1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp amazon và phong cách lãnh đạo của jeffrey bezos

12 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp amazon và phong cách lãnh đạo của jeffrey bezos Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp amazon và phong cách lãnh đạo của jeffrey bezos Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp amazon và phong cách lãnh đạo của jeffrey bezos Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp amazon và phong cách lãnh đạo của jeffrey bezos

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

***

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Ngọc Linh

Sinh viên thực hiện: Đỗ Lưu Thanh Trúc

Mã sinh viên: 050609212291

Lớp: MAG322_2111_9_GE14

Khóa: 9

Trang 2

CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN LỰA CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY, PHÂN TÍCH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1

Trang 3

MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AMAZON 4

Ý nghĩa logo: 4

Lịch sử hình thành: 4

Thành tựu và các sản phẩm: 5

PHẦN II: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VÀ PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM 6

PHẦN III: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY AMAZON ĐỀ XUẤT PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NẾU BẠN LÀ NHÀ QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN 8

Và cuối cùng, nếu là một nhà quản trị 9

Kết luận: 9

Danh mục tài liệu tham khảo 9

LỜI MỞ ĐẦU

2

Trang 4

Để trở thành một nhà quản trị giỏi, trước hết, cần hiểu được tầm quan trọng của quản trị học, và có cho mình những kiến thức liên quan tới quản trị Đến với bộ môn quản trị học, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những khái niệm, cách suy luận, những ứng dụng trong thực tế

để ta có thể làm nền cho giấc mơ “ CEO ”

Có rất nhiều chức năng trong quản trị, và một trong số chúng được xem là quan trọng nhất là chức năng tổ chức, kỹ năng đầu tiên của “CEO” Chức năng tổ chức giúp cho doanh nghiệp/ công ty xây dựng và phát triển cơ cấu ( bộ máy ) tổ chức để đảm nhận những hoạt động thật cần thiết Và việc quan trọng là xây dựng cơ cấu tổ chức, vì đây là

hệ thống được sử dụng để phân bậc trong tổ chức, xác định từng công việc của từng phòng ban có liên kết chặt chẽ với nhau, nó là một cấu trúc phát triển dùng để thiết lập cách thức hoạt động, từ đó thực hiện được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp Ngoài ra, tùy vào môi trường và khả năng, các nhà quản trị cũng cần tìm đúng phong cách lãnh đạo của mình và hiểu rõ về phong cách ấy, từ đó giúp cho doanh nghiệp càng phát triển hơn, môi trường kinh doanh cũng tốt hơn

Sau đây là những kiến thức em tiếp thu trong quá trình học tập trên lớp, cũng như tìm kiếm thêm các thông tin, kiến thức mở rộng bên ngoài, và ví dụ cụ thể trong thực tế Qua

đó, giúp độc giả hiểu rõ hơn về kiến thức nền trong quản trị

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AMAZON

3

Trang 5

- Tên đầy đủ: Công ty Amazon

- Thành lập: ngày 5/7/1994 tại Bellevue, Washington, Hoa Kỳ

- Trụ sở chính tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ

- Người sáng lập: Jeffrey Bezos

- Amazon là công ty liên hiệp thương mại điện tử đa quốc gia hàng đầu thế giới, với doanh thu tới từ các lĩnh vực khác nhau như điện toán đám mây, thương mại điện tử, điện

tử gia dụng, trí tuệ nhân tạo, , ngoài trụ sở chính ở Washington, hãng còn đặt các trung tâm phát triển sản phẩm tại nhiều nước như Trung Quốc, Ireland, Nam Phi, Anh, và các trung tâm phân phối kho hàng ở các nước Châu Á và Châu Âu, cùng nhiều trang web bán

lẻ khác

 Ý nghĩa logo:

- Những ngày đầu thành lập, Amazon được J.Bezos lấy tên từ con sông dài nhất thế giới

ở Nam Mỹ với mong muốn việc kinh doanh đứa con tinh thần của mình cũng phát triển lớn mạnh như nguồn gốc cái tên của nó

- Logo Amazon tuy rằng đơn giản chỉ với dòng chữ thương hiệu “Amazon” và mũi tên phía dưới nhưng lại có ý nghĩa rất sâu sắc, tạo ra nét đặc biệt chỉ thuộc về nó Nếu chú ý

kĩ hơn, ta có thể thấy mũi tên bắt đầu ở dưới chữ A và kéo dài kết thúc tại chữ Z, điều thú

vị ở đây là chữ A chính là chữ đầu tiên trong bảng chữ cái, và chữ Z cũng là chữ cuối cùng Dụng ý đơn giản là khi đến với Amazon, người tiêu dùng sẽ tìm thấy mọi thứ mà họ cần tìm ở đây, từ quần áo, trang sức, đồ gia dụng đến những thứ to hơn thuộc về công nghệ cao, đồng thời mũi tên cũng trông giống như nụ cười, hãng mong rằng khách hàng

sẽ cảm thấy hài lòng khi lựa chọn các dịch vụ và sản phẩm có tại Amazon

- Màu đen của chữ Amazon thể hiện sự độc nhất vô nhị, táo bạo trong việc đi đầu xu hướng mua hàng kết hợp với màu cam năng động tạo ra sự khác biệt riêng của thương hiệu

 Lịch sử hình thành:

4

Trang 6

- Năm 1994, khi nhận ra sự phát triển nhanh chóng của Internet là 2300%/năm, tuy không có kinh nghiệm gì trong bán hàng lẫn internet, Jeffrey Bezos đã nhìn ra được tiềm năng của việc bán hàng qua mạng, sau đó ông bắt đầu suy tính những bước đi đầu tiên cho lĩnh vực kinh doanh này và thành lập ra Amazon

- Năm 1995, Amazon được đưa lên mạng như một nhà sách trực tuyến, và quyển sách đầu tiên được bán là Fluid Concept and Creative Analogies của tác giả người Mỹ Douglas Hofstadter tại một garage xe hơi của J.Bezos ở Seattle

- Những năm cuối của thập niên 90, mô hình kinh doanh được mở rộng qua các lĩnh vực khác như sản xuất phim điện ảnh, âm nhạc, đồ chơi và các loại hàng điện tử phù hợp với thời đại

- Năm 2000 – 2004, Bezos cho thấy khả năng quản lí kinh doanh khi vượt qua thảm họa bong bóng kinh tế, sau đó, ông cho thiết kế lại hoàn chỉnh giao diện của website bán hàng

và lấn sân sang các loại đồ dùng gia đình, trang sức, thời trang, và tất cả các lĩnh vực các bạn có thể nghĩ tới đều có cả Đồng thời, Amazon cho ra đời công cụ tìm kiếm A9, có thêm các chức năng mở rộng hơn cho khách hàng

- Năm 2009, từ một nhà sách bán lẻ trực tuyến một mặt hàng ban đầu, Amazon đã được biết tới với “ ông trùm bán lẻ” trên toàn thế giới, doanh số của hãng cũng tăng trưởng nhanh chóng, đạt tới 18% ( 4,89 tỷ USD )

- Tính tới thời điểm 2019, trong các báo cáo thường niên của công ty, doanh thu của Amazon đã ghi nhận hơn 280 tỷ USD tài sản ròng và lợi nhuận ròng lên tới hơn 11 tỷ USD Hầu như doanh thu tới từ thị trường bán hàng trực tuyến đa quốc gia, chiếm khoảng 50%

 Thành tựu và các sản phẩm:

- Giá trị thương hiệu hàng đầu thế giới với tổng giá trị là 638 tỷ USD

- Nằm trong top công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới, vốn rơi vào khoảng 1.7000 tỷ USD ( theo Business Today )

- Các sản phẩm/ dịch vụ chủ yếu hiện tại:

 Sản phẩm âm nhạc

 Appstore dành cho Android

 Máy tính bảng Fire

5

Trang 7

 Sách và sách điện tử Kindle

 Video bản quyền

 Echo và Alexa

 Fire TV

 Sản phẩm của người bán và nhà cung cấp

PHẦN II: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VÀ PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM

Khi những ông lớn của thế giới đang chao đảo với các mô hình kinh doanh phân quyền rườm rà và có nhiều bất cập, để tiết kiệm chi phí giao dịch, một số công ty đã lựa chọn chuyển mô hình tổ chức theo chức năng, trong đó, Amazon đã áp dụng hiệu quả mô hình này:

6

Trang 8

2.1 Amazon organizational structure – John Dudovskiy (March 24,2020)

Trước khi vào nhận diện mô hình này, ta phải hiểu qua về khái niệm của nó:

Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng ( còn gọi là Functional Organization ) là hình

thức tạo nên các bộ phận mà trong đó, các cá nhân hoạt động cùng một chức năng được hợp nhóm trong cùng một đơn vị Hiểu đơn giản hơn là mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng

Như đã đề cập trước đó, Amazon là một trong số những công ty kinh doanh đã áp dụng tốt loại cơ cấu tổ chức theo chức năng này, như hình 2.1, ta thấy được việc tổ chức khá rõ ràng Hãy ví mô hình này như một nhà máy thu nhỏ, ta đi vào phân tích chi tiết như sau Đầu tiên, ở tầng trên cùng của cơ cấu tổ chức Amazon là Jeffrey Bezos, đóng vai trò là người đứng đầu điều hành toàn thể công ty (CEO), đồng thời là người chịu trách nhiệm chính đưa ra các quyết định xuống từng ban của cấp dưới

Tiếp đến là tầng thứ hai, những người có quyền hạn sau CEO là các cấp lãnh đạo cao nhất của công ty giúp điều hành Amazon, bao gồm giám đốc tài chính ( SVP & CFOT ); giám đốc điều hành mảng tiêu dùng toàn cầu ( CEO of worldwide consumer ); giám đốc điều hành mảng kinh doanh và phát triển doanh nghiệp; giám đốc về dịch vụ web ( CEO of web services ) và giám đốc về công nghệ, truyền thông kỹ thuật số ( SVP; Amazon devices, digital management) là những người sẽ xử lí thông tin qua các quyết định của CEO, rồi đưa chúng xuống từng ban ngành phía dưới cho phù hợp với công việc của mỗi người

Cuối cùng ở tầng thứ ba, những người này sẽ chịu trách nhiệm triển khai tất cả các dịch

vụ Amazon cung cấp đến cho người tiêu dùng

Qua đó, ta thấy được những lợi ích của mô hình trên:

 Mang tính logic cao, sắp xếp công việc hợp lí, rõ ràng

 Vì tính đơn giản của nó nên có thể tiết kiệm được thời gian, đặc biệt là tiết kiệm thời gian trong việc ra quyết định cho các ban chức năng riêng biệt

7

Trang 9

 Giữ được sự linh hoạt và ổn định của các cấp quản lí cấp cao để đưa ra chỉ dẫn rõ ràng cho cấp dưới, đồng thời tạo điều kiện để cấp trên giám sát chặt chẽ quá trình làm việc

 Phát huy một cách tối đa và hiệu quả những lợi thế của quá trình chuyên môn hóa vì các đơn vị có cùng chức năng sẽ chỉ tập trung vào những công việc mang tính chất tương đồng, giảm đi khả năng trùng lặp các hoạt động

 Tạo ra môi trường tốt hơn vì khi các tiêu chuẩn nghề nghiệp được chú trọng, việc tuyển dụng sẽ hiệu quả hơn, các nhân viên cũng được lựa chọn đúng chuyên môn

 Không đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện và dễ dàng đào tạo, tìm nhà quản trị

Tuy nhiên, mô hình này vẫn có các nhược điểm cần khắc phục:

 Vi phạm nguyên tắc thống nhất chỉ huy

 Thiếu đi khả năng đưa ra quyết định tức thì vì phân cấp

 Chế độ trách nhiệm không được rõ ràng

 Sự phối hợp giữa lãnh đạo và các bộ phận chức năng sẽ khó khăn, mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng dễ xảy ra khi đề ra các mục tiêu và phương hướng hoạt động

 Giảm tính nhạy cảm của công ty đối với sản phẩm, dịch vụ và khách hàng

PHẦN III: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CÔNG

TY AMAZON ĐỀ XUẤT PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NẾU BẠN LÀ NHÀ QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN.

Nhà lãnh đạo đồng thời cũng là nhà sáng lập ra công ty Amazon là ông Jeffrey Bezos Tên thật là Jeffrey Preston Jorgensen Tuy ở thời điểm hiện tại, Bezos đã chính thức rời khỏi vai trò CEO Amazon, nhưng những gì ông đã mang tới cho người tiêu dùng trên toàn thế giới cũng như chính đứa con tinh thần của ông là vô cùng lớn, trong đó có những bài học xuất phát từ chính quá trình kinh doanh 27 năm của Amazon, và đặc biệt hơn là những bài học về phong cách lãnh đạo của Bezos cho các nhà kinh doanh trẻ tiềm năng sau này Phong cách lãnh đạo của Jeffrey Bezos là phong cách độc đoán Điều này thật ra cũng dễ hiểu

8

Trang 10

Jeffrey Bezos được ví như là người thừa kế tinh thần của Steve Jobs, vì thế mà cá tính là một trong những nguyên do tạo ra phong cách của ông Bezos thích kiểm soát mọi hoạt động và có ám ảnh khi người ta giữ bí mật, cụ thể hơn, khi còn quản lí trong Amazon, trong các buổi họp, ông thường sẽ yêu cầu cấp cao báo cáo chi tiết các hoạt động, các hợp đồng Amazon đã kí kết, phải đưa rõ những chỉ thị của ông xuống các ban cấp thấp và nếu không, ông sẽ đích thân xuống đối thoại với họ

Ngoài ra, môi trường cạnh tranh của mảng công nghệ thông tin cũng rất khốc liệt, thế nên chiến lược của Bezos là tìm ra những người có khả năng sáng tạo và chủ động trong công việc, chứ không bắt buộc họ trong một giới hạn nhất định như những nhà quản trị có phong cách độc đoán khác Có thể nói ông là một nhà quản trị thông minh và rất cầu toàn

Và cuối cùng, nếu là một nhà quản trị

Em đề xuất nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hơn Bởi ở phong cách này, mặc dù nhận mọi ý kiến đóng góp của nhân viên nhưng quyền quyết định cuối cùng lại nằm trong tay nhà lãnh đạo Cách làm việc này vẫn giúp nhân viên thoải mái hơn, có động lực làm việc và không bị áp lực quá Đồng thời, nhân viên cũng có thể làm việc chung với nhà quản lý trong việc phân tích và xác định phương hướng chung, lúc đó nhà quản lý sẽ hiểu

rõ hơn về nhân viên của mình, có thể đưa ra các quyết định phù hợp, mà nhân viên cũng

có thể biết được mình chưa phù hợp chỗ nào với cách làm việc để khắc phục Lúc này, các nhân viên cấp dưới có thể hoàn toàn phát huy khả năng sáng tạo trong nội dung công việc cũng như chủ động hơn với việc của mình

Kết luận:

Tùy thuộc vào từng môi trường và năng lực của mỗi người, các nhà quản trị sẽ cần hiểu rõ mình hợp với loại phong cách nào hơn để phát huy tối đa khả năng giúp doanh nghiệp mình phát triển, đồng thời cũng cần học hỏi thêm những kiến thức, bài học của các nhà quản trị lớn như Jeffrey Bezos để có thể mang lại những điều tốt nhất cho công ty mình

Và cũng tùy thuộc vào tình hình phát triển như thế nào, các nhà quản trị sẽ cần một trạng thái tỉnh táo trong mọi tình huống, đưa ra mô hình cơ cấu quản trị nhân sự hợp lí nhất,

9

Trang 11

tránh đưa ra những quyết định thiếu ổn định mà làm cơ cấu công ty lộn xộn, thiếu logic và giảm chất lượng cũng như tính chất khả quan của môi trường làm việc xuống thấp

Danh mục tài liệu tham khảo

1 BrandsVietNam (2017) Những cột mốc phát triển của Amazon trong 22 năm.

Retrieved from BrandsVietNam: https://www.brandsvietnam.com/13003-Nhung-cot-moc-phat-trien-cua-Amazon-trong-22-nam

2 Diệu Nhi (2019) Mô hình tổ chức theo chức năng (Functional organizational structure) là gì? Ưu và nhược điểm Retrieved from Vietnambiz:

https://vietnambiz.vn/mo-hinh-to-chuc-theo-chuc-nang-functional-organizational-structure-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-2019100317323754.htm?

fbclid=IwAR2Cw8ZAy7AeXZHfNdhs68446tx3JnVKtXz9kAd9fKDTE-Z3vSy9YHrkIqw

3 Dudovskiy, J (2020) Amazon Organizational Structure: a brief overview.

Retrieved from Research Methodology: https://research-methodology.net/amazon-organizational-structure-2-2/

4 Long Thanh (2014) Đ tài: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA JEFF BEZOS Retrieved from Prezi.com:

https://prezi.com/bcl04w0tm7ts/tai-phan-tich-phong-cach-lanh-ao-cua-jeff-bezos/?

fbclid=IwAR0L2E4RsFpOULCavcthA8Tdm8WTsfy6H-LTA0TJ_7h5iDVqj3vKxQxmLD8

5 Mon (2017) Amazon là gì và lý do khiến Amazon trở nên thành công Retrieved from Mona Solution : https://mona.solutions/amazon-la-gi-va-ly-khien-amazon-tro-nen-thanh-cong/

6 Mr Coach Lâm Bình Bảo (n.d.) Mô hình kinh doanh của Amazon – Cách Amazon kiếm tiền Retrieved from Bcoaching.vn:

https://bcoaching.vn/mo-hinh-kinh-

doanh-cua-amazon/?fbclid=IwAR360B-H5-LW05DthIxrQboZ3p4o7C9prdf5ViX4VZSdpliBk70RB4y92mY

10

Trang 12

7 Nhóm 02 - bài thảo luận B2C (n.d.) Lịch sử hình thành và phát triển Amazon com Retrieved from Kho Tri Thuc So.com:

https://khotrithucso.com/doc/p/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-amazon-com-237168

8 Phương Phạm (2020) Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG AMAZON LOGO Retrieved from

RUBEE: https://rubee.com.vn/chi-tiet-tin-tuc/675/amazon-logo.html?

fbclid=IwAR1gs4bL7p9Y0X3g9lKyIbK8zWHNwiYNXC-5vcfCf9xUR95lv8JC3Z_oiAo

11

Ngày đăng: 16/03/2022, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w