1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp tân tạo, thành phố hồ chí minh theo hướng khu công nghiệp sinh thái

125 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Từ những ý nghĩa thực tiễn của yêu cầu bảo vệ môi trường, tránh các tác động tiêu cực của các Khu công nghiệp đối với môi trường và sức khỏe người dân thì cần có cơ sở khoa học và thực t

Trang 1

khu công nghiệp sinh thái” là nêu lên được hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất cải tiến công tác quản lý môi trường Khu công nghiệp Tân Tạo góp phần Bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân xung quanh Khu công nghiệp Để thực hiện được đề tài này em đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin và phương pháp điều tra xã hội học

và đạt được một số kết quả như sau:

Đánh giá được hiện trạng quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Tân Tạo cũng như hiện trạng quản lý nước thải, hiện trạng quản lý khí thải và hiện trạng quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

Đánh giá được Khu công nghiệp Tân Tạo còn thiếu những tiêu chí nào để có thể phát triển theo hướng khu công nghiệp sinh thái

Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần cải tiến công tác quản lý môi trường Khu công nghiệp Tân Tạo như: thực hiện thay đổi bộ máy quản lý, hình thành trung tâm trao đổi chất thải,…

Trang 2

towards the industrial ecology” is to raise the status of environmental management and propose improvement of environmental management of Tan Tao Industrial Park contributing to protecting the environment and health of people around the area industry To implement this topic, I used the method of collecting information and methods of sociological investigation and achieved some results as follows:

Assessment of the status of environmental management in Tan Tao Industrial Park as well as the status of wastewater management, current status of waste management and status of solid waste and hazardous waste management

Tan Tao Industrial Park is lacking criteria to develop in the direction of industrial ecology

From there, we propose some solutions to improve the environmental management of Tan Tao Industrial Park such as: changing the management system, forming a waste exchange center

Trang 3

Ngày tháng năm 2017

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

Ngày tháng năm 2018 Giảng viên phản biện

Trang 5

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT LUẬN VĂN

ABSTRACT

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iiv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2

4.1 Ý nghĩa khoa học 2

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 4

1.1.1 Tổng quan Khu công nghiệp 4

1.1.2 Tình hình phát triển các Khu công nghiệp 5

1.2 TỔNG QUAN MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 9

1.2.1 Tổng quan mô hình quản lý môi trường Khu công nghiệp trên thế giới 9

1.2.2 Tổng quan về các nghiên cứu và mô hình quản lý môi trường Khu công nghiệp trong nước 19

1.2.3 Giới thiệu bộ tiêu chí đánh giá khả năng phát triển theo hướng Khu công nghiệp sinh thái 23

Trang 6

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 28

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30

1.4 GIỚI THIỆU KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 31

1.4.1 Vị trí địa lý: 31

1.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển: 31

1.4.3 Cơ sở pháp lý 32

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin 34

2.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa: 35

2.1.3 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: 35

2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 35

2.2.1 Các ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp Tân Tạo 35

2.2.2 Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tân Tạo 36

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 39

2.3.1 Hiện trạng quản lý nước thải tại KCN Tân Tạo 39

2.3.2 Hiện trạng quản lý khí thải tại khu công nghiệp Tân Tạo 45

2.3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại KCN Tân Tạo 55

2.3.4 Thực trạng công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Tân Tạo 57

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 64

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT 64

3.2 ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 64

3.3 ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ VÀ KHẢ NGĂNG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI 72

3.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 74

Trang 7

75

3.5.1 Thuận lợi 75

3.5.2 Khó khăn 76

3.6 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT 76

3.7 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 77

3.7.1 Quan trắc tự động 77

3.7.2 Hỗ trợ về kinh tế 78

3.7.3 Thành lập trung tâm tái chế và trao đổi chất thải 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Kiến nghị 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 88

Trang 8

ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường

KCNST Khu công nghiệp sinh thái

PC49 Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường

Trang 9

Bảng 1.1 Các KCX, KCN tại TP.HCM tính đến tháng 11/2015 7

Bảng 1.2 Hệ thống tiêu chí sàng lọc 24

Bảng 1.3 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 1 25

Bảng 1.4 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 2 26

Bảng 1.5 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 3 27

Bảng 1.6 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 4 27 Bảng 3.1 Phân loại nguồn xả khí thải tại khu công nghiệp Tân Tạo

………Error! Bookmark not defined

Bảng 3.2 Vị trí lấy mẫu không khí KCN Error! Bookmark not defined Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lƣợng không khí khu công nghiệp năm 2016 Error!

Bookmark not defined

Bảng 3.4 Quy trình xử lý khí thải tại một số doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo Error!

Bookmark not defined

Trang 10

Hình 1.1 Mô hình quản lý môi trường KCN cổ điển 10

Hình 1.2 Toàn cảnh KCN Kalundborg, Đan Mạch 14

Hình 1.3 Sơ đồ cộng sinh công nghiệp trong KCN Kalundborg – Đan Mạch 15

Hình 1.4 Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và chất thải trong KCNST nông nghiệp Burlington, Vermont, Mỹ 17

Hình 1.5 Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa 21

Hình 1.6 KCN sinh thái Nam Cầu Kiền – Hải Phòng 22

Hình 3.1 Khu công nghiệp Tân Tạo ……….Error! Bookmark not defined Hình 3.2 Hệ thống thu gom nước thải tại KCN Error! Bookmark not defined Hình 3 3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung KCN Tân TạoError! Bookmark not defined Hình 3.4 Biểu đồ giá trị bụi trong không khí Error! Bookmark not defined Hình 3.5 Biểu đồ giá trị SO2 trong không khí Error! Bookmark not defined Hình 3.6 Biểu đồ giá trị NO2 trong không khí Error! Bookmark not defined Hình 3.7 Biều đồ giá trị CO trong không khí Error! Bookmark not defined Hình 3.8 Mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp tại TP.HCMError! Bookmark not defined Hình 3.9 Sơ đồ cấp giấy CNĐT vào KCN 67

Hình 3.10 Sơ đồ cơ chế một cửa 69

Hình 3.11 Mô hình quản lý môi trường KCN Tân Tạo được đề xuất 75

Hình 3.12 Sơ đồ trung tâm trao đổi chất thải 83

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Khu công nghiệp là một công cụ hiệu quả cho việc phát triển công nghiệp, giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và khuyến khích các hoạt động của khu vực, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng Tuy nhiên, Khu công nghiệp cũng gây ra các vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn Các vấn đề chính về môi trường có liên quan đến Khu công nghiệp là khói bụi từ các nhà máy gây ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn công nghiệp và nguy hại, tiếng ồn và phóng xạ, chất độc hóa học, ô nhiễm đất, tai nạn công nghiệp, những nguyên nhân đó góp phần thay đổi khí hậu toàn cầu, phá hủy môi trường sống, làm mất tính đa dạng sinh học,…

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có 18 KCN với quy mô lớn và 23 cụm công nghiệp quy mô nhỏ, tất cả đã đi vào hoạt động ổn định Trong đó, KCN Tân Tạo

là một trong những KCN có quy mô lớn, thu hút sự đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động Hoạt động của KCN góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh

Trên thực tế, công tác quản lý môi trường tại KCN ở Việt Nam còn vướng phải rất nhiều trở ngại do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như công tác quy hoạch KCN và chính sách phát triển của Nhà nước chưa thực sự phù hợp Điều này dẫn đến sự không đồng bộ giữa phát triển KCN và mức tăng trưởng của nền kinh tế cũng như trình độ kỹ thuật của nền công nghiệp hiện đại khiến việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN không đảm bảo an toàn kỹ thuật và môi trường Mặt khác, tốc độ phát triển Khu công nghiệp quá nhanh sẽ dẫn đến tình trạng các Khu công nghiệp được qui hoạch và xây dựng với quan điểm kinh tế thuần túy, bỏ qua các vấn đề tài nguyên môi trường Bên cạnh đó, tiềm năng về dịch vụ môi trường và kinh phí dành cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao theo đà phát triển các Khu công nghiệp Cuối cùng, trình độ quản lý môi trường chung hiện nay hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế từ công tác thanh tra, kiểm tra môi trường đến việc đào tạo, giáo dục và truyền thông môi trường Như vậy, bên cạnh chính sách phát triển Khu công nghiệp nhằm mở rộng thu hút đầu tư, đảm bảo cơ sở hạ tầng, tiết kiệm vốn và chi phí cho công tác bảo vệ môi trường, việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường Khu công nghiệp phải là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà nước Tuy nhiên, vấn đề là nên tổ chức quản lý môi trường cho Khu công nghiệp như thế nào để tối ưu về mặt lợi ích kinh tế mà vẫn giải quyết được các vấn đề

về môi trường Đối với Việt Nam, trong khi nền kinh tế còn đang khó khăn thì đây quả

Trang 12

là một vấn đề không đơn giản nhưng lại là một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của các Khu công nghiệp

Từ những ý nghĩa thực tiễn của yêu cầu bảo vệ môi trường, tránh các tác động tiêu cực của các Khu công nghiệp đối với môi trường và sức khỏe người dân thì cần có

cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quản lý tổng hợp các nguồn thải và xây dựng các giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm do các nguồn thải Khu công nghiệp thải ra, thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho Khu công nghiệp, nhiệm vụ điều tra, đánh giá tổng hợp hiện trạng phát sinh chất thải công nghiệp, khí thải trở nên cần thiết, cấp bách

Xuất phát từ sự cấp bách vấn đề đã trình bày ở trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng

và đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Tân Tạo, TP Hồ Chí Minh theo hướng khu công nghiệp sinh thái” đã được chọn làm đề tài

nghiên cứu trong luận văn

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Tân Tạo

Đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Tân Tạo, TP.Hồ Chí Minh theo hướng phát triển bền vững

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Môi trường và các biện pháp quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Tân Tạo, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 13

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc còn tồn tại đối với các KCN hiện nay, nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại KCN, tiết kiệm ngân sách của nhà nước

Đề tài còn góp phần vào công tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến sự phát triển bền vững của nền công nghiệp nước nhà

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1.1.1 Tổng quan Khu công nghiệp

Theo Nghị định số 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ, các KCN được định nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất

Các KCN được xây dựng từ năm 1994 để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia nhập các khu vực công nghiệp Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các KCN so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác cung cấp các dịch vụ thuận lợi [1]

Tại Việt Nam cũng đã có nhiều loại hình KCN đang được xây dựng bao gồm: KCN, KCX, Khu công nghệ sinh học, Khu công nghệ sinh thái, Khu kinh tế mở hay Khu kinh tế thương mại khác Tuy nhiên, hiện tại vẫn phổ biến loại hình KCN truyền thống, KCN tập trung và KCX Về bản chất, đây là các KCN thuộc thế hệ đầu tiên với tiêu chuẩn và chất lượng thấp

KCN bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau Như bất kỳ ngành nghề nào khác, các KCN cũng dẫn đến các vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của cộng đồng với mức độ ảnh hưởng khác nhau về hủy hoại môi tường sống, hủy diệt các sinh vật, lan truyền ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, chất thải độc hại, tiếng ồn, phóng xạ, các chất hóa học độc hại, ô nhiễm đất, các sự cố công nghiệp, thẩm lậu các chất hóa học và nhiên liệu, biến đổi khí hậu, nhận thức các tác động môi trường của KCN gắn liền với các giai đoạn quy hoạch, xây dựng, phát triển và hoạt động của chúng Đánh giá sai các tác động môi trường khi chọn địa điểm xây dựng KCN và bố trí doanh nghiệp công nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường ngay trong hàng rào KCN và cả một vùng rộng lớn ngoài KCN, đặc biệt đối với việc di dân ra khỏi địa bàn KCN và sự tập trung công nhân làm việc trong KCN có nhu cầu lớn về nhà ở và các dịch vụ khác Việc di dời và tập trung này nếu không lưu ý đúng mức chuẩn bị chu đáo có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cộng đồng, căng thẳng môi trường và các vấn đề xã hội khác

Các KCN khi đi vào hoạt động tập trung hàng trăm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nếu tình trạng quản lý yếu kém thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước

Trang 15

và đất, gây ùn tắc giao thông, gây tiếng ồn trên mức cho phép và là mối nguy cơ gây ra các sự cố công nghiệp Mức độ tập trung ngành nghề công nghiệp càng lớn thì càng làm tăng mức độ tích lũy tác động đến không khí,nước và đất gây ra sự lan truyền ô nhiễm Nếu một số ngành nghề công nghiệp gần nhau có chất thải hóa học, các chất thải này có thể phản ứng hoặc lẫn với nhau, gây tác động tích lũy hoặc tổng hợp đối với môi trường khu vực và cộng đồng xung quanh Tuy nhiên với điều kiện bố trí nhiều doanh nghiệp công nghiệp trong cùng một KCN như vậy sẽ rất thuận lợi để hoạch định và thực thi một số dự án xử lý tác động môi trường chung, tiết kiệm đầu tư hơn nhiều so với đầu tư xử lý môi trường riêng lẻ, phân tán và thuận lợi hơn trong công tác quản lý môi trường

Vì vậy, quản lý môi trường KCN là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý môi trường và phát triển bền vững của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới

1.1.2 Tình hình phát triển các Khu công nghiệp

a Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam:

Những cụm sản xuất công nghiệp được hình thành trước năm 1975 chủ yếu tập trung ở miền Nam Trong giai đoạn này, các cơ sở sản xuất công nghiệp còn mang tính

tự phát, phân tán rời rạc Một số nhà máy, xí nghiệp tập hợp lại và cùng hoạt độngtrong một phạm vi địa lý nhất định cũng được gọi là “khu công nghiệp” Công nghệ sản xuất của các cơ sở này còn lạc hậu, không có quy hoạch tổng thể và lâu dài, không quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường

Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về việc thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý của nhà nước đối với KCN , KCX và KKT [1] Tình hình thế giới có nhiều biến đổi mới sâu sắc về thể chất, môi trường đầu

tư kinh doanh và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ Bên cạnh đó công tác quản lý của nhà nước cũng như hoạt động của các KCN, KKT ở Việt Nam đã có những điều chỉnh

về cơ cấu tổ chức, năng lực, chương trình và trọng tâm công tác để thích nghi với điều kiện mới Vì vậy, trong năm 2008 nước ta đã có những bước phát triển mới mang tính đột phá và đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Sau 20 năm (1991-2011) xây dựng và phát triển, kể từ khi KCX đầu tiên – KCX Tân Thuận được hình thành tại TP.HCM đến nay hệ thống các KCN, KCX đã có mặt

ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển Kinh tế – xã hội chung của cả nước

Trang 16

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến tháng 12 năm 2011 cả nước đã có 283 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 76.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha, chiếm 61% tổng diện tích đất tự nhiên, 15 khu kinh tế ven biển trải đều trên 58 tỉnh, tiềm năng của các địa phương và của các vùng kinh tế trọng điểm [2]

b Tình hình phát triển các KCN tại TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về việc xây dựng các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) Đây có thể coi là một hình thức mới về tổ chức lãnh thổ công nghiệp, đem lại hiệu quả cao về kinh tế -

xã hội, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá

TP.HCM hiện có 3 KCX, 13 KCN với tổng diện tích 3.500 ha Ngoài ra, có 7 KCN dự kiến thành lập mới đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục pháp lý với tổng diện tích 1.569 ha và 4 KCN dự kiến mở rộng với tổng diện tích 849 ha Như vậy, đến năm 2020, TP,HCM sẽ có tổng cộng 22 KCX – KCN tập trung với tổng diện tích 5.918 ha [2]

Tính đến 30/09/2015, 3 KCX và 13 KCN tại TP.HCM có 1.387 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,043 tỷ USD, trong đó đầu tư nước ngoài 559

dự án, vốn đầu tư là 5,4 tỷ USD, đầu tư trong nước 828 dự án, vốn đầu tư đăng ký 54.641 tỷ VNĐ (tương đương 3,65 tỷ USD); kim ngạch xuất khẩu tính đến nay là 46 tỷ USD với ác thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan, sản phẩm xuất

đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời thu hút 280.778 lao động [2]

Nhìn lại sự phát triển của hệ thống các KCX – KCN TP.HCM, có thể thấy, TP.HCM là nơi có nhiều loại hình KCN nhất KCX – KCN đã đóng góp quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, đóng góp đến 40% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, góp phần đưa thành phố trở thành trung tâm xuất khẩu lớn nhất nước

Trang 17

Bảng 1.1 Các KCX, KCN tại TP.HCM tính đến tháng 11/2015

TÍCH

TỶ LỆ LẤP ĐẦY

ĐỊA CHỈ CÁC KCX/KCN

phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM

2 KCX Linh Trung 1 62 ha 92,02% Khu phố 4, phường Linh

6 KCN Lê Minh Xuân 100 ha 100% 550 Kinh Dương Vương,

phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM

7 KCN Vĩnh Lộc 203 ha 100% Lô A59/I, đường số 7, KCN

Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM

8 KCN Tân Thới Hiệp 28 ha 100% KP3, đường Nguyễn Ảnh

Thủ, phường Hiệp Thành,

Trang 18

TP.HCM

13 KCN Cát Lái II 124 ha 87,73% 936 Nguyễn Thị Định,

phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM

14 KCN An Hạ 123,51 ha 25% B9/59 ấp 2, xã Bình Chánh,

huyện Bình Chánh, TP.HCM

Trang 19

1.2 TỔNG QUAN MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.2.1 Tổng quan mô hình quản lý môi trường Khu công nghiệp trên thế giới

a Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Các hệ thống kỹ thuật và BVMT phục vụ phát triển bền vững đã được ứng dụng rất hữu hiệu trong việc thiết kế và quản lý KCN tại các nước đang phát triển trong vòng hơn một nửa thế kỷ qua Hiện nay, quản lý môi trường các KCN trên thế giới phần lớn thực hiện theo Tiêu chuẩn ISO 14000 Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn

về hệ thống quản lý môi trường để khuyến khích các tổ chức sản xuất (các doanh nghiệp, các khu công nghiệp) không ngừng cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường bằng hệ thống quản lý môi trường của mình, như luôn luôn tiến hành đánh giá và cải tiến sự thực hiện BVMT của doanh nghiệp Nó đòi hỏi mỗi một tổ chức sản xuất phải

tự thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện có hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất để liên tục cải thiện môi trường và thu hút toàn bộ người trực tiếp sản xuất cũng như người quản lý tham gia vào hệ thống quản lý môi trường với sự giác ngộ, nhận thức và có trách nhiệm cao đối với việc thực hiện BVMT

Bên cạnh Tiêu chuẩn ISO 14000, trong những năm gần đây các nước phát triển hướng đến việc xây dựng KCN trở thành KCN sinh thái và một số nghiên cứu về lĩnh vực này như sau: Nghiên cứu Coté (2001) về xây dựng KCN sinh thái Burnside, Nova Scotia, Canada; Cohen-Rosenthal và công sự (2003) về xây dựng KCN sinh thái Fairfield, Baltimor, Maryland, USD; Lowe (2003) về xây dựng KCN sinh thái East Bay, San Fancisco Bay, California; Ứng dụng thuyết sinh thái công nghiệp vào quá trình phát triển KCN; hình thành trung tâm hiệu quả sinh thái; trao đổi chất thải giữa hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất; thành lập những cơ sở sản xuất mới có khả năng tái sử dụng, cho thuê, sửa chữa, tái sinh và tái chế chất thải [3]

b Các mô hình Khu công nghiệp được áp dụng hiện nay

Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều mô hình quản lý môi trường các KCN được triển khai áp dụng và các mô hình này được phân thành 3 loại, đó là: mô hình quản lý môi trường theo hướng xử lý chất thải (KCN cổ điển), mô hình quản lý môi trường theo hướng thân thiện môi trường (KCN sinh thái) và mô hình quản lý theo chuỗi sản xuất (KCN chuyên ngành) [4]

 KCN cổ điển

Đối với mô hình KCN cổ điển cho phép tiếp nhận tất cả các loại hình công

Trang 20

quản lý chất thải, nước thải, khí thải và chất thải rắn Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng cơ sở KCN, cũng như các doanh nghiệp trong KCN phải đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo toàn bộ phát sinh trong quá trình hoạt động của KCN được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường

Mô hình quản lý môi trường đối với KCN cổ điển được thể hiện theo sơ đồ như sau:

Hình 1.1 Mô hình quản lý môi trường KCN cổ điển

Nguồn: [4]

 KCN chuyên ngành

KCN chuyên ngành là KCN chỉ tiếp nhận các doanh nghiệp cùng một ngành công nghiệp Nhận thức được các vấn đề môi trường đặc thù của ngành công nghiệp, các doanh nghiệp trong KCN cùng xây dựng và thỏa thuận một quy định chung về BVMT trong KCN Căn cứ vào quy định chung về BVMT, các doanh nghiệp thành viên trong KCN phải xây dựng chính sách môi trường cho doanh nghiệp mình phù hợp với quy định về BVMT đã được thỏa thuận, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật

và quản lý để thực thi chính sách môi trường đã xây dựng và giảm thiểu chất thải phát sinh So với mô hình KCN cổ điển, thì mô hình KCN chuyên ngành tích cực hơn bởi

vì những hoạt động có lợi cho môi trường như sản xuất sạch hơn, quản lý môi trường theo hệ thống ISO 14000 sẽ được chú trọng thực hiện

Một ví dụ điển hình KCN chuyên ngành là KCN Bata Atha ở Sri Lanka Đây là KCN chuyên ngành về thuộc da Nhận thức rõ đặc thù của ngành thuộc da là một ngành gây ô nhiễm, các doanh nghiệp trong KCN Bata Atha đã cùng nhau soạn thảo quy định về BVMT và đến ngày 1 tháng 11 năm 2001 họ đã chính thức thực hiện Quy định BVMT này gồm 50 điều với 14 phần chính bao gồm: những quy định chung, các

Trang 21

hữu đất, hệ thống quản lý Chrome; chất thải rắn, điện, những hoạt động được khuyến khích, xử phạt, quy định về bổ sung Quy định ngày yêu cầu các doanh nghiệp phải chuẩn bị một chính sách về môi trường, áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn trong phạm vi khuôn viên của mình, các biện pháp khuyến khích những hành động có lợi cho môi trường và xử hạt các vi phạm [5]

 KCN sinh thái

KCN sinh thái (KCNST) là gì?

Khu công nghiệp sinh thái bắt đầu được phát triển từ đầu những năm 90 của thế

kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp Với quan điểm hệ công nghiệp không phải là các thực thể riêng rẽ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ sinh thái, sinh thái học công nghiệp tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp và mục tiêu cơ bản của nó là tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường như: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực…

KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng sinh

giữa các nhà máy với nhau và với môi trường

Sự cộng sinh công nghiệp, nằm trong lĩnh vực sinh thái công nghiệp, mô tả sự tương tác lẫn nhau của các ngành công nghiệp khác nhau trong một cụm công nghiệp nào đó để trao đổi các nguồn lực mang lại lợi ích kinh tế và / hoặc môi trường (Chertow, 2000) Nó tập trung vào việc cải thiện năng suất tài nguyên và hiệu quả kinh

tế của quá trình sản xuất và tiêu thụ bằng cách biến đổi chất thải của một công ty thành đầu vào có giá trị của một doanh nghiệp khác (Erkman, 1997; Chertow and Lombardi, 2005) [5]

KCN sinh thái là một KCN có các cơ sở sản xuất cùng hoạt động như một cộng đồng các nhà máy có quan hệ mắc xích với nhau thông qua một số trao đổi chất trong các quá trình sản xuất và giải quyết các vấn đề môi trường để hướng đến một mục đích cuối cùng là sản xuất hiệu quả nhất, sử dụng ít nguyên vật liệu và năng lượng nhất, ít ô nhiễm môi trường nhất và bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân Ngoài ra, KCN sinh thái còn có tác động lan toả tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu vực xung quanh Như vậy các doanh nghiệp trong KCN sinh thái cố gắng đạt được những lợi ích kinh tế và hiệu quả BVMT chung thông qua việc quản lý hiệu quả

Trang 22

năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng Trong KCN sinh thái, các doanh nghiệp cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp:

+ Trao đổi các sản phẩm phụ; tái sinh, tái chế, tái sử dụng các sản phẩm phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên; + Nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm sạch) và xử lý chất thải tập trung;

+ Các loại hình công nghiệp phát triển trong KCN được quy hoạch theo định hướng bảo vệ môi trường của khu công nghiệp sinh thái;

+ Với mô hình hoạt động như trên nên, KCN sinh thái mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế, tài nguyên và môi trường như: Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên

và nguồn tài chính:

+ Giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng, bảo hiểm và xử lý đồng thời giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường;

+,Cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và môi trường, tạo được

ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng;

+ Gia tăng thu nhập từng nhà máy nhờ giảm mức tiêu thụ nguyên liệu thô + Giảm chi phí xử lý chất thải, đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế phẩm/ phế liệu hay vật liệu thải bỏ của nhà máy

Việc phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái gắn chặt giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường được xem như hướng đi mới trước thực trạng phát triển cụm KCN diễn ra mạnh mẽ tại nước ta hiện nay

Trên thế giới nhiều nước đã thành công với mô hình này, mang lại hiệu quả về nhiều mặt Theo “Sổ tay phát triển KCN sinh thái cho các nước đang phát triển Châu Á” của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), có 7 nguyên tắc cơ bản để xây dựng một KCN theo hướng một KCN sinh thái gồm: Hài hòa với thiên nhiên; Hệ thống năng lượng; quản lý dòng nguyên liệu và chất thải; cấp thoát nước; quản lý KCNST hiệu quả; xây dựng/cải tạo; hòa nhập với cộng đồng địa phương

KCN Kalundborg tại Đan Mạch là một ví dụ điển hình nhất về sự cộng sinh công nghiệp Thành phần chính trong hệ sinh thái công nghiệp của KCN này là nhà máy điện Asnaes có công suất 1500MW Hầu hết các trạm phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hiệu suất cực đại để chuyển hóa quá trình năng lượng đốt than thành điện năng chỉ đạt 40% và 60% năng lượng còn lại được thải ra môi trường dưới dạng nhiệt (chủ

Trang 23

yếu ở dạng hơi nước) Bằng cách sử dụng năng lượng thất thoát có sẵn vào những mục đích khác, nhà máy đã sử dụng 90% năng lượng có từ than [6]

Trang 24

Hình 1.2 Toàn cảnh KCN Kalundborg, Đan Mạch

Nguồn: [4] Trong vòng 15 năm từ 1982-1997, lượng tiêu thụ tài nguyên của khu công nghiệp này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than, 600.000m3 nước và giảm 130.000 tấn

CO2 thải ra Mô hình hoạt động khu công nghiệp này là cơ sở quan trọng để hình thành

hệ thống lý luận sinh thái học công nghiệp và các khu công nghiệp sinh thái trên thế giới [7]

Trang 25

Nhà máy lọc dầu ST-TOIL

Sản xuất acid sulphuric

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ASNAES

Công ty làm ván trát tường Gyproc

Nordisk

Vật liệu xây dựng và làm đường

Nông trại

14.000 tấn hơi/năm

225.000 tấn hơi/năm

80.000 tấn thạch cao /năm 170.000 tấn tro và xỉ/năm 215.000 tấn

hơi/năm

Bùn giàu dinh dưỡng Bùn

900 kg methane

và ethane Methane và

ethane

Trang 26

sinh thái sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 khu công nghiệp sinh thái, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các khu công nghiệp sinh thái đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ

và một số nước khác Mỗi một khu công nghiệp sinh thái có một chủ đề (đặc trưng) riêng về môi trường hay hệ sinh thái công nghiệp trong đó Dựa vào đó, người ta chia khu công nghiệp sinh thái thành năm loại chính: khu công nghiệp sinh thái nông nghiệp; khu công nghiệp sinh thái tái tạo tài nguyên; khu công nghiệp sinh thái năng lượng tái sinh; khu công nghiệp sinh thái nhà máy điện và khu công nghiệp sinh thái lọc hóa dầu hay hóa chất [8]

Trang 27

Hình 1.4 Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và chất

thải trong KCNST nông nghiệp Burlington, Vermont, Mỹ

Nguồn: [6] Theo Ernest A.Lowe (2001), thành tựu của một KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của các công ty thành viên trong khi tối thiểu hóa các tác động môi trường của các công ty này Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm các thiết kế xanh cho cơ

sở hạ tầng và cây xanh (mới hoặc được trang bị thêm); sản xuất sạch hơn, phòng chống ô nhiễm; sử dụng năng lượng hiệu quả và hợp tác liên công ty Một KCNST cũng cố gắng mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh để bảo đảm rằng các tác động ròng của sự phát triển là tích cực

Một KCN sinh thái đúng nghĩa cần có nhiều hơn:

+ Một quá trình trao đổi phụ phẩm đơn hoặc một mạng lưới trao đổi phụ phẩm + Một cụm doanh nghiệp tái chế

+ Một tập hợp các công ty công nghệ môi trường

+ Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “xanh”

Trang 28

+ Một KCN sinh thái được thiết kế trên nền thân thiện với môi trường Ví dụ: KCN có mật độ cây xanh cao, chiếm 20% tổng diện tích KCN

+ Một KCN với cơ sở hạ tầng hoặc các công trình thân thiện với môi trường + Một khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp, thương mại và khu dân cư) Một KCN sinh thái có thể có mặt bất cứ yếu tố nêu trên; tuy nhiên, để làm thành một KCN sinh thái, nền tảng là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp với môi trường

- Cần xác định những loại hình nhà máy phù hợp với môi trường và cơ sở hạ tầng trước khi đầu tư vào KCN, Diện tích mặt nước cân đối và đủ với diện tích KCN để tạo khí hậu mát mẻ

- Cần quản lý tốt môi trường nhà xưởng để giảm sự phát sinh chất thải trong các

cơ sở thành viên trong KCN từ 20%-30% bằng cách:

+ Kiểm soát hàng hóa

+ Giảm nguồn phát sinh chất thải

+ Tái phục hồi và tái sử dụng

+ Thiết kế sản phẩm phù hợp phương diện môi trường

Phương pháp luận xây dựng mô hình KCNST ở Việt Nam

Theo TS Trần Thị Mỹ Diệu (2004), mô hình kỹ thuật xây dựng hệ sinh thái KCN không chất thải (hay gọi tắt là KCNST) gồm có bốn bước chính Bước thứ nhất

là phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu Bước thứ hai tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn Bước thứ ba chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN Bước cuối cùng đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh Công nghệ xử lý cuối đường ống rất hữu dụng trong việc xử lý hoàn toàn các chất gây ô nhiễm còn lại này

Sự tổ hợp của bốn bước nói trên hình thành một phương pháp có tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật của hệ sinh thái công nghiệp không chất thải hay KCN [9]

Trang 29

1.2.2 Tổng quan về các nghiên cứu và mô hình quản lý môi trường Khu công nghiệp trong nước

a Các nghiên cứu trong nước

Sự hình thành và phát triển mạnh các KCN đã làm cho vấn đề BVMT các KCN trở thành mối quan tâm hàng đầu trong công tác BVMT của nước ta hiện nay Trong thời gian qua, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về BVMT tại các KCN được triển khai thực hiện, chỉ tính riêng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có hàng chục đề tài, dự

án với chủ đề tập trung xung quanh vấn đề này Các công trình nghiên cứu này nhìn chung đã đóng góp đáng kể cho việc đưa ra một bức tranh hiện trạng môi trường các KCN và cũng đã phần nào đề xuất được một số các giải pháp mang tính định hướng cho công tác BVMT các KCN Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến bao gồm:

Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường (1996) Điều tra hiện trạng và xây

dựng biện pháp bảo vệ môi trường các KCN tại huyện Thuận An Đề tài khoa học

công nghệ tỉnh Sông Bé Đề tài đã phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường của 6 KCN đang hoạt động tại huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé, dự báo tác động môi trường của các KCN này đến năm 2010, đề ra các giải pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật để BVMT cho các KCN

Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Bình Dương/Liên hiệp Công ty

ESSA/SNC - LAVALIN (2000) Những vấn đề quan tâm trong quy hoạch và quản lý

môi trường KCN Dự án trình diễn Bình Dương thuộc Dự án môi trường Việt Nam –

Canada Trên cơ sở các quy định về BVMT các KCN và áp dụng vào KCN Sóng Thần, Dự án đã đề xuất các tiêu chí và những vấn đề cần quan tâm trong việc quy hoạch và quản lý các KCN tỉnh Bình Dương;

Trần Thị Mỹ Diệu (2004) Xây dựng mô hình KCN sinh thái, nghiên cứu điển

hình tại khu chế xuất Linh Trung Đề tài đã nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình

KCN sinh thái đối với KCN Linh Trung, Tp Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá khả năng áp dụng mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp để thực hiện;

Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường CENTEMA (2005) Áp dụng các

giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường Dự án sự nghiệp kinh tế của Cục Bảo vệ môi trường; Trên cơ sở

nghiên cứu mô hình KCN sinh thái trên thế giới, đánh giá tình hình hoạt động và quản

lý môi trường của một số KCN trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dự án đã đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng, chuyển đổi các KCN sang mô hình KCN thân thiện với môi trường;

Trang 30

GS.TS Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phan Thị

Thu Nga (2006) Hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm bảo

vệ môi trường, phát triển bền vững các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Báo cáo này đã đánh giá được tình hình đầu tư và phát triển các KCN ở

Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những vấn đề môi trường bức xúc trong quá trình phát triển các KCN trong vùng, thực trạng quản lý môi trường tại các KCN và những giải pháp thích hợp nhằm BVMT, phát triển bền vững các KCN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Phan Thu Nga (2006) Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường thống

nhất trong KCN Luận án Tiến sĩ Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh Luận án đã đánh giá các khía cạnh môi trường, hệ thống quản

lý môi trường các KCN tại Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đề xuất

hệ thống quản lý môi trường trong KCN, cùng các giải pháp thực hiện;

Viện Môi trường và Tài nguyên (2010) Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát

triển các khu dân cư tập trung, các khu và cụm công nghiệp thân thiện môi trường tại Bình Dương đến năm 2020 Đề tài khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương Đề tài đã đề

xuất được các tiêu chí đánh giá mức độ thân thiện với môi trường và mô hình quản lý theo hướng thân thiện môi trường cho các khu dân cư, cụm công nghiệp và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương [9]

b Các mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp trong nước

Đối với Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các KCN mới được hình thành

và phát triển từ năm 1991, kinh nghiệm và trình độ quản lý môi trường đối với các KCN còn hạn chế Do vậy, mô hình quản lý đối với các KCN đang áp dụng chủ yếu là

mô hình KCN cổ điển Trong thời gian gần đây, một số mô hình KCN chuyên ngành

và mô hình KCN sinh thái cũng bắt đầu xuất hiện như KCN Phú Mỹ III tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chuyên về cơ khí, chế tạo máy; KCN Nhơn Trạch tại tỉnh Đồng Nai chuyên về dệt , nhuộm; Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa, mô hình KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam đã được khởi công xây dựng tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Ngoài ra, một số KCN cũng đang nghiên cứu để chuyển sang KCN thân thiện môi trường như KCN Việt Nam – Singapore II của tỉnh Bình Dương [10] Hai mô hình KCN sinh thái được giới thiệu sau đây phần nào thể hiện được sự phát triển của Việt Nam trong quá trình quản lý môi trường KCN Việt Nam:

 Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa

Trang 31

Dự án KCN Bourbon An Hòa được bắt đầu từ tháng 01 – 2009, nằm trên địa bàn

xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh được coi là KCN sinh thái đầu tiên ở Việt Nam

Mục tiêu phát triển của KCN là:

- Cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế để tạo chuỗi sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất công nghiệp bảo toàn tài nguyên, nhằm phát triển công nghiệp bền vững theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải, đồng thời tăng tối đa khả năng tái sinh, tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng

- Tổng diện tích 1.020 ha trong đó có 760 ha đất công nghiệp, 76 ha đất tái định

cư, 184 ha xây dựng cảng, kho bãi Giai đoạn 1 của dự án rộng 380 ha, ngoài 15% diện tích chung bắt buộc dành cho cây xanh, mỗi dự án xây dựng chỉ được xây dựng tối đa 70% đất xây dựng, còn 30% dành cho diện tích cây xanh

- Nhà máy xử lý nước thải với công suất dự kiến là 40.000m3/ngày đêm (Giai đoạn 1 là 20.000m3/ngày đêm)

- Chủ đầu tư cam kết không cho xây dựng hạ tầng xung quanh KCN cũng như không cho doanh nghiệp thuê đất ven KCN để kiểm soát chặt chẽ việc các doanh

Trang 32

nghiệp lắp đặt đường ống xả thải thẳng ra môi trường, đồng thời giữ lại hệ thống cây xanh tự nhiên hiện hữu và nổ lực tối đa để bảo tồn HST xung quanh KCN

- Các nhà máy trong KCN sẽ cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp trao đổi các loại sản phẩm phụ, tái sinh, tái chế, tái sử dụng các sản phẩm phụ tại nhà máy này với các nhà máy khác theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

- Ngoài ra để tạo mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư trong khu vực, chủ đầu tư đã mời người dân góp 15% vốn vào tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng của dự án [11]

 Mô hình KCN Nam Cầu Kiền – Hải Phòng

- Chủ đầu tư sẽ hình thành một tổ hợp các công trình bảo đảm thân thiện với môi trường như nhà máy xử lý nước thải, rác thải… đồng thời chỉ cho những dự án áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động Công ty xây dựng hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 10.000m3/ngày đêm, đạt loại B theo TCVN 5945-2005 mới được xả vào song Cấm thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại với Công ty môi trường đô thị

Trang 33

- Song song là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa địa phương vì vậy chủ đầu tư dự án KCN đã cam kết thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật

- Các hoạt động của dự án chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng về quản lý môi trường của trung ương, thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên và Sở TN&MT

- Bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, KCN làm tốt công tác bảo vệ môi trường như tổ chức quan trắc định kì, thực hiện đúng pháp luật về BVMT Mặt khác phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người lao động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và Ban quản lý KCN, doanh nghiệp và công nhân, bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ…

KCN đề xuất các ban ngành chức năng thực hiện tốt cơ chế một cửa, giảm thủ tục hành chính, sớm có phương án xử lý việc bán hàng rong ở cổng KCN [11]

1.2.3 Giới thiệu bộ tiêu chí đánh giá khả năng phát triển theo hướng Khu công nghiệp sinh thái

Sử dụng hệ thống tiêu chí và chỉ số này như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý khu công nghiệp và cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp tự xem xét, đánh giá mức độ đạt được của đơn vị mình, những điểm cần hoàn thiện để tiến đến phát triển khu công nghiệp sinh thái trong tương lai

Hệ thống tiêu chí: hệ thống tiêu chí đánh giá khu công nghiệp sinh thái gồm 2 nhóm: Nhóm 1 – hệ thống tiêu chí sàng lọc; Nhóm 2 – Hệ thống tiêu chí, chỉ số đánh giá và xếp hạng khu công nghiệp sinh thái Khu công nghiệp đạt các tiêu chí thuộc nhóm 1 sẽ được tiếp tục đánh giá theo các tiêu chí thuộc nhóm 2

- Hệ thống tiêu chí nhóm 1 gồm: 3 tiêu chí, 8 chỉ số, áp dụng theo hình thức loại dần Khu công nghiệp không đạt bất kỳ chỉ số nào đều không được tiếp tục đánh giá

- Hệ thống tiêu chí nhóm 2 gồm: 4 tiêu chí và 38 chỉ số Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 2 cấp: Cơ sở sản xuất và khu công nghiệp Mức độ ưu tiên của 4 tiêu chí như sau: + Yêu cầu tối thiểu của khu công nghiệp sinh thái bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường Do đó, tiêu chí 1 (tuân thủ QCVN về BVMT) có mức ưu tiên 1

+ Tiêu chí 2 (Quy hoạch dòng vật chất và năng lượng) xem xét mức độ áp dụng các giải pháp giảm tiêu thụ tài nguyên, tối ưu hóa dòng vật chất và năng lượng trong khu công nghiệp sinh thái có mức ưu tiên 2

Trang 34

+ Xây dựng mạng lưới cộng sinh công nghiệp là điểm đặc trưng của khu công nghiệp sinh thái Nếu không, khu công nghiệp chỉ như hiện nay

+ Đối với các khu công nghiệp hiện hữu, các giải pháp thiết kế công trình thân thiện môi trường bị hạn chế, chủ yếu là vận dụng điều kiện sẵn có một cách tối ưu Do đó, tiêu chí 4 (thiết kế thân thiện môi trường) có mức ưu tiên 4

Bảng 1.2 Hệ thống tiêu chí sàng lọc

Sự tự nguyện Công ty đầu tư hạ tầng khu công

nghiệp muốn phát triển khu công nghiệp sinh thái

Không đánh giá nếu Công

ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp không đề nghị

Tuân thủ các

QCVN về BVMT

Có trạm xử lý nước thải tập trung Nếu khu công nghiệp

không có/đang xây dựng/chưa vận hành trạm

xử lý nước thải tập trung đều không đạt Nước thải sau xử lý của trạm xử lý

nước thải tập trung đạt QCVN

Nếu một chỉ tiêu nào trong kết quả phân tích của năm gần nhất không đạt QCVN, không đạt Khu công nghiệp không gây ô

nhiễm môi trường không khí

Nếu một chỉ tiêu nào trong kết quả giám sát của năm gần nhất không đạt QCVN, không đạt

Quản lý tốt chất thải rắn công nghiệp, chất thải công nghiệp nguy hại

Bất kỳ cơ sở sản xuất nào trong khu công nghiệp bị phát hiện thải bỏ chất thải rắn công nghiệp, chất thải công nghiệp nguy hại bất hợp pháp trong năm gần nhất, không đạt

Trang 35

Không gây sự cố môi trường Nếu khu công nghiệp bị

bất kỳ sự cố môi trường nào trong 2 năm gần nhất, không đạt

Sự đồng tình của

cộng đồng

Không bị phản ánh của dân cư Nếu khu công nghiệp bị

bất kỳ khiếu kiện nào của dân cư trong năm gần nhất, không đạt

Không bị phản ánh của người lao động

Nếu khu công nghiệp bị bất kỳ khiếu kiện nào của người lao động trong năm gần nhất, không đạt

Nguồn: [16]

Bảng 1.3 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 1

Cơ sở sản xuất

Tuân thủ các quy định về quản lý

môi trường

Có cán bộ chuyên trách về môi trường Thực hiện chương trình quan trắc môi trường

Có đăng ký chủ nguồn thải

Có chương trình phòng ngừa và ứng cứu sự cố

Tuân thủ QCVN về BVMT

Thu gom và xử lý nước thải theo quy định Thu gom và xử lý khí thải đạt QCVN Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định

Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại theo quy định Không xảy ra sự cố môi trường trong 2 năm gần nhất

Khu công nghiệp

Tuân thủ các quy định về quản lý

môi trường

Có cán bộ chuyên trách về môi trường Thực hiện chương trình quan trắc môi trường

Có chương trình phòng ngừa và ứng cứu sự cố

Tuân thủ QCVN về BVMT

Thu gom và xử lý tập trung nước thải từ cơ sở sản xuất đạt QCVN

Trang 36

gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các cơ

sở sản xuất Cung cấp/nắm rõ đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại cho các cơ sở sản xuất

Nguồn: [16]

Bảng 1.4 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 2

Cơ sở sản xuất

Giảm phát sinh chất thải tại

nguồn

Có thực hiện kiểm toán chất thải hàng năm

Có áp dụng giải pháp giảm phát sinh chất thải tại nguồn

Sử dụng năng lượng hiệu quả

Có áp dụng các giải pháp sử dụng điện chiếu sáng hiệu quả

Có áp dụng các giải pháp sử dụng điện sản xuất hiệu quả

Có áp dụng các giải pháp sử dụng các dạng năng lượng khác hiệu quả

Khu công nghiệp

Tiết kiệm nước

Nhu cầu cấp nước cho cán bộ nhân viên của Công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp ≤ chỉ số cấp nước sinh hoạt

Trang 37

Tái sử dụng nước thải sau xử lý

Sử dụng năng lượng hiệu quả Có áp dụng các giải pháp sử dụng điện chiếu

sáng hiệu quả

Nguồn: [16]

Bảng 1.5 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 3

KCN thể hiện đặc điểm cộng sinh

công nghiệp

Các CSSX có chất thải công nghiệp tái chế được

đã chuyển giao chất thải cho các CSSX khác trong KCN có nhu cầu

Các CSSX có chất thải công nghiệp tái chế được (nhưng không CSSX nào trong KCN có nhu cầu)

đã chuyển giao chất thải cho CSSX ngoài KCN Nước thải sau xử lý được tái sử dụng trong khu dân cư

Có hệ thống trao đổi thông tin giữa các CSSX và với KCN

Cùng nâng cao nhận thức BVMT

Các hoạt động BVMT, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng trong khu công nghiệp được công bố trên website/phương tiện khác

KCN và CSSX tham gia/hỗ trợ các hoạt động BVMT và nâng cao nhận thức cộng đồng

Nguồn: [16]

Bảng 1.6 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 4

Bố trí xe đưa rước người lao

Trồng cây tạo bóng mát Các CSSX bị trực xạ đã trồng cây tạo bóng mát

phía tường bị ảnh hưởng

Diện tích cây xanh

Diện tích cây xanh 15% tổng diện tích Nếu mật

độ cây xanh > 50%, diện tích cây xanh < 10% tổng diện tích

Nhà hành chính, phòng thí nghiệm, phòng y tế,…cần có dải cây xanh chiều rộng 6 m

Trang 38

Khu công nghiệp

Bố trí khu ở tập trung cho người

lao động

Có khu ở tập trung cho người lao động với các tiện ích hàng ngày (trong bán kính 500 m)

Diện tích cây xanh Diện tích cây xanh bên ngoài các lô đất

10-15% tổng diện tích khu công nghiệp

Nguồn: [16]

1.3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TP.HCM

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

TP.HCM nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10010’-10038’ vĩ độ Bắc và 106022’

-106054’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây

và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam, TP.HCM cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình từ 10 – 25 m xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 22m như đồi Long Bình ở quận 9 Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Đông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1m, nơi thấp nhất 0.5m Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2 Toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình khoảng từ 5 – 10m [8]

TP.HCM gồm có bốn cực:

- Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi

- Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi

- Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ

- Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ

Trang 39

b Địa hình – Thổ nhưỡng

Gần phía Bắc khu đất có kênh thủy lợi (kênh Lương Bèo) cắt ngang, là tuyến thoát nước chính của lưu vực phía Đông xa lộ vành đai để đổ vào rạch Nước Lên và chia thành hai khu vực:

- Khu vực phía Bắc kênh Lương Bèo có địa hình tương đối cao, cao trung bình khoảng 1,8m

- Khu vực phía Nam kênh Lương Bèo với độ cao trung bình là 1,0 – 1,7m, cao

độ phần ngập nước trung bình là 0,2m

c Khí hậu, thủy văn

Nằm trên địa bàn TP.HCM, quận Bình Tân có các điều kiện khí tượng thủy văn mang những đặc tính đặc trưng của TP.HCM như khí hậu ôn hòa, thể hiện tính chất khí hậu cận nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng, hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa

- Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 27,90C

Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 31,60C

Số giờ nắng trong năm: 2488 giờ

- Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối cao nhất: 82 – 86% (ghi nhận được vào các tháng mùa mưa)

Độ ẩm tương đối thấp nhất: 40 – 65% (ghi nhận được vào các tháng mùa khô)

Trang 40

Lượng bốc hơi cao nhất ghi nhận được: 1223,3 mm/năm;

Lượng bốc hơi thấp nhất ghi nhận được: 1136 mm/năm;

Lượng bốc hơi trung bình: 2000 mm/năm

- Gió

Trong vùng có 3 hướng gió chính (Đông Nam, Tây Nam và Tây) lần lượt xen kẽ nhau từ tháng 5 đến tháng 10 Không có hướng gió nào chiếm ưu thế Tốc độ gió chênh lệch từ 2,1 – 3,6 m/s (gió Tây); từ 2,4 – 3,7 m/s (gió Đông) [12]

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

b Kinh tế

Kinh tế thành phố luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm lien tục Nếu trước thời kỳ đổi mới, trong 10 năm (1976-1985) tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố chỉ tăng bình quân 2,7%/năm, thì trong giai đoạn 1991-2010, thành phố

là một trong rất ít địa phương có tốc độ tang trưởng kinh tế bình quân hai con số trong suốt 20 năm Từ 2011 đến nay, thành phố cũng đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 10%/năm, gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nước GDP bình quân đầu người lien tục tăng nhanh, từ khoảng 700 USD giai đoạn 1995-1996, đến năm 2014 đã đạt mức 5,131 USD

Quy mô kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp cho cả nước ngày càng lớn Đến nay, thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước; đóng góp 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đến năm 2014, tỷ trọng dịch vụ đã chiếm 59,6% trong GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 39,4%, khu vực nông nghiệp chỉ còn 1% và đang phát triển theo hướng hình thành một nền nông nghiệp đô thị sinh thái [13]

c Văn hóa - xã hội - giáo dục

Văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có bước tiến tích cực; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ đã góp phần thiết thực hơn vào quá trình phát triển Cùng với thành quả phát triển kịnh tế, đời sống của nhân dân thành phố không ngừng được cải thiện, an sinh xã hội luôn được bảo đảm, thu nhập từng bước được nâng lên Đến cuối năm 2014, số hộ nghèo có thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống theo chuẩn nghèo của thành phố chỉ còn khoảng 1,3% Công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ, thành phố là địa phương đi đầu trong cả nước về phổ cập giáo dục, đã hoàn

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] Adam.Sci. Eco-Industrial Parks and Sustainable Spatial planning: A possible Contradiction?, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eco-Industrial Parks and Sustainable Spatial planning: A possible Contradiction
[5] Dr.Daniel Christian Wahl. Strengthening our Regional Economy in Response to Climate change and Resource Scarcity, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strengthening our Regional Economy in Response to Climate change and Resource Scarcity
[6] S.Erkman. Industrial ecology: an history view, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industrial ecology: an history view
[7] Iouni Korhonen. Industrial ecology in the strategic sustainable development model: strategic applications of industrial ecology, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industrial ecology in the strategic sustainable development model: strategic applications of industrial ecology
[8] Vương Đình Huệ. Kinh tế TP.HCM – 40 năm phát triển và hội nhập quốc tế. Báo điện tử nhân dân, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế TP.HCM – 40 năm phát triển và hội nhập quốc tế. "Báo điện tử nhân dân
[9] Vũ Thị Linh. Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường KCN Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên,2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường KCN Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên
[10] Nguyễn Cao Lãnh (2005), Khu công nghiệp sinh thái – Một mô hình cho phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu công nghiệp sinh thái – Một mô hình cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Cao Lãnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2005
[11] Trần Tuấn Anh. Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Amata, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Amata, TP. "Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
[13] Laura Saikku. A background report for the eco-industrial park project at Rantasalmi, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A background report for the eco-industrial park project at Rantasalmi
[14] Marcelo Trevisan, Luis Felipe Nascimento. Industrial Ecology, Industrial symbiosis and Industrial eco-park: To know to apply, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industrial Ecology, Industrial symbiosis and Industrial eco-park: To know to apply
[15] Trần Thị Mỹ Diệu. Mô hình Khu công nghiệp sinh thái: Tiêu chí xây dựng và khả năng ứng dụng đối với KCN Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Khu công nghiệp sinh thái: Tiêu chí xây dựng và khả năng ứng dụng đối với KCN Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2
[16] Nguyễn Duy Minh Hải. Nghiên cứu khả thi cải tiến công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận theo hướng phát triển bền vững.Luận văn thạc sĩ, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả thi cải tiến công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận theo hướng phát triển bền vững
[2] Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường: http://www.monre.gov.vn Link
[1] BQL các KCX và các KCN TP.HCM. Tổng quan về sự phát triển các KCX – KCN TP.HCM Khác
[12] Phạm Thị Thu Thủy. Nghiên cứu đề xuất mô hình KCN thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững KCN Mỹ Phước – tỉnh Bình Dương đến năm 2020, 2013 Khác
[17] Báo cáo môi trường Khu công nghiệp Tân Tạo năm 2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w