công tác Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế đã được lãnh đạo và công chứcthuế của Chi cục thuế quận Tây Hồ xác định là một trong những nhiệm vụtrọng tâm trong công tác quản lý thu thuế.Tron
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ quantrọng để thực hiện các mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội,bảo đảm an sinh xã hội và tăng phúc lợi cho người dân Để phấn đấu hoànthành nhiệm vụ thu ngân sách được giao, hàng năm ngành thuế Hà Nội đãphấn đấu quyết liệt, vượt qua khó khăn, triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiềubiện pháp quản lý thu, huy động được nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách.Đồng thời, ngành thuế Hà Nội đã tích cực tham gia và triển khai kịp thời cácchính sách của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vàngười nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh và tuân thủ chínhsách pháp luật thuế Ngành thuế Hà Nội không những đóng góp cho sự pháttriển của Thủ đô mà còn góp phần cho cả sự nghiệp phát triển của toàn ngànhthuế cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung
Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam vừa thoát ra khỏi sự ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế toàn cầu Tuy vậy, hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp còn gặp không ít khó khăn, một số doanh nghiệp không thực hiệnđúng thời thời hạn nộp thuế theo quy định của luật quản lý thuế, dẫn đếnnhững nợ đọng thuế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụthu ngân sách nói trên Và tại Chi cục thuế quận Tây Hồ, thành phố Hà Nộicũng không nằm ngoài thực trạng đó Trong thời gian vừa qua, hiện tượng nợđọng thuế, chây ỳ trong việc nộp thuế của các doanh nghiệp đã gây khó khăntrong công tác quản lý thu thuế của Chi cục Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cho
cơ quan thuế của quận là làm thế nào để quản lý thuế tốt hơn nhằm nâng cao
ý thức tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp vàtăng cường nguồn thu vào ngân sách Nhà nước Vì vậy, ngay từ đầu năm,
Trang 2công tác Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế đã được lãnh đạo và công chứcthuế của Chi cục thuế quận Tây Hồ xác định là một trong những nhiệm vụtrọng tâm trong công tác quản lý thu thuế.
Trong quá trình thực tập tại Chi cục thuế quận Tây Hồ, nhận thức đượcvấn đề trên cùng kiến thức đã học ở trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo và các cán bộ của Chi cục Thuế quận Tây Hồ, đặc biệt là các chú, anhchị tại Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế, em đã đi sâu nghiên cứu và lựachọn đề tài : “Thực trạng và các giải pháp tăng cường công tác Quản lý nợ
và Cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Chi cục thuế quận Tây Hồ” làm đề tài
Luận văn tốt nghiệp cho mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài Luận văn tốt nghiệp là đi nghiên cứu thựctrạng của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn quản lý củaChi cục thuế quận Tây Hồ, từ đó kiến nghị một số giải pháp để khắc phụcnhững tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuếtrên địa bàn
3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Đề tài Luận văn tốt nghiệp tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuếnói chung, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nói riêng trên địa bànquận Tây Hồ, do Chi cục thuế quận Tây Hồ quản lý trong thời gian từ năm
2009 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài Luận văn tốt nghiệp đã sử dụng các phương pháp nghiên cứutruyền thống như phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đánh giá, quy nạp,diễn dịch trên cơ sở vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử của để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
Trang 35 Kết cấu của đề tài
Đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về công tác Quản lý nợ thuế và Cưỡng chế nợ thuế
Chương 2: Thực trạng công tác Quản lý nợ thuế và Cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế quận Tây Hồ.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý nợ thuế và Cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn quận Tây Hồ.
Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên trong quá trình nghiêncứu không tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung và phương pháp
Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộthuế và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ
THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ
VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
1.1.1 Nợ thuế và các ảnh hưởng của nợ thuế
1.1.1.1 Khái niệm nợ thuế
Nợ thuế là hiện tượng người nộp thuế không nộp đầy đủ và đúng hạn sốthuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế
Một số thuật ngữ liên quan đến khái niệm nợ thuế nêu trên cần tìm hiểuthêm bao gồm:
+ Số thuế nợ: Là số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật nhưng
chưa được nộp vào NSNN
+ Khoản nợ: Là số tiền thuế nợ được cơ quan có thẩm quyền xác định tại
một thời điểm theo từng lần phát sinh phải nộp của một NNT tương ứng vớimột khoản thuế nhất định
+ Mức nợ: Là tiền thuế nợ của NNT tại một thời điểm ở một ngưỡng nhất
định
+ Tuổi nợ: Là khoảng thời gian liên tục tính từ thời điểm bắt đầu nợ phát
sinh đến thời điểm khoản nợ đó được cơ quan thuế thống kê nó
+ Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với một khoản nợ thuế: Là ngày tiếp theo
ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế
+ Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản nợ thuế: Là ngày tiếp
theo ngày khoản nợ được nộp vào ngân sách nhà nước; hoặc ngày có hiệu lực
Trang 51.1.1.2 Phân loại nợ thuế
Phân loại nợ thuế là việc phân chia nợ thuế thành những nhóm khác nhautheo những tiêu thức nhất định Hiện nay, việc phân loại nợ thuế được phânloại theo các tiêu thức chính là thời gian nợ, nội dung nợ, khả năng thu hồi nợ,tính chất nợ, đối tượng nợ, sắc thuế nợ Cụ thể, việc phân loại nợ thuế đượcthể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Phân loại nợ thuế
Thời gian nợ - Nợ trong hạn
- Nợ quá hạn
Nội dung nợ
- Nợ thuế, phí thông thường
- Nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm tra
Đối tượng nợ
- Nợ thuế của DN Nhà nước
- Nợ thuế của DN có vốn đầu tư nước ngoài
- Nợ thuế của DN dân doanh
- Nợ thuế của hộ kinh doanh cá thế
- Nợ thuế thu nhập của cá nhân
1.1.1.3 Ảnh hưởng của việc nợ thuế
Có thể xem xét ảnh hưởng của nợ thuế dưới những khía cạnh dưới đây:
+ Đối với việc chấp hành pháp luật thuế
Nợ thuế có thể được xem như một tiêu chí đánh giá ý thức chấp hànhnghĩa vụ nộp thuế của NNT có tốt hay không Thông qua việc xem xét tình
Trang 6hình nợ thuế của một chủ thể kinh tế thì có thể thấy được ý thức tuân thủ phápluật thuế của chủ thể đó Những chủ thể kinh doanh có ý thức tốt trong thựchiện nghĩa vụ thuế thể hiện qua việc nộp thuế đúng thời hạn, tình trạng nợthuế ít khi xảy ra Tuy nhiên, cần phải xem xét sự tác động tới từng NNT ởnhiều mặt Đối với NNT mà có ý thức tự giác tuân thủ đúng pháp luật, kinhdoanh có hiệu quả, có năng lực tài chính thì đấy là yếu tố đảm bảo cho việcnộp thuế đúng quy định của pháp luật và sẽ giảm thiểu được nợ thuế, ngượclại nếu điều kiện khách quan ảnh hưởng gây khó khăn tới tình hình tài chínhcủa NNT thì việc thực hiện nghĩa vụ thuế kịp thời là không thể và nợ thuế làtất yếu sẽ xảy ra.
Như vậy, dựa vào tình trạng nợ thuế mà có thể đánh giá được việc chấphành pháp luật thuế của NNT tốt hay chưa tốt để từ đó có thể đề ra nhữngbiện pháp xử lý phù hợp
+ Đối với nguồn thu ngân sách
Việc nợ đọng thuế kéo dài của các đơn vị, DN, hộ kinh doanh đã gây ảnhhưởng rất lớn tới hoạt động thu ngân sách Một thực trạng thường xuyên xảy
ra là các chủ thể kinh tế luôn tìm mọi cách chiếm dụng tiền thuế, trì hoãn thựchiện nghĩa vụ thuế và nhất là tình trạng chây ỳ của một số đối tượng nợ tiềnthuế Và những tồn động kéo dài trong việc thu hồi nợ thuế đó đã trở thànhvấn đề cấp thiết cần giải quyết trong công tác thực hiện tăng số thu hàng nămkhông chỉ của riêng Chi cục thuế quận Tây Hồ mà còn là vấn đề chung củatoàn nghành thuế cả nước Chỉ có hạn chế nợ thuế thì số thu vào ngân sáchmới có thể đảm bảo đáp ứng số thu cho nhu cầu chi tiêu công Cùng vớinhững biện pháp mà ngành thuế sẽ thực hiện để thu hồi nợ thuế, vấn đề cốt lõinhất vẫn là ý thức của các DN và NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ và
Trang 7+ Đối với mục tiêu công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
Mỗi chủ thể kinh tế có thực hiện hoạt động kinh doanh thì đều có tráchnhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế của mình Nếu hai NNT cùng ở điều kiện hoàncảnh như nhau, phát sinh số thuế phải nộp ở cùng thời hạn như nhau nhưngtrong khi số thuế phải nộp của người này được nộp vào NSNN còn số thuếcủa người khác thì lại không được nộp vào NSNN thì việc quy định nghĩa vụnộp thuế đúng thời hạn trở nên vô nghĩa Vì vậy để đảm bào tính công bằngtrong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thì cần xem xét đến tình trạng nợ thuế Cầnhạn chế tối đa số thuế nợ, cần thực hiện đôn đốc người nợ thuế nộp ngay sốthuế nợ vào NSNN
1.1.2 Khái niệm, nội dung quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
1.1.2.1 Khái niệm
- Quản lý nợ thuế: Là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế vàcác khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đônđốc thu hồi số thuế nợ của NNT
- Cưỡng chế nợ thuế: Là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ phápluật áp dụng các biện pháp buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế
1.1.2.2 Nội dung của quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Nội dung của quản lý nợ thuế
Để đảm bảo thu đủ số thuế phải nộp của NNT vào NSNN theo quy địnhcủa pháp luật thì QLNT phải thực hiện những nội dung sau:
- Thống kê và nắm bắt đầy đủ tình hình nợ thuế của NNT, số thuế phảinộp, số thuế đã nộp của NNT
- Phân tích và đánh giá thực trạng nợ thuế thông qua việc phân loại nợthuế, phân tích các nguyên nhân nợ thuế
Trang 8- Thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế và các khoảnthu khác do cơ quan thuế quản lý.
Nội dung của cưỡng chế thuế
- Thông báo cho NNT biết trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế vànhững hậu quả có thể phải chịu nếu không thực hiện nghĩa vụ thuế
- Sử dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để buộcNNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc cưỡng chế chuyển tài sản do NNTđang nắm giữ hoặc tài sản của NNT do bên thứ ba nắm giữ vào tay Nhà nước
để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT
Mối quan hệ giữa nơ thuế và cưỡng chế nợ thuế:
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là nội dung khác biệt và độc lập vớinhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ và bổ sung cho nhau
Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện phápcưỡng chế hiệu quả Thông qua các phương pháp phân loại nợ, các tiêu chíđánh giá rủi ro trong quản lý nợ, cơ quan thuế xác định được những khoản nợcần ưu tiên tập trung để thu nợ Đồng thời trên cơ sở đó đưa ra các biện phápcưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế
Quản lý nợ tốt sẽ dẫn tới việc đôn đốc nợ của cơ quan thuế đối với người
nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ khó thu giảm đi
và điều này có tác động làm giảm khối lượng công việc CCNT và giúp giảmbớt chi phí cưỡng chế Công tác CCNT có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho sốtiền nợ thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang được theo dõi tại cơ quanthuế sẽ giảm đi và từ đó khối lượng công việc quản lý nợ cũng giảm theo
1.2 QUY TRÌNH QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
1.2.1 Quy trình quản lý nợ thuế
Dưới đây em xin trình bày quy trình QLNT dựa vào sự tham khảo của
Trang 9+ Giáo trình Quản Lý Thuế - Học viện Tài Chính (Chủ biên: TS Lê Xuân Trường)
+ Quyết định số: 477/QĐ-TCT ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế.
+ Quyết định số: 752/QĐ-TCT ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế.
Bước 1: Lập kế hoạch thu nợ
Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ
- Ban Quản lý nợ và Cưỡng chế thuế của Tổng cục Thuế căn cứ vào tìnhhình và kết quả QLNT của năm thực hiện, xây dựng chương trình, chỉ tiêu,biện pháp quản lý thu nợ thuế năm sau của toàn ngành, báo cáo Tổng cục phêduyệt trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để chỉ đạo, hướng dẫn các Cục Thuếthực hiện
- Cục Thuế căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Thuế và tìnhhình thực tế QLNT ở địa phương để xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biệnpháp quản lý thu nợ thuế năm sau của toàn Cục Thuế, có văn bản chỉ đạo,hướng dẫn Chi cục Thuế thực hiện trong tháng 12 hàng năm
- Chi cục Thuế căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Thuế để xây dựngchương trình, chỉ tiêu, biện pháp QLNT năm sau của Chi cục Thuế và báo cáoCục Thuế trước ngày 30 tháng 12 hàng năm
- Cục Thuế tổng hợp chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ củaCục Thuế (theo mẫu 01-QTR-QLN ban hành kèm theo quy trình này) gửi vềTổng cục Thuế trước ngày 20 tháng Giêng
Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm
Trong quá trình thực hiện chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm,Cục Thuế có thể điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm nếu
có các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình, chỉ tiêu, biện
Trang 10pháp thu nợ năm Cục Thuế phải gửi văn bản điều chỉnh, trong đó nêu rõ nộidung cần điều chỉnh, lý do điều chỉnh gửi về Tổng cục Thuế Thời gian điềuchỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm, trước ngày 30/9 năm thựchiện.
Bước 2 : Thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ
Phân công công chức quản lý và lập sổ theo dõi nợ
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợthuế các cấp, phụ trách bộ phận phân công công việc cho từng công chức đểthực hiện công tác quản lý nợ
Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ thuế
- Căn cứ vào tiêu thức phân loại nợ và Sổ theo dõi nợ thuế, công chứcquản lý nợ thực hiện rà soát từng trường hợp nợ của từng người nợ thuế còn
nợ thuế tháng trước chuyển sang và nợ mới phát sinh tháng này theo nguyênnhân, tình trạng và tuổi nợ để phân loại các khoản nợ và cập nhật kết quảphân loại nợ vào Sổ theo dõi nợ thuế của từng người nợ thuế theo mẫu02/QTR-QLN, chuyển cho bộ phận tổng hợp để tổng hợp nợ của toàn bộphận Căn cứ vào Sổ theo dõi thu nộp thuế của cơ quan thuế, công chức quản
lý nợ phải tiến hành lập và mở sổ theo dõi nợ thuế theo từng người nợ thuế đểghi chép, phản ánh toàn bộ tình hình nợ thuế của người nợ thuế từ bộ phận
KK & KTT chuyển sang Sổ theo dõi nợ thuế được lập chi tiết cho từng người
nợ thuế và được lập theo từng tháng và cuối tháng công chức quản lý nợ phải
kết chuyển sổ theo dõi nợ sang tháng sau
- Sau ngày 10 hàng tháng, bộ phận quản lý nợ lập Sổ tổng hợp theo dõi
nợ thuế theo mẫu 03/QTR-QLN
Các biện pháp xử lý nợ thuế
Thông báo nộp thuế: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn
Trang 11thuế bằng hình thức gọi điện thoại hoặc phát hành Thông báo nộp thuế theomẫu 06/QTR-TN.
Thông báo nợ thuế và phạt chậm nộp thuế
- Hàng tháng, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế căn cứ Sổ theodõi nợ thuế tháng trước và kết quả phân loại nợ, lập thông báo tiền nợ thuế vàtiền phạt chậm nộp đối với các khoản nợ có tuổi nợ trên 30 ngày theo mẫu 07/QTR-TN gửi cho người nợ thuế
- Sau 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế của từng loại thuế, cơ quanthuế thông báo chậm nộp thuế và phạt chậm nộp thuế và mời người nợ thuếlên giải trình về việc chưa nộp tiền thuế vào NSNN
- Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp mà người nợ thuế chưanộp tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp hoặc nộp chưa đủ số thuế còn thiếu thì
cơ quan thuế sẽ tiến hành các biện pháp CCNT theo quy định của pháp luật
Quản lý nợ và xử lý thu nợ
Đối với nhóm nợ khó thu: Căn cứ vào Sổ theo dõi nợ thuế, công chứcđược phân công theo dõi và quản lý các trường hợp thuộc nhóm nợ khó thuphải thực hiện các công việc cụ thể cho từng trường hợp nợ
Các trường hợp đã có quyết định hoặc chứng từ xử lý nợ phải được ghi
sổ theo dõi nợ thuế của từng người nợ thuế, đồng thời chuyển cho bộ phận
KK & KTT để thực hiện ghi sổ theo dõi thu nộp thuế của từng người nợ thuế
và lưu hồ sơ người nợ thuế theo qui định
Trang 12tục qui định để làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền xử lý nợ với từng khoảnnợ.
- Theo dõi, cập nhật các kết quả xử lý nợ: Các trường hợp đã có đủ căn
cứ để điều chỉnh hoặc quyết định xử lý nợ thì phải được ghi Sổ theo dõi nợthuế của từng người nợ thuế, đồng thời chuyển cho bộ phận KK & KTT đểthực hiện ghi Sổ theo dõi thu nộp thuế của từng người nợ thuế và lưu hồ sơngười nợ thuế theo qui định Riêng đối với khoản nợ chờ xử lý bù trừ với tiềnhoàn thuế, Công chức quản lý nợ có trách nhiệm phối hợp với bộ phận giảiquyết hoàn thuế cung cấp chính xác tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp, đốichiếu với số thuế được hoàn để bộ phận hoàn thuế lập lệnh thu ngân sách phùhợp giữa số thuế được hoàn và số thuế còn nợ
Đối với nhóm nợ có khả năng thu
- Lập kế hoạch phải thu nợ trong kỳ: Hàng tháng, trên cơ sở công việcđược phân công, công chức thuộc bộ phận quản lý nợ cấp Cục Thuế, Chi cụcThuế căn cứ vào tình hình nợ và sổ theo dõi nợ của người nợ thuế để xác địnhdanh sách người nợ thuế phải thực hiện các biện pháp thu nợ trong kỳ theomẫu số 04/QTR-QLN
- Lập nhật ký thu nợ: Công chức được phân công thu nợ phải lập Nhật kýtheo dõi thu nợ theo mẫu số 05/QTR-QLN, trước khi tiến hành đôn đốc thu
nợ, bao gồm các thông tin sau: Các thông tin chung về NNT; Thông tin vềkhoản nợ phải đôn đốc thu; Thông tin về nhật ký đôn đốc nợ; Thông tin vềnộp thuế Nhật ký phải được lập riêng cho từng NNT và ghi chép tất cả cácbiện pháp đôn đốc thu đối với từng khoản nợ vào nhật ký ngay sau khi thựchiện biện pháp thu nợ Công chức quản lý nợ phải ghi lại thời gian đã thựchiện các biện pháp xử lý vào sổ nhật ký đôn đốc thu nợ của từng người nợthuế theo mẫu số 05/QTR-QLN
Trang 13Các trường hợp nợ thuế được áp dụng biện pháp thu nợ nêu trên, nếungười nợ thuế không nộp nợ thuế đúng hạn, cơ quan thuế xem xét nguyênnhân để xử lý theo pháp luật, bao gồm: Xem xét gia hạn nộp thuế; Thực hiệnbiện pháp thu nợ đối với trường hợp NNT được hoàn trả tiền thuế; Điều chỉnhthứ tự thu nợ thuế, tiền phạt chậm nộp; Thực hiện các biện pháp cưỡng chếthu tiền nợ thuế, tiền phạt.
Hồ sơ về công tác quản lý thu nợ của đơn vị quản lý gồm: các sổ theo dõitình hình nợ thuế hàng tháng, nhật ký đôn đốc nợ, các báo cáo của đơn vị vàbáo cáo tổng hợp về tình hình nợ thuế
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý thu nợ thuế
Định kỳ hàng tháng, quý, năm, bộ phận thực hiện quản lý nợ tại CụcThuế, Chi cục Thuế căn cứ chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ, sổtheo dõi nợ thuế và kết quả thực hiện công tác quản lý thu nợ trong kỳ, lậpcác báo cáo gửi Tổng cục theo các biểu mẫu báo cáo quy định
Trang 14 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ hàng quý và năm
Căn cứ tình hình nợ thuế và kết quả công tác quản lý thu nợ thuế từngquý và từng năm, Chi cục Thuế và bộ phận quản lý nợ của Cục Thuế phải lậpbáo cáo đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp, chỉ tiêu kế hoạch thu nợ đãđược giao gửi cơ quan thuế cấp trên
1.2.2 Quy trình cưỡng chế nợ thuế
Dưới đây em xin trình bày quy trình cưỡng chế nợ thuế dựa vào sự thamkhảo của những tài liệu sau :
+ Giáo trình Quản Lý Thuế - Học viện Tài Chính (Chủ biên : TS Lê Xuân Trường )
+ Quyết định số: 490/QĐ-TCT ngày 8 tháng 5 năm 2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế
Theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam thì NNT sẽ bị ápdụng các biện pháp cưỡng chế nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
- NNT nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày,
kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theoquy định
- NNT nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thờihạn gia hạn nộp tiền thuế
- NNT còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn
- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiềnthuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quyđịnh của Luật QLT
- Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thaycho NNT trong trường hợp NNT không nộp tiền thuế vào tài khoản của
Trang 15NSNN hoặc trong trường hợp phải nộp tiền thuế thay cho NNT mà không nộptiền thay.
- Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng
bị cưỡng chế vào NSNN theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuếcủa cơ quan thuế
- Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử lý viphạm pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền
Nội dung và trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế là phải áp dụng lầnlượt các biện pháp cưỡng chế Các biện pháp cưỡng chế như sau:
Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Biện pháp này áp dụng đối với các trường hợp đối tượng bị cưỡng chế cótiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụngkhác
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoảntiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác có quyền thuthập, xác minh và yêu cầu ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụngkhác, tổ chức tài chính cung cấp các thông tin về tài khoản, số tiền hiện cótrong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế Đồng thời, người có thẩmquyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tàikhoản của đối tượng bị cưỡng chế khi được ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổchức tài chính khác cung cấp
Biện pháp 2: Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương
hoặc một phần thu nhập
Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng biệnpháp trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế Biện pháp
Trang 16này áp dụng đối với NNT bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuếđang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ sáu tháng trở lên hoặc đangđược hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức
Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhânkhông thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàngtháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừcăn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập
Biện pháp 3: Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng cácbiện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế
Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với
số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thihành cưỡng chế Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổchức bị kê biên tài sản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổchức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khitiên hành cưỡng chế là 5 ngày, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngạicho việc tiến hành kê biên
Biện pháp 4: Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng
bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ
Biện pháp này được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau đây: (i) Cơ quanquản lý thuế không áp dụng được ba biện pháp cưỡng chế đã trình bày trênhoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt; (ii) Cơquan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữtiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế
Biện pháp 5: Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối
Trang 17Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng cácbiện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế và chỉthực hiện đối với những người nợ thuế có hoạt động nhập khẩu hàng hóa, vật
tư, thiết bị Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi NNT có tiền thuế nợ quá hạnphải thông báo chậm nhất năm ngày làm việc trước khi áp dụng biện phápdừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu
Biện pháp 6: Cưỡng chế bằng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn
Được sử dụng đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã ápdụng các biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợthuế và biện pháp này chỉ áp dụng đối với người nợ thuế đang sử dụng hoáđơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hoá đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơquan thuế
Biện pháp 7: Thu hồi mã số thuế
Được sử dụng đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã ápdụng các biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợthuế
Khi quyết định thành lập tổ cưỡng chế và quyết định cưỡng chế đượccông bố, Bộ phận kê khai căn cứ quyết định thực hiện đóng mã số thuế và lậpbiên bản thu hồi mã số thuế Áp dụng lại mã số thuế khi người nợ thuế đãhoàn thành nghĩa vụ nộp tiền nợ thuế vào NSNN Khi đó, cơ quan thuế lậpbiên bản áp dụng lại mã số thuế cho người nợ thuế bị cưỡng chế tiếp tục sửdụng
Biện pháp 8: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy
phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Sử dụng đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế trên nhưng vẫn thu chưa được hoặc thu chưa đủ số tiềnthuế nợ
Trang 18Cơ quan thuế ban hành văn bản cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trongthời gian không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày xác định người nợ thuế phải
& CCNT là chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế trong cơ chế
tự tính, tự khai - tự nộp thuế được sử dụng nhằm quản lý thuế Có thể thấy sựcần thiết của công tác QLN & CCNT xuất phát từ một số những lý do sau:
Thứ nhất: Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động khó lường.
Hiện nay theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới thì nền kinh tếViệt Nam cũng đạt được nhiều bước tiến đáng kể Các loại hình DN cùng cácnghành nghề, lĩnh vực kinh doanh ngày càng phong phú và đa dạng Nhưngbên cạnh đó thì các tổ chức, cá nhân tham gia trong nền kinh tế cũng gặpkhông ít khó khăn Nhiều DN không đủ vốn để quay vòng tiếp tục cho hoạtđộng SXKD nên việc đi vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là điềukhông thể tránh khỏi Tuy nhiên chế tài phạt nộp chậm 0,05%/ngày so với lãisuất đi vay ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, vay nóng bên ngoài là khôngđáng kể Với thực trạng đó, các chủ thể kinh tế sẵn sàng chiếm dụng tiền thuế
Trang 19lấy tiền trả nợ ngân hàng, dẫn đến hiện tượng nợ đọng thuế, ảnh hưởng đếncông tác quản lý thuế nói chung Vì thế, công tác QLN & CCNT là thực sựquan trọng để đảm bảo nắm bắt được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế củaNNT, thúc đẩy NNT nộp các khoản thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN
Thứ hai: Xuất phát từ thực trạng quản lý thuế ở nước ta hiện nay
Sự ra đời của Luật QLT số 78/2006/QH11 và chính thức áp dụng từ01/07/2007 với những quy định cụ thể, rõ ràng, phù hợp hơn với tình hìnhthực tế hiện nay Với việc không ngừng hoàn thiện các chính sách thuế củaNhà nước đã tạo điều kiện cho các DN và cơ quan thuế trong việc quản lýthuế Nhìn chung trong những năm vừa qua, tình hình quản lý thuế ở nước ta
đã có nhiều tiến bộ, hạn chế được nhiều trường hợp vi phạm về thuế nhưngcông tác quản lý nợ đọng thuế vẫn chưa thực sự được thực hiện tốt, còn nhiềubất cập Mô hình quản lý thuế theo đối tượng trước kia đã được thay thế bằng
mô hình quản lý thuế theo chức năng từ sau khi Luật QLT ra đời nhưng domới áp dụng nên quá trình QLN & CCNT có nhiều vướng mắc phát sinh Lựclượng công chức quản lý nợ hiện nay mới chỉ chiếm 6,4% trong tổng số cán
bộ công chức ngành thuế nhưng phải quản lý số nợ tương đương 8,8% tổng sốthu nội địa (không kể dầu thô) Thêm vào đó, ý thức tuân thủ pháp luật thuếcủa nhiều DN chưa cao, vẫn còn trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ vềthuế trong khi việc xử lý trong lĩnh vực thuế chưa kịp thời, chưa có tính răn
đe cao nên việc nợ đọng thuế còn tồn tại với số nợ ngày một gia tăng đã đòihỏi công tác QLN & CCNT phải sát sao hơn nữa
Thứ ba: Xuất phát từ thực trạng số thu đáp ứng cho NSNN
NSNN là vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm vì nó giúp đảm bảoduy trì bộ máy nhà nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Mà thuế lànguồn thu chủ yếu của NSNN, hàng năm số thu của thuế vào NSNN chiếmtrên 80% tổng số thu NSNN của nước ta Trong khi đó, số nợ thuế của các tổ
Trang 20chức, cá nhân ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thựchiện số thu kịp thời cho chi tiêu NSNN Do vậy mà công tác QLN & CCNTsao cho đảm bảo các khoản nợ thuế được hạn chế tối đa là rất cần thiết.
Thứ tư: Xuất phát từ việc đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế, chống thất thu có hiệu quả và đảm bảo công bằng trong thực thi pháp luật về thuế
Bằng các hình thức và biện pháp phù hợp tác động đến lợi ích của NNTbuộc họ phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, không để tình trạng dâydưa, chây ỳ không nộp thuế thì công tác CCNT được thực hiện sẽ giúp đảmbảo thực hiện nghiêm pháp luật thuế và giúp đảm bảo công bằng về nghĩa vụthuế giữa những NNT có cùng điều kiện, hoàn cảnh như nhau
CHƯƠNG 2
CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂY HỒ
2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI
Trang 212.1.1 Một số nét về vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội quận Tây Hồ.
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm vănhóa, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội Quận nằm ởphía Tây Bắc của Hà Nội Diện tích 24 km2, dân số khoảng 126.700 người(năm 2009) gồm 8 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Quảng An, Yên Phụ, Tứ Liên,Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân Phía Đông giáp quận Long Biên; phía Tâygiáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; phía Nam giáp quận Ba Đình; phíaBắc giáp huyện Đông Anh Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng,
có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam
Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địagiới Quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía Bắc
và phía đông là sông Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam Khu vực xungquanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại lâu đời với nhiều nghề thủ côngtruyền thống Với các công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xungquanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủđô
2.1.1.2 Tình hình và đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Tây Hồ
Về kinh tế: Sau 15 năm xây dựng và trưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày
một lớn mạnh Trong 5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độphát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tếNhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng18,7%/năm; kinh tế NQD tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội
II đề ra Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng địnhhướng: Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp Tỉ trọng giá trị sản xuấtcủa các ngành: Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%
Trang 22Công tác quy hoạch được triển khai tích cực, 5 năm qua quận đã đượcThành phố phê duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000; quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010; quy hoạchmạng lưới trường học và mạng lưới điện, quy hoạch cấp nước, quy hoạchmạng lưới chợ đến năm 2010 Đặc biệt là thực hiện quy hoạch khu đô thị mớiNam Thăng Long (CIPUTRA) và chuẩn bị đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây.Phối hợp với các Sở, ngành của Thành phố nghiên cứu lập quy hoạch chi tiếtphường Phú Thượng, quy hoạch vùng trồng hoa đạo truyền thống và hệ thống
hạ tầng kỹ thuật trình thành phố phê duyệt Các quy hoạch được duyệt đã tạo
cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý đô thị và thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội của quận
Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây
Hồ thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm Như vậy, trong tươnglai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội Với vị trí đó, Tây Hồ
có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốntài chính, nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự pháttriển kinh tế - xã hội của quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.Năm 2010, kết hợp với toàn thành phố, quận đã tiến hành thực hiện cácgiải pháp kinh tế nhằm ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát và đạt tốc độ tăngtrưởng trưởng trong năm khoảng 6,5% Thu NSNN trên địa bàn quận luôntăng theo tốc độ phát triển, năm 2009 là 312.718 triệu đồng, năm 2010 đạt533.990 triệu đồng
Về mặt văn hóa: Được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch - văn hoá
của thành phố, quận Tây Hồ đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển hơn nữacác loại hình sinh hoạt văn hoá cũng như các trùng tu, sửa chữa, bảo vệ cácdanh lam thắng cảnh hiện có của vùng
Trang 23Về giáo dục, tỉ lệ các cấp học đều đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm Cơ sở
vật chất các trường được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học Hiệntoàn quận đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia Sự nghiệp y tế được quan tâmchỉ đạo, mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và kiện toàn, có 5/8phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế
Về y tế, quận đã hoàn thành xây dựng mới và đưa vào sử dụng Trung tâm
y tế quận với phòng khám đa khoa Trang thiết bị được đầu tư mới nhằm nângcao chất lượng khám chữa bệnh Trong 5 năm qua, trên địa bàn quận không
có dịch bệnh lớn xảy ra
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ở Chi cục thuế quận Tây Hồ
Chi cục thuế quận Tây Hồ được thành lập theo quyết định số1205/TC/QĐ-TCCB ngày 29/11/1995 của Bộ Tài Chính và chính thức hoạtđộng từ ngày 01/01/1996 Xuất phát điểm là một Chi cục nhỏ nhưng luônđược sự quan tâm của các ngành các cấp, sau 15 năm Chi cục thuế có nhữngbước tiến và thành tựu vượt bậc
Từ khi mới thành lập, tổng số cán bộ công chức của Chi cục là 50 đồngchí thì đến nay đã là 101 đồng chí và được chia làm 11 đội Cán bộ chủ chốtgồm có: Chi cục trưởng: 01 đồng chí ; Phó Chi cục trưởng: 03 đồng chí; Độitrưởng: 12 đồng chí; Đội phó: 07 đồng chí Từ năm 1996 đến nay đã bổnhiệm được 18 đội trưởng, đội phó và 01 đồng chí Phó Chi cục trưởng Trình
độ chuyên môn: Trên đại học: 04; Đại học: 56; Cao đẳng, trung cấp: 33 Lýluận chính trị: Trung cấp: 05 Tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế quận Tây Hồđược thể hiện qua mô hình dưới đây:
Mô hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Tây Hồ
Trang 24Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế của Chi cục Thuế quận Tây Hồ
- Đội Tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế và Ấn chỉ: Giúp Chi cục
trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luậtthuế; hỗ trợ NNT trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý và quản lý ấn chỉ trongnội bộ Chi cục
Phó Chi cục trưởng
(Lê Thị Kim Yến )
Phó Chi cục trưởng
2 Đội Thuế liên phường Thụy Khuê – Yên Phụ
3 Đội Quản lý
nợ và Cưỡng chế
nợ thuế
1 Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế
và Ấn chỉ
2 Đội Tổng hợp - Nghiệp
vụ - Dự toán- KKKT thuế và Tin học
3 Đội Thuế liên phường Quảng An - Tứ Liên
1 Đội Kiểm tra thuế
2 Đội Kiểm tra Nội bộ
3 Đội Hành chính – Nhân
sự - Tài vụ
Trang 25- Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán, Kê khai – Kế toán thuế và Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế,
chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục thuế, xâydựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của Chi cục thuế;thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kêthuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tinhọc; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin họcphục vụ công tác quản lý thuế
- Đội Kiểm tra thuế : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến NNT Chịutrách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế
- Đội kiểm tra nội bộ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công
tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, côngchức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý vềthuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, côngchức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự kiêmchính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởngChi cục Thuế
- Đội Thu trước bạ và Thu khác: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản
lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụngđất, các khoản đấu giá về đất, tiền thuê đất, thuế tài sản , phí, lệ phí và cáckhoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý
- Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế
thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự;quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý
- Đội Thuế liên phường: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản thu thuế
các tổ chức, cá nhân NNT trên địa bàn xã, phường được phân công
Trang 26- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục
Thuế thực hiện công tác QLN & CCNT thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối vớiNNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế
Nhiệm vụ cụ thể của Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch QLNT và cưỡng chế thu tiền thuế nợ,tiền phạt trên địa bàn
+ Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc,tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN, thực hiện xácnhận tình trạng nợ NSNN
+ Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của NNT, phân loại nợ thuế theoquy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng NNT trên địa bàn
+ Thu thập thông tin về NNT còn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đôn đốcthu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợthuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chicục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thôngbáo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
+ Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợthuế, tiền phạt và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế; thẩm định trìnhcấp có thẩm quyền giải quyết hoặc quyết định theo thẩm quyền việc khoanh
nợ, giãn nợ, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
+ Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện cácquyết định xử lý nợ đối với NNT
+ Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ không cókhả năng thu hồi theo quy định; hướng dẫn NNT lập hồ sơ xử lý nợ thuế.+ Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chếthu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ra quyết định và thực hiện
Trang 27cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với các cơ quan cóthẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo qui định.
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác QLN & CCNT thuộcphạm vi Chi cục quản lý; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tácQLN & CCNT
+ Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bảnpháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội
2.1.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu thu ngân sách của Chi cục thuế quận Tây Hồ
Khép lại năm 2010, ngành thuế Việt Nam đã ghi dấu ấn với 5 thành tíchnổi bật :
Một là, thu ngân sách tăng trên 20% so với cùng kỳ Hai là, ở quy mô
toàn quốc, tỷ lệ nợ đọng trên tổng thu đã giảm xuống còn 5,5% Ba là, toàn
ngành đã thực hiện tốt Nghị quyết 30 của Chính phủ về giảm, giãn nộp thuế
và nâng cao một bước chất lượng công tác quản lý Bốn là, chất lượng công
tác cải cách hành chính của nghành thuế đã vươn lên vị trí thứ 2 trong số 4
lĩnh vực được giám sát Năm là, công tác tổ chức cán bộ đã có bước chuyển
biến nhất định, hệ thống các Cục Thuế đã cơ bản triển khai xong cơ cấu tổchức bộ máy chức năng nên chất lượng xử lý công việc trong toàn nghành tốthơn Với kết quả như trên thì nghành thuế đã hoàn thành sứ mệnh của mình
và đáp ứng được mục tiêu đề ra
Năm 2010, với sự quyết tâm, phấn đấu quyết liệt của toàn thể đội ngũ,công tác thuế đã ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật Tổng thu NSNN do ngànhthuế quản lý ước đạt 400.800 tỷ đồng, vượt 11% so dự toán pháp lệnh, tăng21,4% so với cùng kỳ Số thu ngân sách đã tăng khá đồng đều qua các năm, ởhầu hết các địa phương, quy mô thu NSNN cũng đạt mức tăng trưởng khá sovới giai đoạn 2001-2005 Hầu hết các địa phương đều hoàn thành và hoàn
Trang 28thành vượt dự toán thu hàng năm, đạt tốc độ tăng trưởng cao so với giai đoạntrước, đặc biệt Chi cục thuế Tây năm 2010 đã hoàn thành xuất sắc dự toánđược giao với những thành tích như sau:
Bảng 2.1 : Tổng hợp một số nguồn thu trên địa bàn quận Tây Hồ
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn thu
Dự toán
Thực hiện
So sánh với dự toán
So sánh với cùng kỳ
Dự toán
Thực hiện
So sánh với dự toán
So sánh với cùng kỳ
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2009, 2010
Qua biểu trên cho thấy, năm 2009 tổng thu của toàn quận là 312.718 triệuđồng, đạt 108% dự toán và không đổi so với năm 2008 Năm 2010 tổng thucủa toàn quận đạt 533.990 triệu đồng, đạt 154% so với dự toán và tăng 71%
so với cùng kỳ năm ngoái, các nguồn thu đều đạt và vượt các mục tiêu đề ra
Số thu của khu vực kinh tế NQD: năm 2009 số thu của khu vực này là
Trang 2913% so với cùng kỳ Năm 2010, số thu của khu vực NQD đạt 176.730 triệuđồng chiếm 33,1% tổng thu, đạt 128% so với dự toán và tăng 34% so vớicùng kỳ năm ngoái Đây là kết quả tương đối tốt, kết quả này phần nào thểhiện được sự phát triển cả về chất lượng và số lượng của các DN NQD trênđịa bàn quận và cũng cho thấy được nỗ lực của cơ quan thuế trong việcnghiên cứu, đề ra những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lýthuế trên địa bàn.
Riêng chỉ tiêu thuế chuyển quyền sử dụng đất không được giao dự toán,
số thu giảm 95,5% so với cùng kỳ Tất cả các chỉ tiêu còn lại đều hoàn thành
và vượt mức dự toán được giao; trong đó các chỉ tiêu có số tuyệt đối và tỷ lệhoàn thành vượt mức dự toán lớn như: thu tiền sử dụng đất đạt 122% so với
dự toán và tăng 409% so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân đạt 205% so với
dự toán và tăng 112% so với cùng kỳ; lệ phí trước bạ đạt 208% so với dựtoán và tăng 74% so với cùng kỳ
Kết quả thu ngân sách từng giai đoạn nói chung, hàng năm nói riêng doChi cục Thuế thực hiện năm sau đều cao hơn năm trước và luôn hoàn thànhvượt mức dự toán được giao So sánh giữa các giai đoạn thực hiện kế hoạch:tổng số thu giai đoạn 2006 - 2010 là 1.422.125 triệu đồng, cao hơn giai đoạn
2001 - 2005 là 1.144.883 triệu đồng, tăng 412,9% Tổng số thu Chi cục thựchiện năm 2010 so với năm 1996 gấp 28,9 lần, riêng thuế của khu vực NQDgấp 13,2 lần
Kết quả trên đạt được là do nhiều nguyên nhân: Về khách quan, năm
2010 mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tác động của giá
cả, thị trường, nhiều DN, hộ kinh doanh đã cố gắng vượt qua khó khăn, duytrì hoạt động SXKD và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước Bêncạnh đó, Chi cục cũng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Cục thuếthành phố Hà Nội, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ
Trang 30đạo chống thất thu ngân sách quận, sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các
đoàn thể trong quận Về chủ quan, ngay từ tháng 12/2009, Chi cục thuế đã
tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận triển khai giao dự toán cho các phườngtheo đúng quy định của Luật NSNN và sớm ban hành kế hoạch tổ chức thựchiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách quận năm 2010; Lãnh đạo Chi cục cụ thểhóa trách nhiệm, giao nhiệm vụ thu cho từng đội thuế, từng cán bộ thuế theotừng quý, từng tháng; Tập thể cán bộ công chức Chi cục thuế đã nỗ lực phấnđấu vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách được giao
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ
NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ
2.2.1 Tình hình chung về số nợ thuế trên địa bàn quận Tây Hồ
Luật QLT ra đời ngày 29 tháng 11 năm 2006 và tổ chức triển khai thựchiện từ 1/7/2007 đã đề ra mô hình quản lý theo chức năng thay thế cho môhình quản lý theo đối tượng Theo mô hình chức năng vận hành theo LuậtQLT, bộ phận QLN & CCNT đã được hình thành từ cấp Tổng cục Thuế đếnCục Thuế và các Chi cục Thuế với 2.520 cán bộ, chiếm 6,4% trong tổng sốcán bộ toàn ngành Với các điều kiện về pháp lý, tổ chức bộ máy và nhân lựcnhư hiện nay, công tác QLN & CCNT đã có thể gánh vác được nhiệm vụđược trọng trách, đảm bảo số nợ thuế giảm đến mức hợp lý (dưới 5% trêntổng thu của ngành thuế)
Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế của Chi cục thuế quận Tây Hồ mớiđược thành lập từ sau khi Luật QLT ra đời và đảm nhận nhiệm vụ về công tácQLN & CCNT của tất cả các DN và hộ cá thể trên địa bàn Chi cục thuế củaquận Tây Hồ Từ năm 2007 trở về trước thì công tác thuế quản lý thuế theođối tượng, mỗi bộ phận trong Chi cục thuế được phân cấp quản lý những đốitượng là những DN, hộ cá thể cụ thể riêng biệt và ở tất cả mọi khâu trong quá
Trang 31toán thuế; công tác kiểm tra,…trong đó có công tác QLN & CCNT Như vậy
số nợ của người nợ thuế được đảm nhận bởi nhiều bộ phận nên có thể gây rakhó khăn trong công tác quản lý cũng như việc đề xuất các biện pháp giảiquyết đối với người nợ thuế cần CCNT Qua nghiên cứu tình hình thực tế về
số nợ thuế cũng như công tác thu nợ thuế đối với từng loại thuế sau khi đãphân loại những năm trước năm 2007 tại Chi cục thuế quận Tây Hồ, cho thấycông tác QLN & CCNT có đã đạt được những kết quả nhất định, song bêncạnh đó cũng tồn tại nhiều hạn chế, bất cập và khó khăn trong công tác quản
lý Sau đây là một số số liệu về tình hình nợ thuế của NNT tại Chi cục thuếquận Tây Hồ thế hiện qua bảng số liệu như sau:
Bảng 2.2: Tình hình nợ trên địa bàn quận Tây Hồ 2006, 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
Số nợ 31/12/
2005
Thu nợ 2006
% Nợ trên thực thu NS
Số nợ 31/12/
2006
Thu nợ 2007
% Nợ trên thực thu NS
Nguồn: Báo cáo kết quả công tác nợ 5 năm (2006 -2010)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng số nợ năm 2006 là đã tăng lên rấtnhiều so với năm 2005, tính đến 31/12/2005 với số nợ là 10.688 triệu đồngnhưng đến 31/12/2006 số nợ đã là 28.587 triệu đồng, tăng 17.899 triệu đồngvới tỷ lệ nợ năm 2006 gấp 2,67 lần số nợ của năm 2005
Trang 32Tỷ lệ thu nợ năm 2006 đối với khoản nợ của năm 2005 chuyển sang là15,4% nhưng toàn bộ là nợ có khả năng thu, còn nợ khó thu thì chưa thu được
và nợ chờ xử lý cũng chưa được giải quyết; tuy nhiên tỷ lệ nợ trên thực thuNSNN chỉ chiếm 2,33% Và đến năm 2007 thì tỷ lệ thu nợ đối với nợ thuếcủa năm 2006 chuyển sang chỉ còn 13,1%, và cũng mới chỉ thu được nợ cókhả năng thu, nợ khó thu chiếm tỷ trọng lớn trong số nợ vẫn còn tồn đọng.Đặc biệt là tỷ lệ nợ trên số tiền thuế giao thu NSNN đã ở con số 6,22%, một
tỷ lệ tương đối cao
Mặc dù công tác thu nợ có đạt những kết quả nhất định như trên, nhưngcông tác thu phải đối mặt với thực trạng là số nợ ngày càng gia tăng, côngviệc thu nợ ngày càng khó khăn với số nợ khó nợ khó thu năm 2006 gấp 2,49lần số nợ khó thu của năm 2005, trong khi số lượng cán bộ nợ còn hạn chế
Do vậy, công tác thu nợ cần phải có những biện pháp giúp nâng cao hiệu quảcho công tác thu hơn nữa
Từ năm 2007 trở đi, Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế ra đời đảmnhận chức năng, nhiệm vụ riêng biệt về các khoản nợ Sau gần 4 năm triểnkhai theo Luật QLT, nhiệm vụ QLN & CCNT của đội không ngừng tăng lêncùng quá trình gia tăng về mặt số lượng các DN và hộ cá thể trên địa bànquận và công tác QLN & CCNT trên địa bàn quận đã từng bước đi vào nề nếp
và có hiệu quả Đi đôi với các biện pháp thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhấtcho NNT, Chi cục Thuế đã tăng cường công tác QLNT bằng nhiều giải pháptích cực
Một số số liệu về tình hình thu nợ trong những năm gần đây như sau:
Bảng 2 3 : Tình hình nợ trên địa bàn quận Tây Hồ 2008 - 2010
Trang 33% Nợ trên Thực thu NS
Số Nợ 31/12/
2008
Thu nợ 2009
% Nợ trên Thực thu NS
Số Nợ 31/12/
2009
Thu nợ 2010
% Nợ trên Thực thu NS
Nguồn: Báo cáo kết quả công tác nợ 5 năm (2006 - 2010)
Qua bảng trên ta thấy, số nợ thuế của Chi cục giữ ở mức tương đối cao,31/12/2007 tổng số nợ trên sổ theo dõi nợ thuế kết chuyển sang năm 2008 là31.721 triệu đồng, 31/12/2008 tổng số nợ thuế kết chuyển sang năm 2009 là31.036 triệu đồng và đến 31/12/2009 tổng số nợ thuế kết chuyển sang năm
Trang 34Năm 2010, tỷ lệ thu nợ đối với số nợ của năm 2009 chuyển sang là62,96% mà chủ yếu là thu được nợ có khả năng thu, trong đó nợ khó thu đãthu được với tỷ lệ 10%, nợ chờ xử lý giải quyết được 30% và nợ có khả năngthu đã thu được 80%
Qua số liệu trên cùng những phân tích cho thấy, số nợ tăng lên nhiềunhưng tỷ lệ thu nợ đối với nợ của những năm trước chuyển sang cũng đã caohơn Nhất là nợ khó thu, năm 2006 với số nợ 12.945 triệu đồng thì đến năm
2009 chỉ còn 4.245 triệu đồng; tỷ lệ nợ trên thực thu ngân sách của nợ khó thunăm 2008 là 6,98% nhưng đến năm 2010 đã giảm chỉ còn 0,86%; số nợ khóthu đã giảm đáng kể Tình hình trên đã cho thấy công tác QLNT đã đạt đượcnhững kết quả khả quan Để có thể đánh giá đầy đủ, rõ ràng hơn công tácQLN & CCNT trên địa bàn do Chi cục thuế Tây Hồ thực hiện, sau đây Luậnvăn đề cập chi tiết thực trạng công tác này trên địa bàn thời gian qua
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Chi cục thuế quận Tây Hồ
2.2.2.1 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn Chi cục thuế quận Tây Hồ
Năm 2010 trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhiều nước cònchìm trong suy giảm thậm chí rơi vào khủng hoảng nợ, nhưng Việt Nam vẫn
về đích với mức tăng trưởng khá cao Năm 2011 với ý nghĩa mở đầu một thập
kỷ mới sẽ đem tới không ít thời cơ và vận hội, nhưng với nhiệm vụ công tácthuế, khó khăn và thách thức đôi khi còn lớn hơn Trong bối cảnh đó, công tácQLN & CCNT đã đề ra kế hoạch cho năm 2011 để đạt được chỉ tiêu thu ngânsách đã đề ra
Nợ thuế là thước đo đối với năng lực quản lý của cơ quan thuế, nếu cơquan thuế hoạt động có hiệu quả, theo dõi, giám sát được chặt chẽ các khoản
Trang 35thiểu Đó cũng là tiêu chí để đánh giá sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân cóliên quan trong việc cung cấp các thông tin cần thiết và phối hợp với cơ quanthuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ Nếu QLNT được tốt thì sẽ đảm bảo chốngthất thu ngân sách, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiếtlập sự công bằng giữa các thành phần kinh tế Cho nên công tác QLNT ởnước ta cũng như ở các nước được xem là hết sức quan trọng, cần phải có tổchức bộ máy riêng, chuyên trách để làm việc này Các nội dung công tácQLNT được thực hiện cụ thể tại Chi cục thuế quận Tây Hồ bao gồm:
2.2.2.1.1 Công tác lập kế hoạch quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Trước đây công tác quản lý và thu nợ được triển khai chủ yếu căn cứ trên
cơ sở kế hoạch thu ngân sách được giao, cơ quan thuế địa phương chưa thật
sự quan tâm đến tình hình nợ của NNT khi đã hoàn thành kế hoạch thu ngânsách Ngành thuế cũng chưa có những chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lýthuế tại cơ quan thuế dựa trên kết quả đánh giá tình hình phát sinh nợ cũngnhư kết quả đôn đốc thu nợ của NNT Nhưng hiện nay tại Chi cục thuế, căn
cứ vào kế hoạch thu nợ của Tổng cục thuế, Cục thuế và tình hình thực tế tạiChi cục đã tiến hành xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch quản lý nợ phù hợp vớitừng thời kỳ
Thực trạng tại Chi cục thuế quận Tây Hồ đã đưa ra chỉ tiêu khống chế số
nợ đến ngày 31/12 hàng năm phải không được vượt quá 5% tổng số giao thungân sách và công tác thu nợ đối với nợ có khả năng thu của năm trướcchuyển sang phải thu được ít nhất 80%
Năm 2009, tổng số nợ có khả năng thu là 21.375 triệu đồng và dự kiếnthu nợ của năm 2010 là 17.100 triệu đồng của tổng số nợ có khả năng thu củanăm 2009 chuyển sang
Trang 36Tổng số nợ có khả năng thu của năm 2010 là 40.832 triệu đồng và dựkiến thu nợ của năm 2011 là 32.666 triệu đồng của tổng số nợ có khả năngthu năm 2010 chuyển sang.
Dưới đây là số liệu về kế hoạch thu một số khoản nợ có khả năng thutrong một số năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Dự toán nợ có khả năng thu năm 2010, 2011
Số nợ ước thu được trong năm
Số nợ tính đến 31/12
Dự toán
số nợ thuế thu được
Số nợ thuế tính đến 31/12
Số nợ 31/12 năm
BC so với năm trước
Số nợ 31/12 năm
KH so với năm BC
Số nợ thu được năm KH
so với năm BC
Nguồn : Dự toán thu nợ ( Nợ có khả năng thu) năm 2011
Qua bảng số liệu trên, dựa vào chỉ tiêu số nợ thuế thu được năm 2011 sovới năm 2010 thì hầu hết các sắc thuế có dự kiến số thu là thấp hơn Thựctrạng đó một phần cũng do nền kinh tế trong những năm gần đây chịu tácđộng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên có nhiều sự biến động như sự trượtgiá của đồng tiền Việt, lãi suất ngân hàng tăng, lạm phát cao, khiến doanhthu của các DN có xu hướng giảm và từ đó cũng sẽ tác động giảm nghĩa vụ
Trang 37đầu năm thì năm 2011 Nhà nước tiếp tục thực hiện chính chính sách giãn nợthuế TNDN theo quyết định số 21/2011/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủcho những DN vừa và nhỏ ở một số nghành nghề trong thời hạn một năm kể
từ ngày đến thời hạn nộp thuế đối với số thuế phải nộp của năm 2011 để tạođiều kiện cho hoạt động kinh doanh của DN, do vậy mà tổng số nợ của năm
2011 dự kiến sẽ giảm đi đáng kể Như vậy các chỉ tiêu lập kế hoạch QLNT vàthu nợ thuế đã được đề ra luôn dựa trên tình hình thực tế để đảm bảo sự phùhợp, sát đúng và khả thi
2.2.2.1.2 Công tác quản lý nợ
Hiện nay, một số DN đã và đang lợi dụng cơ chế tự kê khai, tự xác địnhthuế, tự chịu trách nhiệm của đối tượng nộp thuế để thực hiện một số hành vigian lận thương mại về khai báo thuế (khai giá thấp hơn thực tế, xác địnhhàng hoá miễn thuế không đúng quy định…) Đặc biệt, nhiều đối tượng lợidụng quy định thời hạn ân hạn thuế, không nộp thuế đúng hạn hoặc bỏ trốn,
tự giải thể, chiếm dụng vốn hoặc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước Việcnày làm phát sinh tình trạng nợ đọng thuế, khoản nợ thuế kéo dài, gây khókhăn trong công tác thu thuế của cơ quan thuế, cũng như phải bố trí nhiềunhân lực để theo dõi đôn đốc, thu đòi nợ đọng thuế
Trước tình hình kinh tế còn chứa đựng nhiều bất ổn như hiện nay, đểđảm bảo thu hồi được các khoản nợ thuế, hoàn thành tốt các chỉ tiêu thu nợthì Chi cục thuế quận Tây Hồ đã bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ có nănglực, có trách nhiệm, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý thu nợ Dành thờigian và nhân lực để hoàn thiện hồ sơ đối với các khoản nợ khó thu theo quyđịnh, đảm bảo đủ cơ sở cho việc phân loại thuế và xử lý khi có quy định cụthể tại các văn bản pháp quy Riêng đối với các khoản nợ có khả năng thu Chicục thực hiện ngay việc đôn đốc, xử phạt, CCNT các khoản nợ cũ tồn đọngtrong năm 2009, nhất là các khoản nợ phát sinh cuối năm của đối tượng nộp
Trang 38thuế, không để nợ có khả năng thu trở thành nợ khó thu và nợ khó thu trởthành nợ không thể thu Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đốitượng nộp thuế, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động SXKD của DN, tháo gỡkhó khăn, vướng mắc, động viên DN thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật thuế,
tổ chức tốt công tác khen thưởng NNT Đối với các DN gặp khó khăn cầnphải phân kỳ nộp dần số thuế nợ đọng vào NSNN, tạo điều kiện cho các DNduy trì hoạt động SXKD và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với NSNN
Các nội dung công việc cụ thể như sau:
* Phân công công chức quản lý nợ
Chi cục thuế Quận Tây Hồ đã phân công quản lý nợ theo địa bàn hoạtđộng của quận Quận Tây Hồ có tám phường là Bưởi, Xuân La, Tứ Liên,Nhật Tân, Thụy Khuê, Yên Phụ, Quảng An và Phú Thượng Đội QLN &CCNT của Chi cục thuế quận Tây Hồ quản lý và thu nợ đối với các khoản nợcủa DN trên khu vực điạ bàn của quận Riêng các khoản nợ thuế đất và lệ phítrước bạ thuộc quản lý của Đội Thu trước bạ và Thu khác; Nợ thuế nhà đất và
nợ hộ cá thể thuộc quản lý của Đội cá thể Đội QLN & CCNT gồm có bốncán bộ : Cán bộ Phùng Đức Hải là đội trưởng đội nợ chịu trách nhiệm quản lýchung và phân công công việc cho ba cán bộ nợ gồm: Cán bộ Nguyễn CẩmMinh được giao nhiệm vụ quản lý nợ của các phường Quảng An - Nhật Tân -
Tứ Liên; Cán bộ Nguyễn Tấn Trung quản lý nợ của các phường Xuân La –Phú Thượng - Bưởi; Cán bộ Nguyễn Thị Tuyết quản lý nợ của các phườngYên Phụ - Thụy Khuê
Như vậy, mỗi cán bộ nợ được phân công rất cụ thể địa bàn mình phụtrách, nhờ đó mà công tác QLN & CCNT sẽ đảm bảo quản lý được sát sao tớitừng đối tượng nợ thuế và đạt được hiệu quả hơn
* Công tác phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ thuế
Trang 39Công tác phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ thuế được từng cán bộ côngchức quản lý nợ lập chi tiết cho từng người nợ thuế thuộc địa bàn mình phụ
trách theo mẫu 02/QTR-QLN và sau ngày 10 hàng tháng thực hiện tổng hợp
công tác quản lý theo mẫu 03/QTR-QTN chung cho tất cả NNT và phân chiatheo từng loại hình DN Tình hình phân loại nợ thuế của Chi cục Thuế quậnTây Hồ được thực hiện đảm bảo theo đúng quy trình Một số số liệu về phânloại nợ trong 2 năm gần đây như sau:
Bảng 2.5 : Tình hình phân loại nợ thuế 2 năm 2009, 2010
xử lý
Nợ có khả năng thu Tổng
Nợ khó thu
Nợ chờ
xử lý
Nợ có khả năng thu
Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế năm 2009, 2010
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, công tác phân loại nợ thuế được thựchiện rất cụ thể Nợ thuế được phân loại theo các sắc thuế TNDN, thuế GTGT,thuế TTĐB, thuế Môn bài theo từng khu vực DN và đặc biệt là công tác phânloại nợ thuế đã áp dụng với khu vực hộ kinh doanh cá thể Ngoài ra, nợ thuế
Trang 40còn kết hợp phân loại theo sắc thuế và theo nhóm nợ khó thu, nợ chờ xử lý và
nợ có khả năng thu Nợ thuế về tiền thuê đất cũng đã được phân loại chi tiết.Thực trạng nợ thuế và tình hình phân loại, QLNT cụ thể theo từng nhómthuế nợ tại Chi cục thuế Tây Hồ trong các năm 2009, 2010 thể hiện như sau:(1) Đối với nhóm nợ khó thu
Bảng 2.6: Tình hình số liệu về nợ khó thu năm 2009, 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
- Nợ của người nợ thuế lâm vào giải thể, phá sản 763 769
- Nợ của người nợ thuế ngừng hoạt động SXKD 3.136 3.592
- Nợ của người nợ thuế chờ giải quyết theo Luật phá sản 0 0
Nguồn: Báo cáo kết quả công tác nợ năm 2010
Theo số liệu như bảng trên, ta thấy, số nợ thuế thuộc nhóm nợ khó thu đãtăng lên đáng kể, trong đó các nhóm nợ thuộc nợ khó thu đều tăng Tổng số
nợ thuế thuộc nhóm nợ khó thu năm 2009 là 4.245 triệu đồng, chiếm 14,22%
so với tổng số nợ của năm, đến 31/12/2010 tổng số nợ thuộc nhóm nợ khó thu
đã tăng lên với số nợ là 6.873 triệu đồng, chiếm 12,75% so với tổng số nợthuế của cả năm và đã tăng lên 61,9% so với năm 2009 Trong đó:
+ Nợ của người nợ thuế bỏ trốn, mất tích năm 2009 là 213 triệu đồng,năm 2010 số nợ đã tăng lên rất nhiều lần với số nợ là 2.372 triệu đồng, bằng1113,62% so với năm 2009
+ Nợ của người nợ thuế bị khởi tố, Nợ của người nợ thuế lâm vào giảithê, phá sản năm 2010 so với năm 2009 thay đổi không đáng kể Năm 2010
nợ của người nợ thuế lâm vào giải thể, phá sản tăng 0,8%; và nợ của người nợthuế bị khởi tố tăng 5,3% so với năm 2009