Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone Keywords: Dịch vụ; Năng lực cạnh tranh; VINAPHONE; Điện thoại di độ
Trang 1Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Công ty Dịch vụ Viễn thông
(Vinaphone) Nguyễn Hà Hạnh
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Xuân Quang
Năm bảo vệ: 2009
Abstract: Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ điện thoại di động Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch
vụ điện thoại di động của Công ty Dịch vụ viễn thông (Vinaphone) Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Công ty Dịch vụ
viễn thông (Vinaphone)
Keywords: Dịch vụ; Năng lực cạnh tranh; VINAPHONE; Điện thoại di động
Content
MỞ ĐẦU
Công ty Dịch vụ viễn thông (Vinaphone) là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) (hiện đang chiếm thị phần lớn thứ 3 – 21% trong việc cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên thị trường Việt Nam) cũng không nằm ngoài những thách thức của thời mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Trước bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển, Vinaphone cần phải tìm mọi biện pháp nhằm giữ vững và phát triển thị trường Một trong những biện pháp quan trọng đó là nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch
vụ đang cung cấp - trong đó, dịch vụ điện thoại di động là quan trọng và chủ yếu nhất của
Vinaphone Với ý nghĩa như trên, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại
di động của Công ty Dịch vụ viễn thông” được lựa chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ ngành quản trị kinh doanh Về kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động: Kết quả nghiên cứu chương 1 thống nhất các khái niệm
về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, dịch vụ điện thoại di động; vai trò của năng lực cạnh tranh
và nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ điện thoại di động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực ca ̣nh tranh dịch vụ điện thoại di động, các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh
Trang 2tranh sản phẩm của doanh nghiê ̣p kinh doanh di ̣ch vu ̣ điê ̣n thoa ̣i di đô ̣ng , phân tích các nhân
tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp; kinh nghiệm về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ của một số doanh nghiệp viễn thông trên thế giới, bài học có thể vận dụng đối với Vinaphone
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Công ty Dịch vụ viễn thong (Vinaphone) Chương 2 nghiên cứu khái quát quá trình xây dựng và phát
triển Vinaphone; đặc điểm kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của Vinaphone, đánh giá tổng thể tình hình cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Vinaphone và giữa Vinaphone với các đối thủ; phân tích đánh giá các thành tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone, phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, và các nguyên nhân cơ bản tạo ra những tồn tại (điểm
yếu) ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Công
ty Dịch vụ viễn thong (Vinaphone) Cơ sở của các biện pháp bao gồm: Mục tiêu và phương
hướng phát triển ngành thông tin di động của Việt Nam trong thời gian (2010, 2020); Kế hoạch phát triển dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tập trung vào: Nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá cước dịch vụ, hoàn thiện kênh phân phối., nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng xúc, tiến yểm trợ Điều kiện thực hiện các biện pháp:
Về nhận thức, về tái cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động cung cấp dịch vụ điện thoại di động
Sự cố gắng nỗ lực của CB-CNV Vinaphone
Sau đây là kết quả nghiên cứu từng chương
Trang 3CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ CỦA DOANH
NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
1.1 Năng lực cạnh tranh dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Cạnh tranh: Cạnh tranh là một hiện tượng xã hội phức tạp, theo K Marx:
“Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Ngoài ra còn có nhiều khái niệm về cạnh tranh dưới những góc độ khác nhau Tóm lại cạnh tranh được hiểu đơn giản là sự tranh đua giành giật giữa các chủ thể có quan hệ với nhau, để đạt một vị trí hay mục đích nào đó trong lĩnh vực mà họ tham gia
1.1.1.2 Năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được phân biệt ở 3 cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ
Năng lực cạnh tranh của SP-DV là khả năng SP-DV đó bán được nhiều và nhanh chóng Cho đến nay các nhà kinh tế học chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất về năng lực cạnh tranh SP-DV, mà hầu như dựa trên khái niệm về năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp Có ý kiến cho rằng: năng lực cạnh tranh của SP- DV là sự vượt trội của nó so với SP-
DV cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường Một ý kiến khác cho rằng: Năng lực cạnh tranh của SP- DV chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần SP–
DV của doanh nghiệp
1.1.1.3 Dịch vụ điện thoại di động
Một cách khái quát nhất có thể định nghĩa sơ bộ dịch vụ điện thoại di động là một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, tạo ra chuỗi giá trị và mang lại lợi ích tổng hợp cho người sử dụng, giúp người sử dụng liên lạc và kết nối với bạn bè, cộng đồng
và thế giới Dịch vụ điện thoại di động là một dịch vụ liên lạc, cũng như bản chất chung của dịch vụ, nó được phân ra 2 mức:
- Dịch vụ cơ bản
- Dịch vụ giá trị gia tăng
Đặc điểm của dịch vụ điện thoại di động
Đặc điểm thứ nhất: Dịch vụ viễn thông rất khác với các sản phẩm của ngành sản phẩm
công nghiệp, nó không phải là một sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hoá cụ
thể, mà là kết quả có ích cuối cùng của quá trình truyền đưa tin tức dưới dạng dịch vụ Đặc
điểm thứ hai: Đó là sự tách rời của quá trình tiêu dùng và sản xuất dịch vụ viễn thông Đặc
Trang 4điểm thứ ba: Xuất phát từ truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về
không gian và thời gian Đặc điểm thứ tư: đó là sự khác biệt so với ngành sản xuất công
nghiệp, nơi mà đối tượng chịu sự thay đổi vật chất (về mặt vật lý, hoá học, ), còn trong sản xuất viễn thông, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động dời chỗ trong không gian
Đặc điểm thứ năm: là quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tính hai chiều giữa người gửi và
người nhận thông tin Đặc điểm thứ sáu: yếu tố “di động” và “bất thường” của việc sử dụng
dịch vụ điện thoại di động
1.1.2 Vai trò của năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ điện thoại di động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông là hết sức cần thiết
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu khách quan diễn ra gay gắt
và khốc liệt, nhưng không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế Những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động làm ăn không hiệu quả, sử dụng lãng phí nguồn lực xã hội được thay bằng những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển Bên cạnh đó, với lộ trình mở cửa viễn thông hiện nay và việc thực hiện các cam kết sau khi gia nhập WTO của Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động sẽ phải đối mặt với cạnh tranh có yêu tố nước ngoài sớm hơn và trên phạm vi rộng hơn Trước mắt, với lộ trình mở cửa của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, các công ty Hoa kỳ và các công ty nước ngoài sẽ thâm nhập vào thị trường viễn thông Việt Nam bằng nhiều cách như thành lập công ty liên doanh, hoặc hợp tác kinh doanh với các nhà khai thác viễn thông Việt Nam Sau nữa, theo cam kết khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam sẽ phải cân nhắc việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia sâu hơn nữa vào thị trường viễn thông Việt Nam Như vậy doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ viễn thông Việt Nam sẽ vừa phải cạnh tranh với các nhà khai thác viễn thông liên doanh, liên kết nước ngoài vừa phải cạnh tranh với chính các nhà khai thác nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam Đây chính là sức ép rất lớn buộc các doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi chiến lược kinh doanh cũng như phải nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của mình để có thể đứng vững trong mội trường cạnh tranh ngày càng khố liệt này
1.2 Các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực ca ̣nh tranh dịch vụ điện thoại di động trong hoạt động kinh doanh cu ̉ a doanh nghiê ̣p kinh doanh dịch vụ viễn thông
1.2.1 Chất lượng dịch vụ
a Chất lượng kỹ thuật dịch vụ:
Việc xây dựng và mở rộng phủ sóng là một trong những công việc đầu tiên mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động quan tâm và tập trung đầu tư ngay từ ban đầu để nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ mình cung cấp Để đảm bảo chất lượng kỹ thuật
về dịch vụ, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ đầu tư nâng cấp mạng lưới đạt với tiêu
Trang 5chuẩn chung của khu vực và thế giới, xây dựng mạng lưới thông tin di động sử dụng công nghệ hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ cao, phạm vi phủ sóng rộng, độ khả dụng của mạng cao Mục đích là cung cấp cho khách hàng dịch vụ điện thoại di động có chất lượng tốt nhất theo các tiêu chí: khả năng truy nhập dịch vụ, tỷ lện rớt cuộc gọi, tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công, tỷ lệ lưu lượng nghẽn mạch, chất lượng thoại không có nhiễu
b Chất lượng phục vụ khách hàng
Chất lượng phục vụ khách hàng thể hiện ở nhiều khâu, từ các hoạt động trước bán hàng, hoạt động cung cấp dịch vụ, và các dịch vụ sau bán hàng Bên cạnh yếu tố cạnh tranh về giá
và khuyến mại, trong tương lai chất lượng phục vụ khách hàng sẽ trở thành công cụ chiến lược trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
1.2.2 Chi phi ́ và giá cả
Một dịch vụ nào đó có lợi thế cạnh tranh trước hết phải có tính cạnh tranh về giá Khi giá của dịch vụ đó thấp hơn giá của dịch vụ cùng loại của các đối thủ khác cung cấp ra t hị trường, ta nói dịch vụ đó có lợi thế cạnh tranh Khi thị trường dịch vụ điện thoại di động cạnh tranh sôi động hơn, giá cước sẽ tiếp tục giảm xuống Đối với khách hàng, giảm cước là tín hiệu đáng mừng vì tăng khả năng được sử dụng dịch vụ Tuy nhiên, việc giảm cước sẽ ảnh hưởng đến doanh thu Việc thúc đẩy tăng thuê bao để bù đắp lại phần doanh thu bị giảm do giảm cước có thể xảy ra nhưng không phải là điều dễ dàng và xét theo tính "động" của thị trường thì không phải với một dịch vụ cùng loại, chất lượng tương đương, dịch vụ nào có giá thấp hơn sẽ có tính cạnh tranh hơn Người ta có thể dùng các công cụ khác hỗ trợ như tặng quà khuyến mãi, làm tốt công tác bảo hành thay vì hạ giá
1.2.3 Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển dịch vụ điện thoại di động Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại thoại di động nào có hệ thống phân phối càng rộng khắp, thuận tiện và dễ tiếp cận thì dịch vụ của doanh nghiệp đó càng có tính cạnh tranh cao hơn, khách hàng sẽ lựa chọn sử dụng nhiều hơn
Việc tận dụng đa dạng các kênh phân phối , sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động tới tất cả mọi người Công tác bán hàng nhằm vào việc đa dạng hóa các kênh phân phối để tối đa hóa sự nhận biết của khách hàng về dịch vụ, từ đó có nhu cầu phát triển thuê bao
1.2.4 Hệ thống xúc tiến yểm trợ
Đây là một trong những tiêu chí thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của SP-DV Trong một xã hội tiêu dùng, khi vòng đời SP-DV ngày càng ngắn lại, khi sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả được đẩy tới mức "kẻ tám lạng, người nửa cân" thì hệ thống xúc tiến yểm trợ (bao gồm quảng cáo, khuyến mãi và quan hệ công chúng) sẽ là yếu tố mà người tiêu dùng thường lựa chọn
1.3 Các chỉ tiêu thường đươ ̣c sử dụng để đánh giá trình độ năng lực ca ̣nh tranh dịch vụ điện thoại di động của doanh nghiệp kinh doanh di ̣ch vu ̣ viễn thông
Trang 61.3.1 Các chỉ tiêu định lượng: Tăng trưởng số thuê bao và thị phần, trạm phát sóng và
tốc độ tăng trạm phát sóng, sản lượng đàm thoại và tốc độ tăng sản lượng đàm thoại, doanh thu và tốc độ tăng doanh thu
1.3.2 Các chỉ tiêu định tính: Mức độ ưa thích, mức độ hài lòng của khách hàng
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp:
Các nhân tố quốc tế bao gồm: một là xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; Hai là
đối thủ cạnh tranh quốc tế; Ba là các nhân tố hỗ trợ khác như đặc tính truyền thống, xã hội, môi trường văn hóa, ngôn ngữ; Các nhân tố trong nước bao gồm: Một là chính trị; Hai là kinh tế; Ba là trình độ khoa học và công nghệ; Bốn là dân số; Năm là văn hóa, tâm lý-xã hội;
Sáu là môi trường ngành
1.5 Kinh nghiệm về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ của một
số doanh nghiệp viễn thông trên thế giới: Về kinh nghiệm: Một là dù là “người đi trước,
đi sau hay mới thành lập” đều có cơ hội cạnh tranh thắng lợi nếu có chiến lược kinh doanh
đúng đắn; Hai là yếu tố quan trọng để cạnh tranh thắng lợi là biết mình, biết người và giá rẻ; Ba là đổi mới công nghệ phải phù hợp với tính chất và quy mô kinh doanh; Bốn là tận dụng triệt để ưu thế có sẵn và thương hiệu để khai thác tối đa nguồn khách hàng; Năm là có
ý tưởng đột phá, có tầm nhìn tổng quát đón bắt nhu cầu tương lai, sáng tạo ra sản phẩm mới,
có đặc điểm riêng; Sáu là quyết tâm chiếm lĩnh thị phần và mở rộng thị trường; Bảy là kết hợp hài hòa các mục tiêu: TRmax, TCmin, ∏max; Tám là việc nâng cao năng lực cạnh
tranh phải dựa vào “tri thức và nội lực của doanh nghiệp” Về bài học có thể vận dụng đối
với Vinaphone: Một là người chiến thắng là người nhanh chân nhất trong việc hạ thấp chi
phí và đưa được nhiều tiện ích đến khách hàng; Hai là khách hàng nào cũng thích giá rẻ, chất lượng cao; Ba là động lực chính dẫn đến phát triển và sử dụng dịch vụ mới là kết quả của sự tìm kiếm nhằm cắt giảm chi phí; Bốn là quyết tâm chuyển hướng sản xuất mặt hàng mới, cải tổ tận gốc; Năm là biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc; Sáu là điểm cốt lõi của thành
công là khách hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA
CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 2.1 Khái quát về Vinaphone
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vinaphone
Tháng 6/1996 mạng Vinaphone chính thức được khai trương, cung cấp bởi Công ty Thông tin viễn thông, là một công ty 100% vốn đầu tư của VNPT, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc VNPT Công ty cũng sử dụng công nghệ GSM 900/1800 để cung cấp dịch vụ điện thoại di động Công ty dịch vụ viễn thông quản lý và khai thác mạng Vinaphone với mô hình hạch toán phụ thuộc hoàn toàn vào Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Trụ
sở chính của Vinaphone đóng tại 57A Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội và có 3 trung tâm trực tiếp
Trang 7kinh doanh trực thuộc tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của Vinaphone
2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Vinaphone
Lĩnh vực hoạt động
Trước đây, ngoài dịch vụ điện thoại di động Vinaphone còn kinh doanh dịch vụ nhắn tin
và chịu trách nhiệm triển khai hệ thống Cardphone Việt Nam Tuy nhiên sau một thời gian dịch vụ tin nhắn qua tổng đài của Vinaphone không phát triển tốt nên chủ yếu hiện nay là tập trung vào kinh doanh dịch vụ điện thoại di động Sau khi Vinaphone ra đời, do mạng phủ sóng rộng hơn nên để thu hút được đông lượng khách hàng sử dụng dịch vụ mặc dù chất lượng không được tốt như mạng MobiFone Số thuê bao mạng Vinaphone phát triển rất nhanh qua các năm và nhanh chóng vượt qua số thuê bao của mạng MobiFone
Các dịch vụ Vinaphone cung cấp gồm: Dịch vụ thuê bao trả sau (Vinaphone) Dịch vụ thuê bao trả trước có VinaCard là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khoản để sử dụng, có quy định thời hạn gọi và nghe, VinaDaily (tương tự Mobi4U) là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khoản để sử dụng VinaText (tương tự MobiPlay) là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khoản để sử dụng, chỉ được nhắn tin và có quy định thời hạn sử dụng tùy thuộc vào mệnh giá tiền nạp VinaXtra là dịch vụ trả trước được thiết kế đặc biệt cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thông tin di động thường xuyên nhưng muốn kiểm soát mức chi tiêu cước phí của mình Các dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone ngoài các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản mà các nhà khai thác khác cũng đã triển khai cung cấp như USSD, MMS, GPRS, Hộp thư thoại, Báo cuộc gọi nhỡ, RingTune, hiện nay Vinaphone đang triển khai một số dịch vụ mới như chuyển vùng quốc tế cho thuê bao trả trước, Location Base Service (cung cấp dịch vụ theo vị trí của thuê bao), dịch vụ EDGE tại các tỉnh và thành phố lớn Ngoài ra, dịch vụ chuyển vùng quốc tế của Vinaphone để triển khai được với hơn
158 mạng tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ GPRS, MMS chuyển vùng quốc tế
Vinaphone đang tiến hành triển khai cung cấp rất nhiều dịch vụ mới như: Dịch vụ nhạc chuông chờ cho người gọi, dịch vụ chuyển vùng quốc tế cho thuê bao trả trước, các ứng dụng
về thương mại điện tử, dịch vụ trả tiền mua hàng qua điện thoại di động, dịch vụ theo vị trí của thuê bao như giao thông, thời tiết, và sẽ triển khai cung cấp dịch vụ EDGE tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Cạnh tranh trong nội bộ VNPT (giữa Vinaphone với Mobiphone)
Mặc dù Mobiphone và Vinaphone đều trực thuộc VNPT nhưng do cùng kinh doanh dịch vụ điện thoại di động nên vẫn có cạnh tranh Hoạt động cạnh tranh giữa Vinaphone và
Mobiphone cụ thể như sau: Về khả năng cung cấp dịch vụ, Mobiphone và Vinaphone có năng lực ngang nhau nhất là các dịch vụ gia tăng giá trị; Về chất lượng dịch vụ, chất lượng liên lạc của Mobiphone rõ hơn và ít rớt cuộc gọi hơn; Về giá cước dịch vụ, Mobiphone và
Trang 8Vinaphone đều do Bộ Bưu chính - Viễn thông quy định và do VNPT cụ thể hoá, điều này tạo
ra một nguy cơ làm yếu năng lực cạnh tranh của VNPT; Về mạng lưới tiếp cận khách hàng,
Vinaphone có mạng lưới tiếp cận khách hàng rộng hơn Mobiphone vì Vinaphone được sự hỗ trợ rất đắc lực của 64 bưu điện tỉnh thành phố trên toàn quốc, nhưng chất lượng công tác
chăm sóc khách hàng của Mobiphone tốt hơn; Về công tác Marketing, hoạt động Marketing của Mobiphone và Vinaphone hiệu quả chưa cao; Về mạng lưới thông tin, Mobiphone chưa
theo kịp Vinaphone về quy mô mạng lưới;
Cạnh tranh với các đối thủ ngoài VNPT
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT): SPT là công ty cổ
phần nhà nước được thành lập từ năm 1996, chủ đầu tư chủ yếu là UBND thành phố HCM, trong đó VNPT có 18% tổng cổ phần SPT chính thức khai trương mạng thông tin di động công nghệ CDMA lấy thương hiệu là S-Fone vào tháng 7/2003 SPT tính cước theo block 10 giây Năm 2005 SPT đạt 450.000 thuê bao; cuối năm 2006 đạt 870.000 thuê bao thực (1.300.000), và hy vọng sẽ đạt 4-5 triệu thuê bao vào năm 2010 Hiện nay, SPT kém hơn Vinaphone vì nhiều lý do như: Mạng CDMA phủ sóng chưa rộng; thiết bị cầm tay công nghệ CDMA còn ít chủng loại, chưa phong phú Mặc dù, SPT có đột phá trong lĩnh vực tính cước theo block nhưng vẫn chưa thật sự khác biệt so với Vinaphone và thậm chí có dịch vụ cước còn cao hơn
Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel): Viettel là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Bộ Quốc phòng, được thành lập từ năm 1996, đến năm 1998 được Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn thông) cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất, Viettel sử dụng công nghệ GSM, tuy mới gia nhập thị trường nhưng việc xây dựng thương hiệu cho dịch vụ điện thoại di động của Viettel khá hiệu quả Ngoài ra, Viettel
có sự linh hoạt trong các quyết định kinh doanh, Viettel được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ khuyến khích các nhà khai thác mới do thị phần nhỏ (năm 2006 chiếm 20,8%) Hiện nay Viettel đã phủ sóng tại 63/63 tỉnh thành phố trên cả nước và đã vươn lên là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động chiếm thị phần lớn nhất (năm 2008 chiếm 38% thị phần) Trong giai đoạn tới, Viettel sẽ vẫn là đối thủ cạnh tranh ngang tầm ngang sức với Mobiphone và Vinaphone
Công ty Viễn thông Điện lực (EVN telecom): EVN telecom là doanh nghiệp nhà nước
và là đơn vị thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, EVN telecom được thành lập năm 2002 Tháng 2/2006, EVN telecom chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động công nghệ CDMA EVN telecom đang tiến hành lắp đặt hệ thống truyền dẫn cáp quang tại 60 tỉnh thành phố, hiện có 570 trạm BTS để triển khai dịch vụ vô tuyến cố định và di động mặt đất Do mới tham gia thị trường nên mục tiêu của EVN telecom là chiếm lĩnh thị phần, phấn đấu TRmax Dự kiến năm 2010 đạt khoảng 5 triệu thuê bao
Trang 9 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ tiềm ẩn ở trong nước
Hanoi Telecom (nay là Vietnamobile) thành lập từ năm 2001 Cuối tháng 4/2003,
được cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động công nghệ CDMA, Vào tháng 3 năm
2009, công ty đã được chính phủ chính thức cấp phép cung cấp dịch vụ GSM trên toàn quốc Vietnamobile là tên thương hiệu mạng GSM mà Công ty cùng với đối tác Hutchison Telecom của mình đang triển khai Kế hoạch của Vietnamobile là cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ điện thoại di động trong nước và roaming; dịch vụ điện thoại di động thẻ trả trước; điện thoại không dây cố định; di động dùng riêng; dịch vụ truyền số liệu trên phạm vi toàn quốc Do vậy, Hanoi Telecom không thể so sánh được với Vinaphone về mọi mặt Đến năm 2010
Hanoi telecom sẽ đạt khoảng hơn 1 triệu thuê bao Vishipel là đơn vị thành viên trực thuộc
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành lập từ năm 1993 Năm 2000, được phép thiết lập Đài
Vệ tinh Mặt đất và cung cấp dịch vụ thông tin Inmarsat, đến nay (2007) Vishipel chưa được
cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động Gtel: Mới đây Chính phủ đã đồng ý cho Bộ
Công an được thành lập Tổng công ty viễn thông Toàn cầu (Gtel) Tháng 10 năm 2008, Gtel Mobile vừa chính thức nhận giấy phép từ Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) sử dụng băng tần 1800 MHZ cho công nghệ GSM
Các đối thủ tiềm ẩn ở ngước ngoài Theo lộ trình Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ,
giai đoạn 2005 - 2010, và cam kết giữa Việt Nam và WTO về viễn thông từ năm 2008 sẽ xuất hiện của các đối thủ nước ngoài có kinh nghiệm kinh doanh lâu đời trên thị trường quốc tế như AT&T, Qualcom… trong giai đoạn đầu, các Liên doanh nước ngoài không được xây dựng mạng đường trục, mà phải thuê lại từ các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam Nhưng một ưu thế là họ sẽ tận dụng được mạng lưới, thuê bao sẵn có của các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam, nên tiết kiệm được chi phí đầu tư, hạ giá thành để cạnh tranh, tình trạng
“sống trên lưng” các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thể “tái hiện”
2.1.2.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Vinaphone
Trong giai đoạn 1996-2008, Vinaphone đã thực sự là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin cho đất nước, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia Năm 2008, mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh, Vinaphone vẫn đạt được kết quả thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Vinaphone đã khẳng định vai trò chủ đạo kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, đảm bảo liên lạc an ninh quốc phòng, nâng cao dân trí và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ
Năm 2008, Vianphone thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đều vượt kế hoạch và tăng trưởng
so với năm 2007
2.2 Năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone
Trang 102.2.1 Đánh giá tổng thể năng lực canh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone so với các đối thủ
- Những điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh so với Vinaphone: Đại bộ phận có lợi thế của người đi sau (trừ Mobiphone) và sử dụng công nghệ cao hơn (CDMA) (trừ Mobiphone và Viettel); 100% đối thủ hạch toán độc lập (có động lực của chủ sở hữu), được
ưu đãi về chính sách giá cước (trừ Mobiphone)
- Những điểm yếu của các đối thủ là: quy mô mạng lưới hẹp hơn, ít dịch vụ giá trị gia tăng hơn (trừ Mobiphone), roaming mạng hạn chế hơn, hiệu ứng ngoại sai ít hơn, chất lượng mạng và dịch vụ thấp hơn (trừ VMS), kênh truyền dẫn bị lệ thuộc
2.2.2 Phân tích đánh giá các thành tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh dịch
vụ điện thoại di dộng của Vinaphone
Những điểm mạnh, điểm mạnh nổi trội là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di
động hàng đầu ở Việt Nam, được thừa kế uy tín và sự hậu thuẫn của VNPT về tiềm lực tài chính, rủi ro kinh doanh thấp; có mạng lưới rộng, sử dụng công nghệ phù hợp và kênh phân phối lớn nhất, có chất lượng dịch vụ và phục vụ cao
Về điểm yếu: điểm yếu lớn nhất của Vinaphone là giá cước, đây là “điểm trừ” năng lực
cạnh tranh Mặt khác chưa có động lực chủ sở hữu, phải tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ vừa phục vụ vừa kinh doanh Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thực hiện còn đơn giản thiếu chiều sâu, chưa có chiến lược chung và bộ phận chuyên trách, việc phục vụ khách hàng chưa được thực hiện một cách triệt để, chưa theo phương châm “khách hàng là thượng đế” Công tác chăm sóc khách hàng đôi khi còn mang tính hình thức
2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của công ty dịch vụ viễn thông
2.3.1 Tốc độ tăng trưởng thuê bao:
Số thuê bao điện thoại di động của Vinaphone trong thời gian qua có tăng trưởng liên tục nhưng thị phần bị giảm đi đáng kể
2.3.2 Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu
Số liệu thống kê cho thấy doanh thu của Vinaphone có sự phát triển đột phá trong năm
2004, năm bắt đầu sự cạnh tranh khốc liệt và cũng là năm đánh dấu cho một xu thế xuống dốc trong kinh doanh của Vinaphone
2.3.3 Trạm phát sóng và tốc độ tăng trạm phát sóng
Vinaphone là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và dựa vào hệ thống Bưu điện các tỉnh thành nên việc phát triển mạng lưới trên toàn quốc trong thời gian đầu gặp rất nhiều thuận lợi Tranh thủ thế mạnh này , Vinaphone mặc dù tham gia thị trường sau MobiFone nhưng đã sớm vượt qua MobiFone về vùng phủ sóng dịch vụ
2.3.4 Mức độ yêu thi ́ch và sự hài lòng của khách hàng
Trái với MobiFone, dữ liệu trong điều tra của Công ty Indochina Research cho thấy mức
độ ưa thích và sự hài lòng của khách hàng đối với Vinaphone giảm mạnh trong vòng 2 năm