1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn lương bằng, huyện kim động, tỉnh hưng yên

6 1,7K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 311,99 KB

Nội dung

Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên Trần Thị Ma

Trang 1

Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Trần Thị Mai Hanh

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Nhật Thăng

Năm bảo vệ: 2010

Abstract Trình bày cơ sở lý luận của việc quản lý (QL) sự phối hợp giữa nhà

trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh Phân tích thực trạng QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở (THCS) thị trấn Lương Bằng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên hiện nay Đề xuất một số biện pháp QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh THCS hiện

nay

Keywords Trung học cơ sở; Quản lý giáo dục; Giáo dục đạo đức; Học sinh; Gia

đình

Content

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Xuất phát từ vai trò của giáo dục đạo đức và ý nghĩa của quản lý việc phối hợp các lực lượng xã hội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực ở thế

hệ trẻ Giáo dục phổ thông không chỉ cung cấp kiến thức mà còn cần phát triển các kỹ năng, hệ thống thái độ, tình cảm, niềm tin để các em trở thành chủ nhân của đất nước, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh Nền giáo dục của nước ta cũng phải tìm ra các biện pháp để đạt được hai mục tiêu trên

Đạo đức là những chuẩn mực xã hội, là thước đo giá trị nhân cách của con người Các phẩm chất đạo đức là một bộ phận của nhân cách con người Đạo đức là cái gốc, là cái cốt lõi nhất của con người, trong tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh, người cho rằng đạo đức là văn minh “có tài mà không có đức là vô dụng”

Giáo dục nói chung, GDĐĐ nói riêng góp phần hình thành nhận thức, thái độ tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen cho HS Đối với HS thì việc hình thành năng lực cá nhân, thái độ ứng xử và thói quen là vô cùng quan trọng, đây là cơ sở để hình thành nhân cách của con người

Trang 2

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Nền GD hình thành nên tính cách con người trước hết là mối quan hệ trong gia đình, việc dạy và học ở trường và các hoạt động xã hội, môi trường xã hội mà người đó tham gia

Bản thân chỉ riêng ngành GD với tài nguyên chủ yếu của mình là các thầy cô giáo không thể thực hiện được mục tiêu GD thời kỳ CNH, HĐH Giáo dục đạo đức khác với quá trình dạy học các môn văn hoá vì đó phải là quá trình xã hội hoá, vì vậy cần có sự tham gia rộng rãi của gia đình và các LLXH để GD không chỉ trong khuôn viên nhà trường mà còn là các hoạt động ngoài giờ học văn hóa của HS Vì vậy, cần phải tổ chức QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình để tạo ra sự đồng thuận thực hiện mục tiêu GD

1.2 Xuất phát từ thực tiễn: Nhà trường và xã hội chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh và việc tổ chức quản lý phối hợp còn chưa hợp lý

Hiện nay, công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, GD HS, đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan về mặt QL nên công tác phối hợp còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu về nâng cao hiệu quả của việc GDĐĐ, phát triển GD trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước

Thời gian vừa qua, trong học đường đã xả y ra những hiện tượng tiêu cực làm cho xã hội bàng hoàng như chúng ta đã thấy (bạo lực học đường trong giới nữ sinh) do rất nhiều nguyên nhân, chắc chắn trong đó có việc phối hợp GD giữa nhà trường với gia đình và xã hội cũng chưa thống nhất, chưa đồng thuận, chính đó là cái kẽ hở để những ảnh hưởng tiêu cực tác động vào thế hệ trẻ

Theo kết quả điều tra mới đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 2008, có hơn 52,5% người trả lời biểu hiện vi phạm về đạo đức mà HS thường mắc phải tập trung vào các việc như: lập băng nhóm gây gổ đánh nhau, văng tục chửi thề, không vâng lời cha mẹ, uống rượu, hút thuốc Đặc biệt, có 82% cho rằng việc la cà quán xá, Internet và các điểm chơi điện tử

là phổ biến Kết quả cuộc điều tra còn cho thấy có đến 40% số người thừa nhận có hiện tượng

HS bỏ học giữa giờ, 60,6% là không chăm chỉ, chuyên cần; 34,5% xem phim ảnh đồi trụy; 46,4% đua đòi ăn diện Xã hội cũng khẳng định trong học sinh có những hành vi trộm cắp, chơi

cờ bạc [8]

Kim Động là huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía Nam giáp Thành phố Hưng Yên, phía Đông Nam giáp huyện Tiên Lữ, phía Đông Bắc giáp huyện

Ân Thi, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Khoái Châu Phía Tây giáp huyện Phú Xuyên của Hà Nội Phía Tây Nam giáp huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa huyện với Hà Nội và Hà Nam Diện tích tự nhiên của huyện Kim Động là 118,6km², trung tâm chính trị và kinh tế của huyện là Thị trấn Lương Bằng Trong những năm gần đây cùng với

sự thành công của công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và quá trình đô thị hóa gia tăng Thị trấn Lương Bằng cũng có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tốt đẹp đó cũng có những ảnh hưởng không lành mạnh đến HS

Với những cơ sở xuất phát trên, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý sự phối hợp giữa

nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên” là hết sức cần thiết về lý luận và

thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GD cho HS THCS

- Luận văn đề ra các biện pháp về QL phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS Trường THCS Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 3

3.1 Xác định cơ sở lý luận củ a viê ̣c QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh

3.2 Phân tích thực tra ̣ng viê ̣c QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh Trường THCS Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hiện nay

3.3 Đề xuất một số biện pháp QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho HS THCS hiện nay

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong quá trình thực hiện mục tiêu của GD nói chung, GDĐĐ nói riêng cho HS Trường THCS

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp QL sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong việc GD đạo đức cho HS THCS hiện nay

5 Giả thuyết khoa học

Giáo dục đạo đức là một quá trình xã hội hoá vô cùng phức tạp, bị chế ước chi phối bởi những yếu tố khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường Giáo dục đạo đức chỉ có thể đạt được hiệu quả, chất lượng cao khi có những biện pháp QL hợp lý tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình tổ chức GDĐĐ nhằm phát huy tối đa những yếu tố tích cực của nhà trường và toàn xã hội, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực nhằm khép kín không gian, thời gian tạo cơ hội thuận lợi nhất cho HS được rèn luyện, hoạt động

Nếu xác định các biện pháp QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS THCS hợp lý thì sẽ góp phần xây dựng môi trường tốt, nâng cao

hiệu quả GDĐĐ trong giai đoạn hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Nghiên cứu tài liệu: Đọc nghiên cứu các công trình khoa học để tiếp thu, xác định lịch sử nghiên cứu, nội hàm các khái niệm, công cụ nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu

+ Phân tích, tổng hợp tài liệu

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Khảo sát bằng hệ thống câu hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, tổ chức xêmina, điều tra (xã hội học)

+ Quan sát thực tế, trắc nghiệm/thử nghiệm (testing)

+ Tổng kết kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia

6.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Thống kê, toán học, biểu bảng, sơ đồ

7 Ý nghĩa khoa học của đề tài

7.1 Về lý luận

Luận văn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho HS

Trang 4

7.2 Về thực tiễn

Đánh giá thực trạng việc phối hợp và QL sự phối hợp để GDĐĐ cho HS trong trường THCS Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu giúp các trường THCS có phương pháp QL nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam nói chung, GDĐĐ nói riêng ở trường THCS

8 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện và khả năng có hạn, tác giả luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS Trường THCS Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên từ năm học 2005 - 2006 đến năm học

2009 - 2010

9 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành

3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình

và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng của việc quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và

xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THCS Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Chương 3: Biện pháp quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội

trong giáo dục đạo đức cho học sinh

References

1 A.G.afanaxep (1979), Con người trong quản lý xã hội, Bản tiếng Việt, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội

2 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim Động (8/2010), Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại

biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010-2015

3 Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

4 Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý nhà trường, Bài giảng cao học quản lý, Trường Đại

học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

5 Bộ Giáo dục và Đào ta ̣o (1998), Chiến Lược phát triển giáo dục 2001 -2010, Nxb Giáo

dục, Hà Nội

6 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh

trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT)” áp dụng từ năm học

2006-2007

7 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Điều lệ nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội

8 Bộ Giáo dục và Đào tạo (12/2009), Hội thảo khoa học “Về giải pháp nâng cao hiệu quả

công tác GD đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong HS phổ thông”

9 Bộ Giáo dục và Đào tạo (28/7/2010), Báo cáo tại Hội thảo về "Giải pháp phòng ngừa từ xa

và ngăn chặn tình trạng HS đánh nhau"

10 Đoàn Trung Còn (1998), Tam Tự Kinh, Nxb Đồng Nai

11 Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội

12 Phạm Khắc Chương (1994), Giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội

13 Phạm Khắc Chương (2/1997), “Thực trạng và một số giải pháp GDĐĐ cho HS THPT hiện

nay”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (số 2)

14 Phạm Khắc Chương (2001), Đạo đức học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

15 Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa ho ̣c Kỹ thuâ ̣t, Hà Nội

Trang 5

16 Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 - BCHTW Đảng khóa VIII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

17 Đảng cộng sản Việt Nam (4/2009), Kết luận số 242-TB/T.Ư ngày 15-4-2009 của Bộ Chính

trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển giáo dục

và đào tạo đến năm 2020

18 Đảng ủy Thị trấn Lương Bằng (3/2010), Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng

bộ Thị trấn Lương Bằng lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010 – 2015

19 Phạm Văn Đồng (1999), Giáo dục quốc sách hàng đầu tương lai của dân tộc, Nxb Giáo

dục, Hà Nội

20 Giáo trình khoa học quản lý (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21 Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề GD và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội

22 Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội

23 Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời ky ̀ CNH, HĐH đất nước,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

24 Phạm Minh Hạc (2002), Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

25 Đặng Xuân Hải (2005), “Mối quan hệ giữa mục tiêu giáo dục và chuẩn hoá một bậc học,

một trình độ đào tạo”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (2)

26 Đặng Xuân Hải (2005), “Đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục, quản lí nhà

trường”, Tạp chí Giáo dục, (126)

27 Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Nxb Hà Nội

28 Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội

29 Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

30 Nguyễn Văn Lê (1995), Khoa học quản lý nhà trường, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

31 Phan Ngọc Liên (2006), Giáo dục và thi cử Việt Nam (trước cách mạng tháng 8-1945),

Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội

32 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lí, lãnh đạo nhà trường thế kỉ XXI, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

33 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

34 Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

35 C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, bản tiếng Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

36 Hồ Chí Minh (1989), Những lời Bác dạy thanh niên, thiếu niên và HS, Nxb Thanh niên,

Hà Nội

37 Hồ Chí Minh (1989), Về vấn đề giáo dục, Nxb Hà Nội

38 Hồ Chí Minh (1995), Về vấn đề đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

39 Trần Đình Nghiêm (2001), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngành giáo dục và

đào tạo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

40 Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội

41 Nguyễn Ngọc Quang (1968), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường

Quản lý giáo dục Trung ương, Hà Nội

42 Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn: Giáo dục đào tạo

giáo viên THCS hệ Cao đẳng sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội

43 Hà Nhật Thăng (2004), Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học phổ thông (in lần thứ ba) Nxb Giáo dục, Hà Nội

44 Hà Nhật Thăng (2005), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông (tái bản lần

thứ 5), Nxb, Giáo dục, Hà Nội

45 Viện Khoa học giáo du ̣c (1995), Quản lý trường THCS, tập 1, Nxb Hà Nội

46 Viện Khoa hoc giá o du ̣c (1998), Giải pháp phối hợp các LLXH nhằm GDĐĐ cho HS

THCS hiện nay, Nxb Hà Nội

Trang 6

47 Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

48 Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

49 Phạm Viết Vượng (2005), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào

tạo, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w