- Cần nắm qui trình, nguyên tắc vận hành trang thiết bị PTN: tủ cấy ATSH, máy li tâm, tủ lạnh sâu, tủ hóa chất, thiết bị cháy nổ
Phòng thí nghiệm cơ bản
Nguyên tắc
Cấm hút pi-pet bằng miệng
Không ngậm bất cứ vật gì trong miệng. Không dùng nước bọt để dán nhãn
Không được dùng kim tiêm dưới da để thay pi-pet hoặc bất kỳ mục đích nào khác ngoài việc tiêm truyền hay hút dịch từ động vật
Khi bị tràn, đổ vỡ vật liệu nhiễm trùng phải báo cáo ngaycho người phụ trách phòng thí nghiệm, cần lập hồ sơ, biên bản lưu lại sự cố này.
Qui trình xử lý sự cố phải được lập thành văn bản và thực hiện nghiêm túc
Phải khử trùng dung dịch nhiễm trùng trước khi thải ra hệ thống cống rãnh
Giấy tờ ghi chép để đưa ra ngoài cần được bảo vệ khỏi ô nhiễm khi đang ở trong phòng thí nghiệm.
Quản lý an toàn sinh học
1. Trách nhiệm của trưởng phòng thí nghiệm: Xây dựng và thông qua kế hoạch quản lý ATSH và tài liệu làm việc về an toàn
2. Các nhân viên PTN phải được tập huấn thường xuyên về an toàn PTN
3. Nhân viên phải hiểu rõ nguy hiểm đặc biệt, đọc tài liệu và tuân thủ thao tác, qui trình an toàn sinh học PTN
4. Cần phải kiểm soát các loài gặm nhấm và côn trùng
5. Khám sức khỏe định kỳ, giám sát và điều trị trong trường hợp cần thiết
Phòng thí nghiệm cơ bản
Hình Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp1 điển hình
1. Lưu ý
Những qui trình nguy hiểm cao mà tất cả nhân viên phòng thí nghiệm hay gặp phải:
• Nguy cơ hít phải khí dung khi sử dụng que cấy, cấy trên đĩa thạch, hút pi-pet, nhuộm tiêu bản, lấy mẫu huyết thanh, ly tâm
• Nguy cơ nuốt phải khi thao tác mẫu, nhuộm tiêu bản và cấy.
• Nguy cơ phơi nhiễm qua da khi sử dụng bơm tiêm và kim.
• Bị cắn và cào khi thao tác với động vật
• Thao tác với máu và các bệnh phẩm tiềm tàng nguy hiểm khác.
• Khử trùng và thải bỏ các vật liệu nhiễm trùng, vật sắc nhọn đúng nơi qui định và ATSH
Phòng thí nghiệm cơ bản