- Cần nắm qui trình, nguyên tắc vận hành trang thiết bị PTN: tủ cấy ATSH, máy li tâm, tủ lạnh sâu, tủ hóa chất, thiết bị cháy nổ
2. Cách ly sinh học:đối với thực vật, cách ly về mặt sinh sản là phương
pháp cách ly thông thường, có thể thực hiện:
Trồng GMC nơi không có loài hoang dại hoặc loài sinh sản hữu tính tương thích
Loại bỏ các loài hoang dại, loài sinh sản hữu tính thương thích đã biết có thể thụ phấn với cây biến đổi gen
Bao bọc hoặc gói hoa ngăn chặn tiếp xúc với côn trùng hoặc thụ phấn nhờ gió
Đối với động vật cần cách ly để tránh giao phối với các cá thể cùng loài làm phát tán gen tái tổ hợp khi chưa đánh giá rõ mức độ rủi ro của chúng
1.4 Phòng ngừa giai đoạn kết thúc thử nghiệm đối với GMO
a. Phải đảm bảo GMO được loại bỏ hoàn toàn khỏi PTN, nhà kính và đồng ruộng. Yêu cầu và biện pháp làm sạch cần được thực hiện với từng GMO cụ thể
Vi sinh vật: khử trùng
Thực vật: thu hoạch hạt, bảo quản theo qui định, cày xới đất, phân hủy phần còn lại của thực vật. Hạt và các vật liệu thực vật sau thu hoạch phải được lưu giữ, bảo quản hay loại bỏ đúng qui định của nhà quản lý đưa ra
b. Lưu giữ và báo cáo thông tin: các số liệu về chuyển gen, các kiểu hình quan sát…phải ghi chép và lưu giữ cẩn thận
1.5 An toàn sinh học trong lưu thông và phân phối đối với GMO GMO
Sau khi GMO được đánh giá và quản lý các rủi ro, đảm bảo GMO là an toàn với con gười, môi trường, đa dạng sinh học thông qua chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền: Codex (Uỷ ban ATVSTP quốc tế), EHC (chương trình tiêu chuẩn sức khỏe môi trường), FAO -> GMO sẽ được đưa ra thương mại với điều kiện phải tuân theo qui định pháp luật của quốc gia. VD: dán nhãn