1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài giảng Bộ luật lao động 2019

83 87 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 11,42 MB

Nội dung

Bài giảng Bộ luật lao động 2019 hỗ trợ giảng viên ngành Luật; Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Trang 1

THỰC HIỆN TUÂN THỦ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

VỀ NHÂN SỰ – LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG

Trang 2

PHẦN 1

TỔNG QUAN VỀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG SỬA ĐỔI 2007

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

2012

Hiệu lực thi hành từ 01/05/2013

17 chương 242 điều

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

2019

Hiệu lực thi hành từ 01/01/2021

17 chương 220 điều

Trang 3

1 BLLĐ năm 2012 xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung.

2 Do yêu cầu từ việc thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

3 Do yêu cầu từ hội nhập quốc tế: (1) EVFTA, CPTPP; (2) Nghĩa vụ của quốc gia thành viên của Công ước LHQ về quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa; (3) Nghĩa vụ của quốc gia thành viên Tổ chức lao động quốc tế.

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BLLĐ 2019

Chương I (Điều 1 – 8) Những quy định chung

Chương II (Điều 9 – 12) Việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động

Chương III (Điều 13 – 58) Hợp đồng lao động

Chương IV (Điều 59 – 62) Giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề

Chương V (Điều 63 – 89) Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

Chương VI (Điều 90 – 104) Tiền lương

Chương VII (Điều 105 – 116) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Chương VIII (Điều 117 – 131) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Chương IX (Điều 132 – 134) An toàn, vệ sinh lao động

BỐ CỤC CỦA BLLĐ 2019

Trang 4

BỐ CỤC CỦA BLLĐ 2019

Chương X (Điều 135 – 142) Những quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới

Chương XI (Điều 143 – 167) Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác

Chương XII (Điều 168 – 169) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Chương XIII (Điều 170 – 178) Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Chương XIV (Điều 179 – 211) Giải quyết tranh chấp lao động

Chương XV (Điều 212 – 213) Quản lý nhà nước về lao động

Chương XVI (Điều 214 – 217) Thanh tra lao động, xử lý vi phạm pháp luật về lao động

Chương XVII (Điều 218 – 220) Điều khoản thi hành

MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH, THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN

NGHỊ ĐỊNH:

1 Nghi định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động và quan hệ lao động

2 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu

3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

4 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

THÔNG TƯ:

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.

Trang 5

PHẦN 2

XÂY DỰNG & ĐIỀU CHỈNH CÁC VĂN BẢN, QUY CHẾ NỘI BỘ

1 Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

2 Trật tự tại nơi làm việc

3 An toàn, vệ sinh lao động

4 Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

5 Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động

6 Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với HĐLĐ

7 Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động

8 Trách nhiệm vật chất

9 Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

Trang 6

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 69, Khoản 2)

1 THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI

Quy định thời gian làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần;

Ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc;

Làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt;

Thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ ngơi giữa giờ;

Nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

(*) Làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt (Điều 108, BLLĐ 2019)

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 69, Khoản 2)

2 TRẬT TỰ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời gian làm việc; Văn hóa ứng xử, trang phục; Tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động.

Trang 7

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 69, Khoản 2)

3 AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC

Trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;

Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

Vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc.

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 69, Khoản 2)

4 PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC

Quy định trong NỘI QUY LAO ĐỘNG

Phụ lục Ban hành kèm theo NQLĐ

(hoặc)

Trang 8

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 84)

4 PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động

Quấy rối tình dục có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc;

hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại đến thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối

Nơi làm việc là bất kỳ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay

không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định

Trang 9

QUẤY RỐI THỂ CHẤT QUẤY RỐI LỜI NÓI QUẤY RỐI PHI LỜI NÓI

CÁC HÌNH THỨC QUẤY RỐI TÌNH DỤC

Trang 10

 QUẤY RỐI TÌNH DỤC BẰNG HÀNH VI MANG TÍNH THỂ CHẤT

CÁC HÌNH THỨC QUẤY RỐI TÌNH DỤC

Trang 11

 2 QUẤY RỐI TÌNH DỤC BẰNG LỜI NÓI

CÁC HÌNH THỨC QUẤY RỐI TÌNH DỤC

Nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn

Những ngụ ý về tình dục

Nhận xét về trang phục hay cơ thể

Đề nghị và mời đi chơi mang tính chất cá nhân một cách liên tục, không mong

muốn

Trang 12

 3 QUẤY RỐI TÌNH DỤC BẰNG CÁC HÀNH VI PHI LỜI NÓI

Phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử,

ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục

Trang 13

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 69, Khoản 2)

4 PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC:

Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;

Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định liên quan;

Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành

vi vi phạm;

Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả

Trang 14

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 69, Khoản 2)

5 BẢO VỆ TÀI SẢN, BÍ MẬT KINH DOANH, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ, SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA NSDLĐ:

Quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ;

Trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật;

Hành vi xâm phạm tài sản và bí mật.

6 BẢO VỆ TÀI SẢN, BÍ MẬT KINH DOANH, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ, SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA NSDLĐ:

Quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động.

(*) Bộ luật Lao động, Điều 29, Khoản 1: Khi gặp khó khăn, đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố

điện, nước do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động,…

Trang 15

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

Mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại;

Người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại.

Trang 16

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 69, Khoản 2)

9 NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG:

Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.

HOẶC

Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

XÂY DỰNG & ĐĂNG KÝ LẠI NỘI QUY LAO ĐỘNG

(Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Điều 69, Khoản 3&4)

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH NỘI QUY LAO ĐỘNG:

XÂY DỰNG Nội quy lao động văn bản

THAM KHẢO Ý KIẾN Của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở

BAN HÀNH NỘI QUY LAO ĐỘNG

Nếu sử dụng từ 10 NLĐ trở lên

Tổ chức đối thoại theo Khoản 1, Điều 41, BLLĐ

* Gửi đến tổ chức đại diện NLĐ

* Thông báo đến toàn bộ NLĐ

* Niêm yết ở những nơi cần thiết

Trang 17

XÂY DỰNG & ĐĂNG KÝ LẠI NỘI QUY LAO ĐỘNG

Nội quy lao động có hiệu lực

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành NQLĐ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, nếu nội dung NQLĐ có quy định trái với pháp luật thông báo, hướng dẫn NSDLĐ sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại

NQLĐ có hiệu lực sau 15 ngày

Trang 18

ĐĂNG KÝ LẠI THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG:

THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

LAO ĐỘNG QUẢN LÝ

NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ

CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP

SX, KD, PV LAO ĐỘNG CHUYÊN MÔN

KỸ THUẬT

Trang 19

ĐĂNG KÝ LẠI THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất bằng 5%

Mức lương thấp nhất qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng

Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có mức độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường

Xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương và điều kiện nâng bậc lương

Tham khảo ý kiến để xếp lương và điều kiện nâng bậc lương

Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp; công bố công khai tại nơi làm việc; gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

Trang 20

ĐĂNG KÝ LẠI THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

(Bộ Luật lao động 2019, Điều 93)

Phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ và trả lương cho NLĐ.

Phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.

Phải công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI THẢO LUẬN

Chúng tôi chưa tìm được văn bản luật nào quy định bao lâu phải nâng bậc lương cho NLĐ 1 lần, và chúng tôi đang xây dựng 3 năm nâng bậc 1 lần cho NLĐ Nếu chúng tôi xây dựng thời gian nâng bậc kéo dài hơn thì cần phải chú ý những gì?

Trang 21

Có sự quản ý, điều hành, giám sát của một bên.

Không còn quy định: Người lao động làm việc tại nhà theo hình thức gia công không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này (Khoản 2, Điều 185, BLLĐ 2012)

Trang 22

1 HĐ dưới 12 tháng ký với nhóm lao động (đủ 18 tuổi trở lên)

2 HĐ giao kết với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.

3 HĐ giao kết với lao động là người giúp việc gia đình.

HĐ có thời hạn dưới 1 tháng

Thông điệp dữ liệu là thông tin

được gửi đi, được nhận và

được lưu trữ bằng phương

tiện điện tử.

(Luật giao dịch điện tử 2005, Điều 4, Khoản 2)

Ngoại trừ

Trang 24

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG:

Khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, hai bên có thể ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thêm mấy lần?

Có thể ký kết nhiều hơn 2 lần HĐLĐ xác định thời hạn với:

- Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước; (BLLĐ 2019, Điều 20, Khoản 2, Điểm c)

- NLĐ cao tuổi; (BLLĐ 2019, Điều 149, Khoản 1)

- NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam; (BLLĐ 2019, Điều 151, Khoản 2)

- NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn HĐLĐ thì phải gia hạn HĐLĐ đến hết nhiệm kỳ (BLLĐ 2019, Điều

177, Khoản 4)

Trang 25

- Không thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc.

(BLLĐ 2019, Điều 14, Khoản 2 & Điều 24, Khoản 3) (Luật BHXH 2014, Điều 2, Khoản 1&2)

Trang 26

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG: (BLLĐ 2019, Điều 21, Khoản 1)

1 Tên, địa chỉ của NSDLĐ và họ tên, chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ;

2 Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên phía NLĐ;

3 Công việc và địa điểm làm việc;

4 Thời hạn của HĐLĐ;

5 Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, , phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

6 Chế độ nâng bậc, nâng lương;

7 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

8 Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ;

9 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

10 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Trang 27

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG:

1 THÔNG TIN BÊN PHÍA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:

(BLLĐ 2019, Điều 21, Khoản 1 và Thông tư số 10/TT-BLĐTBXH, Điều 3, Khoản 1)

a) Tên, địa chỉ của NSDLĐ: Đối với doanh nghiệp thì lấy theo tên và địa chỉ của doanh nghiệp ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

b) Họ và tên, chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ: Ghi theo họ tên, chức danh của người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ (Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật).

2 THÔNG TIN BÊN PHÍA NGƯỜI LAO ĐỘNG:

(BLLĐ 2019, Điều 21, Khoản 1 và Thông tư số 10/TT-BLĐTBXH, Điều 3, Khoản 2)

a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có), số CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên phía NLĐ;

b) Số giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với NLĐ là người nước ngoài;

c) Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi.

Trang 28

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG:

(BLLĐ 2019, Điều 21, Khoản 1 và Thông tư số 10/TT-BLĐTBXH, Điều 3, Khoản 3&4)

3 THÔNG TIN CÔNG VIỆC VÀ ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC:

a) Công việc: những công việc mà NLĐ phải thực hiện;

b) Địa điểm làm việc: địa điểm, phạm vi NLĐ làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp NLĐ làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.

4 THỜI HẠN CỦA HĐLĐ: Ghi thời gian thực hiện HĐLĐ (số tháng hoặc số ngày)

a) Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc được thực hiện HĐLĐ

b) Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Thời điểm bắt đầu thực hiện HĐLĐ.

5 MỨC LƯƠNG, HÌNH THỨC & KỲ HẠN TRẢ LƯƠNG, PHỤ CẤP & CÁC KHOẢN BỔ SUNG KHÁC:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương; bảng lương do NSDLĐ xây dựng; đối với NLĐ hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút người lao động;

b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của NLĐ.

Trang 29

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG:

(BLLĐ 2019, Điều 21, Khoản 1 và Thông tư số 10/TT-BLĐTBXH, Điều 3, Khoản 3&4)

5 MỨC LƯƠNG, HÌNH THỨC & KỲ HẠN TRẢ LƯƠNG, PHỤ CẤP & CÁC KHOẢN BỔ SUNG KHÁC:

c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ.

Đối với các chế độ và các phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của BLLĐ, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị TNLĐ, BNN và các khoản trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong HĐLĐ.

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG: (BLLĐ 2019, Điều 22)

 Là bộ phận của HĐLĐ có hiệu lực như HĐLĐ.

 Quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số Điều, Khoản của HĐLĐ nhưng không được sửa đổi thời hạn HĐLĐ.

 Phải ghi rõ nội dung Điều, Khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Trang 30

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

THỜI GIAN THỬ VIỆC:

(BLLĐ 2019, Điều 25)

 Không quá 60 ngày

(CV có chức danh NN cần trình độ CM, kỹ thuật cao đẳng trở lên)

 Không quá 30 ngày

(CV có chức danh NN cần trình độ CM, kỹ thuật TC nghề, TC chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật, công

nhân nghiệp vụ)

 Không quá 6 ngày

 Không quá 180 ngày

(công việc của người quản lý doanh nghiệp)

 Không quá 60 ngày

 Không quá 30 ngày

 Không quá 6 ngày

Trang 31

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

THỜI GIAN THỬ VIỆC:

(BLLĐ 2019, Điều 25)

BỘ LUẬT LĐ 2019

 Không quá 180 ngày

(công việc của người quản lý doanh nghiệp)

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, CTHĐ thành viên, thành viên HĐ thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

(Luật doanh nghiệp 2020, Điều 4, Khoản 24)

Trang 32

TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI THẢO LUẬN

Một công ty tuyển người có bằng Đại học chuyên ngành Kế toán cho vị trí nhân viên phụ kho (công việc ghi chép, giao nhận phụ liệu trong kho) và ký hợp đồng thử việc có thời hạn 30 ngày với người này.

ĐÚNG HAY SAI ?

ĐIỀU 25, BLLĐ 2019

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc, .

Trang 33

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

(BLLĐ 2019, Điều 25, 26 & 27)

KẾT QUẢ THỬ VIỆC THỬ VIỆC

TUYỂN DỤNG

TIẾP TỤC GIAO KẾT HĐLĐ

CHẤM DỨT HĐLĐ/ HĐTV

Đạt

KoĐ ạt

Tiền lương = 85%

mức lương công việc

Trang 34

CHUYỂN LÀM CÔNG VIỆC KHÁC SO VỚI HĐLĐ:

NGĂN NGỪA KHẮC PHỤC TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

NGĂN NGỪA KHẮC PHỤC SỰ CỐ ĐIỆN, NƯỚC

DO NHU CẦU SẢN XUẤT, KINH DOANH

NSDLĐ quy định cụ thể trong Nội quy lao động các trường

hợp

Trang 35

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG:

(BLLĐ 2019, Điều 29)

CHUYỂN LÀM CÔNG VIỆC KHÁC SO VỚI HĐLĐ:

Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự

cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì NSDLĐ được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi NLĐ đồng ý bằng văn bản.

NSDLĐ quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất kinh doanh mà NSDLĐ được tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ.

Trang 36

3 NLĐ phải vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

4 Lao động nữ mang thai theo Điều 138, ;

5 NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

6 NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

7 NLĐ được ủy quyền để thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

8 Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG:

(BLLĐ 2019, Điều 30)

Trang 37

Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

(BLLĐ 2019, Điều 36, Khoản 1, Điểm d)

2 Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ

3 Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ

4 NLĐ bị kết án phạt tù, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ,

5 NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất,

6 NLĐ bị chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết

7 NSDLĐ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động,

8 NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải

9 NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35

10 NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36

11 NSDLĐ cho NLĐ thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43

12 Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam,

13 Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ mà thử việc không đạt yêu cầu,

Trang 38

QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ:

(BLLĐ 2019, Điều 35)

Ít nhất 45 ngày

Ít nhất 30 ngày

Ít nhất 3 ngày

Không cần báo trước

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng

Hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng

 Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

 Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

 Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hình vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

 Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

 Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

 Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

 NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của BLLĐ 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

Trang 39

QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ CỦA NSDLĐ:

1 NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ;

2 NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng (HĐLĐ không xác định thời hạn) hoặc 6 tháng (HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng)

hoặc quá nửa thời hạn (HĐLĐ xác định thời hạn dưới 12 tháng) mà khả năng lao động chưa hồi phục;

3 Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, dịch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền;

4 NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ;

5 NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

6 NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

7 NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của BLLĐ 2019 khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển

dụng NLĐ;

Ít nhất 03 ngày

Không phải báo trước

Không phải báo trước

Trang 40

QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ CỦA NSDLĐ:

THỜI HẠN BÁO TRƯỚC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG:

45 ngày

HĐLĐ không xác định thời hạn

Ngày đăng: 18/03/2022, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w