Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Chi cục thuế quận Tây Hồ

MỤC LỤC

Quy trình cưỡng chế nợ thuế

Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác có quyền thu thập, xác minh và yêu cầu ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính cung cấp các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế. Biện pháp này được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau đây: (i) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được ba biện pháp cưỡng chế đã trình bày trên hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt; (ii) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.

SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ

Thêm vào đó, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của nhiều DN chưa cao, vẫn còn trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ về thuế trong khi việc xử lý trong lĩnh vực thuế chưa kịp thời, chưa có tính răn đe cao nên việc nợ đọng thuế còn tồn tại với số nợ ngày một gia tăng đã đòi hỏi công tác QLN & CCNT phải sát sao hơn nữa. Bằng các hình thức và biện pháp phù hợp tác động đến lợi ích của NNT buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, không để tình trạng dây dưa, chây ỳ không nộp thuế thì công tác CCNT được thực hiện sẽ giúp đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật thuế và giúp đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa những NNT có cùng điều kiện, hoàn cảnh như nhau.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂY HỒ

Một số nét về vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội quận Tây Hồ

Công tác quy hoạch được triển khai tích cực, 5 năm qua quận đã được Thành phố phê duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010; quy hoạch mạng lưới trường học và mạng lưới điện, quy hoạch cấp nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến năm 2010. Về mặt văn hóa: Được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch - văn hoá của thành phố, quận Tây Hồ đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển hơn nữa các loại hình sinh hoạt văn hoá cũng như các trùng tu, sửa chữa, bảo vệ các danh lam thắng cảnh hiện có của vùng.

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu thu ngân sách của Chi cục thuế quận Tây Hồ

Đây là kết quả tương đối tốt, kết quả này phần nào thể hiện được sự phát triển cả về chất lượng và số lượng của các DN NQD trên địa bàn quận và cũng cho thấy được nỗ lực của cơ quan thuế trong việc nghiên cứu, đề ra những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thuế trên địa bàn. Về chủ quan, ngay từ tháng 12/2009, Chi cục thuế đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận triển khai giao dự toán cho các phường theo đúng quy định của Luật NSNN và sớm ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách quận năm 2010; Lãnh đạo Chi cục cụ thể hóa trách nhiệm, giao nhiệm vụ thu cho từng đội thuế, từng cán bộ thuế theo từng quý, từng tháng; Tập thể cán bộ công chức Chi cục thuế đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách được giao.

Bảng 2.1: Tổng hợp một số nguồn thu trên địa bàn quận Tây Hồ
Bảng 2.1: Tổng hợp một số nguồn thu trên địa bàn quận Tây Hồ

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ

Tình hình chung về số nợ thuế trên địa bàn quận Tây Hồ

Qua nghiên cứu tình hình thực tế về số nợ thuế cũng như công tác thu nợ thuế đối với từng loại thuế sau khi đã phân loại những năm trước năm 2007 tại Chi cục thuế quận Tây Hồ, cho thấy công tác QLN & CCNT có đã đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều hạn chế, bất cập và khó khăn trong công tác quản lý. Mặc dù công tác thu nợ có đạt những kết quả nhất định như trên, nhưng công tác thu phải đối mặt với thực trạng là số nợ ngày càng gia tăng, công việc thu nợ ngày càng khó khăn với số nợ khó nợ khó thu năm 2006 gấp 2,49 lần số nợ khó thu của năm 2005, trong khi số lượng cán bộ nợ còn hạn chế.

Bảng 2.2: Tình hình nợ trên địa bàn quận Tây Hồ 2006, 2007
Bảng 2.2: Tình hình nợ trên địa bàn quận Tây Hồ 2006, 2007

Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Chi cục thuế quận Tây Hồ

+ Thực hiện xóa nợ thuế đúng đối với các trường hợp theo quy định tại Điều 65 Luật QLT: DN bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt; Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ. + Về quy định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (bên thứ ba) cũng chưa rừ ràng, cỏch thức tiến hành xỏc minh để cú căn cứ xỏc định bờn thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế hiện chưa được hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

Bảng 2.4: Dự toán nợ có khả năng thu năm 2010, 2011
Bảng 2.4: Dự toán nợ có khả năng thu năm 2010, 2011

NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QLN & CCNT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ

QLN & CCNT phải đảm bảo tính nghiêm minh, sự bình đẳng trong việc thực hiện các luật thuế đối với các đối tượng nộp thuế

Mô hình quản lý thuế phải bao quát được đầy đủ đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế trên địa bàn quận để có thể đảm bảo công tác quản lý nợ được thực hiện kịp thời khi có số nợ thuế phát sinh của các chủ thể kinh tế. + Đối với khoản nợ do DN lâm vào tình trạng khó khăn khách quan như gặp thiên tai, dịch họa mà không có khả năng nộp kịp thời thì cần xem xét để gia hạn nợ và lên lộ trình trả nợ phù hợp với năng lực của người nợ thuế.

QLN & CCNT phải đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu thu nợ theo kế hoạch đề ra

+ Đối với các khoản nợ mà hiện nay đối tượng nộp thuế đang khiếu nại chưa đồng tình với mức phải nộp, thì sẽ xem xét để giải quyết khiếu nại và sau khi giải quyết khiếu nại thì tổ chức đôn đốc thu vào cho NSNN. Riêng đối với các cơ quan đơn vị thực sự khó khăn về tài chính thì tạo điều kiện cho đơn vị phân kỳ nộp dần số thuế nợ đọng vào NSNN.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QLN & CCNT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ

Giải pháp đối với công tác quản lý thu thuế nói chung

Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa”, niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng, công khai quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết, họ và tên công chức có thẩm quyền giải quyết, để DN tiện liên hệ và phản ánh về thái độ phục vụ của cán bộ thuế. Ngành thuế cũng sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, Ủy ban nhân dân phường, Ban quản lý chợ quận trong công tác chỉ đạo điều hành thu và chống thất thu ngân sách và trong quá trình triển khai thi hành Luật QLT; đồng thời tiếp tục hoàn thiện và ban hành các Thông tư liên tịch về cung cấp và trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, xem đây là các quy định pháp quy cụ thể về trách nhiệm của từng cơ quan nhằm mục đích đưa công tác quản lý thuế đi vào nề nếp, đúng theo yêu cầu của Luật.

Các giải pháp tăng cường công tác Quản lý nợ thuế trên địa bàn quận Tây Hồ

+ Tăng cường các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ doanh thu, chi phí của tổ chức và cá nhân nộp thuế thông qua việc: Áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật để xác định doanh thu tính thuế đối với các đối tượng bán hàng không xuất hóa đơn; nghiên cứu thực hiện việc lắp đặt các máy tính tiền của cơ quan thuế tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh có doanh thu lớn,…. Đối với các khoản thuế của các đơn vị do tình trạng thiết bị lạc hậu, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên không có khả năng nộp đủ thuế theo quy định của Luật, thì Chi cục có thể kiến nghị với Bộ Tài chính xem xét từng trường hợp cụ thể, và đưa ra các biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng thuế.

Các giải pháp tăng cường công tác Cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Chi cục Thuế quận Tây Hồ

Cũng liên quan đến tài khoản của DN nhưng lại phát sinh một vướng mắc khác, ấy là khi ghi nhận biên bản cung cấp thông tin (theo mẫu số 11- BB/CCNT) thì tài khoản của DN có đủ số dư để ban hành quyết định cưỡng chế, đến khi ngân hàng nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì số dư trên tài khoản tiền gửi của DN có sự biến động với số tiền còn lại rất ít (do tài khoản tiền gửi chưa bị phong toả), nên không thể thực hiện được quyết định cưỡng chế. Đây cũng là một trong những tình huống làm vô hiệu quyết định cưỡng chế thuế, do đó phải có quy định chặt chẽ và phù hợp hơn, theo đó khi nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về tiền gửi của người nợ thuế từ phía cơ quan thuế, bên cạnh việc khẩn trương có văn bản cung cấp thông tin theo quy định, các tổ chức tín dụng và ngân hàng phải tiến hành phong toả tài khoản để chờ quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế.