Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở

6 17.1K 90
Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, lớp 7 Trung học sở Nguyễn Thị Vân Anh Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ Ngữ Văn) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Việt Hùng Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Hệ thống hóa sở lý luận và thực tiễn về hoạt động giảng dạy các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp. Khảo sát, đánh giá nội dung dạy học các biện pháp tu từ chương trình môn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 trong nhà trường trung học sở (THCS) hiện nay. Xây dựng hệ thống phương pháp, thủ pháp dạy học các bài về biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 THCS. Tiến hành thực nghiệm dạy học các biện pháp tu từ theo hướng tích hợp trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 THCS. Keywords. Phương pháp dạy học; Ngữ văn; Biện pháp tu từ; Lớp 7; Lớp 6 Content 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII khi bàn về vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông đã chỉ rõ : “Đổi mới phương pháp giáo dục (PPGD) ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập và lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những PPGD hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh (HS) năng lực duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ”. Trong văn kiện Đại hội khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 2 về định hướng phát triển chiến lược đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng ta đã nhấn mạnh : “Đổi mới mạnh mẽ PPGD đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn thành nếp duy sáng tạo của người học”… “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Thông qua những văn kiện trên ta thể nhận thấy việc đổi mới nội dung và PPDH của ngành Giáo dục không chỉ được Đảng, Nhà nước quan tâm mà còn là một nhu cầu cần thiết, phù hợp với sự phát triển của xã hội, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Quán triệt sự chỉ đạo của Đảng, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã những Chỉ thị, hướng dẫn chỉ rõ phương hướng, mục tiêu đến nội dung, phương pháp cho từng lớp học, cấp học, năm học, khóa học. Điều 24.2 Luật Giáo dục qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Như vậy trong quá trình dạy học cùng với sự thay đổi về nội dung cần những đổi mới về PPDH. Thực chất của đổi mới dạy họchướng tới học tập chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen thụ động, ỷ lại. Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Môn học Ngữ văn với cách là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, bản, hiện đại tính hệ thống về tiếng Việt, văn học, làm văn, hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng Tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ; PP học tập, duy, đặc biệt là PP tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống. Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn. Đặc biệt trong môn tiếng Việt sự tích hợp vừa được thể hiện trong mối quan hệ đồng trục của các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt vừa được thể hiện trong mối quan hệ hữu giữa tiếng Việt với văn học và làm văn. Tất cả các phân môn Văn – tiếng Việt – Tập làm văn đều hướng tới việc hình thành cho HS năng lực phân tích, cảm thụ văn học, phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, giao tiếp xã hội. Việc tích hợp trong môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông đặt ra những yêu cầu nhất định đối với đội ngũ GV giảng dạy đó là vừa giữ được bản sắc riêng của từng phân môn đồng thời hòa nhập được các phân môn khác để hình thành tri thức, năng lực, kĩ năng tổng hợphọc sinh. Dạy tiếng Việt theo quan điểm tích hợp không chỉ đặt ra yêu cầu đưa nội dung dạy tiếng Việt gắn với giao tiếp mà còn cần phát huy tối đa hoạt động duy của HS. Việc nhận biết, hiểu thấu đáo, cảm thụ sâu sắc các biện pháp tu từ nói chung, các biện pháp tu từ từ vựng nói riêng không chỉ giúp GV dạy tốt Ngữ văn mà còn rèn luyện cho HS kĩ năng tiếp nhận và sáng tạo văn bản với cảm hứng thẩm mĩ, độ nhạy cảm nhất định về nghệ thuật. Mặt khác, kiến thức về biện pháp tu từ còn trau dồi ngôn ngữ và nâng cao khả năng diễn đạt cho HS trong hội thoại cũng như trong quá trình tạo lập văn bản. Vì những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài "Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học sở”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống PP, các thủ pháp dạy học các bài về biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụhoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 để phát triển duy, khả năng giao tiếp cho HS. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu về ngôn ngữ học và PP giảng dạy Ngữ văn để xây dựng sở lí luận cho đề tài. - Khảo sát, đánh giá nội dung dạy học các biện pháp tu từ chương trình môn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 trong nhà trường THCS hiện nay để xây dựng hệ thống PP, thủ pháp dạy học các bài về biện pháp tu từ theo hướng tích hợp. - Thiết kế kế hoạch bài học phần tiếng Việt nhằm cụ thể hóa các PP, thủ pháp dạy học đã nghiên cứu và thực nghiệm dạy học một số bài về biện pháp tu từlớp 6, lớp 7 theo hướng tích hợp để khẳng định tính thực tiễn của đề tài. 3. Giả thuyết khoa học Dạy các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển duy, khả năng giao tiếp cho học sinh lớp 6,lớp 7 nói riêng và học sinh THCS nói chung. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1 Về lý luận Làm sáng tỏ các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ và tìm hiểu giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trên đồng thời bổ sung một cách khai thác giá trị của chúng trong quá trình dạy môn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 THCS từ góc độ tích hợp. 4.2 Về thực tiễn Giúp giáo viên và học sinh THCS hình thành khả năng phân tích, cảm thụ giá trị của các văn bản qua biện pháp tu từ. Các kết quả nghiên cứu thể vận dụng để giảng dạy ở trường THCS để đào tạo học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài - Trên thế giới: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS luôn là đích mà các nhà sư phạm vươn tới. Từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại các nhà sư phạm phương Đông và phương Tây như Khổng Tử, Aritstôt… đã bàn và tìm ra những con đường để đạt được sự tích cực hóa trong giảng dạyhọc tập. Đến thế kỉ XX các nhà sư phạm như Kharlamôp, I.Ia Lecne, V.Ô.Kôn… và nhiều nhà lý luận dạy học, sư phạm đã nghiên cứu về PP giảng dạy tích cực. Năm 1981, một tổ chức quốc tế được thành lập nhiệm vụ cung cấp thông tin về các chương trình khoa học tích hợp nhằm góp phần đẩy nhanh xu thế tích hợp trong việc thiết kế chương trình các môn khoa học tự nhiên trên thế giới. Đặc biệt cuốn sánh “Khoa sư phạm tích hợp hãy làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường” của tác giả XAVIE ROEGIERS (Nxb giáo dục, 1996) đã đem đến cho người đọc cái nhìn tổng thể xung quanh quan điểm tích hợp và những ảnh hưởng của khoa SPTH đối với chương trình SGK cũng như kiến thức HS lĩnh hội. - Ở Việt Nam: Từ những thập kỉ ba mươi của thế kỉ XX việc dạy Tiếng Việt ở nước ta cũng đã sự tích hợp song đó là lối dạy tích hợp tự phát kết hợp giữa đánh vần với tập viết, dạy tập đọc kết hợp với việc giải nghĩa các từ mới, từ khó và đặt câu với chúng một cách đơn sơ để học trò dễ hiểu, dễ nhớ - điều này thể hiện khá rõ trong bộ sách “Quốc văn bảo thư” của ông Trần Trọng Kim và Đỗ Thuận. Đến những năm 1960 việc nghiên cứu giảng dạy tích hợp các khoa học được đề ra nhưng chưa phổ biến với các công trình của các nhà nghiên cứu Đào Trọng Quang (cuốn “Biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp sở lý luận và một số kinh nghiệm” - Nghiên cứu giáo dục 11/97); Nguyễn Văn Đường (bài “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc Trung học sở”- tạp chí Giáo dục số 46/2002); Nguyễn Thị Hồng Vân (bài “Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp một yêu cầu quan trọng trong dạy học Ngữ văn chương trình trung học sở mới” - tạp chí Giáo dục số 6/2002 ) Nguyễn Trí (Bài “Bàn về tính tích hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản” – tạp chí Giáo dục số 83/2004)…. So với thế giới việc nghiên cứu tìm hiểu PPDH tích cực ở nước ta chậm hơn song các tác giả đều ý thức được vai trò của PPDH tích cực đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo để phát triển HS một cách toàn diện, phát huy một cách tối đa tiềm năng của mỗi người, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội thời kì hội nhập. Những năm gần đây tưởng dạy học tích cực là một trong những chủ trương quan trọng đổi mới giáo dục - đào tạo ở nước ta. Các công trình nghiên cứu của các nhà lý luận dạy học, nhà sư phạm Việt Nam như: GS Hà Thế Ngữ, GS Nguyễn Ngọc Quang, GS Trần Bá Hoành, GS Nguyễn Thanh Hùng, nhà giáo Nguyễn Kỳ… đều tập trung bàn về PP giáo dục tích cực, phát huy tính tích cực của học sinh. Việc dạy học các biện pháp tu từ trong nhà trường phổ thông là vấn đề được nhiều nhà lý luận, nhà sư phạm nghiên cứu, tiêu biểu như tác giả Đinh Trọng Lạc với cuốn “Tu từ học với vấn đề giảng dạy Ngữ văn”; Đái Xuân Ninh với cuốn “Phương pháp giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học”; Mai Xuân Miên với bài “Vài ý kiến về dạy, học các biện pháp tu từ Tiếng Việt ở trường phổ thông trung học”; Phan Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Tùng với cuốn “Dạy từ ngữ ở trường phổ thông”…. Các công trình trên đều chỉ ra được mục tiêu, cách thức, biện pháp để dạy Tiếng Việt, văn học và làm văn – đó là những vấn đề mang tính chiến lược cho ngành giáo dục song chưa cụ thể hóa với từng phần, từng nội dung trong nhà trường phổ thông. Ứng dụng lí thuyết về dạy các biện pháp tu từ vào việc khám phá, khai thác giá trị nghệ thuật của văn bản là việc làm thiết thực, bổ ích giúp người nghiên cứu, giảng dạy nhận thức sâu sắc hơn về dạy các biện pháp tu từ trong chương trình môn NV nói chung, môn NV lớp 6, lớp 7 THCS nói riêng theo hướng tích hợp. 6. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 6.1 Đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy các bài về biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ trong phân môn Tiếng Việt lớp 6, lớp 7. 6.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu, khảo sát chương trình SGK Ngữ văn lớp 6, lớp 7. 6.3 Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng tổng hợp các PP nghiên cứu sau: 6.3.1. Phương pháp phân tích tu từ học : Trong quá trình khai thác giá trị của từng biện pháp tu từ luận văn xem xét những biện pháp tu từ trong từng ngữ cảnh cụ thể và phân tích hiệu quả tu từ của từng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ. 6.3.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ: Trên sở lí luận chung, chúng tôi tiến hành miêu tả các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ với những biểu hiện cụ thể trong từng văn bản đọc - hiểu ở sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 để phát hiện giá trị tu từ của từng biện pháp. 6.3.3. Phương pháp thống kê - phân loại: Thông qua việc tập hợp ngữ liệu về các biện pháp tu từ từ vựng, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ trong các văn bản đọc - hiểu ở sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7, chúng tôi tiến hành phân loại các biện pháp tu từ từ vựng thành các kiểu nhỏ theo những tiêu chí nhất định và tìm hiểu tần số xuất hiện, giá trị biểu đạt của từng biện pháp tu từ. 6.3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đây là phương pháp nhằm xác định tính hiệu quả, tính khả thi của những đề xuất trong luận văn. Việc dạy thử nghiệm được tiến hành với học sinh THCS ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Thông qua việc thực nghiệm chúng tôi xác định mô hình thiết kế hiệu quả nhất cho giờ dạyhọc các biện pháp tu từ. Ngoài các PP chủ yếu trên luận văn còn sử dụng các PP khác như PP nghiên cứu lý thuyết, PP tổng hợp. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Xây dựng phương pháp dạy học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học sở. Chương 3: Thực nghiệm dạy học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học sở. References 1. Lê A . Đổi mới PPTV theo hướng dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm, (Báo cáo khoa học) 2. Lê A . Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động . Tạp chí NN số 4/2000 3. Lê A - Nguyễn Hải Đạm – Hoàng Mai Thao – Lê Xuân Soạn. PPDH tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1998 4. Nguyễn Thị Ban. Sử dụng GRAPH trong dạy học tiếng Việt . Chuyên đề cao học 5. Nguyễn Thị Ban . Phương pháp dạy học tiếng Việt , tập bài giảng 6. Phan Văn Các. Từ điển từ Hán Việt. Nxb Giáo dục, 1994 7. Đỗ Hữu Châu . Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt . Nxb ĐHQG Hà Nội, 2009 8. Lê Anh Chới . Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp . Tạp chí GD số 67/2003 9. Nguyễn Anh Dũng. Tích hợp các môn khoa học xã hội trong sự phát triển nội dung chương trình ở trường phổ thông . Tạp chí GD số 17/11.2001 10. Ngô Hữu Dũng. Trung học sở trong hệ thống giáo dục phổ thông. Nxb Giáo dục,1997 11. Vũ Cao Đàm. PP luận nghiên cứu khoa học . Nxb KH và KT Hà nội, 1998 12. Nguyễn Văn Đường. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc THCS . Tạp chí GD số 46/2002 13. Nguyễn Kế Hào. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Tạp chí NNGD số 6/1994 14. Hồng Hạnh - Lê Hữu Tỉnh . Rèn kĩ năng ngôn ngữ cho HS . Tạp chí NCGD số 3/1994 15. Nguyễn Thị Thu Hà . Khảo sát các biện pháp tu từ từ vựng so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ (trong các văn bản đọc - hiểu ở sánh giáo khoa ngữ văn 6, ngữ văn 7) . Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội 2003 16. Trương Thị Minh Hằng . Phương pháp dạy học phần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 7 theo hướng tích hợptích cực . Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2004 17. Nguyễn Thị Kim Hiền . Một số cách tạo và sử dụng tình huống vấn đề trong dạy học tiếng Việt ở trường THCS . Tạp chí NCGD số 9/2000 18. Đặng Vũ Hoạt. Những quan điểm PP luận của việc nghiên cứu và sử dụng các PPDH . Tạp chí NCGD số 2/1991 19. Nguyễn Thái Hoà . Phân tích phong cách học. Đại học Sư phạm Hà Nội, 1983 20. Trần Bá Hoành . Phát triển trí sáng tạo của HS và vai trò của GV. Tạp chí NCGD số 9/1999 21. Trần Bá Hoành - Nguyễn Thị Hạnh - Lê Phương Nga . Áp dụng dạyhọc tích cực bộ môn tiếng Việt 22. Nguyễn Thúy Hồng . Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS THCS, THPT . Nxb Giáo dục, 2007 23. Nguyễn Thanh Hùng. Hiểu văn, dạy văn . Nxb Giáo dục, 2001 24. Đỗ Việt Hùng. Cách trình bày bài học trong SGK tiếng Việt. Báo cáo tại hội thảo khoa học dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ XXI 25. Đỗ Việt Hùng - Nguyễn Thị Ngân Hoa. Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học . Nxb ĐHSP, 2003 26. Đinh Thị Hường . Nội dung và phương pháp dạy nhóm bài: các biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 10 Ban Khoa học xã hội . Luận văn Thạc sĩ - Đại học Sư phạm Hà Nội , 1997 27. Đinh Trọng Lạc. Tu từ học với vấn đề giảng dạy Ngữ văn . Nxb Khoa học xã hội Hà Nội , 1968 28. Đinh Trọng Lạc. Về sự phân tích ngôn ngữ của tác phẩm văn học trong nhà trường. Ngôn ngữ số 2, 1975 29. Đinh Trọng Lạc. 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1998. 30. Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hoà. Phong cách học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1998. 31. Đinh Trọng Lạc. Vấn đề xác định, phân loại và miêu tả các phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ . Tạp chí NN số 4/1992 32. Nguyễn Thế Lịch. Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật . Tạp chí GD số 32/6.2002 33. Phan Trọng Luận. Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường . Nxb Giáo dục, 1977 34. Mai Xuân Miên. Vài ý kiến về dạy học các biện pháp tu từ tiếng Việt ở trường PTTH . Tạp chí NN và ĐS số 5/1996 35. Nguyễn Thị Hồng Nam . Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm . Tạp chí GD số 26/3.2002 36. Nguyễn Quang Ninh. PP phát triển lời nói cho HS trong dạy học tiếng Việt. Bài giảng chuyên đề 37. Nguyễn Quang Ninh. Một số phương pháp đặc trưng của dạy học tiếng Việt trong nhà trường. Tạp chí GD số 41/2002 38. Hoàng Xuân Nghiêm. Giáo trình phong cách học tiếng Việt hiện đại . Năm 1994. 39. Nguyễn Minh Phương – Cao Thị Thặng . Xu thế tích hợp môn học trong nhà trường phổ thông . Tạp chí GD số 22/3.2002 40. Đào Trọng Quang . Biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp sở lý luận và một số kinh nghiệm . Tạp chí NCGD số 11/1997 41. Dương Tiến Sĩ. Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tạp chí GD số 26/3.2002 42. Lê Xuân Thại. Bồi dưỡng hứng thú của HS đối với môn tiếng Việt . Tạp chí NN số 4/1996 43. Lê Trung Thành. Sử dụng SGK tiếng Việt nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của HS. Tạp chí NCGD số 2/1999 44. Lê Thị Xuân Thuỷ. Bước đầu tìm hiểu các biện pháp tu từ từ vựng . Luận văn Thạc sĩ , Đại học Sư phạm Hà Nội, 1999 45. Đỗ Ngọc Thống. Đổi mới việc dạyhọc môn Ngữ văn ở THCS. Nxb GD, 2002 46. Cao Đức Tiến. Lấy HS làm trung tâm trong dạy học văn. Báo cáo khoa học 47. Đoàn Mạnh Tiến. Một cách dạy bài so sánh và ẩn dụ (Tiếng Việt 10). Ngôn ngữ số 16, 2001. 48. Cù Đình Tú. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Nxb Đại họcTrung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983. 49. Hoàng Tuệ. Ngôn ngữ học và môn giảng văn ở trường học. Ngôn ngữ số 3, 1970. 50. Nguyễn Trí. Phối hợp các hình thức tổ chức lớp học và PPDH nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học tiếng Việt . Tạp chí GD số 32/2.2002 51. Nguyễn Trí. Bàn về tính tích hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản. Tạp chí GD số 83/2004 52. Bộ GD- ĐT (2009). Chương trình THCS môn Ngữ văn năm học 2009 – 2010. 53. Nxb ĐHSP (2006). Giáo trình Tâm lý học đại cương. 54. Nxb Giáo dục (2009). Ngữ văn 6, Tập 1. Nhiều tác giả 55. Nxb Giáo dục (2009. Ngữ văn 6, Tập 2. Nhiều tác giả 56. Nxb Giáo dục (2008). Ngữ văn 7, Tập 1. Nhiều tác giả 57. Nxb Giáo dục (2008) . Ngữ văn 7, Tập 2. Nhiều tác giả. 58. Nxb GD (2006). Chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn 59. Nxb Giáo dục (2002). Một số vấn đề về đổi mới PPDH ở trường THCS môn Ngữ văn 60. Nxb Giáo dục (2000). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ cao đẳng sư phạm . 61. Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt 2002. Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Đà Nẵng. Hà Nội, 2002. . Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, lớp 7 Trung học cơ sở . tài " ;Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở . 2. Mục

Ngày đăng: 08/02/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan