng trong giai đoạn sau sáp nhập so với giai đoạn trước khi sáp nhập. Ket quả ước lượng hồi quy từ mô hình Tobit cho thấy quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là không cao. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy những ngân hàng có lợi nhuận cao hơn thường sẽ có điểm hiệu quả cao hơn. Nguyên nhân là do với bảng báo cáo lợi nhuận cao thì ngân hàng có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư và khách hàng. Tương tự, biến vốn và chi phí quản lý cũng có những tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, biến rủi ro được tinh toán dựa trên tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ lại có những tác động tiêu cực. Điều này được lý giải bởi với một danh mục cho vay có chất lượng kém, các ngân hàng sẽ phải sử dụng các nguồn lực của mình để giám sát cũng như hối thúc việc trả nợ, từ đó gia tăng chi phí hoạt động.

Ket luận chương 1

Chương 1 giới thiệu khái quát về cơ sở lý luận về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng, lý thuyết về mô hình phân tích bao dữ liệu DEA và hồi quy Tobit, đồng thời trình bày khái quát về những nghiên cứu sử dụng mô hình DEA và Tobit để đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM sau M&A. Đây là những nền tảng để tiến hành phân tích ở những chương sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2012-2015

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NH thương mại việt nam sau m a bằng mô hình TOBIT khoá luận tốt nghiệp 075 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w