1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH cho học sinh lớp 3

80 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 280,64 KB

Nội dung

Vì vậy, khi dạy môn TNXH, giáo viên cần tích cực tổ chức các hoạt động ngoàigiờ, ngoại khóa để các học sinh được quan sát trực tiếp, tìm hiểu, điều tra, thựchành trong môi trường xung qu

Trang 1

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinhtrường Tiểu học Chiên Sơn - huyện Sơn Động và trường Tiểu học Tân Sơn -huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thànhkhóa luận này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên đã

có những ý kiến đóng góp thiết thực, những tài liệu tham khảo quý báu để giúpchúng em trong quá trình thực hiện khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Hoàng Thị Thọ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

6 Những đóng góp của đề tài 4

7 Cấu trúc của khóa luận 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDMT MÔN TNXH 5

1.1 Cơ sở lí luận 5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.2 Môn TNXH trong nhà trường tiểu học 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 8

1.2.1 Nhận thức và hành vi của học sinh tiểu học về môi trường và bảo vệ môi trường 8

1.2.2 Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH ở trường thể nghiệm 10

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDMT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN TNXH LỚP 3 20

2.1 Các nguyên tắc của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT 20

2.1.1 Nguyên tắc tự nguyện 20

2.1.2 Nguyên tắc hấp dẫn 20

2.1.3 Nguyên tắc bổ trợ chính khoá 21

2.2 Cá c hình thức hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH 21

2.3 Qu y trình tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH 24

2.4 Thiết kế một số hình thức tổ chức ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3 25

Trang 3

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 39

CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM Sư PHẠM 40

3.1 Mục đích, ý nghĩa của thể nghiệm sư phạm 40

3.2

Nội dung và kế hoạch thể nghiệm 40

3.2.1 Đối tượng thể nghiệm 40

3.2.2 Nội dung thể nghiệm 40

3.2.3

Thời gian thể nghiệm 41

3.2.4

Địa điểm thể nghiệm 41

3.2.5 Phương pháp tiến hành và đánh giá thể nghiệm 41

3.3 Kết quả thể nghiệm và đánh giá kết quả 41

3.3.1 Trường Tiểu học Chiên Sơn 41

3.3.2 Trường Tiểu học Tân Sơn 47

3.3.3 Kết luận chung về kết quả thể nghiệm 55

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

1 Kết luận 56

2 Kiến nghị 56

2.1 Đối với nhà trường 56

2.2 Đối với giáo viên tiểu học 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Môi trường là một tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗvới nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tạivà

phát triển Song để tồn tại và phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người nóichung và trẻ em nói riêng rất phong phú và đa dạng, mà sự đáp ứng nhu cầu đóphần lớn lại ở trong thiên nhiên Trước sự hủy hoại trầm trọng của môi trườngnhư

hiện nay, vấn đề giáo dục môi trường cho mọi người trên toàn cầu đang trở nêncấp

bách Vì thế GDMT là một nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường

Ở Tiểu học giáo dục môi trường là một quá trình nhằm phát triển ở học sinh

sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề môi trường bao gồm kiến thức, thái

độ, hành vi, trách nhiệm và kỹ năng để tự mình cùng tập thể đưa ra các giải phápnhằm giải quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài Giáo dục môitrường nhằm mục đích cuối cùng là học sinh được trang bị ý thức trách nhiệmđối với sự phát triển bền vững của trái đất, năng lực biết tự đánh giá vẻ đẹp thiênnhiên Giáo dục môi trường tạo dựng cho trẻ một môi trường sống phù hợp với

sự phát triển của lứa tuổi trẻ thơ Môi trường ấy cần đáp ứng những yêu cầu antoàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú, hình thành ở trẻ một cách sống có vănhóa trong môi trường

Vì vậy, để tiến hành GDMT với tính chất là giáo dục vì môi trường, cầnkhuyến khích các phương pháp giảng dạy và học tập có tính chất nghiên cứu,quan sát, phân tích, suy luận để hình thành khả năng tiếp nhận thông tin và giảiquyết vấn đề theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh

Có thể nói, GDMT ở trường tiểu học trong những năm gần đây và nhất làhiện nay đã thực sự được coi trọng và được xúc tiến bằng hai con đường: conđường trực tiếp thông qua giảng dạy môn văn hoá trong chương trình và conđường gián tiếp thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp Đối với học sinh tiểuhọc, tổ chức giáo dục ở trên lớp và ngoài lớp là hai bộ phận hữu cơ hợp thànhmột thể thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường Thếnhưng, nếu hoạt động chính khoá hình thành chủ yếu cho học sinh kiến thức về

1

Trang 6

môi trường và bảo vệ môi trường thì hoạt động ngoại khoá GDMT

Nam hôm nay và ngày mai.

Môn TNXH, đặc biệt là TNXH lớp 3 là môn học có rất nhiều nội dungGDMT được lồng ghép Các em được học môn TNXH chính là được học về tựnhiên, học về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh các em

Vì vậy, khi dạy môn TNXH, giáo viên cần tích cực tổ chức các hoạt động ngoàigiờ, ngoại khóa để các học sinh được quan sát trực tiếp, tìm hiểu, điều tra, thựchành trong môi trường xung quanh, để làm cho môi trường xung quanh trởthành nơi các em trải nghiệm, thu thập các tư liệu chuẩn bị cho việc tiếp thu bàihọc trên lớp hay là nơi để học sinh thực hành để củng cố và rèn luyện nhữngkiến thức và kĩ năng đã học

Có thể nói rằng, nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội và các vấn đề môitrường thông qua các hoạt động ngoại khoá chính là biện pháp hiệu quả nhất đểkích thích nghiên cứu, quan sát, phân tích, suy luận và đánh giá có phê phán đểhình thành khả năng tiếp nhận thông tin và thu thập bằng chứng, giải quyết vấn

đề theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, nhữngtài liệu nghiên cứu về cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá còn chưanhiều, các mẫu thiết kế các hoạt động phần lớn mới chỉ dừng lại ở mô hình líthuyết, chung chung, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình tổ chức cáchoạt động, như thế sẽ không phát huy hết tác dụng của các hoạt động ngoại khoátrong việc GDMT qua môn TNXH

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Giáo dục môi trường

qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH cho học sinh lớp 3 ” làm khóa luận

tốt nghiệp của mình

2

Trang 7

3.2 Đối tượng nghiên cứu

GDMT qua hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn TNXH lớp 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề GDMT và việc tổ chứccác hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3

- Nghiên cứu cách tổ chức một số hoạt động ngoại khoá GDMT qua mônTNXH cho học sinh lớp 3

- Thể nghiệm một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT đểđánh giá tính khả thi, hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Tác giả tiến hành nghiên cứu các tài liệu về môi trường, giáo dục môitrường, các tài liệu về tâm lí học và các tài liệu bàn về vấn đề tổ chức các hoạtđộng ngoại khoá Việc nghiên cứu cơ sở lí luận này giúp tác giả có căn cứ đểxác định được các khả năng, tiêu chí lựa chọn các hình thức tổ chức các hoạtđộng ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3

* Phương pháp điều tra, khảo sát

Tác giả tiến hành dự giờ, lập các phiếu điều tra thực trạng nhận thức vàhành vi của giáo viên và học sinh về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường,tìm hiểu thực trạng vấn đề tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT trong nhàtrường tiểu học nhằm tìm ra những khó khăn, hạn chế của giáo viên khi tiến

3

Trang 8

hành các hoạt động ngoại khoá GDMT Đây chính là cơ sở thực tiễn cho việc

thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT phù hợp với trình

độ, năng lực của giáo viên cũng như của học sinh.

* Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp được sử dụng để kiểm tra tính đúng đắn của mục đích

đã đề ra, kiểm định tính khả thi và hiệu quả của các hình thức hoạt động ngoạikhoá GDMT

* Phương pháp thống kê toán học

Được dùng để phân tích và xử lí các kết quả thu được qua điều tra và thểnghiệm

6 Những đóng góp của đề tài

- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về GDMT và hoạt động ngoại khoá

- Khái quát được một số vấn đề về thực trạng dạy và học các nội dungGDMT, đặc biệt là thông qua các hoạt động ngoại khoá

- Thống kê được những nội dung TNXH lớp 3 có thể tích hợp các hoạtđộng ngoại khoá GDMT

- Xây dựng được cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT mônTNXH lớp 3

- Thiết kế một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT qua mônTNXH lớp 3

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo khóa luậngồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoại khóaGDMT qua môn TNXH cho học sinh lớp 3

Chương 2: Tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH cho họcsinh lớp 3

Chương 3: Thể nghiệm sư phạm

4

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

NGOẠI KHOÁ GDMT MÔN TNXH 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

❖ Giáo dục môi trường

Đứng trước sự phát triển như vũ bão của kinh tế - xã hội, vấn đề môitrường và bảo vệ môi trường càng trở nên bức xúc và được quan tâm hơn baogiờ hết Và đi kèm với những phương hướng gìn giữ môi trường bền vững, thuậtngữ “Giáo dục môi trường” được nhắc tới ngày càng nhiều, thông qua các tàiliệu hội thảo quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường

Văn bản Hội nghị Tbilisi được tổ chức vào năm 1978 đã đưa ra khái niệmGDMT như sau: “GDMT là làm cho từng người và cộng đồng hiểu được bảnchất của môi trường tự nhiên và nhân tạo, hiểu được quan hệ tương tác của cácmặt sinh học, vật lí, hoá học, xã hội, kinh tế, văn hoá, có được tri thức, thái độ

và kĩ năng thực tế để tham gia có hiệu quả và có trách nhiệm vào việc tiên đoán

và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lí chất lượng của môi trường” [23,7] Trong kế hoạch hành động ASEAN 2000 - 2005, GDMT được xác định làmột quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy,giúp con người có được sự hiểu biết, có kĩ năng và các giá trị cho phép họ t hamgia vào việc phát triển xã hội bền vững về sinh thái và công bằng về xã hội, với

tư cách là những người công dân năng động và có tri thức

Hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ về thuật ngữ này thì GDMT là một quátrình thường xuyên để tạo cho con người những tri thức, kĩ năng, ý thức, kinhnghiệm và các quyết tâm cho phép họ giải quyết những vấn đề môi trường hiệntại và tương lai, cũng như đáp ứng những nhu cầu của bản thân và xã hội màkhông làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau

Như vậy, GDMT là một bộ phận trong việc giáo dục nhân cách con ngườimới Thực chất của GDMT là hình thành văn hoá sinh thái cho thế hệ trẻ, cụ thể

đó là: về mặt tri thức, phải từng bước làm cho học sinh nắm được những tri thức5

Trang 10

cơ sở của sinh thái học về niềm tin và hành vi BVMT, ở đây có nghĩa là chỉ

cho mỗi cá nhân thấy rằng mỗi việc làm của họ đều ảnh hưởng tốt hoặc xấu đếnmôi trường và họ có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường cho hômnay và cho thế hệ mai sau bằng những hành động cụ thể Mục đích cuối cùngcủa GDMT chính là để bảo vệ môi trường

❖ Hoạt động ngoại khoá ở trường tiểu học

Giáo dục môi trường thông qua các môn học góp phần không nhờ vàoviệc hình thành các nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh.Song những tri thức đó sẽ không được vững chắc, không thể biến thành hànhđộng và thói quen nếu không được củng cố, rèn luyện thông qua các hoạt động.Vậy, hoạt động ngoại khoá là gì? Ngay bản thân khái niệm “ngoại khoá” cũngcho đến nay vẫn chưa được lí giải cặn kẽ, thấu đáo và nhất quán: Ngoại khoá làhình thức học tập hay vui chơi? Là chính khoá hay ngoài chính khoá?

Hoạt động ngoại khoá được hiểu là một hình thức tổ chức học tập ngoàilớp có tổ chức, có kế hoạch có phương hướng xác định; không bắt buộc trongchương trình, được học sinh tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện dưới sự điềukhiển, hướng dẫn của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, nâng cao những kiếnthức, kĩ năng học tập về môi trường và bảo vệ môi trường đã được học trongchương trình chính khoá

Với cách hiểu như trên, hoạt động ngoại khoá được xem là một hình thức

tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học theo định hướng: “phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn; tácđộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều

24.2, Luật giáo dục)

Như vậy, việc học tập trên lớp và học tập ngoài lớp là hai bộ phận hữu cơhợp thành một thể thống nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục củanhà trường phổ thông Các hình thức tổ chức học tập ngoại khoá phải được đặttrong mối quan hệ biện chứng với học tập chính khoá

6

Trang 11

1.1.2 Môn TNXH trong nhà trường tiểu học

* Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội

Sau khi học xong môn TNXH lớp 3, học sinh sẽ:

- Biết tên, chức năng và biết giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn,bài tiết nước tiểu và thần kinh Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thườnggặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu

- Biết mối quan hệ họ hàng nội ngoại; Biết phòng tránh cháy khi ở nhà;Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường;Biết tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế và một số hoạt độngthông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh (thành phố) nơihọc sinh ở; Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp; Biết về cuộc sống trướckia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường

- Biết được sự đa dạng, phong phú của thực vật và động vật; Chức năngcủa thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người.Biết vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con người; Vị trí và sựchuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; Sự chuyển động của Mặt Trăngquanh Trái Đất; Hình dạng và đặc điểm bề mặt Trái Đất; Biết ngày đêm, nămtháng, các mùa

* Về vấn đề hình thành và phát triển những thái độ và hành vi, mục tiêu môn

TNXH chỉ rõ:

- Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, giađình và cộng đồng

- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương

Với mục tiêu giáo dục như trên, ta nhận thấy môn TNXH, đặc biệt là mônTNXH lớp 3 là môn học có rất nhiều nội dung GDMT gắn liền với tự nhiên và

xã hội được lồng ghép Có thể hiểu các em được học môn TNXH chính là đượchọc về tự nhiên, học về cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra xung quanhcác em Những bài học trên lớp sẽ hình thành chủ yếu cho học sinh kiến thức về

tự nhiên (sự đa dạng của tự nhiên), về cuộc sống xung quanh các em, về cáchgiữ gìn và bảo vệ môi trường, còn hoạt động ngoại khoá GDMT sẽ đưa các em

7

Trang 12

tiếp cận chính cuộc sống tự nhiên đó Ở đó, các em được vui chơi,

Như vậy, để đạt được mục tiêu GDMT qua môn TNXH cho học sinh lớp

3, việc dạy học kết hợp nội khoá và ngoại khoá là hết sức hiệu quả và thực sựcần thiết nhằm phát huy được hết những ưu điểm của nội dung chương trình vàđạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra

là môn học có tính chất liên ngành phù hợp với nội dung GDMT thì sự quan tâm

và nhiệt tình của giáo viên không cao và trình độ của giáo viên về vấn đề nàycòn nhiều hạn chế Đây sẽ là một rào cản rất lớn cho việc tiến hành các hoạtđộng ngoại khóa GDMT qua môn TNXH

- Khả năng nhận thức về trách nhiệm và các biện pháp bảo vệ môi trường của học sinh tiểu học.

Ở trường tiểu học phần lớn các em học sinh đã nhận thức được vai trò,trách nhiệm của mình trong việc BVMT Tuy nhiên, sự nhận thức chưa thực sựsâu sắc về vấn đề môi trường Tầm nhìn của các em mới chỉ hướng về các hành

8

Trang 13

vi theo chiều hướng tốt Có thể các em làm một việc gây ảnh hưởng

chính cuộc sống đang hàng ngày hàng giờ diễn ra xung quanh các em.

- Nhận thức của học sinh tiểu học trong việc BVMT

Đa số học sinh đã có sự hiểu biết ban đầu về những việc làm góp phầnBVMT phù hợp với lứa tuổi các em Các em đã thực hiện những hành vi nhằmBVMT như: giúp các cô chú quét rác làm vệ sinh nơi em ở, vẩy nước trước khiquét dọn Với những hành vi được coi là phá hoại môi trường thì đa số các emđều nhận thức được như: bắn chim, khạc nhổ bừa bãi, nghịch ngợm các hiện vật

ở khu di tích lịch sử Với những nhận thức như trên, ta hãy tìm hiểu hành vicủa học sinh tiểu học trong việc BVMT như thế nào?

- Hành vi của học sinh tiểu học trong việc BVMT

Đa số các em học sinh đã có hiểu biết và có hành vi đúng trước nhữngviệc làm có ảnh hưởng tốt tới môi trường và những việc làm ảnh hưởng xấu tớimôi trường Phần lớn học sinh không bao giờ làm những việc gây hại cho môitrường như: bắn chim, bắt chim về nuôi và chăm sóc, hái hoa nơi công cộng,khạc nhổ bừa bãi

Qua đó có thể nhận thấy nhiều học sinh mặc dù đã có những kiến thứcnhất định về môi trường nhưng vẫn chưa có những hành vi tích cực đối với môitrường Nhiều nghiên cứu tâm lí đã chỉ ra rằng: học sinh lứa tuổi 6 - 11 về bảnchất rất giàu lòng yêu thiên nhiên, nhiều em có ham muốn được tham gia vàonhững hoạt động xã hội công ích Điều đó cho thấy, để các em có một thái độ,một ý thức trách nhiệm cao hơn nữa với những hành vi của mình, có thể pháthuy hết khả năng lao động phù hợp với lứa tuổi thì cần sự quan tâm hơn nữa, tạo

điều kiện cho các em được hoạt động qua các phong trào Đoàn, Đội, tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT Điều này nằm trong phạm vi kiến thức của các

môn học trong nhà trường, nhất là môn TNXH lớp 3 Vậy, với thực tế nhận thức

và hành vi về MT và bảo vệ MT như trên của học sinh tiểu học thì việc tổ chức

9

Trang 14

các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho các

tiến hành như thế nào trong nhà trường tiểu học?.

1.2.2 Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH ở

trường thể nghiệm

1.2.2.1 Mục đích khảo sát

Nhằm tìm hiểu nhận thức và hoạt động GDMT của GV ở trường tiểu họccũng như đánh giá toàn diện thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa để GDMTtrong dạy học môn TNXH lớp 3 Xác lập cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng hoạtđộng ngoại khóa để GDMT trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

1.2.2.2 Đối tuợng nghiên cứu và khảo sát

Đối tượng khảo sát của chúng tôi trong đề tài là việc tổ chức các hoạt độngngoại khóa GDMT của 49 giáo viên đang công tác tại trường Tiểu học ChiênSơn - huyện Sơn Động và trường Tiểu học Tân Sơn - huyện Lục Ngạn, tỉnhBắc Giang

1.2.2.3 Thời gian khảo sát

Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 09 tháng 11 năm 2013

-1.2.2.5 Nội dung khảo sát

Với phạm vi và nội dung nghiên cứu đề tài, chúng tôi giới hạn xác địnhkhảo sát trên một số chỉ tiêu cơ bản sau:

- Nhận thức của giáo viên về GDMT

- Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDMT của giáo viên tiểuhọc

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi tổ chức các hoạt độngngoại

khoá GDMT trong dạy học ở Tiểu học

1.2.2.6 Các phương pháp điều tra khảo sát

* Phương pháp khảo sát bằng phiếu Anket

1

Trang 15

- Mục đích: Tiến hành khảo sát để thu thập ý kiến của các giáo viên nhằmtìm hiểu về nhận thức trong việc tổ chức các HĐNK trong dạy học ở bậc tiểuhọc, những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên giáo viên gặp phải.

- Các bước tiến hành:

Bước 1: Phát phiếu khảo sát cho giáo viên

Bước 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát.Bước 3: Nhận xét thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng

* Phương pháp quan sát

- Mục đích: Tiến hành quan sát trên các tiết dạy của giáo viên và nhữngbiểu hiện của học sinh nhằm tìm hiểu cách ứng dụng để phát huy tính tích cựccủa học sinh

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

- Mục đích: Nhằm tìm hiểu sự chuẩn bị kế hoạch của giáo viên, để xemviệc xác định mục đích của việc tổ chức các HĐNK trong dạy học như thế nào?.Khi tổ chức các HĐNK trong dạy học có đạt được mục đích, yêu cầu của tiếthọc không?

* Phương pháp thống kê toán học

Thống kê các số liệu thu được sau khảo sát để thu được những nhận định,đánh giá thực trạng một cách khoa học và chính xác Để định lượng kết quảnghiên cứu, khái quát hóa và rút ra kết luận vấn đề nghiên cứu

I.2.2.7 Kết quả khảo sát

Dựa vào những phương pháp trên chúng tôi đã có những kết quả và kháiquát

thành đặc điểm thực trạng của việc tổ chức các HĐNK trong dạy học ở haitrường

tiểu học

11

Trang 16

Bảng 1.1 Tác dụng của các hoạt động ngoại khoá GDMT

trong dạy học ở Tiểu học

Số phiếu cùng ý kiến Tỉ lệ %

1

Mở rộng kiến thức về môi trường và

2 Tạo cho học sinh hứng thú học tập 30 61,2

3

Giúp học sinh thêm gần gũi, thân

Hình thành cho học sinh kĩ năng và

Biểu đồ 1.1 Tác dụng của các hoạt động ngoại khoá GDMT

trong dạy học ở Tiểu học

1

Trang 17

T5: Giúp học sinh vui vẻ, thoải mái sau những buổi học trong lớp

T6: Hình thành cho học sinh kĩ năng và hành vi bảo vệ môi trường

Qua bảng 1.1 và biểu đồ 1.1 cho thấy nhận thức của giáo viên về tác dụngcủa các hoạt động ngoại khoá GDMT có sự khác nhau, cụ thể: 63,3% lựa chọn

“hoạt động ngoại khoá có tác dụng mở rộng kiến thức về môi truờng và bảo vệmôi truờng cho học sinh”; 46,9% chọn ý “Nâng cao ý thức bảo vệ môi truờngcho học sinh” và 55,1% lựa chọn “Giúp học sinh thêm gần gũi, thân thuộc vớimôi truờng xung quanh” Tuy nhiên, chỉ có 32,6% giáo viên lựa chọn “Hoạtđộng ngoại khoá có tác dụng hình thành cho học sinh kĩ năng và hành viBVMT” Đây là một con số không cao Điều này chứng tỏ sự nhận giáo viên

đã có những nhận thức nhất định về tác dụng của các hoạt động ngoại khoánhung chưa cao Đa số giáo viên mới chỉ nhận thức được tác dụng của cáchoạt động ngoại khoá ở mức độ chung chung mà chưa nắm được những tácdụng cơ bản mà hoạt động ngoại khoá đem lại Bởi vì, các hoạt động ngoạikhoá chủ yếu hướng học sinh đến với tự nhiên Ở đó, các em được tìm hiểu,tham gia, được hoà mình cùng tự nhiên để khám phá và được “Học mà chơi,chơi mà học” Chính điều này sẽ giúp hình thành ở các em những kĩ năng,hành vi bảo vệ môi trường một cách tốt nhất và lâu bền nhất

Qua các câu hỏi điều tra, bước đầu chúng tôi nhận thấy: Mặc dù vẫn cònmột số giáo viên nhận thức còn chung chung, hời hợt về vấn đề GDMT,nhưng hầu hết đều đã thấy được tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoátrong việc GDMT cho học sinh tiểu học Điều này là cơ sở giúp chúng tôi tìmhiểu vấn đề “Những hình thức ngoại khoá GDMT nào được tổ chức nhiều ởtrường tiểu học”

13

Trang 18

Bảng 1.2 Mức độ tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT

trong trường tiểu học

ST

Thườngxuyên

Thỉnhthoảng

Chưa baogiờS

3 Trò chơi, đố vui, hái hoa dân chủ với

nội dung giáo dục môi trường

9 18,3 33 67,3 6 12,2

5 Tìm hiểu một số vấn đề MT ở địaphương 7 12,3 36 73,5 5 10,2

6 Đọc sách, báo; nói chuyện về MT 1

122,4 30 61,2 7 12,3

7 Làm kế hoạch nhỏ: thu gom sắt

11 Tổ chức các câu lạc bộ môi trường 1 2,0 18 36,7 35 71,4

Biểu đồ 1.2 Mức độ tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT

1

Trang 19

Ghi chú:

y1: Thi vẽ - làm báo ảnh về môi trường.

y2: Thi viết về môi trường

y3: Trò chơi, đố vui, hái hoa dân chủ với nội dung giáo dục môi trường y4: Tham quan môi trường

y5: Tìm hiểu một số vấn đề MT ở địa phương

y6: Đọc sách, báo; nói chuyện về MT

y7: Làm kế hoạch nhỏ: thu gom sắt vụn, giấy loại, chai lọ

y8: Tổng vệ sinh trường, lớp

y9: Làm vệ sinh đường phố

y10: Trồng và chăm sóc cây

y11: Tổ chức các câu lạc bộ môi trường

Qua bảng 1.2 và biểu đồ 1.2 cho thấy, phần lớn các hình thức ngoại khoá

chúng tôi đua ra trong phiếu điều tra đều nhận kết quả: thỉnh thoảng tổ chức.

Đây là điều đáng mừng với các hoạt động nhu: “thi vẽ, làm báo ảnh về môitruờng” (81,6%), “thi viết về môi truờng” (61,2%) nhung là một điều đángquan tâm khi các hoạt động nhu: “trò chơi, đố vui, hái hoa dân chủ với nội dungGDMT”, “đọc sách báo, nói chuyện về môi truờng” lại chỉ đuợc tổ chức ở

mức độ “thỉnh thoảng” trong các truờng tiểu học Có những hoạt động mà hiệu

quả GDMT mang lại rất cao nhu: hoạt động “thi viết về MT”, hoạt động “thamquan môi truờng”, hoạt động “làm vệ sinh đuờng phố” giáo viên chua bao giờ tổchức cho học sinh tham gia Thực chất đây cũng không phải là những hoạt độngkhó tổ chức Điều này chứng tỏ, vẫn tồn tại một số luợng không nhỏ giáo viênchua thực sự quan tâm đến vấn đề GDMT qua các hoạt động ngoại khoá cho họcsinh trong truờng tiểu học

15

Trang 20

Bảng 1.3 Những thuận lợi của giáo viên khi tổ chức các hoạt động

ngoại khoá GDMT trong dạy học ở Tiểu học

ST

Số phiếu cùng ý kiến

Tỉ lệ %

3 GV và HS có nhiều cơ hội đối thoạivới nhau 29 59,1

Giáo viên cần linh hoạt xử lí các tình

huống mà học sinh đua ra trong giờ

học

Từ bảng 1.3 và 1.4 chúng tôi có biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.3 Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT trong dạy học ở Tiểu học

Trang 21

Ghi chú:

L1: HS hứng thú học tập

L2: GV không phải thuyết trình nhiều

L3: GVvà HS có nhiều cơ hội đối thoại với nhau

L4: Các thuận lợi khác

K1: Chưa biết cách tổ chức các hoạt động ngoại GDMT nhằm đạt hiệu quả tốt nhất

K2: Không có đủ tài liệu hướng dân

K3: Giáo viên cần linh hoạt xử lí các tình huống mà học sinh đưa ra trong giờ học

tế Đây sẽ là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên tiểu học khi tiến hànhGDMT cho học sinh

Bên cạnh những khó khăn trên, một thuận lợi rất lớn cho người giáo viênkhi tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT, đó là: có đến 81,6% các giáo viên

được hỏi cho biết học sinh rất “say mê, hào hứng" khi được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá GDMT; 59,1% giáo viên cho biết khi tham gia “GVvà HS

có nhiều cơ hội đối thoại với nhau ” Sự say mê, hào hứng của các em đối với

những hoạt động này sẽ là cơ sở cho việc tiếp thu các vấn đề về GDMT một

17

Trang 22

cách nhanh chóng và sâu sắc nhất Ngoài ra theo 18,4% giáo viên thì

Tuy vẫn còn một tỉ lệ lớn giáo viên chưa nhận thức sâu sắc về tác dụng cơbản nhất của các hoạt động ngoại khoá, nhưng hầu hết đều đã nhận thức đượctầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá trong việc GDMT cho học sinhtiểu học

vẫn tồn tại một số lượng không nhỏ giáo viên chưa thực sự quan tâm đếnvấn đề GDMT qua các hoạt động ngoại khoá cho học sinh trong trường tiểu học

Các nhà quản lí, các nhà giáo dục chưa đánh giá đúng mức thực trạngGDMT qua các hoạt động ngoại khoá trong các trường tiểu học để có sự quantâm cụ thể, sát sao hơn nữa trong việc GDMT cho học sinh Các tài liệu hướngdẫn về hoạt động ngoại khoá GDMT chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức chungchung, tổng quát, thiếu sự cụ thể, chi tiết và thực tế Đây sẽ là một khó khăn rấtlớn đối với giáo viên tiểu học khi tiến hành GDMT cho học sinh

Trong thực tế, hầu hết các giáo viên đều ngại tổ chức các hoạt động ngoạikhoá Họ cảm thấy vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức vì phải đầu tư tìm hiểu,nghiên cứu tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu, phải xin ý kiến Ban giámhiệu, phải lên kế hoạch hoạt động, đưa ra các câu hỏi, đáp án Một số ngườicho rằng họ còn thiếu kinh nghiệm, không đủ tài liệu hướng dẫn và không được

cố vấn trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT

Từ thực tế trên có thể khẳng định việc áp dụng các hình thức và phươngpháp GDMT của giáo viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các hình thức tổ chứchoạt động ngoại khoá Do đó, việc trang bị cho giáo viên những kiến thức, tàiliệu, kế hoạch cho các hoạt động ngoại khoá GDMT là hết sức cần thiết để giúpngười giáo viên vững vàng, tự tin hơn cũng như giúp thay đổi cách thức dạy họcnhững kiến thức về môi trường qua môn học TNXH

1

Trang 23

Môn TNXH là môn học có nội dung về thiên nhiên, con nguời và xã hộigần gũi xung quanh các em Vì vậy, việc GDMT qua các hình thức tổ chức hoạtđộng ngoại khoá môn TNXH là hoàn toàn hợp lí và cần thiết.

Học sinh tiểu học buớc đầu đã có những nhận thức nhất định về vấn đềmôi truờng và bảo vệ môi truờng, xong sự nhận thức ấy còn hời hợt, chua sâusắc để làm cơ sở cho sự chuyển biến trong thái độ và hành vi một cách tích cực

Đa số giáo viên tiểu học có nhận thức về vấn đề môi truờng và bảo vệ môitruờng cũng nhu tầm quan trọng của việc GDMT qua các hoạt động ngoại khoá.Tuy nhiên, việc áp dụng những hình thức ngoại khoá trong quá trình dạy họccòn nhiều gặp nhiều khó khăn về trình độ chuyên môn cũng nhu tài liệu thamkhảo và đơn điệu

Từ các cơ sở lí luận và thực tiễn mà đề tài xác định đuợc, có thể thấyrằng: muốn cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXHtrở thành một hoạt động thuờng xuyên và hiệu quả, nguời giáo viên phải ý thứcđuợc việc tổ chức các hoạt động này là một phần, một bộ phận hữu cơ không thểthiếu đuợc trong quá trình giảng dạy và giáo dục, từ đó có trách nhiệm tìm tòi,nghiên cứu, lựa chọn nội dung, phuơng pháp và các hình thức ngoại khoá phùhợp nhằm lôi cuốn học sinh tham gia và thực sự phát huy đuợc hết tác dụng củaloại hình ngoại khoá trong truờng học

19

Trang 24

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDMT CHO HỌC SINH

TIỂU HỌC QUA MÔN TNXH LỚP 3 2.1 Các nguyên tắc của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT

Để hoạt động ngoại khoá trong nhà trường tiểu học phát huy được hết tácdụng to lớn của nó, khi tiến hành tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT chohọc sinh, người giáo viên cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

2.1.1 Nguyên tắc tự nguyện

Như ta đã biết, ngoại khoá là một hoạt động được tiến hành dựa trên tinhthần tự nguyện, hứng thú và sự say mê của học sinh, nên nguyên tắc đầu tiên cầnđảm bảo khi tổ chức ngoại khoá là: học sinh được tự nguyện ghi tên tham giavào bất kì hình thức ngoại khoá nào mà các em thích thú và có điều kiện pháthuy năng khiếu cá nhân Muốn vậy, các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoáphải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức cũng như điều kiệnvật chất và đặc điểm, tình hình môi trường địa phương Như thế, vai trò củangười thầy hết sức quan trọng trong việc khơi gợi ở người học niềm hứng thú,say mê Người thầy giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn chứ khôngtrực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của học sinh Vì thế, người thầy phảitôn trọng tinh thần tự nguyện tham gia của học sinh, hướng dẫn các em tham giavào những hoạt động phù hợp với năng lực của mình nhằm đạt được các mụctiêu GDMT

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, hoạt động ngoại khoá tuy là hoạt động tựnguyện của học sinh nhưng cần phải đề cao tính kỉ luật, ý thức tập thể và thóiquen nề nếp của học sinh

2.1.2 Nguyên tắc hấp dẫn

Nguyên tắc này đòi hỏi các hình thức hoạt động ngoại khoá phải đa dạng

và phong phú nhằm lôi cuốn tất cả học sinh tham gia, đề cao vai trò chủ động,tích cực hoạt động, sáng kiến cá nhân và ý thức tự quản của học sinh Muốn vậy,khi tổ chức các hoạt động, nên lựa chọn các hình thức vui nhộn, nhiều ngườiđược tham gia, đặc biệt phải phù hợp với trình độ của các em để không gây sự20

Trang 25

nhàm chán và mệt mỏi Những hoạt động này không những giúp các em nângcao được kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường mà còn rèn cho các emthãi quen ứng xử đúng đắn trước mỗi vấn đề môi trường cụ thể.

Mặt khác, để tạo sự hấp dẫn, cuốn hút đối với học sinh khi tham gia vàocác hoạt động ngoại khoá, nên tổ chức thi lấy phần thưởng chứ không nên chođiểm sẽ tạo tâm lí không thoải mái cho các em Giáo viên cần có những lời độngviên, khích lệ kịp thời, thường xuyên trong suốt quá trình chuẩn bị cũng nhưtrong suốt cuộc thi

2.1.3 Nguyên tắc bổ trợ chính khoá

Như đã nói ở trên, học tập trên lớp và học tập ngoài lớp là hai bộ phậnhữu cơ hợp thành một thể thống nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu đàotạo của nhà trường phổ thông Muốn nâng cao được hứng thú bộ môn thì hoạtđộng ngoại khoá phải gắn liền và kết hợp chặt chẽ với chính khoá, phù hợp vớitrình độ học sinh nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức về môi trường và bảo vệmôi trường, hoặc vận dụng kiến thức chính khoá vào trong cuộc sống thực tiễn,vừa có tác dụng gây hứng thú học tập, vừa giúp phát huy được năng lực vốn cócủa các em

Ngoài ra, trong hoạt động ngoại khoá nói chung và hoạt động ngoại khoáGDMT nói riêng, cần tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh, của các nhà chuyênmôn, nhà khoa học, các cơ sở văn hoá, giáo dục địa phương Họ tham gia với tưcách là cố vấn chuyên môn, hoặc có thể là những nhà tài trợ cung cấp phươngtiện, tài liệu và cả các vật chất khác cho mọi hoạt động của học sinh Trong quátrình tổ chức các hoạt động, người giáo viên cần liên kết và phối hợp chặt chẽvới các tổ chức đoàn, đội cũng như các tổ chức xã hội khác để tạo ra sức mạnhtập thể cho các hoạt động ngoại khoá

2.2 Các hình thức hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH

Các hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH ở trường tiểu học rất

đa dạng và phong phú Dựa trên những cơ sở khác nhau có thể phân chia cáchoạt động ngoại khoá GDMT thành các nhóm như sau:

21

Trang 26

* Dựa vào số học sinh tham gia vào các hoạt động, có thể chia thành 3 loại: hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm và hoạt động tập thể Cụ thể: (Kí hiệu

x cho biết những hình thức này phù hợp với việc làm cá nhân, việc làm theonhóm, hay hoạt động tập thể)

Bảng 2.1 Phân loại các hình thức hoạt động ngoại khoá dựa vào

số học sinh tham gia

1

Thi sáng tác (tranh, tượng, văn thơ ),

3

Trò chơi, đố vui, hái hoa dân chủ với

Làm kế hoạch nhỏ: thu gom sắt vụn,

* Dựa vào mục tiêu môi hoạt động có thể đạt được, có thể chia ra thành các nhóm: kiến thức, thái độ, hành vi và thói quen Cụ thể: (Kí hiệu x cho biết

những hình thức này có thể đạt được mục tiêu về kiến thức, thái độ, hay hành vi

và thói quen)

2

Trang 27

Bảng 2.2 Phân loại các hình thức hoạt động ngoại khoá theo mục tiêu

mỗi hoạt động đạt được

Kiến thức

Thái độ

Hành vi và thói quen

1

Thi sáng tác (tranh, tuợng, văn thơ ),

3

Trò chơi, đố vui, hái hoa dân chủ với

Làm kế hoạch nhỏ: thu gom sắt vụn,

Tuy nhiên, việc phân chia các hoạt động ngoại khoá GDMT qua mônTNXH nhu trên chỉ mang tính chất tuơng đối Mỗi hình thức có những nội dungriêng, đuợc đặc trung bởi phuơng pháp tiến hành đặc thù, nhung giữa các hìnhthức ngoại khoá này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Có thể kết hợpnhiều cách thức cho một hoạt động, mỗi cách thức có một thế mạnh riêng và cónhững cách thức hoạt động tổng hợp, phối hợp đuợc nhiều cách thức khác Vìthế, khi tiến hành tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT cho học sinh, nguờigiáo viên có thể phối hợp các hình thức với nhau nhằm phát huy đuợc hết hiệuquả của mỗi hoạt động

23

Trang 28

2.3 Quy trình tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH

Dựa trên cơ sở phân loại theo mục tiêu mỗi hoạt động có thể đạt được,

chúng tôi lựa chọn ra một số hình thức có thể đạt được cả 3 mục tiêu: kiến thức,thái độ, hành vi và thói quen Cụ thể:

1 Tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại

2 Tổ chức câu lạc bộ môi trường

3 Tìm hiểu về môi trường địa phương

4 Dạ hội môi trường

Các hình thức hoạt động ngoại khoá trên được tiến hành theo một trình tựnhất định nhằm đảm bảo tính khoa học cho mỗi hoạt động và là gợi ý cho giáoviên trong quá trình thiết kế, lập kế hoạch cho một hoạt động ngoại khoáGDMT

Bước 1: Chọn chủ đề môi trường

Bước 2: Xác định mục tiêu GDMT cho học sinh

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động [Câu lạc bộ, dạ hội,

tham quan, điều tra tìm hiểu môi trường ; Xác định: đối tượng (lớp nào), thờigian, địa điểm, quy mô (cá nhân, một lớp, nhóm hay toàn trường)]

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động

(1) Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất/ hỗ trợ tài chính (nếu có) và phân công học sinhchuẩn bị thiết bị, đồ dùng, các nội dung có liên quan đến chủ đề của hoạt độngngoại khoá

+ Thông báo cho học sinh thời gian và địa điểm tập trung, địa điểm thamquan cụ thể

Trang 29

Bước 5: Tiến hành hoạt động

- Học sinh tiến hành hoạt động một cách tự giác, tích cực theo sự địnhhướng, gợi ý của giáo viên

Bước 6: Kết thúc hoạt động

- Giáo viên củng cố lại kiến thức cơ bản cần ghi nhớ cho học sinh, đánhgiá kết quả, tổng kết những kết quả đạt được và rút kinh nghiệm những gì cònchưa tốt

Bước 7: Mở rộng (Có thể không cần bước này)

Sau buổi hoạt động ngoại khoá GDMT, giáo viên có thể tuỳ theo khảnăng của học sinh, yêu cầu học sinh tìm hiểu, sưu tầm thêm tranh ảnh, bài viết,thông tin về vấn đề môi trường vừa được tiến hành ngoại khoá

2.4 Thiết kế một số hình thức tổ chức ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3

Với mỗi nội dung GDMT được tích hợp trong sách giáo khoa, giáo viên cóthể chọn lựa những hình thức hoạt động ngoài giờ, ngoại khoá phù hợp với điềukiện môi trường địa phương Để làm được điều này, GDMT đòi hỏi ở người giáoviên không chỉ những tri thức vững chắc về môi trường, các vấn đề môi trường,bảo vệ và GDMT mà cả khả năng sáng tạo trong việc áp dụng những lí luậnGDMT chung vào các hoàn cảnh môi trường cụ thể của địa phương

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về hoạt động ngoài giờ có thể tổ chức trước

hoặc sau khi học Bài 38: “Vệ sinh môi trường” (tiếp theo) - Sách Tự nhiên và

Trang 30

- Có kĩ năng điều tra, thu thập số liệu, dữ kiện, kĩ năng ghi chép, phântích, tổng hợp.

- Có thái độ tích cực tuyên truyền, vận động mọi nguời cùng tham gia bảo

vệ, giữ gìn nguồn nuớc

- Buớc đầu có thói quen bảo vệ, sử dụng nuớc hợp lí, tiết kiệm

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động

Phương pháp tiến hành: Quan sát, tìm hiểu trực tiếp tại các nguồn nuớc:

ao, hồ, sông

- Phỏng vấn những nguời sống hoặc làm việc ở gần nguồn nuớc

- Sun tầm các tu liệu, tranh ảnh về các nguồn nuớc

Thời gian: 2 ngày cuối tuần

Địa điểm: các nguồn nuớc xung quanh nơi em ở

Quy mô: cả lớp (chia ra thành những nhóm nhỏ)

Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động

(1) Chuẩn bị

Học sinh chuẩn bị giấy bút để ghi chép, máy ảnh (nếu có), khẩu trang.(2) Kế hoạch chi tiết

Hoạt động 1: Khởi động (diễn ra vào cuối tiết học bài 38)

- Giáo viên (GV) chia lớp thành các nhóm 3 - 4 em, (nên xếp những em

có gia đình sống ở gần nhau, cùng phuờng, xã, khu tập thể cùng một nhóm)

- GV phân nhóm truởng, thu kí của mỗi nhóm Giao nhiệm vụ cụ thể chotừng thành viên trong nhóm

- GV nêu mục đích, ý nghĩa của việc điều tra

- Huớng dẫn các nhóm làm việc với phiếu điều tra: yêu cầu các nhóm thu

thập thông tin, thảo luận và điền vào phiếu điều tra theo mẫu sau: (xem phụ lục)

Hoạt động 2: Khảo sát thực tế

- Các nhóm tiến hành khảo sát thực tế một cách tự giác, tích cực, đoàn kếttheo sự chỉ đạo của bạn nhóm truởng về hiện trạng sử dụng nuớc trong khu vực,nêu kiến nghị và xây dựng kế hoạch xử lí nuớc thải, làm sạch đẹp môi truờng

2

Trang 31

- Các nhóm tiến hành thảo luận, phân tích, tổng hợp thông tin để điền vàophiếu điều tra.

Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra (diễn ra vào đầu hoặc cuối tiết ôn tập,

+ Em có suy nghĩ gì về tình trạng vệ sinh của các nguồn nuớc hiện nay?Điều đó sẽ dẫn tới những hậu quả gì về môi truờng?

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nuớc?

+ Nếu trong gia đình em có nguời có hành vi làm ô nhiễm nguồn nuớc(Ví dụ: vứt rác bừa bãi, vứt rác xuống cống ), thì em sẽ làm gì?

- Tập thể lớp, duới sự dẫn dắt của giáo viên, thống nhất lựa chọn nhữnggiải pháp tối uu, đua ra những việc làm cụ thể mà học sinh tiểu học có thể làmđược để giữ gìn nguồn nuớc

- GV nhận xét, chốt lại toàn bộ ý kiến, lĩnh hội những ý kiến và đề xuất

- GV tổng kết: Những việc cần làm để giải quyết vấn đề nước thải:

Bước 5 : Tiến hành hoạt động

Học sinh tiến hành điều tra theo kế hoạch

27

Trang 32

Bước 6: Tổng kết hoạt động

- Dựa vào số lượng và chất lượng nguồn thông tin học sinh thu được

- Dựa vào khả năng phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra những nguyênnhân và biện pháp xử lí các vấn đề trên

- Dựa vào thái độ tham gia (tích cực hay không tích cực) của các học sinh(nhóm trưởng theo dõi, báo cáo)

- GV là người theo dõi, nhận xét, tổng hợp, đánh giá kết quả học tập củahọc sinh Tuy nhiên, với các hoạt động ngoại khoá, GV không nên cho điểm màđưa ra những nhận xét, lời động viên, khích lệ kịp thời và có thể là phần thưởngcho nhóm hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhất

HÌNH THỨC 2: TỔ CHỨC THAM QUAN, DÃ NGOẠI

(Nên tổ chức sau khi học sinh được học về các loài động vật, thực vật phần

- Có ý thức trồng, chăm sóc cây xanh

- Có được tình yêu thiên nhiên, thái độ bảo vệ cây xanh

- Có thói quen và hành vi bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động

Phương pháp tiến hành

- Quan sát, tìm hiểu thực tế môi trường rừng

- Thảo luận nhóm, thu thập thông tin

2

Trang 33

Thời gian: ngày cuối tuần

Địa điểm: Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ (xã An Lạc, huyện Sơn Động,

tỉnh Bắc Giang)

Quy mô: cả lớp (chia ra thành những nhóm nhỏ).

Bước 4: Kế hoạch hoạt động

(1) Chuẩn bị

- Giáo viên:

+ Chọn thời gian và thời tiết thuận tiện

+ Xác định rõ lộ trình, phuơng tiện và các cơ sở vật chất phục vụ khác.+ Cung cấp truớc một số thông tin về nơi đến tham quan để học sinh cóđịnh huớng cho sự thu nhận thông tin khi tham quan rừng

+ Phiếu điều tra

+ Liên hệ truớc với cơ quan quản lí danh lam thắng cảnh định đến đểđăng kí hoặc nhận đuợc sự hỗ trợ khi cần thiết

+ Thông báo với học sinh và phụ huynh học sinh thời gian và địa điểm tậptrung xuất phát cụ thể để học sinh và gia đình chủ động trong việc thực hiện

- Học sinh:

+ Giấy bút, máy ảnh (nếu có), sổ tay ghi chép

+ Cá nhân hoặc nhóm tự tìm hiểu thêm một số thông tin về danh lamthắng cảnh sắp tham quan qua sách báo, tranh ảnh

(2) Kế hoạch chi tiết

Hoạt động 1: Khởi động

- Giáo viên (GV) chia lớp thành các nhóm 5 - 7 em

- GV phân nhóm truởng, thu kí của mỗi nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể chotừng thành viên trong nhóm

- GV nêu mục đích, ý nghĩa của buổi tham quan và việc điều tra

- Huớng dẫn các nhóm làm việc với phiếu điều tra: yêu cầu các nhómquan sát, thu thập thông tin, thảo luận và điền vào phiếu điều tra theo mẫu sau:

(xem phụ lục)

29

Trang 34

Hoạt động 2: Tiến hành tham quan

- GV đưa học sinh đến nơi tham quan

- Hướng dẫn các em tiến hành quan sát, thảo luận và vui chơi theo nhóm

- GV theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở các em ghi chép, thảo luận những gìquan sát được về môi trường GV có thể đặt ra những câu hỏi gợi mở, địnhhướng làm việc cho các nhóm còn lúng túng

Hoạt động 3: Tổ chức thảo luận

Sau khi học sinh tham quan, giáo viên nên tổ chức cho học sinh thảo luậntại nơi tham quan với những câu hỏi gợi ý sau:

+ Kể tên các loài động vật quý hiếm ở khu bảo tồn của rừng? Số lượngcòn bao nhiêu? Loài nào đang có nguy cơ tuyệt chủng? Nguyên nhân tại sao?Biện pháp bảo vệ?

+ Kể tên các loài thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn của rừng? Tình trạng?+ Đề xuất những việc mà học sinh có thể làm để tham gia vào việc bảo

Bước 5: Tiến hành hoạt động

Học sinh tiến hành hoạt động theo kế hoạch

Bước 6: Tổng kết hoạt động

- Giáo viên tổng kết lại những kết quả đạt được qua buổi tham quan

- Yêu cầu học sinh về nhà viết bài với nội dung: “Rừng có ý nghĩa đốivới cuộc sống của chúng ta như thế nào?” hoặc “Tại sao chúng ta cần phảibảo vệ rừng?”

- Đánh giá hoạt động:

+ Dựa vào số lượng và chất lượng nguồn thông tin học sinh thu được

3

Trang 35

+ Dựa vào khả năng phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra nhữngnguyên nhân và biện pháp xử lí các vấn đề trên.

+ Dựa vào ý thức tham gia (tích cực hay không tích cực) của các học sinh(nhóm trưởng theo dõi, báo cáo)

+ GV là người theo dõi, nhận xét, tổng hợp, đánh giá kết quả học tập củahọc sinh Tuy nhiên, với các hoạt động ngoại khoá, GV không nên cho điểm màđưa ra những nhận xét, lời động viên, khích lệ kịp thời

HÌNH THỨC 3: DẠ HỘI MÔI TRƯỜNG

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động

- Phương pháp tiến hành: thảo luận nhóm, thuyết trình

- Đối tượng: học sinh khối lớp 3

- Thời gian: khoảng 14 giờ 15 phút đến 16 giờ 15 phút vào một trong các

buổi chiều trong tuần học (nên chọn những ngày nhân dịp: Tuần lễ quốc gia vềnước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 - 6/5); Ngày đa dạng sinh học (22/5);Ngày môi trường thế giới (5/6) )

- Địa điểm: Tại hội trường của nhà trường hoặc một lớp học, bàn ghế kê

Trang 36

+ Thành lập Ban tổ chức điều hành công việc chính của buổi dạ hội.

+ Kết hợp với các giáo viên bộ môn khác lên kế hoạch chi tiết cho buổi dạhội, thống nhất về địa điểm, thời gian tổ chức

Cụ thể: Chuơng trình đuợc tiến hành theo kế hoạch sau: (xem phụ lục)

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất và kinh phí cho buổi dạ hội

+ Thống nhất nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên (Nguời điều hành?Nguời dẫn chuơng trình? Nguời phụ trách từng nhóm, khối lớp?)

- Học sinh:

+ Sun tầm tranh, ảnh về cảnh rừng và về các hoạt động của rừng

+ Tập luyện một số bài hát, trò chơi có nội dung ca ngợi vẻ đẹp, lợi íchcủa rừng

(2) Kế hoạch chi tiết

Hoạt động 1: Thi báo ảnh tiêu đề “Ai nhiều hơn, ai đẹp hơn ”

- Các tờ báo ảnh đuợc đính lên bảng

- Mỗi lớp cử 1 đến 3 bạn trình bày và thuyết minh báo ảnh mà lớp (nhóm)mình đã chuẩn bị

- Ban giám khảo theo dõi và đánh giá theo những tiêu trí sau:

+ Đảm bảo nội dung phản ánh về môi truờng rừng và vấn đề bảo vệ môitruờng rừng

+ Nội dung phong phú, đa dạng, trình bày đẹp

+ Nguời trình bày cần nói luu loát, sinh động

Hoạt động 2: Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn ”

Trang 37

Ví dụ: Quản trò chỉ một bạn và nói: “Đất”

Người chơi phải nói: “Gà, lợn, chó”

Quản trò lại chỉ người khác và nói: “Trời”

Người chơi phải nói: “Chuồn chuồn, ve sầu, chim chích bông” hoặc quảntrò nói: “Gà, lợn, chó”, người chơi phải nói được: “Đất”

Một số lưu ý khi tiến hành trò chơi

- Thời gian chơi: 5 phút

- Ai nói sai tên các con vật sống ở môi trường đó hoặc không nói được làthua cuộc

- Quy định thời gian nói phù hợp với đối tượng học sinh (Ví dụ: Đối vớihọc sinh nhỏ thì quản trò chỉ định rồi đếm từ 1 đến 5, học sinh không nói đượcmới tính là thua

- Những bạn bị thua, tuỳ theo yêu cầu của quản trò hoặc của các bạnthắng sẽ phải hát, múa, nhảy theo bài hát làm cho không khí cuộc chơi thêmsôi động, hấp dẫn

Hoạt động 3: Diễn kịch (Giáo viên và học sinh cùng tham gia)

Vở kịch rối: “Cậu bé rừng xanh ”

Trang 38

- Bằng hình thức sân khấu hoá, tiểu phẩm gửi tới các em học sinh thôngđiệp “Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”.

Chuẩn bị:

- Sân khấu kịch rối

- Các con vật bằng vải hoặc bông

- Phân vai và học thuộc kịch bản

Nội dung: Kịch bản rối: "Cậu bé rừng xanh ” (Xem phụ lục)

Hoạt động 4: Hái hoa dân chủ

Mục đích: Giúp học sinh

- Nâng cao kiến thức về môi truờng rừng và bảo vệ môi truờng rừng

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, diễn đạt truớc đám đông

Chuẩn bị:

- Một cây cảnh gài những bông hoa giấy ghi những câu hỏi

- Thành lập ban cố vấn là những giáo viên để nhận xét, đánh giá, bổ sungcho câu trả lời của nguời chơi

- Một số phần thuởng hoặc cờ thi đua

Cách chơi:

- Mỗi nguời xung phong lên chơi sẽ chọn một bông hoa đua cho nguờidẫn chuơng trình đọc to câu hỏi

- Sau khi nghe câu hỏi, nguời chơi nhận lại câu hỏi, có 1 phút để suy nghĩ

và bình tĩnh trả lời câu hỏi

- Khi nguời chơi trả lời xong, Ban cố vấn sẽ nhận xét, đánh giá, bổ xung

và trao quà cho những câu trả lời hay và đầy đủ

Lưu ý: Phần chơi này dành cho tất cả học sinh có mặt trong buổi chơi.

• Nội dung câu hỏi và đáp án: (xem phụ lục)

Hoạt động 5: Trò chơi 2: “Hiền” hay “Dữ”

Mục tiêu:

Giúp học sinh phân biệt đuợc các động vật là "Hiền” hay "Dữ” và tìmhiểu tại sao một số loài có vai trò rất quan trọng đối với con nguời, thậm chí cảnhững loài mà con nguời khiếp sợ

3

Trang 39

+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, xếp thành hàng dọc và quyđịnh như sau:

Khi quản trò hô: “Bắt đầu” thì từng bạn ở hai đội lên chọn các bức tranh

bỏ vào 2 hộp ghi “Hiền” hoặc “Dữ”, (mỗi người lên chỉ chọn một bức tranh).Đội nào bỏ được đúng và nhiều hơn số con vật ở hai hộp thì thắng cuộc

+ Quản trò hô cho tập thể làm

Lưu ý:

Sau khi hai đội chơi xong, người dẫn chương trình có thể giúp các emkhắc sâu hơn kiến thức về các loài động vật là “Hiền” hay “Dữ” như sau:

DCT: Lấy bất kì một con vật nào trong hộp “Hiền” hay “Dữ” và hỏi:

- Bạn có thích con vật này không? Tại sao?

- Tại sao nó là “Hiền”/ “Dữ” với bạn?

Có thể cho 2 nhóm thảo luận vấn đề trên trong 5 phút

Sau khi học sinh trả lời, DCT hoặc một giáo viên nhận xét và đưa thêmthông tin:

Con người thường nghĩ rằng những loài nào có ích cho chúng ta thì là bạn(như: gà rừng, ong, cây ăn quả ) Những loài nào đem nguy hiểm đến chochúng ta thì đó là kẻ thù (như rắn, cá mập, nhện ) Tuy nhiên, điều này khôngđúng trong nhiều trường hợp Tất cả các loài động vật đều có một vai trò nhấtđịnh trong tự nhiên

Bước 5: Tiến hành hoạt động

Học sinh tiến hành theo kế hoạch

35

Trang 40

Bước 6: Tổng kết hoạt động

- Ban tổ chức tổng kết buổi dạ hội Qua đó nhắc nhở học sinh phát huytinh thần tìm hiểu, nâng cao ý thức trách nhiệm và bằng hành động để xây dựngmôi truờng xanh - sạch - đẹp, để rừng mãi là bạn của chúng ta

- Nhận xét tình hình triển khai và công tác tổ chức buổi dạ hội; Tinh thầntham gia của học sinh; Mức độ nhận thức của học sinh truớc các vấn đề môitruờng và bảo vệ môi truờng

HÌNH THỨC 4: CÂU LẠC BỘ MÔI TRƯỜNG

Bước 1: Xác định chủ đề

Câu lạc bộ “Những người bạn của thiên nhiên”

Bước 2: Mục tiêu

Giúp học sinh:

- Bổ sung và nâng cao kiến thức về môi truờng và BVMT

- Bổ sung và nâng cao kĩ năng thu thập thông tin, viết báo cáo, kĩ năngtrình

bày truớc đám đông

- Hứng thú học tập, tạo nên một phong trào học tập; đồng thời góp phầnvận động, tuyên truyền mọi nguời cùng tham gia BVMT rừng cũng nhu sự pháttriển bền vững của môi truờng rừng

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động

Phương pháp tiến hành

Câu lạc bộ có thể đuợc tổ chức với rất nhiều nội dung phong phú đan xennhau nhu: điều tra, khảo sát về các vấn đề môi truờng địa phuơng; trò chơi môitruờng; đọc, nói chuyện, kể chuyện về môi truờng; thi báo ảnh về môi truờng;thi sáng tác thơ văn, vẽ tranh với đề tài môi truờng; thăm quan, dã ngoại môitruờng

Địa điểm: Chọn hội truờng hoặc một lớp học làm địa điểm chính thức Tuy

nhiên, có thể tuỳ đặc trung của hoạt động để chọn địa điểm trong phòng hayngoài sân

3

Ngày đăng: 26/03/2022, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w