1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam

29 4,3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 710,65 KB

Nội dung

Tiểu luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam Giao tiếp vốn là một hoạt động thiết yếu của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh, giao...

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA

Tiểu luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Giao tiếp vốn là một hoạt động thiết yếu của con người Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh, giao tiếp đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Do vậy, để đạt được thành công trong cuộc sống và nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, người ta phải chú trọng đến vấn đề giao tiếp Mỗi quốc gia có một nền văn hóa, thói quen, văn hóa giao tiếp khác nhau Có thể nói người Việt Nam mang bản sắc Châu Á, nhưng lại có nhiều nét khác biệt trong giao tiếp so với các quốc gia trong khu vực Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh đã được hình thành từ lâu đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội, của thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam Tuy nhiên khi Việt Nam được chia thành 3 vùng miền khác nhau thì hầu như những nét văn hóa trong kinh doanh đó cũng có sự khác biệt rất lớn Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì nó có thể đem đến các cơ hội hoặc mất đi cơ hội và công việc kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai Để hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp được ngày càng phát triển tốt hơn thì những người quản lý doanh nghiệp phải hiểu rõ, chi tiết trong văn hóa giao tiếp kinh doanh ở mỗi vùng miền của Việt

Nam Nắm bắt được những nhu cầu cần thiết như trên tiểu luận “ Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Ba Miền Việt Nam” đã được nhóm thực hiện để cung cấp cho người đọc

tìm hiểu được những nét khái quát, cơ bản nhất trong văn hóa giao tiếp kinh doanh của mỗi vùng miền của Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp có được nhận thức đúng đắn và rõ ràng hơn trong con đường phát triển sự nghiệp

Trang 3

MỤC LỤC

I/ VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH Ở VIỆT NAM 1 Giao Tiếp là gì? 01

1.1 Khái niệm về giao tiếp 01

1.2 Vai trò, chức năng giao tiếp 02

1.3 Các loại hình giao tiếp cơ bản 02

2 Giao tiếp trong kinh doanh là gì? 03

2.1 Khái niệm 03

2.2 Tầm quan trong trong giao tiếp kinh doanh 04

2.3 Phương tiện trong giao tiếp kinh doanh 04

2.4 Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh 05

2.5 Phương thức ứng xử trong giao tiếp kinh doanh 08

3 Đặc trưng về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam ……… 10

II/ ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH BA MIỀN

1/ Văn hóa giao tiếp kinh doanh miền Bắc 11

2 Văn hóa giao tiếp kinh doanh miền Trung 14

3 Văn hóa giao tiếp kinh doanh miền Nam 18

III/ KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

I VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH Ở VIỆT NAM

1 Giao tiếp là gì ?

1.1 Khái niệm giao tiếp

Trong quá trình sống và hoạt động, giữa chúng ta với người khác luôn tồn tại nhiều mối quan hệ Đó là mối quan hệ dòng họ, huyết thống, quan hệ họ hàng, thôn xóm, quan

hệ hành chính – công việc, quan hệ bạn bè… Trong các mối quan hệ đó thì chỉ một số ít

là có sẵn ngay từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời (quan hệ huyết thống, họ hàng), còn đa số các quan hệ còn lại chủ yếu được hình thành, phát triển trong quá trình chúng

ta sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, liên lạc đa dạng với người khác mà chúng ta thường gọi là giao tiếp

Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã

hội giữa con người với con người hoặc giữa con người và các yếu tố xã hội khác, nhằm

thỏa mãn những nhu cầu nhất định

Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng hoạt động chiến lược phối hợp, tự nhận biết mình và tìm hiểu người khác Tương ứng với các yếu tố trên, giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác

1.2 Vai trò chức năng của giao tiếp

Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống của mỗi con người

 Giao tiếp là tiền đề cho sự phát triển của sức khỏe và tạo mối quan hệ tốt đẹp

với những người xung quanh

Người không có kỹ năng giao tiếp tốt không thổ lộ được tâm trạng, không có người hiểu nổi tâm tình của mình nên dễ rơi vào trạng thái cô đơn dù sống ngay giữa đám

đông

Trang 5

Sự cô đơn, biệt lập làm cho con người dễ bị suy sụp về thể chất, tinh thần, dễ mắc phải những căn bệnh về tim mạch, tâm thần và có thể có những ý định tiêu cực, bế tắc như tự

tử

Con người có mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh sẽ nhận được niềm vui, sự hỗ trợ để có một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, trong sự nghiệp và sẽ tìm thấy

được hạnh phúc cùng một tương lai luôn rộng mở

Mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh còn mang lại tuổi thọ cho con người: theo một số cuộc điều tra được công bố rộng rãi, nam giới ở độ tuổi 47, nếu ly dị hay góa vợ thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều lần so với những người có cuộc sống hạnh phúc

Mối quan hệ với cuộc sống chung quanh ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chất của con người: kinh nghiệm và các cuộc điều tra cũng chứng minh rằng nếu có sự hỗ trợ của người thân, của xã hội bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng dễ dàng

 Giao tiếp tạo điều kiện cho con người hình thành, hoàn thiện nhân cách

Qua giao tiếp, từ sự đáp ứng và phản hồi của người chung quanh, con người tiếp nhận kiến thức về thế giới, về bản thân để hình thành nên nhân cách

Con người tự thể hiện nhân cách, tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách bản thân nhờ vào quá trình giao tiếp Sự hoàn thiện này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời con người

 Giao tiếp tốt sẽ tạo các quan hệ thuận lợi cho công cuộc làm ăn, chung sống

Giao tiếp tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho công cuộc làm ăn phát triển: con người khi

có mối quan hệ tốt với những người chung quanh sẽ nhận được sự yêu thương, hỗ trợ, sẽ

có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống và dễ dàng có những bước thăng tiến trong sự

nghiệp

Trang 6

Một xã hội được xây dựng trên nền tảng của mối giao tiếp chặt chẽ, tốt đẹp sẽ cĩ những bước phát triển mạnh mẽ Dễ dàng nhận thấy ở một xã hội kém phát triển, mối tương tác của các thành viên trong xã hội đĩ rất mờ nhạt, giao tiếp trong xã hội nhiều hạn chế, kinh tế thường rơi vào tình trạng manh mún, cuộc sống tự cung tự cấp là chủ yếu

1.3 Các loại hình giao tiếp cơ bản

a Theo tính chất tiếp xúc

Nếu phân loại theo tính chất tiếp xúc thì giao tiếp được chia thành 2 loại là giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp

+ Giao tiếp trực tiếp:

- Các bên trực tiếp gặp gỡ, trao đổi lẫn nhau

- Các bên tham gia giao tiếp cĩ thể sử dụng các phương tiện phi ngơn ngữ như cử chỉ, ánh mắt, nét mặt…

- Cĩ thể nhanh chĩng điều chỉnh quá trình giao tiếp kịp thời để đạt được mục đích

- Trong giao tiếp trực tiếp, các bên cĩ thể dễ dàng đốn biết được ý kiến của người đối thoại

+ Giao tiếp gián tiếp:

- Là loại giao tiếp bị chi phối bởi yếu tố khơng gian Do khĩ khăn về địa lý mà ta cĩ thể sử dụng loại hình giao tiếp này để tiết kiệm chi phí Ví dụ: Email, thư từ, điện tín…

b Phân loại theo quy cách của giao tiếp

+ Giao tiếp chính thức:

Trang 7

- Là giao tiếp mang tính chất công cụ theo chức trách quy định quy chế như hội họp, đàm phán…các vấn đề trong giao tiếp thường được thông tin trước vì vậy thông tin thường có độ chính xác cao

+ Giao tiếp không chính thức:

- Là hình thức giao tiếp mang tính chất cá nhân, không câu nệ hình thức Hình thức giao tiếp này giúp cho các đối tượng giao tiếp cởi mở, hiểu biết lẫn nhau

c Phân loại theo vị thế

- Vị thế thể hiện mối tương quan của các đối tượng trong giao tiếp Vị thế của một người so người khác chi phối hành động của họ trong giao tiếp như cách ứng xử, lời nói, cử chỉ, thái độ

- Theo vị thế, giao tiếp được chia thành: Giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế cân bằng

và giao tiếp ở thế yếu

d Phân loại theo số lượng người tham gia

- Giao tiếp giữa hai cá nhân Ví dụ: Hai người giao tiếp với nhau

- Giao tiếp giữa hai nhóm với nhau Ví dụ: Các thành viên trong hai công ty giao tiếp, đàm phán với nhau

- Giao tiếp giữa một cá nhân với một nhóm Ví dụ: Thầy giáo và các sinh viên trong lớp học

- Giao tiếp giữa nhiều nhóm với nhau Ví dụ: Hai, Ba hoặc boán nhóm trong một lớp học thảo luận qua lại lẫn nhau

2 Giao tiếp trong kinh doanh là gì?

2.1 Khái niệm

Trang 8

- Theo Thái Trí Dũng (2009): “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa người với người,hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định”

- Theo GS TS Đoàn Thị Hồng Vân trong sách Giao tiếp trong kinh doanh (2006),

“Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau.”

Kết luận: Giao tiếp trong kinh doanh là quá trình và hoạt động thiết lập, chuyển tải, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh

2.2 Tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh

 Giúp xây dựng một đội ngũ hùng hậu: giao tiếp có khả năng kết nối các cá nhân, giải quyết mâu thuẫn, giúp loại bỏ sự sợ hãi, tuyên truyền tinh thần đoàn kết và tiếp lửa động lực thông qua ngôn ngữ trực tiếp

 Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch: diễn giải không tốt có thể khiến người khác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi các thông tin và thông điệp Nhưng giao tiếp tốt sẽ giúp hoàn thành công việc thậm chí là sửa chữa lại sai lầm

 Thúc đẩy quá trình kinh doanh: khi giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng được nâng cấp, khách hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời, việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể

 Tạo ra văn hóa hòa nhập chốn công sở: sự động viên, chia sẻ thông qua ngôn ngữ trực tiếp của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc thân thiện và thoải mái

 Tăng tương tác với khách hàng: sự giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt tâm lý của khách hàng hoặc đối tác một cách sâu sắc và giúp công ty có thể thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu

 Hiểu và nắm bắt được thị trường: sự tương tác với khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết tốt nhất về

Trang 9

thị trường và đọc được tâm lý người tiêu dùng thì các sản phẩm đến với khách hàng

sẽ trở nên dễ dàng hơn

2.3 Phương tiện trong giao tiếp kinh doanh

Tất cả các yếu tố thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ, tình trạng tâm lý…

2.3.1 Ngôn ngữ:

- Là phương tiện chủ yếu để truyền đi thông tin của con người

+ Nội dung: ý nghĩa của lời nói, của từ ngữ

+ Tính chất của ngôn ngữ: nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu của giọng nói

+ Điệu bộ” là những cử chỉ của tay chân, vẻ mặt

2.3.2 Phi ngôn ngữ:

- Là những cách diễn đạt thông tin không lời thông qua các củ chỉ vẻ mặt, dáng điệu, động tác…

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp người ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp

- Tùy tính chất mối quan hệ mà các phương tiện giao tiếp sẽ có vai trò khác nhau

2.4 Các nguyên tắc trong giao tiếp trong kinh doanh

Không có nguyên tắc giao tiếp nào bất biến, mà phải tuỳ vào từng trường hợp Trong phần dưới đây là một số nguyên tắc “Đắc nhân tâm thường dùng trong giao tiếp kinh doanh”:

 Lắng nghe tạo cho khách thấy bạn tôn trọng, đánh giá cao họ và quan tâm đến họ

Trang 10

 Xin nhắc lại tên của ông/bà và đề nghị cho biết vấn đề Câu nói này cho thấy, bạn không lắng nghe, đồng thời chọc tức thêm người vốn đã có chuyện không hài lòng

 Hãy dùng tên riêng của họ khi bạn nói lời chào hỏi, cảm ơn, tạm biệt để làm cho bầu không khí trở nên nhẹ nhàng, thân thiện hơn

 Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng tên riêng của khách hàng một cách quá thường xuyên bởi vì nó có thể khiến khách hàng khó chịu, hãy sử dụng vào lúc đầu và lúc kết thúc cuộc hội thoại

 Nụ cười từ trái tim của bạn

 Duy trì dịch vụ khách hàng với nụ cười trên khuôn mặt dường như là cái gì đó hơi rập khuôn Tuy nhiên nếu bạn muốn khách hàng yêu thích dịch vụ của bạn, hãy thực hiện nó với một nụ cười chân thật

 Một nụ cười chân thật sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được chào đón, an tâm hơn và để lại trong lòng khách hàng một cảm giác nồng ấm

Nụ cười có tác dụng to lớn như vậy, nhưng cười phải đúng lúc

 Hãy cho khách hàng biết, họ là người quan trọng

 Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn

 Hỏi khách hàng về những lời khuyên Khách hàng nào cũng có sẵn những ý kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu họ được hỏi vào thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực

sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó

Trang 11

 Không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể

 Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn

 Hãy để cho họ nói thoả thích những cái mà họ muốn nói

 Tôn trọng khách hàng

 "Tôi có thể giúp gì cho ông?" chứ không phải "ông muốn gì"

 Luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt

 Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ

 Hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng

Không phân biệt đối xử với khách hàng

 Đó không phải là công việc của tôi Trong trường hợp này, nên nói: “Tôi biết người có thể giúp ông/bà giải quyết vấn đề này Tôi sẽ giới thiệu ông/bà với người đó”

 "Tôi chỉ làm việc ở đây thôi" Câu nói rập khuôn này tôi thường được nghe ở hầu hết các nhân viên phục vụ bàn sau khi món ăn đem ra không đúng yêu cầu Bằng vài từ tồi tệ này, một nhân viên đã cho biết nôi đó không có lòng nhiệt tình, hăng hái, quan tâm tới khách và nhân viên không sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trang 12

 81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện chí giúp

đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng Ví dụ: Khách hàng muốn mua một chiếc xe tiêu tốn ít nhiên liệu và có kích cỡ nhỏ để tiện đi trong thành phố vốn

đã rất chật chội, nhưng suốt buổi họ toàn được nghe người bán hàng "thao thao bất

tuyệt" về những thế mạnh của chiếc xe cồng kềnh

 Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình

 Hãy để tôi giúp bạn một tay Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau

Thông tin cho khách các dịch vụ khác mà khách quan tâm nếu bạn có thể

 Kiên định quan điểm

 Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình

 Nhưng cũng không được phản bác quan điểm của người khác mà đề xuất các

phương án giải quyết hợp lý

 Đừng thích tranh biện

Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện

 Hiểu rõ thông điệp của người nói

 Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hoàn toàn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin tưởng mang màu sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì chúng ta nghe được

 Bạn nên gợi lại hoặc tổng hợp lại những gì người khác nói để chắc chắn mình đang hiểu được vấn đề Hãy nhắc lại những gì bạn cho rằng mình đang nghe được

và hỏi „Tôi có hiểu đúng bạn không nhỉ?‟ Nếu bạn thấy mình bị động chạm bởi những gì người khác vừa nói thì hãy nói như vậy, sau đó hãy hỏi thêm để hiểu rõ vấn đề: ” Có thể tôi không hiểu đúng ý bạn và đã cảm thấy bị xúc phạm bởi điều

Trang 13

bạn vừa nói Tôi cho rằng những gì bạn vừa nói có nghĩa là XXX; có đúng ý bạn

là như vậy không?”

 Khuyên người khác

 Đừng đưa ra lời khuyên trừ phi người ta hỏi bạn Điều này có thể sẽ rất khó thực hiện, nhất là khi chúng ta thấy rõ rằng ý tưởng của mình sẽ có lợi cho người đó

 Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện

rõ sự tôn trọng của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là ” hoặc ” có một cách

đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp

ích được cho bạn thì tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó"

 Hãy cố hiểu người khác

 Bạn hãy tìm ra một điểm tương đồng thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa bạn và người khác

 Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối một vấn đề nào đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia sẻ các dự định thầm kín của mình- ví dụ như bạn có thể nói: "Dự định của tôi khi chia sẻ với bạn về điều này chính là để giúp bạn thành công trong dự án này"

2.5 Phương thức ứng xử trong giao tiếp kinh doanh

Trên thực tế ý nghĩa của xử sự trong kinh doanh vô cùng lớn Xử sự đúng cách tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Giao tiếp kinh doanh, nhưng đồng thời bản thân đó cũng là một hình thức giao tiếp Theo chuyên gia Ed Aasvik, giám sát viên phòng máy tính (Computer Lab) tại đại học Boise State University, xử sự đúng cách là ngôn ngữ cơ bản nhất của Kinh doanh Những doanh nhân thành đạt đều hiểu rất rõ thứ ngôn ngữ này và

sử dụng nó rất hiệu quả Để tham gia vào câu lạc bộ có tên là Kinh doanh bạn phải biết ngôn ngữ của nó

- Thông điệp mà một phép xử sự đúng đắn tạo ra đó là sự tôn trọng Khi bạn thực

sự lắng nghe và đối xử tốt với một ai đó bạn sẽ hiểu được điều gì họ đang suy nghĩ và quan tâm Và ngược lại, phía bên kia cũng sẽ tỏ ra tôn trọng ý kiến và cảm xúc của bạn

Trang 14

Không những thế người đối diện cũng sẽ cảm thấy thư thái hơn khi nói chuyện với một người biết phép xử sự Họ sẽ giao tiếp cởi mở hơn, và thực tế họ có thể tiết lộ thêm thông tin cho bạn Điều này là vô cùng quý giá trong kinh doanh

- Xử sự có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì nó có thể đem đến các cơ hội kinh doanh trong tương lai Nếu quá lịch sự thì lại có vẻ cứng nhắc và không thành thật, nhưng còn tốt hơn rất nhiều so với bất lịch sự, thậm chí chỉ do vô tình Những người khiếm nhã

sẽ phải trả giá vì tự đánh mất cơ hội và công việc kinh doanh của mình

- Tôn trọng thời gian của người khác; đừng nên lãng phí thời gian của người ta và của chính bạn bởi vì người nghe không hoàn toàn chú ý và không lĩnh hội hết thông tin bạn truyền đạt Theo chuyên gia Ed Aasvik, bạn cũng nên áp dụng cách này trong trường hợp để lại lời nhắn qua điện thoại Để lại tên và số điện thoại, đi vào vấn đề một cách ngắn ngọn, đừng giải thích dài dòng, và chắc chắn về thời gian bạn muốn đối tác gọi lại cho bạn Phía bên kia đọc được tin nhắn, và bạn chứng tỏ được rằng bạn tôn trọng thời gian của họ

- Tôn trọng không gian của người khác: cách chúng ta sử dụng khoảng không là thứ ngôn ngữ im lặng diễn tả sự tôn trọng của ta đối với đồng nghiệp

- Quy tắc ngón tay cái: Nếu người khác không thể thoát khỏi việc phải nghe cuộc

nói chuyện của bạn, tốt nhất là đừng có dùng điện thoại

Kết luận là, đối với không gian công cộng hoặc không gian riêng, hãy luôn luôn chú ý đến xung quanh để biết người khác cần gì Đó là phép xử sự đơn giản nhưng đúng mực trong kinh doanh

- Tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của người khác: Khi bạn không có thời gian để lắng nghe người khác, hãy thẳng thắn giải thích từ đầu Nhưng khi bạn đã để cho cuộc nói chuyện bắt đầu mà sau đấy lại ngắt lời người đối diện thì cuộc đối thoại sẽ chẳng có

gì hơn là đôi bên tỏ ra thô lỗ với nhau

- Ứng xử tùy từng môi trường xã hội cụ thể: Liệu trong các tình huống khác nhau

có phải xử sự khác nhau? Chắc chắn là như vậy, đặc biệt là đối với những cách thức đã gần như trở thành tiêu chuẩn

Ngày đăng: 29/01/2014, 00:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w