e/ Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi:
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS TTr Đông Thành:
tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS TTr Đông Thành:
2.3.1 Điểm mạnh:
Hiệu trưởng nhà trường nhận thức rõ tầm quan trọng của sự thay đổi nên luôn có những mục tiêu, kế sách, chiến lược phát triển nhà trường theo hướng ổn định và linh hoạt. Hiệu trưởng luôn có những đổi mới trong tư duy dạy học, có năng lực lãnh đạo, quản lý hướng mục tiêu giáo dục của nhà trường đi theo đúng quỹ đạo.
Hiệu trưởng có kinh nghiệm trong công tác quản lý, luôn tận tụy, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý vụ việc. Hiệu Trưởng và phó Hiệu Trưởng có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn theo đúng Điều lệ trường Trung học.
Các tổ trưởng chuyên môn đều trẻ, có năng lực chuyên môn tốt, có tâm huyết, được tập thể tổ tín nhiệm cao; có khả năng lập kế hoạch và triển khai thực hiện các kế hoạch đạt hiệu quả.
Tập thể giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tích cực trong tự học và sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng giảng dạy.
2.3.2 Điểm yếu:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành còn hạn chế. Đặc biệt, việc cập nhật quản lý các phần mềm quản lý tài chính, CSVC, thư viện, thiết bị ,…gặp nhiều khó khăn.
Phó Hiệu Trưởng mới được bổ nhiệm đầu 2021 nên chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý cũng như xây dựng các kế hoạch chuyên môn. Thêm vào đó, việc áp dụng CTPT 2018 đối với lớp 6 phải thay đổi thời khóa biểu hàng tuần để đáp ứng yêu cầu của bộ môn theo chương trình mới nên gây khó khăn cho Phó Hiệu Trưởng.
Đội ngũ giáo viên lớn tuổi thì ngại đổi mới phương pháp, ngại thay đổi đặc biệt là những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin nên họ gặp khó khăn trong việc thiết kế các bài giảng trên phần mềm. Còn trường hợp tổ trưởng do ngại va chạm, tình cảm riêng tư nên chưa điều hành tốt các hoạt động tổ chuyên môn, chưa tạo được sự đoàn kết và đồng thuận giữa các giáo viên trong tổ.
Trình độ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, trường còn 03 giáo viên Cao Đẳng Sư Phạm chưa đạt trình độ chuẩn.
Sự thiếu hụt giáo viên cục bộ ở vài bộ môn gây khó khăn trong việc phân công chuyên môn, và thực hiện chế độ cho giáo viên. Hiện tại trường thiếu 03 giáo viên Ngữ Văn, 01 giáo viên Toán, 01 giáo viên tiếng Anh.
Cơ sở vật chất của trường tương đối đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong hoạt động dạy học, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng tốt những hoạt động mang tính chuyên sâu như: thiếu phòng học để tổ chức hoạt động dạy hai buổi / ngày; thiếu phòng phụ đạo học sinh yếu kém; trang thiết bị dạy học cũ, hư hỏng và kém chất lượng; chưa có nhà đa năng nên khi vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến công tác giảng dạy - tập luyện môn thể dục, giáo dục ngoài trời.
2.3.3 Thời cơ:
Nhà trường được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, của lãnh đạo phòng giáo dục đã kịp thời lên kế hoạch, đầu tư sửa chữa, trang cấp thiết bị dạy học, đầu tư xây mới dãy phòng học và nhà xe cho giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động dạy –học. Ngoài ra, trong năm học 2021-2022 đội ngũ Cán bộ-giáo viên của trường được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp; được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và Ban Đại diện Cha mẹ học sinh luôn quan tâm, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Đồng thời còn hỗ trợ phương tiện, thiết bị học trực tuyến cho học sinh.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông như hiện nay đã và đang tạo cơ hội lớn cho giáo viên và học sinh có được nguồn tư liệu phong phú để tham khảo, tự học, tự rèn luyện. Đồng thời hỗ trợ đắc lực cho việc soạn giảng của giáo viên và công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường. Hiện tại,
mạng xã hội, email điện tử là phương tiện giúp nhà trường liên lạc, thông tin mọi hoạt động giáo dục với giáo viên một cách nhanh chóng, tiện lợi.