Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân thực trạng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp I.. Đề xuất một số biện phá
Trang 1Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
Abstract Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý hoạt động
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho giáo viên các trường cao đẳng công nghệ Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân thực trạng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp I Đề xuất một số biện pháp: tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động bồi dưỡng NVSP; xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng các đối tượng giáo viên khác nhau; cải tiến hình thức tổ chức, công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động; tăng cường các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả; tăng cường quản lý giảng viên phối hợp với các lực lượng tham gia; kịp thời đánh giá hiệu quả bồi dưỡng NVSP và xác định nhu cầu bồi dưỡng tiếp
theo nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường
Keywords Giáo viên; Nghiệp vụ sư phạm; Quản lý giáo dục; Trường Cao đẳng
là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Trên phạm vi toàn thế giới hiện nay đang diễn ra một cuộc đua tranh về kinh tế,
mà thực chất là đua tranh về khoa học và công nghệ Bản chất của khoa học và công nghệ là trí tuệ của con người Giáo dục hiện đại giúp các quốc gia giành thắng lợi trong các cuộc đua tranh đó
Phát triển GD là bí quyết thành công, là con đường ngắn nhất, đi tắt, đón đầu trong công cuộc CNH - HĐH, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia đào tạo ra nguồn nhân lực và là nguồn gốc để BD nhân tài, làm giàu thêm “nguyên khí của quốc gia” là nguồn tài sản vô giá của dân tộc và nhân loại Mục đích của GD hiện đại là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đủ sức cạnh tranh trong quá trình phân công lao động quốc tế
Trang 2Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I, một trường cao đẳng thuộc Bộ Công nghiệp với bề dày 50 năm xây dựng và phát triển, có nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ những người lao động các ngành kinh tế và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực công nghiệp có trình độ từ công nhân kỹ thuật đến cao đẳng, cung cấp một phần đáng kể cho nguồn nhân lực ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Nam Sông Hồng
Trong bối cảnh chung cũng như trong điều kiện phát triển của Nhà trường, chất lượng đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó không thể không kể đến vai trò của đội ngũ cán bộ QLGD và đội ngũ GV trực tiếp tham gia giảng dạy Chất lượng đội ngũ GV phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của họ cùng với việc rèn luyện năng lực sư phạm Tuy nhiên
đa số giáo viên của trường, ngoại trừ một số nhỏ giáo viên dạy các môn khoa học cơ bản, chưa qua đào tạo tại các trường sư phạm, cho nên việc dạy học chủ yếu dựa trên kinh nghiệm
là chính Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cũng như giúp giáo viên hoàn thiện và nâng cao kỹ năng dạy học và giáo dục, tiến tới đạt chuẩn về đội ngũ, tác giả chọn đề
tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Công nghiệp I
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho giáo viên các trường cao đẳng công nghệ
- Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân thực trạng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp I
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của Nhà trường
5 Giả thuyết khoa học
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I đã được thực hiện thường xuyên song chất lượng chưa cao Nếu bao quát được các chức năng quản lý, nắm được đặc thù của hoạt động BDNVSP và thực hiện tốt
các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của trường thì
sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đề tài sẽ là cơ hội để tìm hiểu, đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I nơi
tác giả đang công tác Đề tài này nếu được thông qua và chấp thuận thì sẽ đóng góp một phần
cho công tác quản lý hoạt động BDNVSP cho giáo viên của trường theo tinh thần khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường
7 Phạm vi nghiên cứu
Trang 3Đề tài chỉ dừng ở việc xây dựng một số biện pháp quản lý hoạt động BDNVSP cho giáo viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I, khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
8 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp sách, tài liệu, báo cáo khoa học trong và ngoài nước
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
- Tham khảo Luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát, điều tra
- Phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp toán thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
9 Kế hoạch thực hiện
Bắt đầu từ tháng 1, kết thúc tháng 11 năm 2007:
Quý 1: Xác định đề tài
Quý 2: Nghiên cứu tài liệu
Quý 3: Nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tiễn
Quý 4: Hoàn chỉnh và bảo vệ luận văn
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn sẽ trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
GV trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bồi dưỡng NVSP là một hoạt động không thể thiếu được trong công tác BDGV đang tham gia công tác giảng dạy Các vấn đề liên quan tới đào tạo và BDNVSP cho GV đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều chuyên gia đề cập tới Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các luận văn, bài báo đề cập tới hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhưng ít công trình đề cập tới hoạt động BDNVSP cho giáo viên các trường cao đẳng công nghệ Trong bối cảnh chung của các trường cao đẳng công nghệ, đa số giáo viên của trường, ngoại trừ một số nhỏ giáo viên dạy các môn khoa học cơ bản, chưa qua đào tạo tại các trường sư phạm thì việc nghiên cứu biện pháp quản
lý hoạt động BDNVSP cho giáo viên là hết sức cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý và quản lý nhà trường
1.2.1.1 Quản lý và quản lý giáo dục
* Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường
* Khái niệm quản lý giáo dục
Trang 4Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức điều khiển hoạt động của khách thể quản lý thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra Quản lý giáo dục từ cấp vĩ mô đến tầm vi mô đều hướng tới sử dụng có hiệu quả những nguồn lực dành cho giáo dục để đạt được kết quả (đầu ra) có chất lượng cao nhất
1.2.1.2 Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thể hiện tính chất nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ
1.2.2 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1.2.2.1 Đào tạo và bồi dưỡng
* Đào tạo
Đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng ban đầu cùng với những phẩm
chất, thái độ cần thiết để người được ĐT có thể hành nghề và trở thành người
lao động có kiến thức, có kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của XH
* Bồi dưỡng
Bồi dưỡng chính là quá trình bổ sung “bồi đắp” những thiếu hụt về tri thức và kỹ năng, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái cũ còn phù hợp để mở mang có hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động Bồi dưỡng là sự tiếp nối quá trình đào tạo chứ không phải là khởi đầu; cũng có khi bồi dưỡng lại tạo ra tiền đề về tiêu chuẩn cho quá trình đào tạo chính quy ở bậc cao hơn về trình
độ chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể
1.2.2.2 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Nghiệp vụ sư phạm
Nghiệp vụ sư phạm chính là công việc chuyên môn của nghề dạy học, là những hoạt động giáo dục và phương pháp dạy môn học cụ thể nào đó của người giáo viên Người giáo viên có NVSP là người có phẩm chất nhà giáo và có hệ thống năng lực sau:
- Năng lực phân tích và hiểu biết về chương trình hoạt động và GD
- Năng lực thiết kế hoạt động dạy học và giáo dục
- Năng lực triển khai thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục
- Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn DH & GD
- Năng lực giám sát, KTĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS
- Năng lực tổ chức
- Năng lực tự hoàn thiện mình
* Yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên các trường dạy nghề
Trong những trường nghề, ngoại trừ một số không nhiều giáo viên dạy các môn chung đạt chuẩn về NVSP, hầu hết giáo viên nghề là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề; cao đẳng nghề, đại học chuyên ngành hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao, đại đa
số giáo viên chưa qua đào tạo tại các trường sư phạm, việc dạy học chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính nên để đạt chuẩn giáo viên nghề, đáp ứng nhiệm vụ của giáo viên nghề thì giáo viên phải tham gia các lớp BDNVSP
* Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Bồi dưỡng NVSP chính là quá trình tác động bổ sung và hoàn thiện thêm kỹ năng, tình cảm thái độ cho người giáo viên, giúp họ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục Bồi dưỡng NVSP là một loại hỡnh BD thường xuyên cho GV về tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD & ĐT
1.2.2.3 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng NVSP chính là tổ hợp các cách thức tác động vào quá trình bồi dưỡng NVSP nhằm đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý giáo dục mong muốn
Trang 5là không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giao viên, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển
1.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1.3.1 Nguyên tắc quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
- Nguyên tắc quán triệt quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước:
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển của đất nước
- Nguyên tắc phối hợp bồi dưỡng NVSP cho giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính vừa sức, tính kế thừa, tính phát triển, phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của người giáo viên
1.3.2 Các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1.3.2.1.Quản lý mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Quản lý mục tiêu bồi dưỡng NVSP chính là quá trình giúp giáo viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng NVSP, từ đó giáo viên cần có các hoạt động trau dồi và nâng cao năng lực và phẩm chất của mình đạt mục tiêu giáo dục
1.3.2.2 Quản lý nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Nội dung bồi dưỡng chuẩn hoá: GV chưa đạt chuẩn theo quy định thì về NVSP
thì phải tham gia các khoá học BDNVSP bậc 1 và bậc 2
* Nội dung bồi dưỡng thường xuyên: Phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng Nhà nước; kế hoạch đào tạo trong năm học; các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ; trao đổi kinh nghiệm các hoạt động dạy học và giáo dục
* Nội dung bồi dưỡng nâng cao: BD theo yêu cầu công việc và nghề nghiệp; nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành hoặc các tiêu chuẩn quy
định của chức danh cao hơn
1.3.2.3 Quản lý hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Hình thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
- Bồi dưỡng theo hình thức tập trung
- Bồi dưỡng theo hình thức tự
- Kết hợp giữa hai hình thức: học tập trung và tự học
* Quản lý tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Các đơn vị tham gia quản lý việc tổ chức hoạt động BDNVSP bao gồm các đơn vị chức năng thuộc Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ chủ quản
1.3.2.4 Quản lý quá trình kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Hoạt động kiểm tra đánh giá tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Kiểm tra đánh giá giúp giảng viên và những người tổ chức lớp bồi dưỡng thu được những thông tin cần thiết về kết quả học tập của học viên, là cơ sở để giảng viên và các nhà
QL điều chỉnh và hoàn thiện quá trình bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý thức kỷ luật tự giác, hình thành nhu cầu và thói quen tự kiểm tra đánh giá, củng cố và phát triển trí tuệ cho học viên
* Quản lý quá trình kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Bao gồm tổ chức việc xây dựng chuẩn ĐG cho từng hoạt động BDNVSP, lựa chọn các phương thức đánh giá, giám sát hoạt động đánh giá và xử lý kết quả kiểm tra đánh giá
1.3.2.5 Quản lý các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
CSVC & TTB phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng là điều kiện tất yếu để tiến hành hoạt động BD, là phương tiện kỹ thuật cho người dạy truyền thụ kiến thức cho người học, đồng thời là một trong những phương tiện để người học thực hiện đổi mới phương pháp học tập, vận dụng kiến thức và kỹ năng được trang bị vào thực tiễn nghề nghiệp của mình
* Chế độ công tác giáo viên
Trang 6Hiện nay Nhà nước có một hệ thống các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đồng bộ, thống nhất nằm trong khả năng điều phối của cơ quan quản lý đào tạo trung ương Trong đó kinh phí đào tạo được phân bổ phù hợp với phương thức đào tạo, bồi dưỡng
1.3.2.6 Quản lý giảng viên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
* Quản lý giảng viên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Giảng viên tham gia giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng NVSP phải có trình độ chuyên ngành, thâm niên và kinh nghiệm về về dạy nghề; có trình độ ngoại ngữ, tin học; phải thành thạo trong các khâu xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình bài giảng, soạn giáo án và KTĐG kết quả DH; phải biết đổi mới PP giảng dạy và thiết lập được kế hoạch dạy học khả thi
* Quản lý các lực lượng tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Các lực lượng tham gia vào hoạt động BDNVSP bao gồm: Các cơ quan thuộc Bộ chủ quản; Ban giám hiệu các trường; các đơn vị chức năng của trường được giám hiệu phân công; toàn thể đội ngũ tham gia công tác giảng dạy; các tổ chức đoàn thể trong trường và học sinh sinh viên
1.3.2.7 Quản lý hiệu quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Quản lý hiệu quả của hoạt động BDNVSP chính là quản lý hiệu quả của quá trình giáo viên áp dụng kiến thức và kỹ năng sư phạm vào việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình
Tiểu kết Chương 1
Hiệu quả của quá trìng lao động sư phạm của người GV không chỉ xuất phát từ những gì bản thân giáo viên tự có, mà nó phải được trau dồi và cập nhật những tiến bộ của nền kinh tế - xã hội Chính vì vậy công tác bồi dưỡng NVSP cho giáo viên cần phải được
quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP I 2.1 Sơ lược về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
2.1.1 Tiến trình phát triển, chức năng và nhiệm vụ của nhà trường
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I là một trường Cao đẳng Công nghệ được thành lập năm 1956, là một trong những trường Trung học chuyên nghiệp đầu tiên được nâng cấp thành trường Cao đẳng năm 1996 với nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp từ trình độ công nhân kỹ thuật, trình độ trung học đến trình độ cao đẳng công nghệ; BD cán bộ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt cho khu vực Nam Song Hồng
Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, dến nay trường có quy mô đào tạo gần 23.000 học sinh - sinh viên, bao gồm 15 ngành đào tạo ở bậc cao đẳng, 15 ngành đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp, 05 nghề đào tạo công nhân kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu về đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại mới
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Nhà trường
Cơ cấu tổ chức Nhà trường: Gồm Ban giám hiệu; 5 phòng chức năng: Phòng Tổ chức
Cán bộ - HSSV, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Quản lý khoa học; 6 Khoa chuyên môn gồm Khoa Dệt may thời trang, Khoa Hoá công nghiệp, Khoa Kinh tế - Pháp chế Khoa Công nghệ Thông tin Khoa Điện - Điện tử, Khoa Cơ khí; 4 Bộ môn trực thuộc gồm Bộ môn Mác - Lênin, Bộ môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng, Bộ môn Toán lý, Bộ môn Ngoại ngữ; 3 Trung tâm gồm: Trung tâm Tư vấn và Hợp tác Đào tạo - Bồi
Trang 7dưỡng cán bộ, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ , Trung tâm Công nghệ sinh học và vệ sinh an toàn thực phẩm
Dưới các khoa, bộ môn là hệ thống nhà xưởng, phòng thí nghiệm, các tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn, thực hiện các công tác quản lý, giảng dạy tới các lớp học sinh sinh viên
Bên cạnh các đơn vị chính quyền còn các tổ chức đoàn thể khác như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên, hỗ trợ tuyên truyền, hưởng ứng các phong trào và các hoạt động chuyên môn của trường
2.1.3 Phân loại giáo viên
2.1.3.1 Thống kê và phân tích
- Tính đến tháng 7 năm 2007, số lượng giáo viên của trường là 305 trong tổng số 358 cán
bộ, GV, công nhân viên trong trường, số liệu cụ thể được thống kê trong bảng 2.1
- Giới tính đội ngũ GV được thể hiện trong bảng 2.2 và và độ tuổi của đội ngũ GV thể hiện trong bảng 2.3 Nhìn chung sự cân bằng về giớ phù hợp với đặc thù của Trường và đội ngũ giáo viên đang được trẻ hoá
- Tổng hợp về trình độ NVSP của giáo viên thể hiện trong bảng 2.4
Bảng 2.4: Tổng hợp về trình độ nghiệp vụ sư phạm
Đối tượng Tổng
số
Tốt nghiệp các trường SP
Không tốt nghiệp các trường SP
Đã có chứng chỉ SP bậc 1 & bậc 2
Chưa có chứng chỉ
SP bậc 1 & bậc 2
Số lượng
(Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Hợp tác Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ)
- Tổng hợp về thành tích giáo viên thể hiện trong bảng 2.5
- Tỷ lệ về giới phù hợp với đặc thù của Trường
- Đội ngũ giáo viên của trường đang được trẻ hoá
- Hội thi Giáo viên giỏi các cấp thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo trường trong việc nâng cao năng lực SP cho GV
* Những điểm yếu
- Đội ngũ GV chưa đáp ứng được với quy mô và sự phát triển của Trường
- Thiếu chuyên gia đầu đàn cho các ngành nghề mới đào tạo
- Một số cán bộ quản lý còn trẻ, thiếu kinh nghiệm
- GV trẻ chiếm tỷ lệ khá cao, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, đa số chưa đào tạo qua các lớp NVSP
2.1.4 Định hướng phát triển trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn mới
- Tích cực đa dạng hoá ngành, nghề đào tạo, chủ động đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo; xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý
Trang 8- Mở rộng mặt bằng, nâng cấp cơ sớ vật chất trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao trình
độ đội ngũ, đồng thời tiến hành hoàn tất Đề án thành lập Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp trên cơ sở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trình Thủ tướng Chính phủ
2.2 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiiệp vụ sư phạm cho giáo viên và công tác quản lý hoạt động này tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
2.2.1 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiiệp vụ sư phạm cho giáo viên của nhà trường
2.2.1.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng nghiiệp vụ sư phạm
Để thăm dò nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I về nội dung nghiên cứu, tác giả đã phát phiếu trưng cầu ý kiến theo mẫu (Phụ lục 1 và Phụ lục 2)
Tổng số phiếu trưng cầu: 305 phiếu (Phụ lục 1 và Phụ lục 2) cho 250 giáo viên và 55 cán bộ quản lý từ cấp tổ môn trở lên Kết quả:
Bảng 2.6: Kết quả điều tra nhận thức của CBQL và GV về hoạt động BDNVSP
- Không quyết định chất lượng GD & ĐT 0 0 0 0 0 0
2 Tầm quan trọng công tác BDNVSP cho GV
- Số GV không nhận thức đúng vai trò của mình chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhà quản lý
2.2.1.2 Kết quả bồi dưỡng NVSP của nhà trường
Bảng 2.7 là thống kê về số lượng giáo viên của trường đã tham gia các lớp BDNVSP
trong 03 năm học 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007
Bảng 2.7: Tổng hợp về số lượng giáo viên tham gia các lớp BDNVSP
Năm học Tổng số GV BD chuẩn hoá BD thường xuyên BD nâng cao
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Trang 9Số liệu ở bảng thống kê cho thấy số lượng GV cơ hữu và kiêm nhiệm của trường tăng hàng năm Kết quả bồi dưỡng NVSP cho giáo viên như sau:
* Bồi dưỡng chuẩn hoá: Trong đội ngũ hiện nay còn 29 GV, chiếm 9.5% đội ngũ chưa tham gia được các lớp đào tạo NVSP bậc 1 và bậc 2
* Bồi dưỡng thường xuyên: 100% GV của trường được BD thường xuyên với nội
dung: phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch đào tạo, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học; các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ
theo hướng cập nhật hoá; trao đổi kinh nghiệm các hoạt động dạy học và giáo dục
* Bồi dưỡng nâng cao: Hàng năm có trên 50% GV của Trường được tham gia các
lớp BD nâng cao với các nội dung: Bồi dưỡng GD học đại học; PP dạy học hiện đại, xây dựng chương trình khung, nâng cao năng lực thiết kế bài giảng và PP giảng dạy, sử dụng phương tiện và phần mềm thiết kế bài giảng điện tử,… Số lượng này chưa đáp ứng được nhu
cầu của GV
2.2.2 Thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
2.2.2.1 Thực trạng quản lý mục tiêu và nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Quản lý mục tiêu BDNVSP là quản lý quá trình làm cho giáo viên, cán bộ công nhân viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, từ đó giáo viên cần có các hoạt động trau dồi và nâng cao năng lực và phẩm chất của mình đạt mục tiêu giáo dục
Bảng 2.8: Kết quả điều tra nhận thức của CBQL về nội dung hoạt động BDNVSP
100% CBQL đều cho rằng bồi dưỡng chuẩn hoá là rất quan trọng, 90.9% CBQL cho nội dung BD chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật hoá, HĐH và đổi mới tri thức giảng dạy là rất quan trọng
Một số CBQL coi nhẹ nội dung BD chính trị tư tưởng, đường lối, chính sách này nên nhiều giáo viên rất hạn chế trong việc định hướng công tác của bản thân và định hướng nghề nghiệp
Một số nhà QL có quan điểm bảo thủ cho rằng nội dung không thiết thực, quá cao đối với mặt bằng trình độ giáo viên và không gần với thực tế giảng dạy và thực lực về cơ sở vật chất của Trường gây ảnh hưởng đến hoạt động BDNVSP của trường
Nội dung
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không
BD chuyên môn, nghiệp vụ theo
hướng cập nhật hoá, HĐH và đổi mới
tri thức giảng dạy
Trang 10Đã cập nhật được những vấn đề đổi mới 52 94.6 215 86 267 87.5 Chưa cập nhật kịp thời được những vấn đề
Bảng 2.9: Kết quả điều tra về tính thiết thực của nội dung của hoạt động BDNVSP
Về cơ bản nội dung BDNVSP đã đảm bảo tính thiết thực và cung cấp kịp thời những vấn đề đổi mới cho trên 80% đội ngũ GV của trường, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được gần 60% nhu cầu của toàn đội ngũ
2.2.2.2 Thực trạng quản lý hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Để thăm dò xem các hình thức tổ chức hoạt động BDNVSP đã hợp lý hay chưa, tác giả đã gửi phiếu điều tra tới 250 giáo viên đứng lớp và 55 cán bộ quản lý
Phương thức và tổ chức hoạt động
BDNVSP
Hợp lý Bình thường Chưa hợp lý CBQ
L (%)
GV (%)
CBQ
L (%)
GV (%)
CBQ
L (%)
GV (%)
1 Tổ chức các lớp BDNVSP bậc 1 và bậc 2
theo hình thức tập trung 63.6 90.4 12.7 9.6 23.6 0
2 Tổ chức lớp BDNVSP cho toàn thể đội ngũ
3 Tổ chức lớp BDNVSP cho toàn thể đội ngũ
GV theo phương thức tự học và thảo luận ở
cấp phòng, khoa trong năm học
Bảng 2.10: Kết quả điều tra về phương thức và tổ chức hoạt động BDNVSP
Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy việc BDNVSP cho đội ngũ GV của trường được tổ chức thông qua nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên mức độ hợp lý của các hình thức theo đánh giá của những người QL và những người trực tiếp được bồi dưỡng có sự khác nhau Mỗi hình thức
tổ chức BD đều có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định Vì vậy trong quá trình BDNVSP cho GV cần phải lựa chọn và phối hợp các hình thức tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể cũng như đặc điểm của đối tượng được tham gia bồi dưỡng mới đạt được kết quả như mong muốn
2.2.2.3 Thực trạng quản lý quá trình kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Để nắm được thực trạng KTĐG của trường, tác giả đã gửi phiếu thăm dò tới 55 CBQL và 250 GV của trường, kết quả thu được như sau :
Bảng 2.11 : Kết quả điều tra thực trạng quá trình KTĐG hoạt động BDNVSP