NỘI DUNG DỰ KIẾN DẠY HỌC THEO YÊU CẦU CẦN ĐẠTCHỦ ĐỀ: HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE Xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl đến HI
Trang 1NỘI DUNG DỰ KIẾN DẠY HỌC THEO YÊU CẦU CẦN ĐẠT
CHỦ ĐỀ: HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE
Xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl đến HI dựa vàotương tác van der Waals, sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác
Xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid
Tính khử của các ion halide (Cl-, Br-, I-) thông qua phản ứng với chất oxi hóa làsulfuric acid đặc, ứng dụng của một số hydrogen halide
I Tính chất vật lí
- Do có độ tan lớn trong nước, các hydrogen halide bốc khói ở trong không khí ẩm
- Hydrogen halide tan vào nước tạo thành dung dịch hydrohalic acid, dung dịch HF đặcnhất 40%, dung dịch HCl đặc nhất đạt tới nồng độ 37% và có khối lượng riêng
D = 1,19 g/cm3
Thí nghiệm tính tan của khí HCl trong nước
Hóa chất và dụng cụ: Bình đã thu đầy khí
HCl, nút cao su có ống thủy tinh xuyên
qua, chậu chứa nước có pha vài giọt dung
dịch quỳ tím
Giải thích: Do khí HCl tan nhiều trong nước,
tạo ra sự giảm mạnh áp suất trong bình so với
áp suất khí quyển, nước phun mạnh vào thế
chỗ khí HCl đã hòa tan
Dung dịch thu được là acid nên làmdung dịch quỳ tím ngả sang màu đỏ
3 Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
Bảng P.6 Một số đặc điểm của các hydrogen halide
Trang 2Độ dài liên kết H-X ( o
- Từ HCl đến HI nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của khốilượng phân tử
- Riêng HF có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao bất thường so với các hydrogenhalide khác
II Tính chất hóa học
Tính acid tăng dần từ HF đến HI do độ dài liên kết giữa H và X tăng dần, năng lượngliên kết giảm dần Mặt khác các acid từ HCl đến HI là acid mạnh còn HF là acid yếu là
do một phần các phân tử HF liên kết với nhau tạo HF2- nên lượng ion H+ đại lượng đặctrưng cho tính acid
- Thứ tự tính acid và tính khử tăng dần theo dãy: HF < HCl < HBr < HI
- HCl, HBr, HI có đầy đủ tính chất của một acid mạnh, ngoài ra còn có tính khử; HF làacid yếu
- Acid HF có tính chất riêng là phản ứng ăn mòn thủy tinh, thường dùng để khắc chữlên thủy tinh: 6HF + SiO2 H2[SiF6] + 2H2O
Khắc chữ lên thủy tinh bằng acid HF
1 Tính acid.
- Hóa chất và dụng cụ: Dung dịch HCl, giấy quỳ tím, bột CuO, dung dịch NaOH,
phenolphtalein, bột CaCO3, đinh Fe, vụn Cu, 5 ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, mặtkính, kẹp nhíp, giá để ống nghiệm
- Tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch HCl lên mặt kính có mẫu giấy quỳ tím; Lấy 5
ống nghiệm để lên giá cho vào mỗi ống lần lượt: 5 ml dung dịch NaOH và vài
Trang 3giọt phenolphtalein; đinh Fe, vụn Cu, bột CuO; bột CaCO3 sau đó nhỏ từ từ dungdịch HCl vào các ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng, nhận xét về tính acid của dung dịch HCl từ đó suy ra tính
acid của dung dịch HBr và HI, viết phương trình minh họa
a Tác dụng quỳ tím: Làm quỳ hóa đỏ.
b Tác dụng kim loại đứng trước H tạo muối có hóa trị thấp và giải phóng H2.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Fe + 2HBr FeBr2 + H2
c Tác dụng base, oxide base tạo muối giữ nguyên hóa trị và nước.
NaOH + HCl NaCl + H2O NaOH + HI NaI + H2O
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O CuO + 2HBr CuBr2 + H2O
d Tác dụng muối của acid yếu hơn tạo muối mới và acid mới
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
2.Tính khử Tác dụng được các chất oxi hóa như KMnO4, KClO3, MnO2, K2Cr2O7 , doHBr và HI có tính khử mạnh hơn HCl nên tác dụng được H 2SO4 đặc, còn HCl thìkhông
2HBr + H2SO4 Br2 + SO2 + 2H2O8HI + H2SO4 4I2 + H2S + 4H2O
III Muối halide
Cung điện muối ở Ba Lan
Sâu hơn 100 m dưới lòng đất trong núi, mỏ muối Wieliczka ở Ba Lan có một cungđiện làm bằng muối Công trình này được tạo dựng từ thế kỷ XVII Các chỉnh thể điêukhắc, giá đèn chùm treo trần và cả đến các gian phòng đều được làm bằng muối
1 Tính tan
- Muối halide có độ tan tương tự nhau và hầu hết là tan nhiều trong nước, trừ mộtsố muối không tan như muối silver, PbI2, MnI2 và ít tan như PbCl2, PbBr2
Trang 42 Nhận biết các ion halide
Hóa chất và dụng cụ: Các dung dịch NaCl, NaF, NaBr, NaI, AgNO3, 4 ống
nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, giá để ống nghiệm
Tiến hành: Lấy 4 ống nghiệm để lên giá cho vào mỗi ống lần lượt 5 ml: dung
dịch NaF, dung dịch NaCl, dung dịch NaBr và dung dịch NaI sau đó nhỏ từ từ từng giọtdung dịch AgNO3 vào 4 ống nghiệm
Quan sát hiện tượng: Nhận xét và rút ra kết luận, viết phương trình minh họa.
Màu các kết tủa AgCl, AgBr, AgI
- Để nhận biết các hydrohalic acid hay các ion halide, thuốc thử là dung dịch AgNO3sẽ có các hiện tượng khác nhau
NaF hay HF không hiện tượng
NaCl + AgNO3 AgCl↓trắng + NaNO3
HCl + AgNO3 AgCl↓trắng + HNO3
NaBr + AgNO3 AgBr↓vàng nhạt + NaNO3
HBr + AgNO3 AgBr↓vàng nhạt + HNO3
NaI + AgNO3 AgI↓vàng + NaNO3
HI + AgNO3 AgI↓vàng + HNO3
IV Ứng dụng hydrogen halide
1 Ứng dụng của HCl:
- Tẩy gỉ thép: loại bỏ gỉ trên thép trước khi đưa vào sử dụng với những mục đíchkhác như cán, mạ điện và những kỹ thuật khác
Fe2O3 + Fe + 6 HCl → 3 FeCl2 + 3 H2O
- Sản xuất các hợp chất hữu cơ như vinyl chloride và dichloroethane để sản xuấtPVC
- Sản xuất than hoạt tính
Gỗ + HCl + nhiệt → than hoạt tính
Trang 5- Sản xuất các hợp chất vô cơ như muối calcium chloride , nickel(II) chloride dùngcho việc mạ điện và zinc clorua cho công nghiệp mạ và sản xuất pin.
- HCl chất lượng cao được dùng để điều chỉnh pH của nước cần xử lý
- HCl chất lượng cao được dùng để tái sinh các nhựa trao đổi ion Trao đổi cationđược sử dụng rộng rãi để loại các ion như Na+ và Ca2+ từ các dung dịch chứa nước, tạo
ra nước khử khoáng Axít này được dùng để rửa các cation từ các loại nhựa
2 Ứng dụng của HBr:
HBr thường sử dụng chủ yếu để điều chế các muối bromide, đặc biệt là zincbromide, calcium bromide cũng như sodium bromide
Đây cũng được xem như một chất hữu ích trong việc điều chế các hợp chấtbrom hữu cơ Một số ete bị phân ly khi dùng HBr
Hydrobromic acid cũng là chất xúc tác cho các phản ứng ankyl hóa và giúp táchchiết các quặng
Một trong những hợp chất brom hữu cơ quan trọng trong công nghiệp được điềuchế từ HBr là allyl bromide, Br-CH2-COOH và Tetrabromobisphenol
3 Ứng dụng của HF:
Bởi vì khả năng hòa tan oxides iron cũng như silica-chất gây ô nhiễm, acid HF được sử dụng trước khi vận hành nồi hơi sản xuất hơi nước áp suất cao
Dùng để tách đá, phá đá
Acid HF được sử dụng cho việc giải thể các mẫu đá (thường là bột) trước khi phântích và được sử dụng trong macerations acid để trích xuất các hóa thạch hữu cơ từ cácloại đá silicate
Trong ngành thủy tinh, kính
Do tính chất phản ứng mạnh với kính, có thể hòa tan SiO2 nên acid flohydric đượcdùng làm chất ăn mòn, hòa tan kính và được dùng trong khắc thủy tinh
Trang 6Sản xuất hợp chất organofluorine và florua
Acid HF là chất được dùng trong hóa organofluorine Nhiều hợp chất organofluorineđược chuẩn bị bằng cách sử dụng HF là nguồn fluoride , teflon, fluoropolymers,fluorocarbons và chất làm lạnh như freon Nó còn là nguồn để tổng hợp các sản xuấthợp chất hữu cơ Flo và các sản phẩm của flo
4 Ứng dụng của NaCl
a Trong công nghiệp
– Trong công nghiệp sản xuất giày da, người ta sử dụng muối để bảo về da
– Trong sản xuất cao su, muối dùng để làm trắng các loại cao su
– Trong dầu khí, muối là thành phần quan trọng trong dung dịch khoan giếng khoan – Từ muối có thể chế ra các loại hóa chất dùng cho các ngành khác như sản xuất
aluminium, copper, thép, điều chế nước Javel,…bằng cách điện phân nóng chảy hoặc điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn
b Trong nông nghiệp, chăn nuôi
– Muối giúp cân bằng sinh lý trong cơ thể giúp gia súc, gia cầm phát triển khỏe mạnh, giảm bệnh tật
– Giúp phân loại hạt giống theo trọng lượng
– Cung cấp thêm vi lượng khi trộn với các loại phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân bón
– Khử mùi thực phẩm, giữ cho trái cây không bị thâm
– Tăng hương vị, kiểm soát quá trình lên men của thực phẩm
d Trong y tế
– Muối sodium chloride dùng để sát trùng vết thương rất tốt
– Dùng để trị cảm lạnh, pha huyết thanh, thuốc tiêu độc và một số loại thuốc khác để chữa bệnh cho con người
Trang 7– Cung cấp muối khoáng cho cơ thể thiếu nước, khử độc, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, chữa viêm họng, làm trắng răng, chữa hôi miệng,…
e Trong đời sống gia đình
– Giữ cho hoa đã hái được tươi, hỗ trợ căm hoa giả
– Hỗ trợ tẩy vết trắng trên bàn gỗ để lại bởi ly nước và đĩa nóng, lau chùi chảo gang dính mỡ dễ dàng
– Làm chất bảo quản
VẬN DỤNG
Câu 1 Vì sao muối thô dễ bị chảy nước?
Câu 2 Vì sao trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng vào dung dịch muối
ăn?
Câu 3 Vì sao khi luộc rau muống, cần bỏ thêm một ít muối NaCl vào nước luộc?
Câu 4 Vì sao hợp chất của floride lại bảo vệ được răng?
Câu 5 Vì sao nước mắt lại mặn?
Câu 6 Đối với cơ thể, muối iodine có vai trò như thế nào? Để khắc phục sự thiếu hụt
iodine trong cơ thể người ta thường làm gì?
Câu 7 Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu?
Câu 8 Acid HCl có vai trò như thế nào đối với cơ thể người?
Câu 9 Khi nồng độ của acid HCl trong dịch vị dạ dày lớn hơn 0,001M thì người đó
mắc bệnh gì?
A Tiêu chảy B Ợ chua
C Khó tiêu D Viêm ruột thừa.
Câu 10 Dãy các acid nào đựng được trong bình thủy tinh?
A HCl, HNO3, HF B HCl, HNO3, H2SO4.
C HF, HNO3, H2SO4 D HF, HCl, H2SO4.
Câu 11 Nồng độ tối đa cho phép của HCl trong khí thải của nhà máy vào không khí là
30,00 mg/m3 Để đánh giá sự ô nhiễm không khí ở một vùng đô thị người ta lấy 2,00 lítkhông khí cho lội từ từ qua dung dịch AgNO3 dư, thu được 2,359.10-4 gam kết tủa Xácđịnh nồng độ HCl trong khí thải nhà máy có vượt qua giới hạn cho phép không?
Câu 12 Để răng chắc khỏe và giảm bệnh sâu răng thì hàm lượng ion floride trong
nước cần đạt là 0,5 - 1 mg/l Hãy tính lượng NaF cần phải hòa tan vào nước để có hàmlượng floride từ 0,5 mg/l lên đến 1 mg/l để cung cấp cho ba triệu người dân thành phố,
Trang 8biết mỗi người dân dùng 200 lít nước mỗi ngày Giả sử lượng NaF không bị hao hụttrong quá trình pha trộn và cung cấp đến người tiêu dùng.
Hướng dẫn Câu 1 Muối ăn có thành phần chính là NaCl, ngoài ra còn có một ít các muối khác
trong đó có MgCl2 magnesium chloride rất ưa nước, nó hấp thụ nước trong không khívà cũng rất dễ tan trong nước
Câu 2 Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng vào dung dịch muối ăn
khoảng 10-15 phút để sát trùng Vì dung dịch muối ăn có nồng độ muối cao hơn nồngđộ muối trong các tế bào vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu qua tế bào nước đi ralàm nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao, vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt Do tốcđộ thẩm thấu chậm nên sát trùng chỉ hiệu quả khi ngâm trong nước muối từ 10 đến 15phút
Câu 3 Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 1000C Nếu cho thêm một ít muối ănvào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 1000C, khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh
hơn là luộc bằng nước, thời gian rau chính nhanh làm ít mất vitamin
Câu 4 Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2 mm Lớp men này là hợp
chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng
5Ca2+ + 3PO43- + OH- Ca5(PO4)3OHSau các bữa ăn, vi khuẩn tấn công thức ăn thừa trong miệng tạo thành các acid hữu cơlàm hư lớp men răng Biện pháp tốt nhất để bảo vệ răng là ăn thức ăn ít chua, ít đườngvà đánh răng sau khi ăn Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng các chất như NaFhay SnF2 và F- tạo điều kiện cho phản ứng
5Ca2+ + 3PO43- + F- Ca5(PO4)3FHợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế cho một phần Ca5(PO4)3OH bị mất đi
Câu 5 Trong nước mắt có chứa muối, là muối do cơ thể tạo ra Muối có ở khắp mọi
nơi trong cơ thể, trong máu, dịch thể, từng bộ phận đều có sự tồn tại của muối Trênnhãn cầu chúng ta có một tuyến lệ, nó giống như một xưởng gia công máu thành nướcmắt, do đó trong nước mắt có muối Nước mắt có tác dụng làm bôi trơn nhãn cầu, làmcho nhãn cầu không bị khô, khi có vết thương thì muối có tác dụng hạn chế sự pháttriển của vi khuẩn trong mắt
Câu 6 Iodine là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người Theo các
nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến
Trang 92.10-4 gam nguyên tố iodine Cơ thể tiếp nhận được phần iodine cần thiết dưới dạnghợp chất của iodine có sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm Thiếu hụt iodinelàm não bị hư hại nên người ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi,lùn và còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đặc biệt nguy hiểm đối vớibà mẹ và trẻ em.
Để khắc phục sự thiếu iodine, người ta phải cho thêm hợp chất của iodine vàothực phẩm như: muối ăn, sữa, kẹo,…Việc dùng muối ăn làm phương tiện chuyển tảiiodine vào cơ thể người được nhiều nước áp dụng Muối iodine là muối ăn có trộnthêm một lượng nhỏ hợp chất của iodine thường là KI hoặc KIO3 (trộn 25 kg KI vàomột tấn muối ăn) Việc dùng muối iodine thật dễ dàng và đơn giản Về mùi vị, màusắc, muối iodine không khác gì muối ăn thường Tuy nhiên hợp chất iodine có thể bịphân huỷ ở nhiệt độ cao Vì vậy phải thêm muối iodine sau khi thực phẩm đã được nấuchín
Câu 7 Việc chế tạo thuỷ tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thuỷ tinh thường, chỉ
khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thuỷ tinh một ít chất cảm quang nhưsilver chloride hay silver bromide… và một ít chất tăng độ nhạy như copper chloride.Chất nhạy cảm làm cho thuỷ tinh biến đổi nhạy hơn
Sự đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, silver chloride táchthành silver và chlorine Silver sẽ làm cho thuỷ tinh sẫm màu Khi không chiếu sángnữa, silver và chlorine lại gặp nhau, tạo thành silver chloride không màu, làm cho thuỷtinh lại trong suốt
Câu 8 Acid HCl có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Trong dịch vị dạ dày của người có acid HCl với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001mol/l Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, acid HCl còn là chất xúc tác cho các phảnứng thuỷ phân các chất đường, bột và chất đạm thành các chất đơn giản hơn để cơ thểcó thể hấp thụ được
Lượng acid HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thườngđều mắc bệnh Khi trong dịch vị dạ dày, acid HCl có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l tamắc bệnh khó tiêu, ngược lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l ta mắc bệnh ợ chua Một sốthuốc chữa đau dạ dày có chứa muối NaHCO3 còn gọi là thuốc muối có tác dụng trunghoà bớt acid trong dạ dày NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O
Như vậy, khi mắc chứng đầy hơi chúng ta có thể ăn chua để làm tăng nồng độ acid
Trang 10trong dạ dày và ngược lại khi đau dạ dày không nên ăn chua Các bệnh lí về dạ dày liênquan đến nồng độ acid có trong dày.
Vậy nồng độ khí HCl nằm trong miền cho phép
Câu 12 Lượng floride cần cung cấp cho ba triệu dân là
3.106.200.0,5 = 3.108 mg = 300 kg
Lượng NaF cần pha vào nước là 300.4219 = 663,16 kg
TÊN BÀI DẠY:
Chủ Đề: HIDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE
(HALOGENUA)
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa họcThời gian thực hiện:(5 tiết)
* NỘI DUNG KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ:
Nội dung 1: Tính chất vật lí
Nội dung 2: Tính chất hóa học và phân biệt ion halide
Nội dung 3: Tìm hiểu ứng dụng của hydrogen halide và muối halide.
Nội dung 4: Luyện tập
Nội dung 5: Vận dụng kiến thức thực tiễn.
Trang 112 Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid
3 Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F–, Cl–, Br–, I– bằng cách chodung dịch silver nitrate vào dung dịch muối của chúng
4 Trình bày được tính khử của các ion halide (Cl–, Br–, I–) thông qua phản ứngvới chất oxi hoá là sulfuric acid đặc
5 Nêu được ứng dụng của một số hydrogen halide
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học:
6 Tìm hiểu về tính chất vật lí và hóa học của hợp chất halide, giải thích vai tròcủa muối iot đối với sức khỏe con người
7 Phân biệt được dung dịch HCl, muối halide với dung dịch acid và muối khác,
phân biệt ion chloride bằng phương pháp hóa học
8 Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của HX
9 Giải thích được: Tính acid và tính khử của các dung dịch HX
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
10 Liên hệ sử dụng một số tính chất của muối và acid HX vào thực tiễn
2 Năng lực chung:
Bài học góp phần hình thành các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạo cụ thể như sau:
11 Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ của cácthành viên trong nhóm trong quá trình thực hiện dự án học tập;
12 Sử dụng ngôn ngữ phối hợp với dữ liệu, hình ảnh để trình bày thông tin và ýtưởng có liên quan đến cấu tạo và tính chất của hợp chất halide
13 Lập kế hoạch dự án, thực hiện kế hoạch để tìm hiểu về cấu tạo, tính chất vàứng dụng của hợp chất halide
3 Phẩm chất:
Bài học góp phần hình thành các phẩm chất trung thực, trách nhiệm và chăm chỉ cụ thể như sau:
14 Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác;
15 Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệmvụ;
16 Chịu trách nhiệm về sản phẩm của cá nhân và nhóm thi thực hiện dự án
II THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU:
Trang 121 Thiết bị dạy học:
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá thí nghiệm, ống hút, đèncồn
+ Hóa chất: dd HCl, NaCl, dd NaBr, dd NaI, dd NaF, dd AgNO3, Fe, CuO, CaCO3
- Máy tính, ti vi, máy chiếu Projector
2 Học liệu dạy học
- Kế hoạch bài dạy;
- Các phiếu học tập:
Phiếu học tập 1: Sử dụng cho hoạt động tìm hiểu TCVL
Phiếu học tập 2: Sử dụng cho hoạt động tìm hiểu TCVL
Phiếu học tập 3: Sử dụng cho hoạt động tìm hiểu TCHH
Phiếu học tập 4: Sử dụng cho hoạt động luyện tập
Phiếu học tập 5: Sử dụng cho hoạt động luyện tập
Phiếu học tập 6: Sử dụng cho hoạt động vận dụng
- Các video thí nghiệm, tranh ảnh
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Bảng tóm tắt tiến trình dạy học
đạo
Phương án đánh giá
14,15 Tạo hứng thú cho
HS khi học phầnHX
Kĩ thuậttổ chứctrò chơi
- Phương pháp:
Hỏi đáp Công cụ: Câuhỏi
-Hoạt động
2: Hình
thành kiến
Trang 13Phương án đánh giá
- Phương pháp:
Quan sát, quasản phẩm họctập
- Công cụ: Bảng kiểm, thang đánh giá
- Dạy họckhám phá
- Phương pháp: quan sát, hoạt động và sản phẩm của HS thực hiện
- Công cụ: bảng kiểm,
Tìm hiểu ứng dụngcủa hydrogenhalide
- Dạy học dự án
- Phương pháp:
Đánh giá đồngđẳng, đánh giáqua hồ sơ học tập
Trang 14Phương án đánh giá
muối halide
(35 phút)
- Công cụ: Bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí
Luyện tập về tínhchất vật lí, tính chấthóa học và ứngdụng của hydrogenhalide và sodiumnatri
- Dạy học hợp tác
- Phương pháp:
Quan sát, hỏiđáp, qua sảnphẩm học tập
- Công cụ:Câu hỏi, thangđánh giá,phiếu đánh giátheo tiêu chí
- Phương pháp:
Hỏi đáp, quahồ sơ học tập
- Công cụ: Câu hỏi, thangđánh giá, phiếu đánh giátheo tiêu chí
Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a Mục tiêu của hoạt động: [14,15]
Trang 15b Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV chiếu ô chữ gồm 08 hàng ngang, mỗi hàng ngang sẽ chứa một số chữ chìa khóa
- HS chọn hàng ngang, trả lời câu hỏi, mỗi hàng ngang trả lời đúng được 10 điểm
- Nhóm nào trả lời đúng hàng ngang chìa khóa được 40 điểm
* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS: Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi qua trò chơi ô chữ
Câu 1: Nhóm VIIA của bảng tuần hoàn còn có tên gọi là gì?
Câu 2: Flo là đơn chất chỉ có tính
Câu 3: Tính oxi hóa của brom hơn clo
Câu 4: HCl có trong dạ dày người và động vật làm cho dịch dạ dày có môi trường gì? Câu 5: Người nông dân sản xuất muối gọi là gì?
Câu 6: Dung dịch chứa hợp chất có oxi của clo thường dùng để tẩy màu, sát trùng là gì? Câu 7: Khi đun nóng iodine rắn biến thành hơi được gọi là hiện tượng gì?
Câu 8: Đơn chất halogen nào tồn tại ở trạng thái lỏng?
CHỮ CHÌA KHÓA
Giới thiệu khái quát chủ đề HYDROGEN HALIDE
- Sản phẩm dự kiến của hoạt động: HS hoàn thành ô chữ
Trang 16* Báo cáo thảo luận.
+ Báo cáo thảo luận: các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trên ô chữ Mỗi nhóm được quyền trả lời 01 lần Nếu có nhóm sai thì GV gọi nhóm khác HS trả lời từ chìa khóa saukhi mở được 1 ô
PHIẾU ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM
Tên thành viên: ……….Thuộc nhóm: ……….
Lòng tin vào khả năng hoàn thành công việc
của những người cùng nhóm
Bình tĩnh: Khả năng giải quyết tình huống một
cách bình tĩnh
Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm
Tổ chức: Làm việc theo kế hoạch đã vạch
Khả năng thuyết phục: Đưa ra được những lý lẽ
thích hợp để bảo vệ ý kiến của mình
Trách nhiệm: Luôn sẵn sàng tiên phong cho việc
chung
Kiên trì: Khả năng làm việc tiếp khi công
việc bị đình trệ
Quyết tâm: Phản ứng như thế nào khi kết quả
Trang 17Tiêu chí Không Bình
không được như mong muốn? Từ bỏ hay tìm một
hướng giải quyết khác
Nhạy bén: Khả năng dự tính được những tình
huống khác nhau có thể xảy ra trong công
việc và khả năng giải quyết linh hoạt những tình
huống đó
Lắng nghe: Bạn không ngắt lời thành viên khác
khi họ đang muốn đưa ra ý kiến? Bạn có luôn
khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của riêng
mình?
* Kết luận, nhận định.
+ Kết luận nhận định: GV chốt câu trả lời đúng của các nhóm
+ Phương án đánh giá:
- Thông qua câu trả lời của học sinh, giáo viên biết được HS có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ
Hoạt động 2.1 Tính chất vật lý (30 phút)
a) Mục tiêu: [1], [6]
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí Hoàn thành cáccâu hỏi trong phiếu học tập số 1 (phụ lục 1) và phiếu học tập số 2 (chuẩn bị ở nhà) theoyêu cầu của GV
* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
Các nhóm tiến hành hoàn thành câu 1,2 và quan sát thí nghiệm hoàn thành câu 3
- HS thảo luận các nội dung đã chuẩn bị ở nhà ở phiếu giao nhiệm vụ về nhà giải quyếtcác vấn đề câu 1,2
- Sản phẩm dự kiến:
I Tính chất vật lí
1 Trạng thái.
Trang 18- Ở điều kiện thường, tất cả các hydrogen halide đều là chất khí không màu.
2 Tính tan.
- Các hydrogen halide đều là hợp chất có cực, tan rất nhiều trong nước HF tan vô hạntrong nước, các hydrogen halide khác có độ tan lớn và xấp xỉ với nhau (1 lít nước ở200C hòa tan 500 lít khí HCl)
- Do có độ tan lớn trong nước, các hydrogen halide bốc khói ở trong không khí ẩm
- Hydrogen halide tan vào nước tạo thành dung dịch hydrohalic acid, dung dịch HF đặcnhất 40%, dung dịch HCl đặc nhất đạt tới nồng độ 37% và có khối lượng riêng
D = 1,19 g/cm3
3 Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
Bảng P.6 Một số đặc điểm của các hydrogen halide
- Từ HCl đến HI nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của khốilượng phân tử
- Riêng HF có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao bất thường so với các hydrogenhalide khác
GV: Theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ, đánh giá trình hợp tác, trao đổi, đối chiếu
* Báo cáo thảo luận.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ
sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cảlớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm củamình)
* Đánh giá, nhận định.
- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát đểkịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
- Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GVhướng dẫn HS chốt được các kiến thức chốt được các kiến thức yêu cầu về tính chấtvật lí HX
-Qua bảng kiểm HS tự đánh giá: HS phát triển năng lực tự học
Hoạt động 2.2 Tính chất hóa học và phân biệt ion halide (60 phút)
2.2.1 Tính chất hóa học của hydrohalic acid (khoảng 40 phút)
Trang 19a) Mục tiêu: [2], [4], [8], [9]
b) Tổ chức thực hiện: GV sử dụng dạy học khám phá, hình thức làm việc nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS:
- Đọc cách tiến hành thí nghiệm 1 đến 7 (trong phần hướng dẫn tiến hành thí nghiệm).Viết dự đoán hiện tượng vào các ô “Dự đoán hiện tượng”
- Tiến hành thí nghiệm 1 đến 6 theo hướng dẫn, ghi lại hiện tượng So sánh kết quả thí
nghiệm với dự đoán, giải thích và viết PTHH (nếu có)
- Xem GV tiến hành thí nghiệm 7, ghi lại hiện tượng và giải thích
- Xem video thí nghiệm 8 Ghi lại hiện tượng, viết PTHH và giải thích
- Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- Kết luận về tính acid của hydrohalic acid
* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, ghi lại KQ
- Sản phẩm dự kiến:
II Tính chất hóa học
1 Tính acid.
a Tác dụng quỳ tím: Làm quỳ chuyển đỏ.
b Tác dụng với kim loại đứng trước H tạo muối có hóa trị thấp và giải phóng H2.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Fe + 2HBr FeBr2 + H2
c Tác dụng với base, oxide base tạo muối giữ nguyên hóa trị và nước.
NaOH + HCl NaCl + H2O
NaOH + HI NaI + H2O
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
CuO + 2HBr CuBr2 + H2O
d Tác dụng với muối của acid yếu hơn tạo muối mới và acid mới.
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
2 Tính khử Tác dụng được các chất oxi hóa mạnh như H2SO4đ, KMnO4, KClO3,
MnO2, K2Cr2O7,
Trang 202HBr + H2SO4đ Br2 + SO2 + 2H2O8HI + H2SO4đ 4I2 + H2S + 4H2O
3 Tính chất riêng của HF
Acid HF có tính chất riêng: phản ứng ăn mòn thủy tinh, thường dùng để khắc chữ lên thủy tinh:
6HF + SiO2 H2[SiF6] + 2H2O
Kết luận:
- Thứ tự tính acid tăng dần theo dãy: HF < HCl < HBr < HI
- HCl, HBr, HI có đầy đủ tính chất của một acid mạnh, ngoài ra còn có tính khử; HF là acid yếu
- GV: Theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ, đánh giá trình hợp tác, trao đổi, đối chiếu
* Báo cáo thảo luận.
- HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện một số nhóm báo cáo quá trình TN (nêu hiện
tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra), các nhóm khác góp ý, bổ sung
* Kết luận, nhận định.
- GV “kết luận/ nhận định” về kết quả đạt được của HS, bao gồm cả kết quả cụ thể củahoạt động (câu trả lời, cách thức xử lí tình huống, bài tập được giải, kết quả thínghiệm…) và cả kết quả về thái độ, kĩ năng, thao tác tư duy, bài học kinh nghiệm …mà
HS có được trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả (theo sản phẩm dự kiến)
- Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, GV cần sử dụng kĩ thuật phản hồi tích cựcnhằm động viên, khuyến khích, tạo động lực cho HS trong quá trình học tập
Hoạt động 2.2.2: Phân biệt ion halide (khoảng 20 phút)
a) Mục tiêu: [3], [7].
b) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ.
- Chia lớp thành 4 nhóm Yêu cầu HS thảo luận và thực hiện các nội dung sau:
(1) Thế nào là muối halide?
(2) Tính tan của muối halide? (Hs trả lời dựa vào bảng tính tan)
(3) Cho các dung dịch chứa trong các ống nghiệm riêng biệt mất nhãn: NaCl, NaF, NaBr, NaI Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các hóa chất chứa trong các ống nghiệm?
Trang 21* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS thảo luận sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, các thành viên ghi lại ý kiến cá nhân, thảo
luận thống nhất ghi vào nội dung chung của nhóm
- HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn và điền kết quả vào bảng nhận biết
- Sản phẩm dự kiến của hoạt động:
III Muối halide
3 Tính tan
- Muối halide là muối của hydrohalic acid
- Muối halide có độ tan tương tự nhau và hầu hết là tan nhiều trong nước, trừ một số muối không tan như muối silver, PbI2, MnI2 và ít tan như PbCl2, PbBr2
4 Nhận biết các ion halide
- Để nhận biết các ion halide, thuốc thử là dung dịch AgNO3 sẽ có các hiện tượngkhác nhau
NaF không hiện tượng
NaCl + AgNO3 AgCl↓trắng + NaNO3
NaBr + AgNO3 AgBr↓vàng nhạt + NaNO3
NaI + AgNO3 AgI↓vàng + NaNO3
- GV: Theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ, đánh giá trình hợp tác, trao đổi, đối chiếu
* Báo cáo, thảo luận.
- Hoạt động chung cả lớp: GV yêu cầu một số nhóm trình bày các phương án trả lời,
viết các PTHH xảy ra ở phần (3); các nhóm khác góp ý, bổ sung
- GV cho học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng theo.
* Kết luận, nhận định.
- Thông qua câu trả lời của học sinh, giáo viên biết được HS có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung
- GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức: cách nhận biết ion halide.
Hoạt động 2.3 Ứng dụng của hydrogen halide (35 phút).
a Mục tiêu hoạt động: [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16]
b) Tổ chức thực hiện: Trình bày ứng dụng của một số hydrogen halide và sodium
chloride
* Chuyển giao nhiệm vụ.
Trang 22Giới thiệu dự án
TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ HYDROGEN HALIDE VÀ SODIUM
CHLORIDE
GV hướng dẫn HS nội dung hoạt động trong nhóm, thiết kế tiến trình làm việc chonhóm theo định hướng nhiệm vụ
Nhóm 1: Tìm hiểu ứng dụng của HF
Nhóm 2: Tìm hiểu ứng dụng của HCl
Nhóm 3: Tìm hiểu ứng dụng của HBr
Nhóm 4: Tìm hiểu ứng dụng của NaCl
* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Cách thức tổ chức hoạt động học
❖ Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí
- Giấy A0 cho mỗi nhóm
❖ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng dạy học dựa trên dự án, kĩ thuật các mảnh ghép, hình thức làm việc nhóm
Bước 1: Giới thiệu dự án
TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ HYDROGEN HALIDE VÀ SODIUM
CHLORIDE
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
GV hướng dẫn HS nội dung hoạt động trong nhóm, thiết kế tiến trình làm việc chonhóm theo định hướng nhiệm vụ
Nhóm 1: Tìm hiểu ứng dụng của HF
Nhóm 2: Tìm hiểu ứng dụng của HCl
Nhóm 3: Tìm hiểu ứng dụng của HBr
Nhóm 4: Tìm hiểu ứng dụng của NaCl
Phân công nhiệm vụ và dự kiến các sản phẩm dự án của các nhóm
Trang 23Nhiệm vụ Nội dung cần thực hiện Sản phẩm dự
kiến Nhóm 1: Tìm hiểu
ứng dụng của HF
- Sử dụng trong lọc dầu
- Là chất ăn mòn và làm sạch
- Dùng để tách đá, phá đá
- Trong ngành thủy tinh, kính
giấy A0, hồ sơ
dự án và powpoint Nhóm 2: Tìm hiểu
ứng dụng của HCl
- Tẩy gỉ thép
- Sản xuất các hợp chất hữu cơ
- Sản xuất than hoạt tính
- Sản xuất các hợp chất vô cơ
giấy A0, hồ sơ
dự án và powpoint
ứng dụng của
NaCl
- Trong công nghiệp
- Trong nông nghiệp, chăn nuôi
- Trong thực phẩm
- Trong y tế
giấy A0, hồ sơ
dự án và powpoint
Bước 3: Thực hiện dự án
Thời gian thực hiện: 3 ngày
Tiến trình thực hiện dự án
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Thu thập thông tin - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ
các nhóm
- Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch
- Thảo luận nhóm để
xử lí thông tin và lập
dàn ý báo cáo
- Hoàn thành báo cáo
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm - Từng nhóm phân tích kết quả
thu thập được và trao đổi vềcách trình bày sản phẩm
- Xây dựng báo cáo sản phẩm
* Báo cáo, thảo luận.
Bước 4: Viết báo cáo và trình bày báo cáo
Dự án: TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ HYDROGEN HALIDE VÀ
SODIUM CHLORIDE
Các nhóm sẽ thực hiện báo cáo theo kế hoạch đã thực hiện, được công bố dưới dạng A0và powerpoint
+ HS báo cáo kết quả trong thời gian 7 phút và thảo luận
+ GV bổ sung, kết luận, nhận định
Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện dự án
Trang 24DỰ KIẾN PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CỦA MỤC TIÊU
GV và HS cùng đánh giá hoạt động nhóm (HS) thông qua rubric liên quan đến hoạtđộng 4
❖ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập hoạt động
HS và GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập dựa trên sản phẩm của các nhóm và rubric
❖ Dự kiến phương án đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu
GV và HS đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu thông qua rubric liên quan đến hoạt động
Rubric đánh giá mục tiêu hoạt động 2.3 Tiêu chí
đánh giá
Mức 1 (2 điểm) Mức 2 (4 điểm) Mức 3 (6 điểm)
Dựa vào kết
quả báo cáo
-Thiết kế đơn điệu,bài thuyết trình vắntắt, khi phát biểu còn
- Nêu ứng dụngchi tiết, dẫn chứngcòn ít, sơ sài
- Thiết kế đủ ý, bàithuyết trình đủ nộidung
-Nêu ứng dụng chitiết, có số liệu, hìnhảnh minh hoạ kèmtheo
-Thiết kế rõ ràng, bàithuyết trình đầy đủ
Các sản phẩm
- Ý tưởng tốt, tích cực
- Hình ảnh sinh động, rõ ràng và
phù hợp với nội
- Ý tưởng tốt, tích cựcvà thu hút người xem
- Hình ảnh sinh động,
rõ ràng và phù hợp với nội dung
Tổng điểm:
Nhận xét và yêu cầu của GV:
* Kết luận, nhận định.
- Thông qua HĐ chung cả lớp: GV cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau GV nhậnxét, đánh giá chung
- HS nộp các sản phẩm của dự án để GV chấm điểm, GV động viên khuyến khích HS
Trang 25trong quá trình thực hiện dự án và các kết quả đạt được.
Hoạt động 3: Luyện tập (45 phút)
a Mục tiêu của hoạt động: [ 1],[2],[3],[,5],[6],[7],[8],[9], [11]
b Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS hoạt động nhóm (2 hs / 1 nhóm hoặc chia lớp làm 4 – 6 nhóm): Hoàn thành phiếu
học tập số 4
- GV gọi đại diện HS trong nhóm bất kì lên bảng trình bày, các nhóm HS khác đối chiếukết quả, nhận xét, bổ sung
Hs hoạt động cá nhân: Hoàn thành phiếu học tập số 5
- GV tổ chức trò chơi : “Ai nhanh hơn”
GV chiếu các câu hỏi, HS nào có kết quả trước dùng hình thức dơ tay báo hiệu cho GV
GV gọi HS đó trả lời Nếu câu trả lời sai, có thể gọi HS khác Sau đó GV chuẩn kiến thức cho từng câu hỏi
Riêng câu 9, 10 HS lên bảng trình bày kết quả
Tổng kết trò chơi: HS nào trả lời đúng, nhiều câu hỏi nhất sẽ được nhận phần thưởng
* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Các nhóm tiến hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Sản phẩm dự kiến
- HS hoàn thành các PHT liên quan đến chủ đề: HIDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE.
- Sản phẩm dự kiến của hoạt động:
+ Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 4 và phiếu học tập số 5
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Bài 1:Các câu trả lời
+ Hiện tượng trong thí nghiệm hòa tan khí HCl vào nước?
Nước trong chậu thủy tinh theo ống dẫn phun thành những tia nước màu đỏ trong bình đựng khí HCl.
+ Vì sao nước lại phun vào bình?
Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước, tạo ra sự giảm áp suất mạnh trong bình, áp suất khí quyển đẩy nước vào thế chỗ khí HCl đã hòa tan.
Trang 26+ Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ chứng tỏ dung dịch đó là dung dịch gì?
Dung dịch thu được là axit nên là dung dịch quỳ tím ngả sang màu đỏ.
Bài 2: Các phương trình phản ứng:
a 2NaCl + H2SO4 (t0) → Na2SO4 (B) + 2HCl↑ (A)
b 4HCl + MnO2(t0) → MnCl2 (D) + Cl2 ↑ (C) + 2H2O (E)
c Cl2 + 2NaBr → 2NaCl (G) + Br2 (F)
d Br2 +2 NaI → 2NaBr (H) + I2(I) hoặc ngược lại
e NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ (J) + NaNO3(K) hoặc ngược lại
g HCl + NaOH →NaCl + H2O
Bài 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
MnO2 → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3 → BaCl2 →AgCl
4HCl + MnO2 (t0) → MnCl2 + Cl2 ↑ + 2H2O
Cl2 + H2 (as) → 2HCl
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
FeCl3 + Ba(OH)2 → Fe(OH)3 ↓ + BaCl2
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Ba(NO3)2
Bài 4: Chỉ dùng quì tím, hãy phân biệt các dung dịch sau, viết phương trình hóa học của
các phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết:NaCl, NaOH, HCl, AgNO3
Thuốc thử là Quỳ tím: hóa xanh: NaOH, hóa đỏ: HCl; không hiện tượng: NaCl
Câu 9: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch
HCl Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2(đktc) Thành phần % về khối lượng của Mg,
Fe và nồng độ mol/l của dung dịch HCl ban đầu lần lượt là
Trang 27- Có thể sử dụng bảo toàn e, bảo toàn nguyên tố
Câu 10: Hòa tan hết một lượng kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ,
thu được một dung dịch muối có nồng độ 18,19% Kim loại đã dùng là
* Báo cáo thảo luận.
- Sau khi thực hiện nhiệm vụ xong GV cho HS nhóm khác phát biểu ý kiến, học sinhtrong nhóm phản biện lại để bảo vệ ý kiến của mình
- HS báo cáo kết quả thảo luận luận của nhóm mình theo yêu cầu ban đầu
Trang 28- GV mời các nhóm khác bổ sung GV chốt kiến thức.
* Kết luận, nhận định.
- GV “kết luận/ nhận định” về kết quả đạt được của HS, bao gồm cả kết quả cụ thể củahoạt động (câu trả lời, cách thức xử lí tình huống, bài tập được giảivà cả kết quả về tháiđộ, kĩ năng, thao tác tư duy, bài học kinh nghiệm …mà HS có được trong quá trình thựchiện và báo cáo kết quả (theo sản phẩm dự kiến)
+ Thông qua câu trả lời của HS và ý kiến bổ sung của HS khác, GV biết được HS đã cóđược những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐtiếp theo
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HĐ của HS, GV cần quan sát kĩ tất cả cácnhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợhợp
lí
+ Thông qua báo cáo kết quả và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được
HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sungở các HĐ tiếp theo
Hoạt động 4: Vận dụng (45 phút)
a Mục tiêu của hoạt động: [10],[15]
b Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV tổ chức cho HS các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 6
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Câu 1: Natri clorua, là hợp chất hóa học với công thức Na Cl , là thành phần chính trong muối ăn, nó được sử dụng phổ biến như là đồ gia vị và chất bảo quản thực
phẩm Natri clorua còn dùng để pha chế dung dịch nước muối sinh lý Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet và cho biết
a) Cho biết các ứng dụng của muối ăn?
b) Cho biết các tác hại nếu lạm dụng muối ăn?
c) Nước muối sinh lý là gì?
d) Cho biết các ứng dụng của nước muối sinh lý?
Câu 2: Nước muối sinh lý là gì? Cách sử dụng nước muối sinh lí?
Câu 3: Vì sao khi cơ thể mệt mỏi, dạ dày có hiện tượng “ợ chua”? Đề xuất biện pháp
Trang 29pháp để ngăn chặn tình trạng đó?
Câu 4: Vì sao khi luộc rau, ta nên cho muối để rau vẫn giữ được độ tươi xanh?
Câu 5: Có nên dùng bình thủy tinh đựng dung dịch hydrofloric acid không?
Câu 6: Tại sao thông qua các cuộn phim, hình ảnh chụp từ máy ảnh có thể hiện và in
lên cuộn phim đó?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ HS trao đổi, thảo luận theo nhóm hoặc cặp đôi để hoàn thiệm nhiệm vụ GVBM giao + Sản phẩm dự kiến của hoạt động: HS hoàn thành các nội dung phiếu học tập
Câu 1:
a) Ứng dụng của muối ăn:
b) Tác hại nếu lạm dụng muối ăn:
- Ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ gây tổn thất các khoáng chất cao, làm tăng nguy cơ bị
loãng xương
- Ăn nhiều muối còn gây ra các bệnh về tim mạch, cao huyết áp WHO khuyên rằng
người lớn nên tiêu thụ không quá 5gr mỗi ngày
Câu 2:
- Dung dịch natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%) còn gọi là dung dịch nước muối sinh lý vì
trong dung dịch nước muối này có chứa muối ăn NaCl ở nồng độ 0,9% (tức là 1 lít dungdịch nước muối chứa 9g muối ăn) tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con ngườigồm máu, nước mắt,… trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường
- Dung dịch NaCl 0,9% còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương, còn dung dịch
chứa nồng độ muối cao hơn được gọi là dung dịch nước muối ưu trương
d) Dung dịch nước muối dùng để súc miệng khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài
da (chỉ có dung dịch đẳng trương mới không làm đau, xót khi rửa vết thương còn dungdịch muối nồng độ cao sẽ gây đau, xót)
- Làm thuốc nhỏ rửa mắt Nhưng tuyệt đối phải là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% (dung dịch
tự pha chế có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt và nhất là dung dịch pha không đạt độđẳng trương)
- Riêng đối với dung dịch NaCl 0,9% có độ vô trùng tuyệt đối là thuốc tiêm truyền (gọi
tắt là dịch truyền) dùng qua đường tĩnh mạch
Câu 1: - Khi dịch dạ dày bị trào ngược thực quản dẫn đến hiện tượng “ợ chua”
- hydrochloric acid có tác dụng trung hòa bớt lượng acid trong dạ dày: