Kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của trường THCS TTr Đông Thành:

Một phần của tài liệu tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục HIỆU TRƯỞNG với CÔNG tác QUẢN lý HOẠT ĐỘNG của tổ CHUYÊN môn tại TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN ĐÔNG THÀNH, HUYỆN đức HUỆ, TỈNH LONG AN, năm học 2021 2022 (Trang 32 - 37)

e/ Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi:

2.4 Kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của trường THCS TTr Đông Thành:

của trường THCS TTr Đông Thành:

Việc tập hợp và lưu trữ đầy đủ căn cứ pháp lý để quản lý việc dạy học là rất cần thiết. Hiệu trưởng cần thường xuyên cập nhật những thay đổi về quy định, thông tư, hướng dẫn để quản lý tốt công tác giáo dục ở trường.

Căn cứ theo điều lệ trường Trung học và điều kiện nhân sự của trường, đầu mỗi năm học, Hiệu Trưởng ra Quyết định thành lập các tổ chuyên môn, bổ nhiệm 01 tổ trưởng, 01 tổ phó cho tổ có từ 07 thành viên trở lên. Đồng thời lập kế hoạch hoạt động để quản lý các tổ chuyên môn, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, cụ thể như sau:

Hiệu trưởng tổ chức các cuộc họp liên tịch triển khai kế hoạch của nhà trường cho các TTCM nắm rõ. Tổ chức các buổi họp để TTCM giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa các TTCM của các trường tiên tiến, trường được đánh giá chất lượng cao, trường vừa được công nhận chuẩn quốc gia,... để TTCM có thể học hỏi, áp dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể trường mình làm tốt công tác quản lý tổ.

Hiệu Trưởng chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, bao gồm: kế hoạch năm học, kế hoạch dự giờ - thao giảng, kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, kế hoạch dạy học, sinh hoạt chuyên đề,… .Sau đó tổ chức thực hiện dưới sự quản lý và kiểm tra của Hiệu Trưởng và phó Hiệu Trưởng chuyên môn. Tổ trưởng quản lý và kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình của giáo viên; việc dạy học trên lớp; việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; việc dạy thêm, học thêm; kiểm tra hồ sơ chuyên môn; ký duyệt giáo án; tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên đề; chú ý công tác phát triển đội ngũ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên: bồi dưỡng theo chuyên đề, dự giờ, thao giảng, tổ chức giao lưu, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học…

Hiệu Trưởng chỉ đạo phó Hiệu Trưởng chuyên môn quản lý các tổ chuyên môn, tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động dạy học theo mục tiêu, nội dung chương trình đúng theo quy định của các cấp quản lý giáo dục đã ban hành; xếp thời khóa biểu cho các lớp và các giáo viên bộ môn theo đúng quy chế chuyên môn, có quan tâm đến nguyện vọng của giáo viên bộ môn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả. Chỉ đạo nhân viên phụ trách phòng thiết bị, phòng chức năng sắp xếp, bố trí đồ dùng dạy học khoa học, phù hợp thuận tiện cho giáo viên sử dụng một cách hiệu quả.

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý của tổ chuyên môn, giảng dạy, hồ sơ của giáo viên thường xuyên, định kỳ và có khen thưởng kịp thời những tổ, cá nhân tiêu biểu nhằm khuyến khích, động viên tinh thần cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hơn nữa. Đồng thời, có kỹ năng trao đổi, nhắc nhở kịp thời cá nhân vi phạm quy chế, quy định của ngành giáo dục, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp giúp đỡ họ, không để họ cảm thấy “lạc lõng”, đơn

độc trong tập thể. Trong nghị quyết đầu năm của trường, Hiệu trưởng cũng cần đưa ra những chế tài cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng TT bao che cho tổ viên, quản lý lỏng lẽo, thiếu tinh thần trách nhiệm làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục chung của trường.

Hiệu trưởng cần khen thưởng đột xuất những cá nhân, tổ có những kế sách hay, hữu hiệu có tính khả thi trong thực hiện giảng dạy, giáo dục học sinh.

Sau mỗi học kỳ, Hiệu trưởng để giáo viên tự kiểm điểm, đánh giá bản thân theo yêu cầu về chuyên môn, phong cách ứng xử, kết quả thực hiện hiện vụ được giao. Sau đó, họp tổ nhận xét, đánh giá công khai theo sự theo dõi, quản lý của tổ trưởng.

Một số giải pháp và tình huống trong công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn mà nhà trường học tập, rút kinh nghiệm từ thực tế và học tập từ cán bộ quản lý trường bạn đã thực hiện hiệu quả và sẽ áp dụng trong những năm sau:

Một trong những vấn đề mà giáo viên “sợ” là hội họp. Vì mất nhiều thời gian, cuộc họp kéo dài vài tiếng chỉ để thông tin văn bản, hướng dẫn…do đó, giáo viên không thích và không muốn đóng góp ý kiến hay đề xuất gì thêm sau khi nghe hiệu trưởng triển khai họ chỉ thống nhất cho qua chuyện… Hiểu được tâm lý này Vì thế, những năm gần đây Hiệu Trưởng đã thống nhất việc sử dụng zalo chung để thông tin nhanh hoặc triển khai nội dung công việc cho giáo viên toàn trường. Từ đó các văn bản như kế hoạch tuần, thời khóa biểu, nội dung họp…đều được gửi trước cho giáo viên đọc, nghiên cứu và đóng góp ý kiến nếu có.

Tình trạng tổ chuyên môn tiến hành họp tổ chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ. Tổ trưởng chỉ thông tin nhanh nội dung công việc đã thực hiện hai tuần qua và kế hoạch hai tuần tới chứ không tập trung vào các nội dung quan trọng như nghiên cứu bài dạy khó, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá…. Để khắc phục tình trạng này, Hiệu Trưởng đã mời tổ trưởng chuyên môn đến để trao đổi và góp ý, giúp họ nhận ra mục đích và ý nghĩa thực sự của một buổi họp tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, Hiệu Trưởng hoặc phó Hiệu Trưởng đến

dự họp đột xuất một số buổi sinh hoạt chuyên môn ở các tổ để tránh tình trạng trên. Giải quyết hiện tượng giáo viên sao chép, dùng chung giáo án hoặc cũng có trường hợp cùng một bài nhưng mỗi giáo viên có cách triển khai nội dung khác nhau, dẫn đến khó khăn khi ôn tập cho học sinh và thống nhất đáp án khi chấm bài. Trước vấn đề này, Hiệu Trưởng thống nhất cho các tổ cùng thảo luận và soạn giáo án giống nhau về nội dung giảng dạy nhưng phải thể hiện sự riêng biệt trong các hoạt động của giáo viên và học sinh. Điều đó tạo được sự đồng thuận của giáo viên, vì giảm bớt thời gian, công sức cho việc soạn giáo án nhưng lại có được nội dung giảng dạy thống nhất đồng bộ, thuận lợi cho việc lập đề cương ôn tập và chấm bài.

Trường hợp giáo viên chậm trễ trong nộp giáo án, không có các loại hồ sơ theo quy định, Hiệu trưởng sẽ trao đổi riêng để tìm nguyên nhân, khó khăn vướng mắc mà giáo viên đang gặp và có giải pháp giúp đỡ kịp thời. Điều này, tạo sự tin tưởng, tín nhiệm của giáo viên đối với cán bộ quản lý.

Việc giáo viên cho đề kiểm tra giống như nội dung đã dạy thêm, dẫn đến thiếu công bằng và thiếu chuẩn xác trong kiểm tra, đánh giá. Để khắc phục điều đó, Hiệu Trưởng cho tiến hành việc kiểm tra tập trung ở các môn và các khối lớp theo hướng đề chung, chấm chung hoặc chấm chéo. Hiệu Trưởng yêu cầu các tổ xây dựng ma trận đề chung, mỗi giáo viên có dạy khối đó sẽ ra một đề kiểm tra. Sau đó, phó Hiệu Trưởng chuyên môn sẽ chọn một đề bất kỳ để thực hiện kiểm tra tập trung cho toàn khối. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng quản lý chặt chẽ việc dạy thêm trái quy định.

Đối với trường hợp giáo viên cho điểm theo cảm tính, thiếu công bằng khi gọi học sinh lên bảng làm bài tập (cụ thể là môn Toán và môn Tiếng Anh). Giáo viên chỉ cho điểm mười khi học sinh làm bài đúng ý mình, còn nếu làm sai một vài bước trong bài tập thì sẽ bị điểm một chứ không cho các điểm số khác. Để loại bỏ tình trạng này, Hiệu Trưởng đã gặp và trao đổi riêng với giáo viên, giúp họ nhận thức được vấn đề vì điều đó khiến học sinh bất mãn, chán học bộ môn. Sau đó chỉ đạo phó Hiệu Trưởng chuyên môn và tổ trưởng thu thập thông tin từ phía học sinh

của lớp có phản ánh, xem giáo viên đó đã thay đổi cách cho điểm chưa, đồng thời đến dự giờ đột xuất những giáo viên này.

Có một vài giáo viên xử lý tình huống sư phạm chưa tốt, thiếu kiềm chế nên đôi khi nặng lời với học sinh. Sau khi nhận được phản ánh, Hiệu Trưởng đã mời giáo viên đó đến làm việc nhằm tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết và chia sẻ nếu giáo viên đó đang gặp phải những khó khăn hoặc có chuyện không vui. Đồng thời tổ chức những buổi trao đổi trực tiếp giữa Hiệu Trưởng và học sinh để tiếp nhận thông tin từ lớp nhằm điều chỉnh phương pháp quản lý và năng cao chất lượng giáo dục.

Đối với việc thiếu phòng để tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, Hiệu Trưởng chỉ đạo phó Hiệu Trưởng chuyên môn lập danh sách cho giáo viên đăng ký lớp, buổi phụ đạo và tiến hành xếp lịch phụ đạo để tránh chồng chéo. Đồng thời chỉ đạo phó Hiệu Trưởng cơ sở vật chất sắp xếp các phòng học cố định dành riêng cho các lớp phụ đạo này.

Đối với những giáo viên lớn tuổi ngại đổi mới, ngại ứng dụng CNTT thì Hiệu trưởng phân công giáo viên giỏi tin học giúp đỡ, hướng dẫn để tất cả giáo viên trong trường an tâm, tự tin trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Đối với cơ sở vật chất đã hư hỏng, kém chất lượng và không đủ về số lượng để phục vụ tốt cho công tác giảng- dạy của giáo viên, Hiệu trưởng kịp thời tham mưu và đề xuất giải pháp lên các cấp có thẩm quyền, cụ thể là phòng Giáo dục- Đào tạo huyện để có hướng chỉ đạo giải quyết.

Đối với công tác phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng HSG, Hiệu trưởng tìm nhiều nguồn từ xã hội hóa giáo dục để bồi dưỡng cho giáo viên, thưởng cho giáo viên có HSG các cấp theo mức khác nhau nhằm khích lệ, động viên tinh thần cho Giáo Viên thực hiện nhiệm vụ nhưng tư tưởng thoải mái. Đặc biệt, Hiệu trưởng phải là tấm gương trong việc học tập, ứng dụng CNTT.

Có thể nói trong những năm qua, Hiệu Trưởng trường THCS TTr Đông Thành đã thực hiện tốt chức năng quản lý của mình. Đối với công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tuy còn một vài hạn chế nhưng đã kịp thời khắc phục và chấn chỉnh. Trong những năm học kế tiếp, với sự dẫn dắt, quản lý của Hiệu trưởng

và sự đồng thuận của giáo viên chắc chắc tập thể trường THCS TTr Đông Thành sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

Một phần của tài liệu tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục HIỆU TRƯỞNG với CÔNG tác QUẢN lý HOẠT ĐỘNG của tổ CHUYÊN môn tại TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN ĐÔNG THÀNH, HUYỆN đức HUỆ, TỈNH LONG AN, năm học 2021 2022 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w