1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở trường trung cấp cảnh sát nhân dân VI

114 418 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Trong quá trình phát triển sự nghiệp GD ĐT, đội ngũ giáo viên giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII cũng xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh” 10, tr.38. Do vậy, việc bồi dưỡng giáo viên là yêu cầu tất yếu của công tác quản lý giáo dục, là một nhân tố quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Có nhiều nội dung bồi dưỡng giáo viên, song bồi dưỡng về NLSP là nội dung có ý nghĩa đặc biệt.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển sự nghiệp GD - ĐT, đội ngũ giáo viên giữvai trò vô cùng quan trọng Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII cũng xácđịnh: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hộitôn vinh” [10, tr.38] Do vậy, việc bồi dưỡng giáo viên là yêu cầu tất yếu củacông tác quản lý giáo dục, là một nhân tố quan trọng trong nâng cao chấtlượng giáo dục - đào tạo Có nhiều nội dung bồi dưỡng giáo viên, song bồidưỡng về NLSP là nội dung có ý nghĩa đặc biệt

Năng lực sư phạm là yếu tố quyết định hiệu quả lao động sư phạm củangười thầy giáo NLSP là dạng năng lực đặc thù của năng lực con người tronglĩnh vực giáo dục Đó là một trong hai yếu tố quyết định giá trị nhân cách củangười giáo viên, quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình lao độngsáng tạo của nghề dạy chữ - dạy người Đó là yếu tố quan trọng cấu thànhchất lượng tay nghề của giáo viên

Thực tiễn ở các trường TCCS nhân dân nói chung và Trường TCCS nhândân VI nói riêng nhiều năm qua đã cho thấy: năng lực sư phạm của giáo viêncòn “bất cập” cả về tri thức chuyên môn, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp, cả

về khả năng tổ chức quá trình giáo dục, dạy học Một số giáo viên năng lực dạyhọc chưa toàn diện, trình độ kỹ năng dạy học chưa thành thạo, thiếu sáng tạotrong hoạt động thực tiễn dạy học, chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, khả năngtruyền tải nội dung dạy học thiếu tính khoa học, chưa biết vận dụng tổng hợp cácphương pháp dạy học, giáo dục… Do giáo viên của các trường TCCS, trong đó

có Trường TCCS VI được đào tạo ở nhiều trường khác nhau và hầu hết chưaqua đào tạo sư phạm nên trình độ, năng lực sư phạm không đồng đều Để giảiquyết những “bất cập” ấy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thì hoạtđộng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các TCCS nhân dân nóichung , Trường TCCS nhân dân VI nói riêng ngày càng trở nên bức thiết

Trang 2

Thời gian qua, Trường Trung cấp cảnh sát nhân dân VI đã thường xuyêntiến hành các hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên nhưng chấtlượng, hiệu quả chưa cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trên,trong đó có nguyên nhân xuất phát từ công tác tổ chức và quản lý hoạt động bồidưỡng của Nhà trường chưa khoa học, chặt chẽ.

Thực tế đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu để tìm ra những biện pháp hữuhiệu nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạmcho giáo viên của Nhà trường

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài

nghiên cứu: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo

viên ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI” để nghiên cứu với mong

muốn tìm ra lời giải cho bài toán thực tiễn nói trên, góp phần nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo củaNhà trường

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Những nghiên cứu trên thế giới

J.A Kômenxky (1592-1670) là nhà giáo dục lỗi lạc, người đặt nềnmóng cho lý luận dạy học hiện đại, tác giả đánh giá cao vai trò của giáo dục

và coi nghề dạy học là nghề vinh quang nhất Ông cho rằng, phương pháp

giảng dạy muốn trở nên hấp dẫn, điều hiển nhiên là “không thể thiếu năng khiếu dạy học” Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên cần chuẩn bị bài giảng “ngắn gọn nhưng phải xúc tích Mỗi quy tắc cần diễn đạt thật xúc tích nhưng lời lẽ phải rõ ràng và nên có thật nhiều thí dụ để học sinh nhận thức được đầy đủ sự bổ ích rộng lớn của nó” Kômenxky đề ra yêu cầu cao về

năng lực của người thầy và cũng là người đầu tiên đặt nền tảng cho việc hìnhthành kỹ năng giảng dạy của thầy giáo

Dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin các nghiên cứucủa: B.M Chieplôp; X.L Rubinstêin; X.I Kixêgốp; A.N Lêonchiev; N.X

Trang 3

Lâytex; A.G Côvaliov; Ph.N Gônôbôlin; B.G Ananhiev; A.V Pêtrovxki vàmột số tác giả khác đã có những nghiên cứu tương đối toàn diện về năng lực

sư phạm Đây là những cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu năng lực dạyhọc của người giáo viên Nhưng đáng chú ý là A.S.Makarencô, nhà giáo dụcnổi tiếng từng nhấn mạnh rằng, những người làm công tác dạy học, giáo dụcphải có phẩm chất và năng lực, đặc biệt là tri thức và nghệ thuật dạy học, giáodục Để trở thành nhà giáo dục chân chính Ông yêu cầu phải thực sự coi trọngnghề nghiệp, tích cực làm việc, rèn luyện trau dồi tri thức toàn diện Nhữngđóng góp của Makarencô cho lý luận dạy học, giáo dục là vô cùng lớn laonhất các vấn đề về đào tạo giáo viên

X.I.Kixêgốp đã nghiên cứu “Hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục đại học”, đã nêu ra hơn 100 kỹ năng nghiệp vụ

giảng dạy và giáo dục, tập trung 50 kỹ năng cần thiết, phân chia luyện tậptheo thời kỳ, thực tập, thực hành cụ thể A.V.Pêtrovxki cho rằng, để có đượctrình độ tài nghệ sư phạm cao trong giảng dạy, giáo dục học sinh phụ thuộcnhiều vào những phẩm chất nhân cách của người giáo viên và năng lực dạyhọc là một thành phần quan trọng của năng lực sư phạm Còn

Ph.N.Gônôbôlin quan niệm: “ năng lực gắn liền với các kiến thức và kỹ năng của con người Khi càng hiểu biết về một lĩnh vực nào đó thì năng lực hoạt động về lĩnh vực này của con người càng phát triển nhanh”

Gần đây, dựa trên lý thuyết kiến tạo (constructivism) một số tác giảnhư: Ann Grosso de Leon; Anne Reynolds; Robert Glaser; Jegede Margaret

Taplin đưa ra quan điểm "mô thức mới về giáo dục sư phạm" và cho rằng, sự

phát triển năng lực dạy học của người giáo viên, trước hết dựa trên nền tảngkiến thức, kỹ năng, phẩm chất, giá trị vững chắc của họ Giáo viên sáng tạo ranhững tri thức mới dựa trên nền tảng đó Mặt khác, sự phát triển năng lựcchuyên môn giảng dạy cũng được thể hiện trong quá trình hợp tác giữa giáoviên - học sinh và cùng mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong giáo dục

Trang 4

Linda Darling nhận xét: "Đầu tư vào kiến thức, kỹ năng của giáo viên sẽ có tác dụng làm gia tăng kết quả học tập của học sinh lớn hơn bất kỳ một việc sử dụng ngân sách giáo dục nào khác".

Nghiên cứu về năng lực con người: F.Gantol với tác phẩm “Sự ditruyền của tài năng” Trải qua một thời kỳ dài, vấn đề phát triển năng lực củacon người đã được nhiều nhà khoa học, nhiều ngành tập trung nghiên cứu

Ở Mỹ và một số nước khác, việc nghiên cứu vấn đề này được dựa trên

cơ sở của Tâm lí học hành vi và Tâm lí học chức năng Theo đó năng lực sưphạm, mà chủ yếu là kĩ năng dạy học được hình thành trong quá trình rènluyện (J Watson, A.Pojoux, F Skinner, J.B Bigs và Tellfer (1987), K Barry

và L King (1993)) [5]

Việc nghiên cứu vấn đề này cũng được chú trọng ở Liên Xô và các nước

Xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, mà trọng tâm là cấu trúc nhân cách nóichung và năng lực sư phạm của người thầy giáo nói riêng, sự hình thành chúngtrong quá trình đào tạo và sự hoàn thiện trong quá trình hành nghề

N.V Cudomina với công trình “Hình thành các năng lực sư phạm”, đãxác định các năng lực sư phạm cần có của người giáo viên, việc phát hiện vàbồi dưỡng các năng khiếu sư phạm O.A.Apđulinna trong “Bàn về kĩ năng sưphạm” đã phát triển vấn đề kĩ năng sư phạm trở thành một hệ thống lí luậntương đối hoàn chỉnh Tác giả phân biệt hai nhóm kĩ năng sư phạm cơ bản, đó

là kĩ năng chung và kĩ năng chuyên biệt cho từng hoạt động Tác giả cũng chỉ

ra được nội dung của từng kĩ năng sư phạm cụ thể [2]

Trong tác phẩm “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”, Ph N.Gô-nô-bô-lin đã nêu ra những năng lực sư phạm mà người giáo viên cần phải

có và cách thức rèn luyện đề hình thành, phát triển và hoàn thiện [17]

Trong công trình “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm trong điềukiện giáo dục đại học”, X.L.Kixegov và các cộng sự đã nêu ra hơn 100 kĩnăng, trong đó có 50 kĩ năng cơ bản và tối thiểu cần thiết cho hoạt động nghề

Trang 5

nghiệp của người giáo viên Nghiên cứu cũng chỉ ra được con đường và cácgiai đoạn của việc hình thành chúng

* Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam trong lĩnh vực khoa học giáo dục, từ những năm 1960 cónhiều nghiên cứu về dạy học, nhân cách người giáo viên Tác giả Lê Văn

Hồng [15] nghiên cứu “Một số vấn đề năng lực sư phạm của người giáo viên

xã hội chủ nghĩa” Đã nêu tương đối cụ thể về những mặt riêng biệt của năng

lực sư phạm người giáo viên xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luận văn thạc sĩ của

Lê Thị Nhật [24] “Bước đầu tìm hiểu năng lực dạy học của người giáo viên Tâm lý - giáo dục” Đã đề cập đến một số nội dung về năng lực dạy học của

người giảng viên Tâm lý-giáo dục Các nghiên cứu này đã tạo ra cơ sở lý luậnban đầu, gợi mở phương hướng rèn luyện, bồi dưỡng năng lực dạy học

Từ năm 1990, có nhiều nghiên cứu về bồi dưỡng khả năng dạy học củacác tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khánh Bằng, Phan Thanh Bình Các tác giảquan niệm, năng lực dạy học là một phương diện của năng lực sư phạm, có sựnhấn mạnh năng lực truyền đạt tri thức, khả năng giúp người học nắm vữngtri thức, biết vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn Theo tác giả PhạmMinh Hạc, sự thành công trong việc dạy học và giáo dục học sinh đòi hỏingười thầy giáo phải có thế giới quan tiên tiến, những phẩm chất đạo đức caoquý, trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cao Tác giả Hà Nhật

Thăng cho rằng: "Năng lực sư phạm đối với thầy giáo bao gồm năng lực dạy học và năng lực tổ chức hoạt động giáo dục” [28] Một số học giả khác như

Hồ Ngọc Đại [6], Lê Văn Hồng, Bùi Văn Huệ [15] khi nghiên cứu năng lực

sư phạm đã chỉ ra, năng lực dạy học là sự sáng tạo không ngừng trong truyềnthụ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp

Nhóm tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Thái Duy Tuyên, Nguyễn Quang Uẩn,Nguyễn Như An [3] quan niệm, năng lực dạy học là một yếu tố của nhóm nănglực sư phạm cùng với nhóm năng lực giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục

Trang 6

Đặng Thị Lan, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

với đề tài Rèn luyện năng lực sư phạm cho người thầy giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh (2001), tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây

dựng, rèn luyện năng lực sư phạm cho người thầy giáo và đặc biệt nhấn mạnhđến công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên của Đảng ủy,Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại ngữ trên tinh thần quán triệt tư tưởng

Hồ Chí Minh Điều đó đã thực sự góp phần phát triển cả về số lượng lẫn chấtlượng đội ngũ giáo viên ở nhà trường nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụcủa nhà trường trong thời kỳ đổi mới

Tác giả Nguyễn Sỹ Trung với bài báo khoa học Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp

vụ sư phạm cho giảng viên trẻ ở Đại học Giao thông Vận tải hiện nay, đã phân

tích cụ thể thực trạng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của các giảng viên trẻ và côngtác bồi dưỡng giảng viên của nhà trường, từ đó đưa ra một số giải pháp đồng bộ

để khắc phục những hạn chế đồng thời góp phần nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sưphạm cho giảng viên trẻ ở trường Đại học Giao thông Vận tải nhằm đáp ứng yêucầu sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Tác giả Nguyễn Thị Hải trong bài: “Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trung học chuyên nghiệp” đã luận giải vai trò của giáo dục trung học

chuyên nghiệp và cho rằng việc tổ chức giảng dạy phải phát huy được tính tíchcực của người học, vì thế cần xây dựng chương trình bồi dưỡng cho giáo viênđảm bảo cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo đặt ra

Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Hồng Lượng “Những giải pháp bồi dưỡng giáo viên trường dạy nghề” (1996) đã đề cập đến thực trạng bồi dưỡng

giáo viên ở các trường dạy nghề và đề xuất những giải pháp bồi dưỡng vàquản lý bồi dưỡng giáo viên trường dạy nghề

Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Châu, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Tríkhi nghiên cứu về chất lượng giáo dục đã chỉ ra, người thầy cần có kiến thức

Trang 7

sâu về chuyên môn; kiến thức chung tốt; có kỹ năng, kỹ thuật dạy học hiệuquả và thái độ tích cực đối với nghề nghiệp Giáo viên cần có năng lực dạyhọc: "người giáo viên cần có trí tưởng tượng và óc sáng tạo để làm cho bàigiảng sống động, hấp dẫn đối với học sinh"[2 ].

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần VănTính cho rằng năng lực dạy học bao gồm các năng lực cụ thể như: nănglực hiểu biết kiến thức chuyên môn; năng lực hiểu người học; năng lựcchế biến tài liệu học tập; năng lực sử dụng kỹ thuật dạy học; năng lực

ngôn ngữ [21] Tác giả Bùi Thị Mai Đông nghiên cứu “Những thành tố tâm lý trong năng lực dạy học” đã làm sáng tỏ cấu trúc năng lực dạy học

dưới góc độ Tâm lý học

Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Hùng, Đặng Bá Lãm [20] với công trìnhnghiên cứu “Giáo viên dạy nghề nước ta - thực trạng đội ngũ và năng lực dạyhọc thực hành” đã đi sâu tìm hiểu thực trạng, cấu trúc năng lực dạy học thực

hành của giáo viên dạy nghề Tác giả Vũ Xuân Hùng trong bài viết “Xây dựng quy trình rèn luyện năng lực dạy học của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật” đã đề xuất quy trình rèn luyện năng lực dạy học gồm 7 bước trong thực

tập sư phạm của sinh viên sư phạm kỹ thuật [16]

Trong lĩnh vực quân sự các tác giả Đặng Đức Thắng, Mai Văn Hoá,Trần Đình Tuấn, Phạm Minh Thụ, Nguyễn Văn Phán, Nguyễn Văn Chungcho rằng, năng lực dạy học là một nhân tố cơ bản tạo thành tài nghệ sư phạmtrong cấu trúc văn hoá sư phạm của người giáo viên Người giáo viên muốnđạt được hiệu quả cao trong dạy học, giáo dục không chỉ cần nắm vững kiếnthức chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp, mà còn phải thành thạo kỹ xảo, kỹnăng sư phạm; có tư duy sư phạm phát triển cao, óc quan sát tinh tế, sâu sắc,

sự am hiểu tâm lý học viên [29]

Đề tài khoa học cấp học viện “Giải pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm cho học viên Hệ đào tạo giáo viên ở Học viện Chính trị hiện nay” năm 2010

Trang 8

do tác giả Phạm Minh Thụ làm chủ nhiệm đã cho rằng; kỹ năng sư phạm là sựbiểu hiện về năng lực của người giáo viên trong quá trình tiến hành các hoạtđộng sư phạm Khẳng định sự cần thiết và đề xuất nhiều giải pháp cụ thểnhằm rèn luyện kỹ năng sư phạm cho học viên đào tạo giáo viên hiện nay.

Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, đã có

đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”của tác giả Phan Thị Hán Huệ (2014); đề tài: “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường quân sự quân khu 4” của tác giả Nguyễn Quốc Nghị (2009);

đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên trường đại học khoa học đại học Thái Nguyên” của tác giả Phạm Tùng Dương (2014).

Tác giả Lê Thị Kim Trinh, với đề tài luận văn thạc sĩ QLGD: “Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” (2013), đã luận giải những vấn đề cơ bản về

tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm của giáo viên dạy nghề trang điểm Trên

cơ sở đó đề xuất 4 biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạynghề trang điểm thẩm mỹ: xây dựng kế hoạch; tổ chức hoạt động bồi dưỡng;kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng tự bồi dưỡng

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của tác giả Phan Thị

Hán Huệ (2014) “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” đã luận giải những

vấn đề lý luận về năng lực sư phạm của giáo viên mầm non; hoạt động bồidưỡng năng lực sư phạm và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạmcho giáo viên mầm non Để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầmnon, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sưphạm cho giáo viên mầm non huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu baogồm những biện pháp từ việc phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan

Trang 9

chuyên môn; xây dựng và thực hiện tổ chức kế hoạch bồi dưỡng cho đếnthường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng.

Qua các nghiên cứu về năng lực sư phạm, năng lực dạy học cho thấy,năng lực sư phạm là tổ hợp các phẩm chất tâm lý sư phạm trong dạy học vàgiáo dục Đồng thời, các tác giả đều nhất quán khẳng định năng lực dạy học làmột thành phần quan trọng của năng lực sư phạm và năng lực dạy học đượchình thành từ nhiều yếu tố như tri thức, kỹ xảo, kỹ năng dạy học và là điềukiện, yêu cầu để dạy học, giáo dục đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, trong khinăng lực sư phạm được nghiên cứu cơ bản thì năng lực dạy học của người họcviên sư phạm chưa được nghiên cứu sâu sắc

Khái quát chung các quan điểm trên thế giới cũng như ở Việt Nam,chúng tôi thấy nổi bật lên một số hướng nghiên cứu cơ bản:

Thứ nhất, các nghiên cứu tiếp cận ở góc độ tâm lý học quan niệm năng lực là

tổ hợp các phẩm chất tâm lý cá nhân chịu sự tác động, ảnh hưởng của các điều kiện

tự nhiên và xã hội, đồng thời giúp cho hoạt động của con người đạt kết quả cao

Thứ hai, các nghiên cứu tiếp cận theo trình độ sư phạm cho rằng, năng

lực sư phạm, năng lực dạy học là sự hòa quyện của các yếu tố như kiến thức,

kỹ xảo, kỹ năng và thái độ giúp cho hoạt động dạy học, giáo dục đạt đượchiệu quả cao

Thứ ba, các nghiên cứu tiếp cận theo năng lực thực hiện quan niệm

năng lực dạy học là một năng lực nghề nghiệp cùng với nhiều năng lực cụ thểkhác sẽ giúp cho người giáo viên đáp ứng tốt hoạt động dạy học

Tóm lại, các tác giả luôn đặt ra yêu cầu cao về năng lực sư phạm củangười giáo viên và làm sáng tỏ nhiều nội dung của năng lực sư phạm Cũng

có một số nghiên cứu đề cập đến năng lực giáo dục ở các khía cạnh khácnhau Đồng thời, cơ bản thống nhất cho rằng năng lực giáo dục sẽ đảm bảocho hoạt động giáo dục đạt được kết quả cao và là một thành phần quan trọngtrong năng lực sư phạm của người giáo viên Thực tế vấn đề tổ chức bồi

Trang 10

dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở Trường TCCS nhân dân VIthì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cách cơ bản, hệ thống Vìvậy, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ lý luận và thựctiễn trong bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở Trường TCCSnhân dân VI hiện nay.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải làm rõ vấn đề lý luận, thực tiễn, luận văn đề xuấtcác biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ởTrường TCCS nhân dân VI, góp phần năng cao chất lượng đội ngũ giáo viêncủa Nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạtđộng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở trường TCCS nhân dân

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm

và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở TrườngTCCS nhân dân VI

Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực sư phạm cho giáo viên ở Trường TCCS nhân dân VI

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu: Quản lý đội ngũ giáo viên ở Trường TCCS

nhân dân VI

* Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư

phạm cho giáo viên ở Trường TCCS nhân dân VI

* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý

luận, thực tiễn và các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sưphạm cho giáo viên ở Trường TCCS nhân dân VI Các tư liệu, số liệu sử dụngnghiên cứu đề tài trong thời gian từ năm 2012 đến nay

Trang 11

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng sư phạm cho giáo viên ở TrườngTCCS nhân dân VI cần có sự tham gia của nhiều lực lượng Nếu các chủ thểquản lý thực hiện tốt các biện pháp như: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức,

ý thức trách nhiệm của các lực lượng sư phạm; xác định và thực hiện đúng cácnội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng; chú trọng bồi dưỡngkiến thức năng lực, phương pháp cho đội ngũ báo cáo viên; phát huy tính chủđộng trong tự bồi dưỡng; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả

bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên, thì sẽ quản lý được hoạt động bồi

dưỡng năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ởTrường TCCS nhân dân VI đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương,quan điểm của Đảng, Nhà nước, của ngành Công an về GD&ĐT và quản lýgiáo dục Đồng thời, đề tài còn vận dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấutrúc; quan điểm thực tiễn; quan điểm lịch sử - lôgic để nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động bồi dưỡng nănglực sư phạm cho giáo viên ở các trường Công an như: nghiên cứu chỉ thị, nghịquyết của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước và của ngành giáo dục,các tài liệu, sách, tạp chí và báo cáo khoa học trong nước và nước ngoài cóliên quan đến đề tài

Nghiên cứu lịch sử của vấn đề nghiên cứu, phát hiện và khai thácnhững khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập tới vấn đề

về quản lý nhà trường, hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm nói chung, kĩ

Trang 12

năng dạy học nói riêng cho giáo viên, làm cơ sở khoa học cho việc tiến hànhcác hoạt động nghiên cứu tiếp theo.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với cán bộquản lí, giáo viên nhằm tìm hiểu và thu thập những thông tin về quản lý hoạtđộng bồi dưỡng kĩ năng dạy học của giáo viên Trường TCCS nhân dân VI

Phương pháp điều tra bằng ankét: Điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thậpnhững thông tin về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạmcho giáo viên ở Trường TCCS nhân dân VI Từ đó đề xuất các biện pháp quản

lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trong Trường

Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học trên lớp và cơ sởvật chất nhà trường, các mối quan hệ trong nhà trường để tìm hiểu thực trạngdạy học và kĩ năng dạy học của giáo viên Qua đó đánh giá kĩ năng dạy họccủa giáo viên trong trường đạt được ở mức độ nào, từ đó có những biện pháp

đề xuất phù hợp

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu báo cáo tổng kết củanhà trường về quá trình bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên đại học.Nghiên cứu về các chương trình bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, thời gian bồidưỡng, đối tượng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng bổ sung thông tin về cácvấn đề đã điều tra

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trao đổi với các chuyên gia cónhiều kinh nghiệm nhằm tiếp thu ý kiến của họ về tính cần thiết, tầm quantrọng và tính khả thi của các biện pháp đề xuất để có những kết luận chínhxác và định hướng vận dụng các biện pháp đó vào trong thực tiễn

Các phương pháp hỗ trợ: Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiêncứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học sau: trung bìnhcộng, tính tỉ lệ phần trăm

Trang 13

7 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận vàthực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở

Trường TCCS nhân dân VI

Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học giúp các cấp quản lý vậndụng đề ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho

giáo viên ở Trường TCCS nhân dân VI

8 Kết cấu của luận văn

Mở đầu, 3 chương, 8 tiết, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP

CẢNH SÁT NHÂN DÂN 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Năng lực sư phạm

Mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể đều đòi hỏi con người phải có năng lựcnhất định, phải có kiến thức văn hoá cơ bản, có kiến thức cần thiết về hoạtđộng nghề nghiệp của mình Năng lực con người được nhiều môn khoa họcnghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau

Tâm lý học Mác-xít cho rằng: Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lýcủa cá nhân đáp ứng với những yêu cầu hoạt động nhất định, đảm bảo chohoạt động nhanh chóng, thành thạo và đạt kết quả cao

Năng lực được hiểu là những thuộc tính tâm, sinh lý quy định khả năngthực hiện các hoạt động của cá nhân Theo cách hiểu này, tính trội của nănglực là năng khiếu và những tố chất tự nhiên của cá nhân đã được xã hội hoá.Đây là những thuộc tính tâm lý của cá nhân mà chúng ta chỉ có thể cảm nhậnđược hoặc đo được thông qua các công cụ trợ giúp nào đó Tức là không thểtrực tiếp tri giác được các thuộc tính bằng các giác quan

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Năng lực là khả năng, điều kiện chủquan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó

Quan niệm trên cho thấy, một hình thái khác của năng lực là khả nănghoạt động của cá nhân được hình thành và biểu hiện trong thực tiễn Năng lựcbao giờ cũng phải gắn với một lĩnh vực hoạt động cụ thể Tính trội của nănglực ở đây thường được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân màchúng ta có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được biểu hiện đang diễn racủa nó Đó là phẩm chất của cá nhân được thể hiện ra bên ngoài thông quahoạt động thực tế

Trang 15

Dưới góc độ tâm lý học, năng lực sư phạm là sự tương thích giữanhững thuộc tính tâm, sinh lý của cá nhân với những yêu cầu do nghề nghiệp

sư phạm đặt ra, được thể hiện trong xu hướng, tài nghệ và phong cách sưphạm của người giáo viên

Năng lực sư phạm là một loại hình năng lực nghề nghiệp Năng lực sưphạm bị quy định bởi nhiều yếu tố Trong đó các thuộc tính tâm, sinh lý của

cá nhân, trình độ đào tạo và quá trình trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp sưphạm là những yếu tố quan trọng nhất, có vai trò chi phối các yếu tố khác

Năng lực sư phạm không phải là những thuộc tính tự nhiên sẵn có màđược hình thành và phát triển trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và

xã hội cụ thể Nếu không được nuôi dưỡng, không có môi trường tương tácthích hợp thì những thuộc tính đó không những không thể trở thành năng lựcthực tiễn mà còn bị thui chột đi Năng lực sư phạm được hình thành, pháttriển trong quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn sư phạm

Một trong những đặc điểm làm cho năng lực sư phạm không giống vớinhững thứ năng lực khác là sự thâm nhập lẫn nhau giữa năng lực với phẩmchất Các phẩm chất đạo đức, nhân cách của nhà sư phạm là một bộ phận cấuthành năng lực sư phạm Nói đến năng lực sư phạm là đã hàm chứa trong đócác phẩm chất đạo đức, nhân cách của nhà sư phạm Các phẩm chất đó thẩmthấu vào quan điểm, hành vi và tự nó có sức thuyết phục, hỗ trợ cho các kỹnăng hoạt động nghề nghiệp tạo thành năng lực của nhà sư phạm Những nhà

sư phạm giỏi, tài năng chính là những người có đức độ, có nhân cách pháttriển phù hợp với chuẩn mực giá trị của xã hội Trong những điều kiện xã hộilịch sử khác nhau thì có những yêu cầu khác nhau về phẩm chất và năng lực

sư phạm

Nói cách khác, năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo củangười giáo viên, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sư phạm, đảm bảo chohoạt động đó có kết quả

Trang 16

Như vậy, các quan niệm trên đều thống nhất, năng lực là khả năng củacon người nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt

động ấy đạt hiệu quả cao Từ cách tiếp cận trên đây có thể quan niệm: Năng lực sư phạm là tổng hòa các phẩm chất của cá nhân đáp ứng yêu cầu do nghề nghiệp sư phạm đặt ra, bảo đảm cho hoạt động sư phạm nhanh chóng thành thạo và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Năng lực sư phạm phản ánh một cách độc đáo cấu trúc hoạt động sư phạm

và bao gồm 3 nhóm chính: Nhóm năng lực dạy học (năng lực thiết kế bài dạy,năng lực tổ chức các hoạt động dạy học, năng lực quản lí dạy học, năng lực làmviệc nhóm); Nhóm năng lực giáo dục; Nhóm năng lực tự hoàn thiện bản thân.Trong quá trình dạy học và giáo dục, có thể kể đến một số NLSP sau đây:

* Năng lực hiểu học viên trong quá trình dạy học và giáo dục: Đây được coi

là chỉ số cơ bản của NLSP Đó là năng lực “thâm nhập” vào thế giới bên trongcủa người học để hiểu tường tận về nhân cách cũng như năng lực quan sáttinh tế những biểu hiện tâm lý của người học vào quá trình dạy học và giáodục Một giáo viên có năng lực hiểu học viên phải tính đến trình độ văn hóa,trình độ nhận thức, phát triển của học viên khi chế biến và trình bày bài giảngcủa mình, biết đặt mình vào vị trí của các em Từ đó đưa những nội dung,khối lượng kiến thức, mức độ khó khăn và trình bày sao cho học viên có thểtiếp thu bài một cách tốt nhất Vì vậy, biểu hiện trước hết của năng lực hiểuhọc viên chính là giáo viên biết xác định khối lượng kiến thức đã có và mức

độ, phạm vi lĩnh hội của học viên, dự đoán được những thuận lợi và khó khăn,xác định đúng đắn mức độ căng thẳng cần thiết khi thực hiện các nhiệm vụ đểtrình bày khối lượng kiến thức mới trong công tác dạy học

* Năng lực thiết kế bài giảng: Đây là năng lực gia công về mặt sư phạm

của người giáo viên đối với tài liệu học tập làm cho nó phù hợp tối đa với đặcđiểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân của học viên, trình độ, kinh nghiệm của các

em và đảm bảo logic sư phạm Muốn làm được điều đó, trước hết giáo viên

Trang 17

phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu dạy học nhằm xác lập được mối quan hệgiữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức của học viên.Người giáo viên có năng lực thiết kế bài giảng là người biết tính và xác lậpđược mối quan hệ nói trên, vừa đảm bảo được yêu cầu về kiến thức chung củachương trình, vừa cho tài liệu đó vừa sức với sự tiếp thu của học viên.

Người giáo viên phải biết phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức,thấy được nội dung trọng tâm, cơ bản của kiến thức cần truyền đạt cho họcviên Đồng thời giáo viên phải có óc sáng tạo thể hiện ở khâu trình bày tàiliệu theo suy nghĩ và lập luận của mình nhằm cung cấp cho học viên nhữngkiến thức tinh tế, chính xác và có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phải có phương pháp dạy học phù hợp, hiệunghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn và giàu cảm xúc tích cực

* Năng lực dạy học: Người giáo viên có năng lực dạy học là người

truyền đạt nội dung kiến thức rõ ràng, dễ hiểu làm cho nó vừa sức với họcviên; gây hứng thú kích thích suy nghĩ tích cực và độc lập; đồng thời tạo ratâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, học tập như động viên, khêu gợi được sự chú ýcủa học viên… Việc hình thành năng lực dạy học là kết quả của một quátrình học tập nghiêm túc và rèn luyện tay nghề công phu của người giáo viên

* Năng lực ngôn ngữ: Người giáo viên có năng lực ngôn ngữ là người

biết cách biểu đạt rõ ràng, mạch lạc kiến thức cần truyền tải cho học viên.Đây là công cụ đảm bảo cho giáo viên thực hiện chức năng dạy học và giáodục của mình Bởi thông qua ngôn ngữ, giáo viên sẽ truyền đạt thông tin đếnhọc viên, thúc đẩy sự chú ý và suy nghĩ tích cực của các em vào bài giảng,điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức của các em

* Năng lực giao tiếp sư phạm: Đây là năng lực nhận thức nhanh chóng

những biểu hiện bên ngoài và diễn biến tâm lý bên trong của học viên Ngườigiáo viên có năng lực này là người biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngônngữ và phi ngôn ngữ; biết cách tổ chức, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm

Trang 18

đạt mục đích giáo dục Việc rèn luyện năng lực giao tiếp sư phạm của giáoviên không tách rời với việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách Chỉ cónhững giáo viên nào nhiệt tình, tôn trọng nhân cách học viên, thiện chí, quantâm giúp đỡ các em, luôn lắng nghe và dân chủ trong giao tiếp thì họ mới dễdàng thiết lập mối quan hệ tốt với học viên, dễ đạt kết quả cao trong hoạtđộng sư phạm của mình.

* Năng lực cảm hóa học viên: Đây là năng lực ảnh hưởng trực tiếp của

người giáo viên đến học viên về mặt tình cảm và ý chí Nói cách khác, đó làkhả năng làm cho học viên nghe, tin và làm theo mình bằng tình cảm, bằngniềm tin Năng lực cảm hóa học viên phụ thuộc vào một tổ hợp các phẩm chấtnhân cách người giáo viên như: tinh thần trách nhiệm đối với công việc, tôntrọng học viên, ứng xử khéo léo với học viên, đồng nghiệp; cũng như lòng vịtha và các phẩm chất ý chí… Để có năng lực này đòi hỏi giáo viên phải luônphấn đấu và tu dưỡng để có một nếp sống văn hóa cao, một phong cách mẫumực nhằm tạo ra uy tín riêng thể hiện thông qua cử chỉ, lời nói, tinh thần laođộng hăng say, sáng tạo và có ý tưởng nghề nghiệp cao đẹp

* Năng lực ứng xử sư phạm: Trong quá trình dạy học và giáo dục,

người giáo viên thường đứng trước nhiều tình huống sư phạm khác nhau.Điều đó, một mặt đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết tâm lý học viên, mặt khácgiáo viên phải biết giải quyết linh hoạt và sáng tạo những tình huống sưphạm của từng cá nhân cũng như tập thể học viên Vấn đề chủ yếu trong sựứng xử sư phạm là kỹ năng tìm ra những phương thức tác động đến họcviên một cách hiệu quả nhất, cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ sư phạm

cụ thể, phù hợp với những đặc điểm và khả năng của học viên trong từngtình huống khác nhau

* Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm: Năng lực này được biểu hiện ở

việc giáo viên tổ chức và cổ vũ học viên thực hiện các nhiệm vụ khác nhaucủa công tác dạy học và giáo dục trên lớp cũng như ngoài nhà trường; biết

Trang 19

đoàn kết học viên thành một tập thể thống nhất, lành mạnh, có kỷ luật, nềnnếp đảm bảo cho mọi hoạt động của lớp diễn ra một cách thuận lợi.

Để có được năng lực này, người giáo viên phải biết vạch ra kế hoạchthực hiện; sử dụng đúng đắn các hình thức và phương pháp dạy học, giáo dụckhác nhau nhằm tổ chức tốt việc học tập và có tác động sâu sắc đến tư tưởng

và tình cảm của học viên; biết định mức độ giới hạn của từng biện pháp dạy

và giáo dục khác nhau; có nghị lực và tin vào sự đúng đắn của các kế hoạch,biện pháp giáo dục đã đề ra

Năng lực sư phạm của giáo viên ở trường TCCS nhân dân là khả năngchuyên biệt đặc trưng của họ Năng lực đó được biểu hiện ở nhiều yếu tố baogồm; trình độ tri thức văn hoá nền tảng, tri thức chuyên ngành, nghiệp vụ sưphạm, kỹ xảo, kỹ năng dạy học, giáo dục, khả năng tư duy sư phạm phát triển

và qua các giá trị, chuẩn mực nghề nghiệp Năng lực sư phạm của giáo viên ởtrường TCCS nhân dân không phải là yếu tố tự nhiên đã có sẵn, mà năng lực

sư phạm chỉ được bộc lộ, thể hiện thông qua mối quan hệ tương tác của chủthể với môi trường giáo dục, đặc biệt rõ nét thông qua tính tích cực của từng

cá nhân trong các hoạt động sư phạm để đạt được hiệu quả cao Quan trọnghơn, năng lực sư phạm của giáo viên ở trường TCCS nhân dân cần đượcthường xuyên tổ chức bồi dưỡng với nhiều phương pháp và hình thức khácnhau trong thực tiễn công tác phong phú, đa dạng cùng với sự trải nghiệm vềthực tiễn hoạt động giáo dục học viên Công an nhân dân

1.1.2 Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở trường trung cấp Cảnh sát nhân dân

Đại từ Tiếng Việt định nghĩa bồi dưỡng là: "Làm cho khoẻ thêm, mạnhthêm Làm cho tốt hơn, giỏi hơn" Như vậy, bồi dưỡng chính là quá trình bổsung "bồi đắp" những thiếu hụt về tri thức và kỹ năng, cập nhật cái mới trên

cơ sở "nuôi dưỡng" những cái cũ còn phù hợp để mở mang có hệ thống nhữngtri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao

Trang 20

động Bồi dưỡng là sự tiếp nối quá trình đào tạo chứ không phải là khởi đầu;cũng có khi bồi dưỡng lại tạo ra tiền đề và tiêu chuẩn cho quá trình đào tạochính quy ở bậc cao hơn về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể.

Bồi dưỡng là khái niệm được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong cácngành khoa học, các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Tuy vậy, kháiniệm này lại có những cách hiểu khác nhau:

Theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình giáo dục - đào tạo nhằm hìnhthành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo địnhhướng mục đích đã chọn Như vậy, bồi dưỡng bao hàm cả quá trình giáo dục

và đào tạo nhằm trang bị tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và nhữngphẩm chất của nhân cách theo mục đích đã xác định Quá trình này diễn ra cảtrong nhà trường và trong thực tiễn xã hội Hoạt động đó không những cónhiệm vụ trang bị kiến thức, kỹ năng ban đầu mà còn có nhiệm vụ bổ sung,phát triển, hoàn thiện những tri thức, kỹ năng đã có

Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiệnthêm những cái đã có Nói cách khác, đây là những hoạt động nhằm bổ sung,phát triển, hoàn thiện, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và nhữngphẩm chất nhân cách Hiểu theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phận trongquá trình giáo dục - đào tạo, là khâu tiếp nối sau khi con người đã có nhữngtri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất nhất định

Mặc dù có những cách hiểu khác nhau, song về cơ bản, bồi dưỡng đượchiểu một cách phổ biến là quá trình làm tăng thêm, hoàn thiện thêm những cái

đã có trước đó

Trong luận văn này, với cách tiếp cận bồi dưỡng như là một hoạt động,một quá trình có mục đích rõ ràng nhằm bổ sung, phát triển, hoàn thiện trithức, kinh nghiệm, kỹ năng và những phẩm chất bảo đảm cho con người đápứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội ,

có thể quan niệm: Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở

Trang 21

trường TCCS nhân dân là những tác động thường xuyên, liên tục của lực lượng sư phạm tới giáo viên, nhằm trang bị, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ hoạt đông động sư phạm, giúp giáo viên phát triển nghề nghiệp để có thẻ thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà ngành cuãng như Nhà trường giao cho.

Năng lực sư phạm của giáo viên ở trường TCCS nhân dân được hìnhthành dựa trên nền tảng tổng hợp cấu trúc nhiều thành phần có mối quan hệ chặtchẽ, gắn bó với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn; tạo nênđặc điểm tâm lý cá nhân nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong các hoạt động

sư phạm, nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở trường TCCSnhân dân bao gồm nhiều nội dung, có thể khái quát ở các nội dung cơ bản sau:

Một là, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành cho giáo viên.

Năng lực dạy học, năng lực giáo dục dựa trên nền tảng khả năng amhiểu về tri thức bao gồm cả tri thức hiểu biết chung cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tự nhiên, về chính trị - xã hội, về quy luậtvận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người; tri thức khoa học vềgiáo dục con người, cũng như những tri thức chuyên sâu chuyên ngành Trithức hệ thống kỹ năng thực hành giảng dạy của nghề nghiệp dạy học cũng đòihỏi giáo viên ở trường TCCS nhân dân cần nắm vững Đây chính là điều kiện

để người giáo viên ở trường TCCS nhân dân hình thành phương pháp tư duykhoa học nhằm giải quyết sáng tạo các nội dung của hoạt động sư phạm

Tri thức là nội dung hàng đầu cần được bồi dưỡng nhằm hình thànhnăng lực dạy học cho giáo viên ở trường TCCS nhân dân Bởi lẽ hệ thống tri thức

là điều kiện gắn bó và kết hợp chặt chẽ với những kỹ xảo, kỹ năng và trithức còn là cơ sở để hình thành kỹ xảo, kỹ năng dạy học Mặt khác, khi kỹxảo, kỹ năng dạy học được hình thành sẽ giúp cho tri thức cũng được củng

cố vững chắc hơn Đây là một trong những nội dung cơ bản, cần thiết, cần

Trang 22

bồi dưỡng, đào tạo để đảm bảo cho người giáo viên ở trường TCCS nhândân hình thành, phát triển năng lực dạy học của mình.

Hai là, bồi dưỡng kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục cho giáo viên.

Hiện nay, do yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong điều kiện hội nhậpquốc tế, càng đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng người giáo viên ở trườngTCCS nhân dân không chỉ chuyên sâu về tri thức chuyên ngành mà song songvới đó là bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm rất được chú trọng với nhiều kỹ năngphong phú, đa dạng hơn Trên nền tảng hệ thống tri thức toàn diện bao gồm cảtri thức về kỹ xảo, kỹ năng dạy học, giáo dục để bồi dưỡng, rèn luyện cho giáoviên ở trường TCCS nhân dân thành thạo các kỹ năng chuẩn nghề nghiệp.Thực tế, năng lực dạy học chỉ được bộc lộ trong quá trình dạy học, qua kỹ xảo,

kỹ năng dạy học của người giáo viên, nhưng kỹ xảo, kỹ năng dạy học khônghoàn toàn đồng nhất với năng lực dạy học Kỹ năng có tính cụ thể, riêng lẻ cònnăng lực mang tính tổng hợp khái quát cao hơn Kỹ năng thể hiện sự vận dụngthành thạo, sáng tạo các tri thức vào trong hoạt động thực tiễn sư phạm củangười giáo viên Vì vậy, cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất, xây dựng nhiềutình huống sư phạm phong phú, tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục sao chongười giáo viên ở trường TCCS nhân dân có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ xảo,

kỹ năng dạy học nhằm từng bước hoàn thiên và phát triển kỹ năng dạy học,giáo dục Có thể nói kỹ năng dạy học, giáo dục biểu hiện khá rõ nét năng lựcdạy học của người giáo viên ở trường TCCS nhân dân Chính vì vậy, nội dungbồi dưỡng cần tập trung vào một số kỹ năng cụ thể như:

Nhóm kỹ năng chuẩn bị bài lên lớp, gồm có các kỹ năng cụ thể như: kỹ

năng tiếp cận thông tin, tích luỹ tư liệu và sử dụng thông tin cho bài lên lớp;

kỹ năng nắm bắt đối tượng học viên Công an nhân dân; kỹ năng thiết kế hoạtđộng dạy và học; kỹ năng xây dựng và sử dụng các tình huống dạy học, giáodục; kỹ năng thiết kế giáo án dạy học; kỹ năng phân tích mục tiêu môn học,bài học; kỹ năng sưu tầm, lựa chọn, sử dụng và thiết kế các đồ dùng dạy học

Trang 23

Nhóm kỹ năng tổ chức giờ dạy học trên lớp, bao gồm: kỹ năng đặt vấn

đề vào bài; kỹ năng vận dụng tổng hợp các phương pháp trong dạy học; kỹnăng sử dụng hợp lý các phương tiện, đồ dùng dạy học; kỹ năng trình bày cácvấn đề học tập; kỹ năng thiết lập và giữ mối liên hệ ngược trong quá trình dạyhọc; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sách, tài liệu học tập; kỹ năng tự điều khiểnphong cách, tác phong sư phạm; kỹ năng sử dụng bảng, phấn, viết bảng; kỹnăng đặt câu hỏi, nhận xét trả lời của học viên Công an nhân dân

Các kỹ năng nghiên cứu khoa học cơ bản như: kỹ năng thu thập, xử lý

thông tin, trích dẫn tài liệu, sử dụng số liệu nghiên cứu khoa học, vận dụng lýluận vào thực tiễn; sử dụng các thao tác phân tích, khái quát, tổng hợp kiếnthức đã thu thập trong quá trình học tập, nghiên cứu; kỹ năng trình bày, bảo

vệ kết quả nghiên cứu, trước tập thể

Đây cũng chính là những kỹ năng sư phạm cần thiết của người giáoviên ở trường TCCS nhân dân

Ba là, bồi dưỡng hệ thống nghiệp vụ sư phạm và những giá trị nghề nghiệp cho giáo viên

Với mục tiêu được bồi dưỡng để trở thành những người giáo viên ởtrường TCCS nhân dân có năng lực sư phạm tốt đáp ứng với hoạt động dạyhọc, giáo dục đối tượng là học viên Công an nhân dân Vì vậy, người giáoviên ở trường TCCS nhân dân không chỉ cần có tri thức, kỹ năng dạy học màcòn cần phải được trang bị hệ thống tri thức nghiệp vụ và những giá trịnghề nghiệp nhất định Trên cơ sở những tiêu chí cơ bản trong hệ giá trịcủa con người Việt Nam hiện nay như: các giá trị trí tuệ; các giá trị đạođức; các giá trị kinh tế - chính trị - xã hội; các giá trị thẩm mỹ; các giá trịthể lực Để xác định một cách khoa học các giá trị nghề nghiệp cốt lõi cầnbồi dưỡng cho giáo viên ở trường TCCS nhân dân

Bốn là, bồi dưỡng khả năng sư phạm và tư duy sáng tạo trong dạy học, giáo dục cho giáo viên.

Trang 24

Hoạt động dạy học, giáo dục của người giáo viên ở trường TCCS nhândân phải đảm bảo tính khoa học, tính nghệ thuật sư phạm trong dạy học, giáodục Có tư duy sư phạm cao ngay từ khâu thiết kế nội dung, lựa chọn hìnhthức, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với đối tượng Cho đến quátrình thực hành giảng dạy thể hiện óc tinh tế, sự sáng tạo trong tất cả các hoạtđộng diễn ra trên lớp học

1.1.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

ở trường trung cấp Cảnh sát nhân dân

Có nhiều cách giải nghĩa khác nhau về quản lý Theo Từ điển Giáo dụchọc, quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành vàđạt được mục đích của tổ chức Còn theo Theo Tâm lý học quản lý: Quản lýđược coi như là sự kết hợp của quản và lý Quản bao gồm sự coi giữ, tổ chức,điều khiển, trông nom và theo dõi Lý được hiểu là lý luận về sự phân biệtphải trái, sự sửa sang, sắp xếp, thanh lý, sự dự đoán cùng sự tạo ra thiết chếhành động để đưa hệ vào sự phát triển Theo cách hiểu này, quản lý là “ lýluận về sự cai quản” Chức năng của quản lý là lãnh đạo, tham mưu và thừahành Nếu người quản lý chỉ lo “quản” mà coi nhẹ “lý” thì tổ chức sẽ trì trệchậm phát triển; còn ngược lại thì dễ rơi vào thế mất cân bằng Vì thế trong

“quản” phải có “lý’, trong “lý” phải có “quản”, “quản và lý” phải đi đôi vớinhau Quản lý là yếu tố tạo nên sự ổn định để phát triển của hệ thống trên lộtrình tiến tới trạng thái mới có chất lượng cao hơn

Như vậy, có thể hiểu quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởng củachủ thể quản lý tới khách thể quản lý thông qua việc thực hiện các chức năngquản lý, bằng những công cụ và phương pháp mang tính đặc thù nhằm đạtđược mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống “Quản lý không chỉ là một khoahọc mà còn là nghệ thuật”, và “hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa

có tính chủ quan, vừa có tính pháp luật của nhà nước, vừa có tính xã hội rộng

Trang 25

rãi; chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất” Quản lý có cácchức năng cơ bản là duy trì và phát triển Bất kỳ một hoạt động tập thể nàocũng cần phải quản lý.

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế xã hội, cácchính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằmtạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng

Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người nó được thực hiện mộtcách tự giác, nó tồn tại, vận động, phát triển với tư cách là một hệ thống Cũngnhư quản lý nói chung, quản lý giáo dục cũng có rất nhiều quan điểm khácnhau, quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổinhững mục đích của mình Quản lý giáo dục là những tác động tự giác của chủthể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng

và hiệu quả các mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội yêu cầu

Quản lý giáo dục là sự tác động chủ đích, có căn cứ khoa học, hợpquy luật và phù hợp các điều kiện khách quan… của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảmbảo các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục đạt được các mục tiêugiáo dục đã đề ra với chất lượng, hiệu quả cao nhất

Năng lực sư phạm của giáo viên ở trường TCCS nhân dân là một loạihình năng lực nghề nghiệp chuyên biệt và bị quy định bởi nhiều yếu tố Đểnăng lực sư phạm được hình thành, phát triển vững chắc cần phải được bồidưỡng một cách thường xuyên, khoa học với nhiều con đường, cách thức,biện pháp khác nhau nhằm tác động vào nhận thức và hành động của giáoviên ở trường TCCS nhân dân

Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Quản lý hoạt động bồi dưỡng

năng lực sư phạm cho giáo viên ở trường TCCS nhân dân là những tác động thường xuyên, liên tục của chủ thể quản lý đến hoạt động bồi dưỡng năng lực

Trang 26

sư phạm cho giáo viên làm cho hoạt động này diễn ra đúng kế hoạch, đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra nhằm giúp giáo viên hoàn thiện tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, tư duy, phương pháp sư phạm, hệ giá trị và nâng cao phẩm chất nghề nghiệp sư phạm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học ở trường TCCS nhân dân.

Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở Trường TCCSnhân dân có những đặc trưng cơ bản như sau:

Một là: Mục đích quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho

giáo viên ở trường TCCS nhân dân nhằm hoàn thiện các nhân tố nền tảng củanăng lực dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học ở người giáo viên ở trườngTCCS nhân dân

Hai là: Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho

giáo viên ở trường TCCS nhân dân là cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: bangiám hiệu, các cơ quan, các lực lượng sư phạm, đứng đầu là hiệu trưởngNhà trường và bản thân giáo viên được bồi dưỡng cũng chính là chủ thể quản

lý với tư cách là quản lý hoạt động tự bồi dưỡng năng lực sư phạm

Ba là: Đối tượng được bồi dưỡng là giáo viên và hoạt động bồi dưỡng

năng lực sư phạm cho giáo viên ở Trường TCCS nhân dân

Bốn là: Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm là toàn diện bao

gồm; tri thức, kỹ năng, tư duy sư phạm, hệ giá trị nghề nghiệp, chuẩn mựcđạo đức của người giáo viên ở trường TCCS nhân dân

Năm là: Phương thức quản lý bồi dưỡng được thực hiện thông qua quá

trình tập huấn, chuẩn hóa, kết hợp với tổ chức các hoạt động sư phạm khácnhằm bồi dưỡng, chuẩn hóa cho đội ngũ giáo viên ở trường TCCS nhân dân

1.2 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở trường trung cấp Cảnh sát nhân dân

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là mộtcông việc quan trọng trong công tác quản lý giáo viên của các trường

Trang 27

TCCS nhân dân Là hoạt động thường xuyên với mục tiêu củng cố, và trang

bị cho giáo viên những tri thức hiểu biết chuyên môn và những kỹ năng sưphạm để họ thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và dạy học của mình Chính vìvậy, cần phải xác định quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sưphạm cho giáo viên ở trường TCCS nhân dân bảo đảm tính khoa học, chặtchẽ, hiệu quả bao gồm:

1.2.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

Trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng, cần xác định nhu cầu bồi dưỡng củagiáo viên Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi như: Nhữngkiến thức, kỹ năng sư phạm nào cần thiết cho vị trí giáo viên TCCS nhân dân?Những kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết nào mà giáo viên hiện có?Những kiến thức, kỹ năng sư phạm còn thiếu của giáo viên? Những khóa họcnào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng sư phạmcho giáo viên ?

Để nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng cần sử dụng các phương pháp: 1) Phântích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực; 2) Phântích công việc, Phân tích đánh giá thực hiện công việc; 3) Điều tra khảo sát bồidưỡng (Phiếu khảo sát, Thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia) Thông thường, người

ta thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu bồi dưỡng như sau:

Một là làm rõ các yêu cầu, xác định vấn đề bồi dưỡng, quyết định đưa ra

những nhiệm vụ mới, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với bồi dưỡng

Hai là lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu bồi dưỡng, phân tích

nhu cầu bồi dưỡng

Ba là đánh giá thực trạng về thực hiện công việc.

Bốn là xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và

những hành vi sai lệch

Năm là xác định nhu cầu bồi dưỡng.

Sáu là xác định các mục tiêu và nội dung bồi dưỡng.

Trang 28

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: Mụctiêu kế hoạch? Nội dung là gì? Ai thực hiện? thời gian và địa điểm tiến hành?Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá như thế nào?

Người ta đưa ra các công việc cần thực hiện trong thiết kế chương trìnhbồi dưỡng như sau: 1) Liệt kê những mục tiêu đối với chương trình bồidưỡng; 2) Xem xét về số lượng học viên, nghiên cứu lấy ý kiến của họ vềchương trình; 3) Liệt kê những cách thức, hoạt động để đạt được mục tiêu; 4)Quyết định loại hình thức bồi dưỡng: tại khoa (bồi dưỡng trong công việc)hay tập trung ngoài khoa; 5) Quyết định hình thức phương pháp bồi dưỡng -như huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn…; 6) Thảo luận về chương trình, kếhoạch với những người liên quan, với chuyên gia, học viên và những ngườilãnh đạo quản lý họ; 7) Hoàn thiện chương trình

Do đó, để thực hiện kế hoạch bồi duỡng, cần phân tích kế hoạch bồidưỡng thành các công việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tậphọc viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phốichương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá,báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán

Việc lập kế hoạch nhằm xác định và hình thành mục tiêu đối với hoạtđộng bồi dưỡng, xác định và đảm bảo chắc chắn về các nguồn lực phục vụ hoạtđộng bồi dưỡng giáo viên Từ đó, lựa chọn các phương án, biện pháp tốt nhấtphù hợp với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt

Bản kế hoạch bồi dưỡng phải được sự thống nhất cao, nên để làm đượcđiều đó, người quản lý cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hoạch định kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cần đạt;

Thứ hai: Lựa chọn các biện pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực

tế của của Trường, của khoa, bộ môn;

Thứ ba: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong suốt năm học (kế hoạch

năm học đã được cụ thể hóa thành từng học kì, từng tháng và tuần)

Trang 29

Phải cụ thể hóa trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra để có kế hoạch cụ thể phùhợp với từng loại hình bồi dưỡng như: Bồi dưỡng tập trung ngắn ngày, bồidưỡng theo chuyên đề Như vậy, có thể hiểu, chức năng kế hoạch hoá là việcđưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ cácbước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới mục tiêucủa tổ chức.

1.2.2 Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

Mục tiêu bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực năng lực

sư phạm của giáo viên Mục tiêu của quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giáo viên ở các trường TCCS nhân dân nhằm tạo dựng môitrường và những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồidưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên vànâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học viên, chất lượng nghiên cứu khoahọc của giáo viên

Quản lý nội dung, chương trình bồi dưỡng nhằm hướng đến việc nângcao kiến thức và kỹ năng thực hành, cập nhật công nghệ thông tin để sử dụngtrong quá trình dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học của giáo viên Nộidung phải tập trung vào những kiến thức mới và các phương pháp, cách thức

tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non Các nội dung bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giáo viên cần được xây dựng dựa trên các văn bản của Bộ GD&ĐT

và nhu cầu của người học: Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên (chưađược đào tạo sư phạm) trong các Trường Trung cấp chuyên nghiệp theo Thông

tư số 10/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo) [43] và các quy định của Bộ Công an về chuẩn đội ngũ giáo viên cáctrường Công an nhân dân; đồng thời, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giáo viên cập nhật kiến thức thông qua các Dự án, Đề án nâng caonăng lực nghề nghiệp của giáo viên các trường TCCS nhân dân

Trang 30

Các chủ thể quản lý cần xác định và quản lý chặt chẽ các nội dung,chương trình, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáoviên, tập trung ở hai loại hình chính:

Quản lý bồi dưỡng thường xuyên: thường xuyên cập nhật các văn bản,

thông tư của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an về nâng cao năng lực sư phạm chogiáo viên Đồng thời phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng, Nhà nước; kế hoạch đào tạo trong năm học; các vấn đềchuyên môn, nghiệp vụ; trao đổi kinh nghiệm các hoạt động dạy học và giáodục trong nhà trường

Quản lý bồi dưỡng nâng cao: quản lý các hoạt động bồi dưỡng theo yêu

cầu công việc và nghề nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sưphạm, năng lực thực hành hoặc các tiêu chuẩn quy định của chức danh cao hơn

1.2.3 Xây dựng đội ngũ giảng viên được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên ở trường trung cấp cảnh sát nhân dân

Để công tác bồi dưỡng cho giáo viên thu được hiệu quả cao như mongđợi thì nhà QLGD cần phải xây dựng đội ngũ báo cáo viên vững vàng vềnghiệp vụ và giỏi về chuyên môn Giáo viên tham gia giảng dạy ở các lớpbồi dưỡng năng lực sư phạm phải có trình độ chuyên ngành, thâm niên vàkinh nghiệm về dạy nghề; có trình độ ngoại ngữ, tin học; phải thành thạotrong các khâu xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình bài giảng, soạngiáo án và kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; phải biết đổi mới phương phápgiảng dạy và thiết lập được kế hoạch dạy học khả thi Đội ngũ báo cáo viên cóthể là những giáo viên giỏi cùng với các đồng chí lãnh đạo khoa, bộ môn, BanGiám hiệu nhà trường xây dựng chương trình, lựa chọn hình thức và phươngpháp bồi dưỡng, tham gia đánh giá nhu cầu cũng như kết quả bồi dưỡng nănglực sư phạm cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dụctrong nhà trường Các giảng viên có thể tham gia phụ trách từng học phần đối

Trang 31

với các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Thông tư 10/TT-BGDĐT ngày

28 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [43] Giáo viên có kinhnghiệm sư phạm có thể được phân công bồi dưỡng những giáo viên chưa cókinh nghiệm, dạy mẫu trong các hoạt động sư phạm

1.2.4 Lựa chọn hình thức và tổ chức hoạt động bồi dưỡng

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng là chức năng được tiến hành sau khilập xong kế hoạch nhằm chuyển hoá những mục đích, mục tiêu bồi dưỡnggiáo viên được đưa ra trong kế hoạch thành hiện thực Nhờ đó mà tạo mốiquan hệ giữa các đơn vị trường học, các bộ phận liên quan trong hoạt độngbồi dưỡng giáo viên được liên kết thống nhất, chặt chẽ và nhà quản lý có thểđiều phối các nguồn lực phục vụ ngày một tốt hơn cho công tác bồi dưỡng.Nội dung tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp các nguồn nhân lực theonhững cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra

Bồi dưỡng theo hình thức tập trung, định kỳ: tổ chức bồi dưỡng theo

khoá dài ngày hay theo từng đợt ngắn hạn theo cơ sở đào tạo hay cơ sở bồidưỡng giáo viên giúp giáo viên có thể cập nhật tri thức mới một cáchthường xuyên

Bồi dưỡng tại chỗ: bồi dưỡng ngay tại nhà trường mà giáo viên công

tác Trong đó giáo viên tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng là chủ yếu dựatrên các tài liệu của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an cũng như của nhà trường cungcấp Đồng thời kết hợp với thảo luận, dự giờ rút kinh nghiệm qua thực tiễngiảng dạy theo tổ, nhóm

Bồi dưỡng từ xa: thông qua các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ

trợ bồi dưỡng tại chỗ

Bồi dưỡng theo hình thức tự nguyện

Kết hợp giữa hai hình thức: học tập trung và tự học.

Thông thường trong 1 năm học nên thực hiện quản lý theo hình thứctập trung ít nhất 1 lần Còn đối với hình thức bồi dưỡng tự nguyện, cán bộ

Trang 32

quản lý nên khuyến khích giáo viên thường xuyên tự bồi dưỡng để nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho quá trình GD&ĐT.

1.2.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

Kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nóichung và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên nói riêng Thông quakiểm tra, cán bộ quản lý giáo dục đánh giá được thành tựu của hoạt động bồidưỡng giáo viên để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thứcbồi dưỡng cho phù hợp và đúng hướng

Đánh giá bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: Có đạt mục tiêukhông? Nội dung có phù hợp không? Chương trình có phù hợp không? Giáoviên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình bồi dưỡng không? Học viên

có tham gia vào quá trình bồi dưỡng không? Công tác tổ chức có tốt không?Học viên học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực

tế công việc không? Hiệu quả của chương trình bồi dưỡng?

Nội dung kiểm tra diễn ra trong toàn bộ quá trình quản lý, là quá trìnhđánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêucủa tổ chức Nội dung kiểm tra bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:

Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ

kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến;

Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong kế hoạch đã đạt được;

Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc

Cán bộ quản lý cần nắm vững được nội dung chương trình bồi dưỡng,trên cơ sở đó có phương pháp quản lý phù hợp, đảm bảo số giờ lý thuyết, thựchành trên lớp, bài tập của học viên Đồng thời xây dựng các tiêu chí kiểm tra,

từ đó đánh giá chất lượng bồi dưỡng cho giáo viên

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên được hiểu là việc thực hiện cácchức năng quản lý trong quá trình bồi dưỡng Việc làm này đòi hỏi tính linh

Trang 33

hoạt cao và môi trường hoạt động thuận lợi Việc tăng cường quản lý hoạtđộng bồi dưỡng giáo viên được thể hiện ở một số mặt như: tăng cường giáodục nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết của công tácbồi dưỡng, quy hoạch bồi dưỡng kế hoạch theo hướng chuẩn hoá, đồng bộhoá và hiện đại hoá, cải tiến nội dung chương trình, phương pháp và hình thứcbồi dưỡng; tăng cường các điều kiện về nguồn lực cho công tác bồi dưỡng vàhoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý công tác bồi dưỡng giáoảng viên trên cơ

sở vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả cácphương tiện quản lý và thực hiện tốt các chức năng quản lý trong hoạt độngbồi dưỡng giáo viên

1.3 Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở trường trung cấp Cảnh sát nhân dân

1.3.1 Tác động từ mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

Mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng là nhân tố quyết định nănglực sư phạm của giáo viên Thực chất, đây là những tác động toàn diện, sâusắc tới toàn bộ quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm chogiáo viên, tới nhận thức và hành động của chủ thể quản lý và đối tượng quản

lý Đồng thời, định hướng, điều khiển, chỉ đạo việc xác lập và thực hiện cácbiện pháp quản lý bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên Do

đó, cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng mà lựa chọncách tiếp cận phù hợp, xác định biện pháp quản lý chính xác và hiệu quả

Sự phát triển mới của nhiệm vụ GD&ĐT, nghiên cứu khoa học và xâydựng nhà trường đang có sự vận động và đặt ra yêu cầu mới Đặc điểm nàytác động không nhỏ tới công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạtđộng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên nói riêng Những phát triểnmới vừa có tính hiện thực vừa có tính dự báo, bao hàm cả thuận lợi, khó khăn

và những thách thức mới đặt ra cho công tác quản lý Cụ thể: Trong bối cảnh

Trang 34

phát triển nhiệm vụ chung của Nhà trường, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cóquan hệ mật thiết, khăng khít với công tác GD&ĐT, tác động tới nhận thức,nhiệm vụ quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

1.3.2 Tác động từ thực trạng chất lượng năng lực sư phạm của giáo viên các trường trung cấp Cảnh sát nhân dân

Hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học là những hoạt động cơ bản,chủ chốt thể hiện nhiệm vụ chính của giáo viên của trường trung cấp Cảnh sátnhân dân Chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giáo viên được đánhgiá bằng chất lượng bài soạn, tài nghệ sư phạm, hoạt động giảng bài, phươngpháp quản lý, kinh nghiệm thực tiễn, uy tín nghề nghiệp của giáo viên trong quátrình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học nói chung Chất lượnggiảng dạy, nghiên cứu khoa học còn phụ thuộc vào nghệ thuật điều khiển củagiáo viên đối với sự tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động nhận thức, tiếpthu bài giảng, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng thực hành của họcviên; dẫn dắt học viên biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tựhọc, tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách

Thực trạng năng lực sư phạm của giáo viên của trường trung cấp Cảnhsát nhân dân là cơ sở thực tiễn để các chủ thể quản lý xây dựng kế hoạch đàotạo lại, bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên Những nội dungcủa kế hoạch bồi dưỡng như việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháphình thức đều phải căn cứ vào thực lực năng lực sư phạm hiện tại của giáoviên Các chủ thể quản lý phải căn cứ vào trình độ hiện thời của giáo viên củatrường trung cấp Cảnh sát nhân dân để lựa chọn nội dung, phương pháp vàhình thức bồi dưỡng cho phù hợp Đảm bảo các nội dung bồi dưỡng thiếtthực, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của giáo viên Hình thức

và phương pháp bồi dưỡng một mặt phải tiếp cận với các phương pháp tiêntiến hiện đại để vừa trang bị tri thức cho giáo viên vừa cung cấp cho họ nhữngphương pháp, hình thức dạy học mới, giúp cho họ những cách thức để có thể

Trang 35

vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại ở khu vực và trên thếgiới vào thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục và nghiên cứu khoa học củagiáo viên của trường trung cấp Cảnh sát nhân dân Phương pháp và hình thứcdạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học phải phù hợp với trình độ, nhận thứccủa giáo viên Chính vì vậy, nội dung, phương pháp hình thức bồi dưỡng lànhững vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lượng của quá trình bồidưỡng nhưng lại phụ thuộc, chịu sự tác động của trình độ năng lực sư phạmhiện tại của giáo viên của trường trung cấp Cảnh sát nhân dân Do đó, quản lýhoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên cần phải nghiên cứu đếnyếu tố này Đồng thời, kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viêncủa trường trung cấp Cảnh sát nhân dân còn phụ thuộc cả vào số lượng hiệnthời của giáo viên Do vậy, khi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiệnbồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên của trường trung cấp Cảnh sátnhân dân, các chủ thể quản lý giáo dục phải tính toán để đảm bảo mộtcách hợp lý số lượng giáo viên được đi bồi dưỡng.

1.3.5 Tác động từ các điều kiện bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trường trung cấp Cảnh sát nhân dân

Cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm cho giảng dạy, học tập

và quản lý là một trong những thành phần cơ bản có tác động quan trọng đếnquản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trường trungcấp Cảnh sát nhân dân Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật được thực hiệnthống nhất theo quy chuẩn bảo đảm GD&ĐT Ở các trường trung cấp CSND,điều kiện bảo đảm thường xuyên gặp phải những khó khăn nhất định Nhữngnăm qua, mặc dù các trường đã có nhiều biện pháp khắc phục khó khăn như:thường xuyên rà soát và giải quyết những vấn đề cấp bách, nổi cộm, nhữngvấn đề bức xúc nhất; tiếp tục để trình việc tăng cường bổ sung cơ sở vật chất

và các điều kiện bảo đảm khác Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiềukhó khăn, đây chính là nhân tố tác động sâu sắc tới hoạt động bồi dưỡng và

Trang 36

quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trường trungcấp Cảnh sát nhân dân Hiện nay các trường xác định chủ trương: “Quan tâmchỉ đạo chặt chẽ với tinh thần bảo quản giữ tốt, dùng bền của cán bộ, giáoviên, học viên toàn trường Đồng thời có kế hoạch mua sắm trang thiết bị, cơ

sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên thườngxuyên Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách, cần phát huy trítuệ, tinh thần tự lực, tự làm của chính đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao

chất lượng dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học của giáo viên

Ngoài ra, hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên còn chịu ảnhhưởng của các yếu tố khác như địa bàn, thời gian, thời điểm,… Do vậy, trongquá trình quản lý cần chú trọng tới các vấn đề như: Định hướng nội dung bồidưỡng; ngăn ngừa lệch lạc thông tin trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên.Một đội ngũ giáo viên mạnh phải đảm bảo đủ số lượng, chuẩn về trình

độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu và được sắp xếp hợp lý Trong đó mọi giáoviên đều phải có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, yêu nghề

Để tạo ra sức mạnh đội ngũ, ngoài sự nỗ lực của mỗi giáo viên, nhà quản lýphải biết khéo léo tác động để phát huy nội lực, liên kết sức mạnh của mỗigiáo viên thành sức mạnh đội ngũ Có thể nói, chất lượng đội ngũ giáo viênphản ánh trung thực hiệu quả của công tác quản lý và trình độ, năng lực củanhà quản lý giáo dục

Có nhiều yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, trong đó việcthường xuyên chăm lo bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ vàhành vi thái độ,… trên cơ sở đề cao vai trò bồi dưỡng của cơ sở và tạo điềukiện để giáo viên tự bồi dưỡng là yếu tố quyết định Trách nhiệm này thuộc

về nhà quản lý Nói cách khác, tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng giáoviên có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,sức mạnh của đội ngũ giáo viên phản ánh hiệu quả việc quản lý công tácbồi dưỡng giáo viên

*

Trang 37

Năng lực sư phạm của giáo viên ở trường TCCS nhân dân là yếu tốquyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục đào tạo của cáctrường TCCS nhân dân Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm chogiáo viên ở trường TCCS nhân dân là góp phần tạo cho họ có tay nghề cao, cóchuyên môn vững vàng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đápứng với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong xu thế toàncầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường TCCS nhân dân nóichung và giáo viên ở Trường ở trường TCCS nhân dân VI vẫn chưa đáp ứngđược yêu cầu thực tế Về cơ bản, năng lực sư phạm của giáo viên ở trườngTCCS nhân dân còn nhiều hạn chế Do đó, quản lý hoạt động bồi dưỡng nănglực sư phạm cho đội ngũ này cần được các cơ quan chức năng hết sức quantâm và tiến hành thường xuyên

Việc luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực sư phạm, bồidưỡng năng lực sư phạm và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạmcho giáo viên ở trường TCCS nhân dân là điều kiện cần thiết làm cơ sởnghiên cứu, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những ưu điểm vàbất cập trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ởTrường TCCS nhân dân VI Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lýhoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở TrườngTCCS nhân dân VI Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo ở bậc học này

Trang 38

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP

CẢNH SÁT NHÂN DÂN VI 2.1 Khái quát về Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

Trường TCCS nhân dân VI được thành lập ngày 04/3/2008 theo Quyếtđịnh số 219/2008/QĐ-BCA (X13) với 21 đơn vị khoa, phòng bộ môn, trungtâm Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Xâydựng lực lượng CAND (nay là Tổng cực Chính trị CAND) và sự giúp đỡ củachính quyền nhân dân địa phương, Ban Giám hiệu Nhà trường đã có nhiềuchủ trương, công tác kiên quyết mạnh bạo, khoa học cùng với sự đoàn kết cốgắng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên cũng như học viên toàn trường,Trường TCCS nhân dân VI đã dần vượt qua khó khăn ban đầu để hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao

Sự ra đời của Trường TCCS nhân dân VI là một giải pháp chiến lược,mang tính lâu dài nhằm kịp thời bổ sung một đội ngũ cán bộ Thi hành án hình

sự và Hỗ trợ tư pháp được đào tạo chính quy, có tay nghề thực hành cao, đápứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nóichung và công tác cải cách tư pháp trong tình hình mới nói riêng

Nhà trường có chức năng đào tạo bậc trung cấp ngành Cảnh sát thihành án và hỗ trợ tư pháp cho Tổng cục VIII và Công an các đơn vị trực

thuộc Bộ và Công an các địa phương trên phạm vi toàn quốc (trong đó có tỷ

lệ Nữ cảnh sát là 10%); đào tạo tập trung với 05 chuyên ngành: Cảnh sát vũ

trang bảo vệ trại giam; Cảnh sát Trinh sát trại giam; Cảnh sát Giáo dục và cảitạo phạm nhân; Cảnh sát Quản lý đối tượng trong trại tạm giam nhà tạm giữ;Cảnh sát Hỗ trợ tư pháp

Về cơ cấu tổ chức: Nhà trường gồm có: Ban Giám hiệu: 06 đ/c; 21 đơn

vị trực thuộc

Trang 39

Về quy mô đào tạo: 3000 học viên.

Nhà trường có các Hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng hoạt động trên tất

cả các lĩnh vực chuyên môn gồm: Hội đồng khoa học giáo dục đào tạo; Hộiđồng tuyển dụng cán bộ giáo viên; Hội đồng xét chức danh giáo viên; Hộiđồng tuyển sinh; Hội đồng thi đua khen thưởng và một số Hội đồng chuyênmôn khác

Hệ thống các tổ chức đoàn thể: Tổ chức Đảng; Đoàn Thanh niên; HộiPhụ nữ; Công đoàn

Về đội ngũ giáo viên: Tính đến năm học 2017 - 2018, số cán bộ quản

lý, chuyên viên tại các phòng và giáo viên cơ hữu là 246 Trong đó tổng sốgiáo viên là 155; cán bộ phòng ban là 91 cán bộ, chuyên viên Số lượng giáoviên và trình độ chuyên môn của giáo viên được thể hiện rõ trong bảng 2.1sau đây:

Bảng 2.1 Thống kê số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên Trường TCCS

nhân dân VI năm học 2017 - 2018

T

Trình độ, học hàm, học vị Giáo

sư PGS TS Thạc sỹ nhân Khác Cử

3 Khoa Giáo dục và cải tạo phạm nhân 20 12 8

4 Khoa Quản lý, giam giữ đối tượng trong trại tạm giam, nhà tạm giữ 10 9 1

6 Bộ môn Lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn 26 2 10 14

10 Bộ môn Quân sự võ thuật, Thể dục thể thao 22 3 19

(Nguồn phòng Phòng Quản lý đào tạo, tháng 4/2018)

Với tổng số 155 giáo viên trong trường thì hiện nay có 4 giáo viên làtiến sĩ (chiếm 2,6%); 77 giáo viên là thạc sĩ (chiếm 49,7%) và vẫn còn 74 giáo

Trang 40

viên là cử nhân (chiếm 47,7%) Điều đó cho thấy số giáo viên trong trường cótrình độ chuyên môn cao chiếm tỷ lệ lớn, song vẫn còn 47,7% giáo viên ởtrình độ cử nhân Nhà trường vẫn đang khuyến khích, tạo điều kiện để cácgiáo viên nghiên cứu, học tập và nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

2.2 Thực trạng năng lực sư phạm và hoạt động bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giáo viên ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

2.2.1 Thực trạng về số lượng giáo viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn

Tìm hiểu thực trạng về số lượng giáo viên của Trường TCCS nhân dân

VI đã qua đào tạo, bồi dưỡng năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ,chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra, tổng kết hồ sơ chuyên môn của 155giáo viên và thu được kết quả như sau:

Hình thức bồi dưỡng (%)

6.5 %

100 % 93.5 %

Chứng chỉ NVSP T ập huấn, bồi dưỡng NLSP

Đã qua đào tạo, bồi dưỡng

Biểu đồ 2.1 Thực trạng về sơ lượng giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng về

năng lực sư phạm Theo kết quả khảo sát, số lượng giáo viên tốt nghiệp từ các trường đạihọc sư phạm chiếm 6,5%, số giáo viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là93,5% Điều đó cho thấy số giáo viên có trình độ đại học sư phạm còn thấp,trong khi đó số giáo viên không tốt nghiệp từ các trường đại học sư phạm

Ngày đăng: 06/01/2019, 16:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w