Tổng quan về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NH thương mại việt nam sau m a bằng mô hình TOBIT khoá luận tốt nghiệp 075 (Trang 39 - 43)

Hoạt động M&A trên thế giới đã ra đời từ rất lâu và đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm 90 của thế kỷ XX, tuy nhiên M&A của Việt Nam chỉ mới được đề cập lần đầu từ khi có luật doanh nghiệp năm 1999, số thương vụ M&A có tăng nhưng số lượng giao dịch cũng như giá trị vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Từ năm 1999 đến năm 2006, ở Việt Nam có không quá 50 thương vụ/năm, với giá trị giao dịch cao nhất là 250 triệu USD. M&A trong tất cả các lĩnh nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng chỉ thực sự trở nên sôi động khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, thị trường tài chính được mở cửa cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh cũng như ngân hàng con 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên sau đó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào năm 2008 đã khiến cho hoạt động M&A tại Việt Nam trở nên trầm lắng hơn trong giai đoạn 2009-2010.

Từ năm 2011, NHNN đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng bằng việc đưa ra đề án 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng. Tại đề án này, Thủ tướng đã chỉ đạo quan điểm xử lý cơ cấu lại theo hướng khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện, hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho xử lý những vấn đề của hệ thống tổ chức tín dụng. Chính những chỉ đạo này đã thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tái cơ cấu, cũng như giải quyết các vấn đề tại các ngân hàng yếu kém không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của NHNN. Kết quả là giá trị thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính tăng tới 3,2 tỷ USD với 11 thương vụ trong năm 2011.

Sang đến năm 2012, mặc dù số lượng các giao dịch mua bán, sáp nhập giảm xuống còn 5 thương vụ nhưng giá trị cũng đã lên tới 1,3 tỷ USD. Trong đó giao dịch trong nước ghi dấu cuộc sáp nhập của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội

STT Bên thu mua Bên mục _____tiêu_____

Thời điểm Phân loại Tỷ lệ mua bán

1 _____Eximbank_____ Sacombank 1/2012 ' Mua lại 9,73%

2 Doji TPBank 6/2012 Phát hành 20%

(Habubank) vào ngân hàng SHB. Đối với M&A có yếu tố nước ngoài, nổi bật có thương vụ Tập đoàn DoJi mua cổ phần ngân hàng tiên phong (TPBank) đạt tỷ lệ nắm giữ tối đa 20%

Năm 2013 khởi động với thương vụ Vietinbank ký hợp đồng bán 20% cổ phần cho ngân hàng Nhật Tokyo Mitsubishi UFJ- giá trị đầu tư lên tới 743 triệu USD. Tiếp đến có thể kể đến một số thương vụ nổi bật như: (i) IFC và Maybank với ABBank: IFC trở thành cổ đông lớn của ABBank với tỷ lệ sở hữu và MayBank tiếp tục sở hữu 20% vốn điều lệ. Với thương vụ này vốn điều lệ của ABBank tăng từ gần 4200 tỷ lên 4800 tỷ. (ii) Thương vụ hợp nhất WesternBank và PVFC thành NH TMCP Đại chúng với mức vốn điều lệ 9000 tỷ đồng. (iii) Thương vụ DaiABank sáp nhập với HDBank với mức vốn điều lệ tăng từ 5000 lên 8100 tỷ đồng.

Tuy nhiên sang đến năm 2014, mặc dù tại phiên hợp thường kỳ Chính phủ 3/2014, thống đốc NHNN cho biết trong năm sẽ tiếp tục tiến hành xử lý 6-7 NHTM thông qua sáp nhập. Tuy nhiên, NHNN nhận thấy đã xuất hiện các yếu tố mới: Chính phủ mở cơ chế cho phép sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như nguồn lực tư nhân mạnh, đáng chú ý xuất hiện và so với trước, những yếu tố mới nói trên xuất hiện đã tạo cơ hội cho kết quả tốt hơn. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tiếp cận, đặt vấn đề và giá trị các khoản đầu tư có triển vọng lớn hơn so với các phương án tái cơ cấu trước đó. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét lại để cho chính các chủ thể, các cổ đông có lợi ích tốt hơn hoặc giảm thiểu thiệt hại từ tái cơ cấu.

Năm 2015 là năm cuối cùng trong giai đoạn 2011-2015 trong đề án 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, do đó tiến trình hợp nhất đã được đẩy mạnh ngay trong 6 tháng đầu năm. Một điểm đáng lưu ý đó là trong những năm trước đây, quá trình sáp nhập ngân hàng chủ yếu liên quan đến các ngân hàng nhỏ hơn hoặc hoạt động yếu kém hơn thuộc diện buộc phải tái cơ cấu, thì sang đến năm 2015 đã có những cuộc mua bán giữa các ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhằm nâng cao vị thế trên thị trường. Cụ thể, các thương vụ giữa các ngân hàng trong nước:

29

(i) Sáp nhập SouthernBank vào Sacombank. Tháng 5/2015, SouthernBank đã thông qua phương án sáp nhập với Sacombank theo tỷ lệ chuyển

đổi 1:0,75 (1 cổ phiếu SouthernBank đổi 0,75 cổ phiếu Sacombank).

(ii) Sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

(iii) Ngày 21/7/2015 Maritimebank chính thức sáp nhập với MDbank. Sau sáp nhập Maritimebank sẽ có tổng vốn chủ sở hữu là 14000 tỷ VNĐ và sẽ trở thành

ngân hàng có vốn điều lệ thuộc top 3 và mạng lưới giao dịch thuộc top 5 trong khối

các ngân hàng thương mại cổ phần.

(iv) Thương vụ giữa Vietinbank mua lại PGBank đã được thông qua vào tháng 4/2015 tuy nhiên vì một số lý do đến quý II năm 2016, PGBank mới chính

thức sáp nhập vào Vietinbank.

Ngoài ra có một số thương vụ có yếu tố nước ngoài nổi bật như: (i) HDBank bắt tay Credit Saison (Nhật Bản). Hai đối tác này đã hoàn tất các thủ tục về vốn góp tại Công ty Tài chính HDFinance. HDFinance được đổi tên thành Công ty TNHH Tài chính HD SAISON (HD SAISON Finance); (ii) Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã ký hợp đồng đặt mua cổ phần với FairFax Asia Limited (tháng 4/2015), một công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của Fairfax Financial Holdings, nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm toàn cầu có trụ sở tại Canada.

4 Bank of Tokyo-

Mitsubishi Vietinbank 1/2013 Phát hànhriêng lẻ 19,7% 5 Tập đoàn Thiên

_______Thanh_______

Trust Bank 1/2013 Mua lại 9,67%

7 1. PVFC

2. Westernbank 10/2013 Hợp nhất

8 HDBank DaiA Bank 12/2013 Sáp nhập 100%

9 Credit Saison HDFinance 4/2015 Mua lại 49%

10 Sacombank Southernban 5/2015 Sáp nhập 100%

11 BIDV MHB 5/2015 Sáp nhập 100%

TT—⅛—TTT—;—TT

---

Từ bảng trên có thể thấy những năm gần đây đã bắt đầu xuất hiện các thương vụ mua bán sáp nhập lớn giữa các ngân hàng trong nước cho thấy các nhà quản lý đã nhận ra các lợi thế mà M&A đem lại cũng như các ngân hàng đã mạnh dạn sáp nhập nhằm làm tăng vị thế và nâng cao hiệu quả hoạt động trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia thị trường kinh tế chung AEC.

2.2. Phân tích các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn

nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NH thương mại việt nam sau m a bằng mô hình TOBIT khoá luận tốt nghiệp 075 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w