Trong bối cảnh như vậy, việc tìm hiểu về chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN sẽ là điều cần thiết để Việt Nam nhận diện các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh
Trang 1BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN
(Do P ĐN&QLKH ghi)
Tham gia thực hiện
TT Học hàm, học vị,
Họ và tên
Chịu trách
1 TS Phan Thị Anh Thư Chủ nhiệm 0906554789 anhthu.vnh@gmail.com
Chí Minh
Đại học Quốc gia TP.HCM Trường Đại học KHXH&NV
Trang 2BÁO CÁO TỔNG KẾT
Tên đề tài
CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ CỦA
HÀN QUỐC VỚI ASEAN (2004 – 2017)
Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại học KHXH&NV
h
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế giới trong thế kỷ XXI đã và đang chuyển dịch trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương với sự hồi sinh của kinh tế châu Á Trong bối cảnh ấy, Đông Á vươn lên trở thành khu vực thu hút được sự quan tâm của thế giới với đặc điểm địa bàn chiến lược tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm về chính trị - an ninh nhưng cũng là hình mẫu phát triển năng động, cùng với EU và Bắc Mỹ, đang trở thành đầu tàu kinh tế thứ ba thế giới có đóng góp quan trọng vào nỗ lực tăng trưởng toàn cầu Với vai trò và vị thế của mình, quá trình hợp tác trong nội bộ Đông Á ngày càng diễn ra sôi động, không chỉ gói gọn trong cơ chế ASEAN+3 (ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) mà còn lan tỏa sang các khuôn khổ liên kết nhỏ hơn giữa ASEAN với từng chủ thể ở Đông Bắc
Á Trong số các bộ đôi đối tác chiến lược này, ASEAN – Hàn Quốc đang nổi lên như một “hiện tượng” ngoại giao mới của Đông Á đương đại Dù chưa thể so sánh về lịch
sử bang giao với ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Nhật Bản nhưng Hàn Quốc hiện nay vẫn là “cường quốc tầm trung” đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong nỗ lực tiếp cận và mở rộng hợp tác với các nước đang phát triển ở Đông Nam Á
Trong bối cảnh tình hình Đông Á còn diễn biến phức tạp do mối lo ngại của các thành viên ASEAN về nguy cơ trỗi dậy “hòa bình” của Trung Quốc và ý đồ gia tăng sức mạnh quân sự của Nhật Bản thì Hàn Quốc đã chủ động “hướng Nam” với tinh thần hòa bình, thịnh vượng, vì lợi ích của mỗi người dân trong khu vực Từng là nạn nhân trong các cuộc cạnh tranh quyền lực nước lớn nên Hàn Quốc đã ưu tiên phát huy vị thế
“hạng trung” của mình bằng việc theo đuổi một trật tự an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương trên nền tảng lợi ích kinh tế, ngoại giao hơn là sự uy hiếp hoặc lấn át trước các chủ thể yếu thế Không chỉ duy trì chính sách đối ngoại độc lập, ôn hòa và đa phương, Hàn Quốc còn là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới (2017) sở hữu nền văn hóa có sức ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cầu Những kết quả đó đã cho thấy tiềm năng và vai trò không
hề nhỏ của quốc gia này trên trường quốc tế và trong tiến trình hợp tác khu vực Đây cũng
là điều mà ASEAN đang tìm kiếm ở đối tác của mình nhằm đưa Hiệp hội phát triển vững chắc trong một môi trường hòa bình, ổn định và gắn kết
Với nỗ lực từ cả hai phía, Hàn Quốc và ASEAN đã cùng nhau vượt qua định kiến
về mối quan hệ của các thực thể vừa và nhỏ để tạo ra kỳ tích cho chính mình: Từ đối tác
Trang 4đối thoại theo từng lĩnh vực (1989), đối tác đối thoại đầy đủ (1991), đối tác hợp tác toàn diện (2004) đến đối tác hợp tác chiến lược (2010) Xuyên suốt quá trình này, Hàn Quốc không chỉ đồng hành mà còn dẫn dắt và hỗ trợ ASEAN phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất các sáng kiến tăng cường quan hệ song phương và nâng cao vị thế của nhau trong khu vực Với tư cách tổ chức khu vực thành công nhất trong khối các nước đang phát triển, ASEAN vẫn là nhân tố không thể bỏ qua trong quá trình hoạch định chiến lược đối ngoại của Hàn Quốc trong thế kỷ này Vậy nên, từ năm 2017, định hướng theo đuổi giải pháp đối thoại trong vấn đề bán đảo Triều Tiên và tạo bước đột phá trong quan hệ với ASEAN đã thúc đẩy chính quyền Moon Jae-in công bố chính sách “hướng Nam mới”, qua đó, đưa ASEAN trở thành một trong những đối tác kinh tế, ngoại giao và văn hóa hàng đầu của Hàn Quốc
Dù quan hệ hai bên đã đạt được những tiến bộ chưa từng có dưới tác động của chiến lược ngoại giao Hàn Quốc (2004-2017) thế nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này cũng như các chủ thể liên quan dưới góc độ lịch sử vẫn còn nhiều giới hạn Đặc điểm nói trên xuất phát từ thực tế các học giả ở Hàn Quốc, Đông Nam Á và phương Tây luôn
bị thu hút vào những vấn đề truyền thống ở Đông Á như: Tranh chấp lãnh hải, sự trỗi dậy của các nước lớn, bất đồng lịch sử và phát triển vũ khí hạt nhân Trong bối cảnh như vậy, việc tìm hiểu về chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN sẽ là điều cần thiết để Việt Nam nhận diện các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập, nhất là khi đất nước đang nắm giữ cả ba vai trò then chốt: Thành viên của ASEAN (1995), đối tác hợp tác chiến lược của Hàn Quốc (2009) và địa bàn trọng tâm trong chính sách “hướng Nam mới” (2017) với khả năng thúc đẩy hợp tác Hàn Quốc – Mekong và Hàn Quốc - ASEAN
Từ những cơ sở khoa học và thực tiễn nói trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề
“Chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN (2004-2017)”
làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở nhằm góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ quốc
tế ở Đông Á nói chung, chính sách và quan hệ của Hàn Quốc đối với ASEAN nói riêng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về ngoại giao của Hàn Quốc trong tiến trình hợp tác và phát triển quan hệ ở khu vực Đông Á, đặc biệt với ASEAN tuy có tính thời sự nhưng vẫn còn khá mới mẻ Nội dung này chủ yếu được các học giả ở trong và ngoài nước nghiên cứu lồng
Trang 5ghép trong bối cảnh hợp tác Đông Á hoặc bàn luận đan xen trong tổng thể mối quan hệ Việt - Hàn
2.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Nhóm thứ nhất, nghiên cứu về chủ nghĩa Đông Á, liên kết Đông Á trong xu thế hợp tác giữa các nước, các nhóm nước và tổ chức khu vực trong đó có Hàn Quốc
và ASEAN Tiêu biểu trong nhóm này là công trình của các tác giả: Hạ Lập Bình với
“Sự phát triển của chủ nghĩa khu vực Đông Á mới và ảnh hưởng của nó” (Tạp chí châu
Á – Thái Bình Dương đương đại - Trung Quốc, 2005); Vương Quốc Bình: “ASEAN và
chủ nghĩa khu vực mới Đông Á” (Tạp chí châu Á – Thái Bình Dương đương đại -
Trung Quốc, 2007); Nguyễn Thu Mỹ: “Quá trình hình thành và tiến triển của ý tưởng
hợp tác Đông Á”(Nghiên cứu Đông Nam Á, 2007); Trần Bách Hiếu: “Vị trí, vai trò của các cơ chế đa phương trong cục diện chính trị Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI”
(Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2009); Phạm Qúy Long, Nguyễn Phi Nga: “Cộng đồng
Đông Á: Đánh giá từ thực tiễn chính trị tại các Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á”
(Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2009) v v Trong số này, nghiên cứu của Nguyễn Xuân
Dũng với tiêu đề: “Về xu hướng hợp tác ASEAN và Đông Bắc Á” (Nghiên cứu Nhật
Bản và Đông Bắc Á, 2005) có giá trị tham khảo quan trọng đối với đề tài nghiên cứu vì tác giả đã luận giải xu hướng liên kết và hội nhập khu vực từ góc độ toàn cầu; qua đó, khẳng định tính hiệu quả của hợp tác Đông Á lấy tổ chức ASEAN làm cơ sở và các nước Đông Bắc Á – tiêu biểu như Hàn Quốc làm trung tâm Một công trình giá trị khác nghiên cứu về xu hướng hợp tác khu vực dựa trên sự điều chỉnh chính sách của các
nước và sự thay đổi vị trí địa - chính trị - kinh tế của ASEAN cũng góp phần cung cấp
những cứ liệu khoa học hữu ích cho đề tài Ấn phẩm này có tên: “Sự điều chỉnh chiến
lược hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới”, Nguyễn
Xuân Thắng chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội - Hà Nội, 2004
Nhóm thứ hai, nghiên cứu về vai trò, vị trí của Hàn Quốc trong tiến trình hợp tác Đông Á và mô hình ASEAN+3 (ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)
Đối với nội dung này, các công trình chủ yếu tập trung làm rõ quá trình hợp tác giữa Hàn Quốc và khu vực trên một số khía cạnh riêng lẻ (kinh tế, an ninh - chính trị và văn hóa);
trong đó điển hình là tác giả Trần Bá Khoa với hai bài viết: “Hiện trạng và triển vọng hợp
tác kinh tế Đông Á” (Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2003) và “Tiến tới cộng đồng
Trang 6Đông Á: Hợp tác chính trị an ninh – thách thức và triển vọng” (Nghiên cứu Đông Bắc Á,
2007); Nguyễn Xuân Dũng: “Về xu hướng hợp tác ASEAN và Đông Bắc Á” (Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2005); Hướng Đông : “FTA Hàn Quốc – ASEAN: Cuộc đua
cùng thắng” (Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2006); Vũ Tuyết Loan: “Hợp tác văn hóa đa phương Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với ASEAN” (Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2007);
Lê Thị Thu Giang: “Quan điểm và chính sách của Chính phủ Hàn Quốc về vấn đề liên kết
Đông Á” (Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2014)
Bên cạnh đó, viết về những thuận lợi và khó khăn của tiến trình hợp tác ASEAN+3 nói chung và ASEAN – Hàn Quốc nói riêng là nghiên cứu của tác giả Trương Ôn
Lĩnh:“Nhận thức thế nào về sự phát triển hợp tác của khu vực Đông Á” (Tạp chí châu Á – Thái Bình Dương đương đại Trung Quốc, 2005) ; Hoàng Anh Tuấn: “Một số khía cạnh
chính trị và an ninh của cộng đồng Đông Á” (Nghiên cứu Quốc tế, 2005); Trần Quang
Minh: “Liên kết Đông Á – triển vọng và thách thức chủ yếu” (Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2006); Vương Nghị: “Hợp tác khu vực châu Á trong tiến trình toàn cầu hóa” (Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc, 2007); Trần Thị Nhung: “Hợp tác Đông Á: Thành tựu và vấn đề” (Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2007); Nguyễn Thế Hồng: “Nhìn lại một số thách thức đối với
tiến trình liên kết an ninh khu vực Đông Á hiện nay” (Nghiên cứu Quốc tế, 2013)… Đặc
điểm chung của các nghiên cứu này là đã khái quát tiến trình hợp tác Đông Á; nêu bật tiền
đề thuận lợi cũng như những rào cản và chướng ngại của quan hệ khu vực do yếu tố lịch
sử, sự hình thành chủ nghĩa dân tộc và sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc Thông qua đó, các tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến “chủ nghĩa quốc gia tồn tại mạnh” ở mỗi nước và những hạn chế của nó đối với hợp tác nội khối và hình thành chủ nghĩa khu vực mới Đáng chú ý, đi sâu phân tích và luận giải về vai trò của Hàn Quốc trong tiến trình hợp
tác Đông Á là hai ấn phẩm do Nguyễn Thu Mỹ chủ biên: “Hợp tác ASEAN+3: Quá trình
phát triển, thành tựu và triển vọng” (Nxb Chính trị Quốc gia, 2008) và “Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3” (Nxb Khoa học Xã hội, 2008) Dù cùng bàn luận về tiến trình
và kết quả hợp tác Đông Á trong mối liên hệ mật thiết giữa Hàn Quốc với khu vực nhưng điểm nổi bật của công trình khoa học đầu tiên là đề cập đến sự phát triển của các quan hệ hợp tác kinh tế, an ninh và văn hóa – xã hội giữa Hàn Quốc với ASEAN dưới tác động trực tiếp của mô hình ASEAN+3 Trong khi đó với ấn phẩm thứ hai, Nguyễn Thu Mỹ và cộng
Trang 7sự lại tập trung nêu bật vai trò của Hàn Quốc trong quá trình hoạch định đường lối và thực hiện các biện pháp hợp tác do Nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) đề xuất
Nhóm thứ ba, nghiên cứu chung và riêng về chính sách và quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN trong hoặc sau Chiến tranh lạnh
Một là, đối với các ấn phẩm khoa học chuyên khảo: Nổi bật nhất trong mảng
nghiên cứu chung về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc trong mối liên hệ với các chủ thể
chính trị của khu vực là cuốn: “Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau Chiến tranh lạnh và
quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc” do Nguyễn Hoàng Giáp chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia
ấn hành vào năm 2009 Với công trình này, các tác giả đã khái quát sự điều chỉnh chính sách của Hàn Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Đặc biệt, chính sách và quan hệ của Hàn Quốc với tổ chức này đã được tập thể tác giả nhìn nhận và đánh giá khách quan dựa trên ba yếu tố: Một là, sự chuyển dịch nhạy cảm về cán cân so sánh lực lượng ở Đông Á sau Chiến tranh lạnh; hai là, yêu cầu định hình lại cơ cấu đối tác kinh tế; ba là, những toan tính mới trong ý đồ chiến lược của các nước lớn cũng như nhu cầu hợp tác khu vực của Hàn Quốc Công trình trên cũng khẳng định đường lối đối ngoại của Hàn Quốc hướng tới mục tiêu tạo lập môi trường Đông Á thuận lợi cho phát triển kinh tế
ở trong nước; đồng thời, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề an ninh – chính trị trên bán đảo Triều Tiên Một nghiên cứu khác do Ngô Xuân Bình chủ biên, Nxb Từ điển Bách
khoa ấn hành (2012) có tên: “Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới”
cũng dành một phần nội dung để phân tích và nêu bật những chuyển biến trong chính sách của Hàn Quốc đối với ASEAN lấy bối cảnh quốc tế làm trung tâm Theo đó, từ chỗ duy trì
“quan hệ hạn chế” với tổ chức này trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hàn Quốc đã chủ động
đa dạng hóa quan hệ song phương và đa phương khi tình hình quốc tế trở nên hòa dịu sau thời kỳ đối đầu Đông -Tây Các tác giả cũng khẳng định, với chiến lược đối ngoại linh hoạt, Hàn Quốc đang giữ thế chủ động trong việc đưa Đông Á tiến vào kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng thông qua ba bước: (1) Duy trì hợp tác toàn diện và bền vững với ASEAN, (2) thiết lập hệ thống hợp tác kinh tế khu vực và (3) xây dựng cơ sở hạ tầng cho một trung tâm giao vận và kinh tế nhằm hiện thực hóa mục tiêu lãnh đạo Đông Á của Hàn Quốc Một nội dung khác liên quan đến chiến lược “ngoại giao toàn cầu”, “lý thuyết ngoại giao quốc gia hạng trung” và những tác động của nó đến tiến trình hợp tác với ASEAN đã
được lý giải và phân tích trong cuốn: “Khái luận về kinh tế - chính trị Hàn Quốc” của Ban
Trang 8nghiên cứu phát triển tư liệu khoa học xã hội – Qũy giao lưu Quốc tế Hàn Quốc, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2016 Công trình này cũng nhấn mạnh: Đối với Hàn Quốc, ASEAN là người đồng hành chiến lược và tạo dựng mối quan hệ tin tưởng với ASEAN là “hòn đá tảng” trong chiến lược ngoại giao quốc gia hạng trung của Hàn Quốc
Hai là, đối với các tạp chí khoa học chuyên ngành và Kỷ yếu Hội thảo:
Nghiên cứu về chính sách và tiến trình hợp tác của Hàn Quốc với ASEAN thời kỳ
trong và sau Chiến tranh lạnh có các công trình tiêu biểu như: Hoàng Khắc Nam: “Hàn
Quốc với ASEAN trong Chiến tranh lạnh: Từ ASPAC tới quan hệ đối tác” (Nghiên cứu
Đông Bắc Á, 2007); Quang Thị Ngọc Huyền:“Chính sách AFTA của Hàn Quốc và hợp
tác thương mại Hàn Quốc – ASEAN” (Nghiên cứu Đông Nam Á, 2008); Lê Thị Thu
Giang có hai bài viết: (1) “Quan hệ Hàn Quốc – ASEAN trong tiến trình hợp tác đa
phương ASEAN + 3” (Kỷ yếu Hội thảo Hàn Quốc học: Khía cạnh mới trong hợp tác ở
Đông Nam Á, 2012) và (2) “Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc: từ đối tác đối thoại đến đối
tác toàn diện” (Hội thảo Hiệp hội các trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc học quốc tế lần
thứ 11, Đại học Phú Đan, Thượng Hải, 2015) Tác giả Im Hong Jae – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam cũng có bài nghiên cứu tổng hợp về kết
quả hợp tác giữa hai bên qua: “Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt ASEAN – Hàn Quốc”
(Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2009) Công trình này không chỉ phân tích tầm quan trọng của ASEAN đối với Hàn Quốc, sự đúng đắn của chính sách “ngoại giao châu Á mới”
mà còn nêu bật ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt kỷ niệm 20 năm
thiết lập quan hệ song phương
2.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Nhóm thứ nhất, nghiên cứu tổng quan về ngoại giao Hàn Quốc trong bối cảnh an ninh, hợp tác khu vực Đông Á và ASEAN Nội dung này được các học giả
phương Tây và Hàn Quốc tập trung khai thác dưới các góc độ đa chiều - đi từ việc tái hiện tình hình khu vực và thế giới từ sau Chiến tranh lạnh đến sự hình thành chủ nghĩa Đông Á cũng như tác động của nó đến chiến lược hợp tác của từng chủ thể chính trị đối với các nước và tổ chức khu vực, trong đó có Hàn Quốc Một số công trình tiêu biểu có
thể kể đến như: Kim Dae-jung, Korea and Asia, The Kim Dae-jung Peace Foundation Press, Seoul (1994); John Ravenhill: “A Three Bloc World? The New East Asia
regionalism”, International Relations of the Asia-Pacific, Vol 02 (2002); Joo Jae Woo:
Trang 9“Korea‟s Role in East Asia: Constructing an East Asian Regionalism”, Singapore: East
Asian Institute (2006); Patrick M Cronin and Seongwon Lee, Discussion Paper:
“Expanding South Korea’s Security Role in the Asia-Pacific Region”, Council on
Foreign Relations (2017)
Nhóm thứ hai, nghiên cứu về hợp tác Hàn Quốc – ASEAN dưới tác động của chủ nghĩa khu vực và sự điều chỉnh chính sách của Hàn Quốc Các công trình nổi
bật như: Daljit Singh, Reza Yamora Siregar - editors, ASEAN and Korea: Emerging
Issues in Trade and Investment Relations, Publisher: Institute of Southeast Asian
Studies (1995); Kikuchi, Tsutomu, “East Asian Regionalism: A Look at the ASEAN
Plus Three Framework”, Japan Review of International Affairs, Vol 16, No 01 (2002);
Kwon Yul, “Toward a Comprehensive Partnership: ASEAN-Korea Economic
Cooperation”, East Asian Review, Vol 16, No 04 (2004); Brian Bridges, “From ASPAC to EAS: South Korea and the Asian Pacific Region”, Working Paper Series
Centre for Asian Pacific Studies, No 172 (Aug 06) CAPS (2006); David Martin Jones,
M.L.R Smith, “ASEAN and East Asian International Relations”, Published by:
Edward Elgar Publishing, USA (2006); Ho Khai Leong: ASEAN-Korea Relations:
Security, Trade and Community Building, Institute of Southeast Asian Studies (2007); Jong-Kil Kim, “Korea’s Economic Relations with Southeast Asia” (2010) Dù khác
nhau về thời điểm được lựa chọn và phương pháp nghiên cứu nhưng các công trình nói trên đều tập trung phân tích mối quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc theo quan điểm hợp tác về an ninh, thương mại và xây dựng cộng đồng khu vực từ cơ chế ASEAN + 3 cũng như luận bàn về chính sách của Hàn Quốc với các nước đang phát triển trong ASEAN Ở một mảng nội dung khác về tăng cường hợp tác với ASEAN, trong đó coi
tổ chức khu vực này là đối tác an ninh chủ yếu ủng hộ chính sách “hòa bình và thịnh vượng” của Hàn Quốc ở châu Á cũng được giới thiệu trong tài liệu của: Ministry of
Foreign Affairs and Trade – MOFAT, Diplomatic White Paper, Chapter 3: Developing
Future-oriented Relations with Neighboring Countries; “Cooperation with ASEAN” (2006)
Dù có khá nhiều tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu nhưng quan trọng nhất trong nhóm nội dung này vẫn là các công trình được chọn in
trong cuốn: The Dynamics of South Korea‟s Relationship with Asia-Pacific, University
Trang 10of Malaya Press (2016), nổi bật là bài viết: “South Korea and ASEAN: Strategic
Partnership for Building an East Asian Community” của Bong Ryull Yang và Norma Mansor luận bàn về những nỗ lực của ngoại giao Hàn Quốc trong việc thúc đẩy và phát triển quan hệ với ASEAN trên cơ sở khai thác những đặc điểm địa - chính trị tương đồng của hai bên Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để hợp tác Hàn Quốc – ASEAN trở thành “xung lực” phát triển của cộng đồng Đông Á trong thế
kỷ XXI Đáng chú ý, từ năm 2017, khi Chính phủ Hàn Quốc công bố “chính sách phương Nam mới” với ASEAN thì vấn đề tăng cường hợp tác kinh tế, kiến tạo một cộng đồng Đông Á hòa bình, thịnh vượng, lấy con người làm trung tâm bắt đầu trở thành tâm điểm nghiên cứu của các học giả nước ngoài, điển hình như: Jaehyon Lee,
“Korea‟s New Southern Policy towards ASEAN: Context and Direction” (2017);
Ramon Pacheo Pardo, “Foreign Policy Looks South: Seoul‟s New Southern Policy” (2018); Sojin Shin, “The Moon-Modi Meeting: A New Regional Order through the New
Southern Policy?” (2018) v v Nổi bật nhất trong loạt công trình nói trên là nghiên cứu
của tác giả Hàn Quốc Jaehyon Lee với việc tái hiện các chính sách của Hàn Quốc với ASEAN thời kỳ đầu sau Chiến tranh lạnh; luận giải vai trò của Đông Nam Á và triển vọng của mối quan hệ này dưới tác động của ngoại giao hướng Nam
Nhóm thứ ba, nghiên cứu và đánh giá về thành công, hạn chế của ngoại giao Hàn Quốc trong chiến lược hợp tác, phát triển quan hệ với ASEAN Một số công
trình nổi bật thuộc nhóm này như: Park, S Y, Southeast Asian Perceptions of South
Korea, The KISEAS Research Series No 7, Myung in Publishers (2011); Myung-Koo
Kang, South Korea‟s Foreign Economic Relations and Government Policies, The
Oxford Handbook of the International Relations of Asia (2014); Muhammad Sinatra,
Farlina Said, Fahmiya Mohamed Ismail, “Issues in Korean Peninsula and
Korea-ASEAN Cooperation”, Institute of Strategic and International Studies (ISIS), Malaysia
(2015); Chaesung Chun, “South Korea’s Foreign Policy and East Asia” in: Korea and
East Asia: The Stony Road to Collective Security, eds Rüdiger Frank and John
Swenson-Wright, Leiden: Koninklijke Brill NV, (2013) Trong số đó, nghiên cứu chuyên sâu nhất là hai công trình viết về ngoại giao quốc gia hạng trung và tác động của nó đến tiến trình hợp tác khu vực và ASEAN của nhóm tác giả Sarah Teo,
Bhubhindar Singh and Seng Tan với tiêu đề: Policy Brief - South Korea‟s Defence
Trang 11Diplomacy in East Asia, “South Korea’s Middle-Power Engagement Initiatives:
Perspectives from Southeast Asia”, Working Paper, S Rajaratnam School of
International Studies, No 265 (2013) và nghiên cứu của học giả Hàn Quốc Yul Sohn với nhan đề “Searching for a New Identity: South Korea’s Middle Power Diplomacy”
trong cuốn: Policy Brief – Korea Foundation (2015) Thành công lớn nhất của hai công
trình nói trên là đã phân tích và luận giải vai trò của Hàn Quốc trong hợp tác Đông Á với tư cách cường quốc tầm trung; đồng thời, khẳng định chiến lược hướng Nam trong quan hệ với ASEAN trên hai lĩnh vực mũi nhọn: kinh tế và văn hóa Ở một khía cạnh khác, chiến lược ngoại giao toàn cầu và định hướng tăng cường hiện diện ở Đông Nam
Á thông qua hợp tác và phát triển quan hệ toàn diện về thương mại, đầu tư, viện trợ, du lịch và văn hóa với ASEAN cũng được nhìn nhận và đánh giá như điểm sáng trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc Đây là nội dung được tác giả David I Steinberg và
các cộng sự tập trung phân tích trong cuốn Korea‟s Changing Roles in Southeast Asia:
Expanding Influence and Relations”, Publisher: ISEAS/ASEAN-Korea Centre (2010)
Tựu trung lại, thông qua việc trình bày tình hình nghiên cứu vấn đề ở trong và ngoài nước, chúng tôi rút ra ba nhận xét chính yếu sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về Hàn Quốc và ASEAN chỉ dừng lại ở một số
lĩnh vực riêng lẻ (chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội) hoặc một số giai đoạn cụ thể Hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện về chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của Hàn Quốc, đặc biệt dưới góc độ sử học (vì đa phần các tác giả là những nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế, kinh tế học, địa - chính trị…)
Thứ hai, một số công trình đã bước đầu tìm hiểu về quá trình hợp tác của Hàn Quốc
với ASEAN nhưng chủ yếu vẫn dừng lại ở hai thời điểm: Trong Chiến tranh lạnh hoặc thời
kỳ đầu sau Chiến tranh lạnh Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài này từ đầu thế kỷ XXI đến nay
Thứ ba, còn khá nhiều nội dung liên quan đến đề tài chưa được nghiên cứu một
cách thấu đáo như: Những tiền đề xác lập chiến lược ngoại giao; những nội dung hợp tác
cơ bản; những thành công và hạn chế trong nỗ lực tăng cường quan hệ của Hàn Quốc đối với ASEAN trong thế kỷ này v v vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu và trao đổi
Mặc dù các công trình và bài viết ở trong và ngoài nước chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề của đề tài từ một khía cạnh đơn lẻ hoặc một thời kỳ lịch sử cụ thể nhưng
Trang 12đây là nguồn tài liệu tham khảo qúy báu giúp tác giả đề tài bước đầu định hình ý tưởng, xác lập nội dung và lựa chọn phương pháp nghiên cứu một cách hiệu quả
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tái hiện một cách hệ thống, khách quan về chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN từ khi hai bên thiết lập quan hệ đối tác toàn diện
(2004) đến khi Tổng thống Moon Jae-in công bố chính sách “hướng Nam mới” (2017) 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, người nghiên cứu thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống và phân tích những tiền đề khách quan, chủ quan định hình chiến
lược hợp tác và phát triển quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN bao gồm: (1) Khía cạnh lịch sử: Đường hướng ngoại giao của Hàn Quốc với ASEAN trước năm 2004; (2) Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước từ đầu thế kỷ XXI
Thứ hai, trình bày chi tiết và hệ thống về chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của
Hàn Quốc với ASEAN (2004-2017) Cụ thể là định hướng chính sách và kết quả hợp tác
của Hàn Quốc trên các lĩnh vực chủ yếu: An ninh – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội
Thứ ba, đánh giá, nhận xét về những thành tựu nổi bật; những hạn chế và thách thức
của ngoại giao Hàn Quốc đối với ASEAN Trên cơ sở đó, đề tài rút ra một số kinh nghiệm
thực tiễn cho chủ thể nghiên cứu và liên hệ với ngoại giao Việt Nam
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN trên ba lĩnh vực quan hệ cơ bản: An ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội (2004-2017)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, đề tài tập trung nghiên cứu chiến lược hợp tác và phát triển
quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN Bên cạnh đó, một số chủ thể khác liên quan, đề tài cũng sẽ đề cập đến trong chừng mực nhất định (đối chiếu, so sánh) nhằm đảm bảo tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu
Về mặt thời gian, đề tài dành trọng tâm nghiên cứu chiến lược hợp tác và phát
triển quan hệ của Hàn Quốc đối với ASEAN từ lúc hai bên trở thành đối tác hợp tác toàn diện (2004) đến khi Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố chính sách “hướng Nam
Trang 13mới” (2017) nhằm thúc đẩy quan hệ song phương lên ngang hàng bốn đối tác truyền thống của Hàn Quốc là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga Ngoài ra, các mốc thời gian trước đó cùng với hai sự kiện then chốt trong quan hệ hai bên gồm: Xây dựng quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực (1989); trở thành đối tác đối thoại đầy đủ (1991) cũng được
chúng tôi chú ý phân tích kỹ nhằm đảm bảo tính logic của vấn đề
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã tập hợp và khai thác ba nhóm tư liệu chủ yếu sau đây:
- Nhóm 1: Các nguồn tư liệu gốc
+ Phát biểu của các tổng thống Hàn Quốc; thông cáo, tổng kết và dự báo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Hàn Quốc
+ Các văn bản liên quan của Phòng Thông tin Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam: Tuyên bố chung và Hiệp định khung Hàn Quốc – ASEAN; Tài liệu của các Hội nghị Thượng đỉnh Hàn Quốc – ASEAN; Các tuyên bố hợp tác của Cộng đồng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn Kinh tế Đông Á (EAEC), Khu vực Thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và nhóm Kinh tế Đông Á (EAEG) + Thông tin từ các cơ quan truyền thông uy tín của Hàn Quốc và châu Á: The Hankyoreh, JoongAng Ilbo, Chosun Ilbo, Donga Ilbo và Times Asia
+ Các số liệu của Korea Eximbank (Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc); Ngân hàng xuất – nhập khẩu Hàn Quốc; Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA); Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (MOTIE)
- Nhóm 2: Các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo của học giả Việt Nam, Hàn Quốc và học giả các nước có liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài
- Nhóm 3: Các bài viết khoa học liên quan đến đề tài được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước Công trình nghiên cứu của các tác giả Hàn Quốc và tác giả nước ngoài được công bố tại các trung tâm nghiên cứu, các tạp chí và trường Đại học quốc tế Thông tin từ địa chỉ website uy tín của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (asean.org), Thời báo Hàn Quốc (koreatimes.co.kr); Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc (aseankorea.org)
Trang 145.2 Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời bám sát các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vấn đề quan hệ quốc tế để xem xét, đánh giá chiến lược ngoại giao của Hàn Quốc đối với ASEAN Những quan điểm này được coi là kim chỉ nam trong quá trình xử lý các vấn
đề lý luận và nhận thức nội dung của đề tài
- Về phương pháp nghiên cứu: Đây là đề tài nghiên cứu lịch sử nên phương pháp lịch sử,
phương pháp logic và sự kết hợp giữa chúng được sử dụng như dòng mạch chủ yếu Bên cạnh đó, đề tài còn vận dụng linh hoạt một số phương pháp khoa học liên ngành của các ngành Quan hệ quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế, Địa - chính trị như: Phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu, thống kê, dự báo khoa học khi đi sâu nghiên cứu từng nội dung cụ thể nhằm nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách xác thực Trong một chừng mực nhất định, tác giả còn vận dụng các khung lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa Marx trong quan hệ quốc tế nhằm luận giải lợi ích quốc gia của Hàn Quốc từ việc xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với ASEAN
tế học, Đông phương học và những ai quan tâm đến vấn đề này
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án (ở một mức độ nhất định) có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại Từ đó, tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
Trang 15Chương 2 Những nội dung chủ yếu trong chiến lược hợp tác và phát triển quan
hệ của Hàn Quốc với ASEAN (2004 – 2017)
Chương 3 Một số nhận xét về chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN (2004 – 2017)
Trang 16CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ TRONG CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ CỦA HÀN QUỐC VỚI ASEAN (2004 – 2017)
Ngay từ đầu thế kỷ XXI, ngoại giao Hàn Quốc đã thực hiện bước điều chỉnh chiến lược từ chỗ chỉ coi trọng quan hệ đồng minh với Mỹ và Nhật Bản sang chủ động liên kết với các quốc gia đồng hạng hoặc nhỏ yếu ở Đông Á Quá trình quay trở về với quỹ đạo của ngoại giao khu vực đã được các tổng thống Hàn Quốc xác lập theo định hướng coi địa bàn Đông Nam Á là trung tâm và hợp tác với ASEAN là trọng điểm Kể
từ khi ASEAN trở thành đối tác hợp tác toàn diện của Hàn Quốc (2004) đến lúc quan
hệ song phương phát triển thăng hoa nhờ chính sách “hướng Nam mới” (2017), sự chuyển hướng của ngoại giao nước này luôn chịu sự tác động đan xen của các yếu tố từ quá khứ đến hiện tại
1.1 Khía cạnh lịch sử: Đường hướng ngoại giao của Hàn Quốc với ASEAN
trước năm 2004
1.1.1 Tình hình ngoại giao Hàn Quốc đối với ASEAN thời kỳ Chiến tranh lạnh
Hàn Quốc và ASEAN đều là những thực thể đặc biệt ở Đông Á bởi cả hai từng
ra đời ngay trong bối cảnh đối đầu Đông – Tây, sớm chịu sự thao túng của Mỹ và phải gánh lấy nhiều hệ lụy từ cuộc chiến quyền lực giữa các cường quốc trong thế kỷ XX Đặc biệt với trường hợp Hàn Quốc, kết quả hình thành quốc gia vào năm 1948 và tình trạng chia cắt bán đảo Triều Tiên từ sau năm 1953 đến nay vẫn được coi như “đường biên cuối cùng” của Chiến tranh lạnh Vốn dĩ là một “dân tộc không hoàn chỉnh” lại ở ngay “vùng trũng an ninh” Đông Bắc Á và thường xuyên chịu sức ép quân sự từ Bình Nhưỡng nên thời kỳ đầu sau khi lập quốc, các thế hệ lãnh đạo ở miền Nam bán đảo Triều Tiên có xu hướng lựa chọn các chiến thuật ngoại giao thực dụng - đưa lợi ích quốc gia lên trên vấn đề hòa hợp dân tộc và hòa bình khu vực Việc đặt trọng tâm vào hai trụ cột Mỹ và Liên Hợp Quốc để đổi lấy tính hợp pháp cũng như sự bảo trợ về an ninh, chính trị và kinh tế đã khiến ngoại giao Hàn Quốc bị mất cân bằng, thế nên, mối quan hệ giữa nước này với các tiểu khu vực, điển hình như Đông Nam Á ban đầu cũng khá mờ nhạt Lúc bấy giờ, những hoạt động đối ngoại của Seoul chủ yếu chỉ nhằm duy trì sự gắn kết với một vài quốc gia đơn lẻ vốn là đồng minh quân sự với Mỹ như
Trang 17Philippines và Thái Lan Các cuộc tiếp xúc với tư cách đối tác quan hệ đều được Hàn Quốc chủ động thực hiện, trong đó có sự kiện Ngoại trưởng Pyon Yong-tae lần đầu tiên công du đến Philippines (1949), qua đó gián tiếp khai thông mối quan hệ giữa Hàn Quốc với Đông Nam Á Ngay sau chuyến thăm lịch sử này, cả Thái Lan và Philippines
đã nghiễm nhiên đứng chung một chiến hào với Mỹ và Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Tuy rằng sự tham chiến của hai nước nói trên hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chiến lược với Mỹ nhưng bước khởi đầu quan trọng này đã giúp Hàn Quốc xích lại gần hơn với các chủ thể chính trị ở Đông Nam Á Trên cơ sở đó, nước này đã thực hiện thành công các chương trình giao lưu văn hóa đầu tiên với Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore (1958) và thiết lập quan hệ ngoại giao với Malaysia, quan hệ lãnh sự với Miến Điện từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX
Dù đã bắt đầu nhen nhóm ý tưởng về hợp tác khu vực và định hình về “chủ nghĩa khu vực” nhưng cả Hàn Quốc lẫn các nước Đông Nam Á đều bị cuốn vào các mô hình tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Á Quan hệ giữa hai bên, vì thế, vẫn yếu ớt và rời rạc bởi một quốc gia non trẻ và một khu vực chính trị còn nhiều xáo trộn đều chưa
đủ thực lực để thắt chặt sợi dây liên kết vì lợi ích trực tiếp của mỗi bên Với kiểu tư duy thực dụng, cả Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á chủ trương tìm kiếm chỗ dựa
an ninh và hợp tác trước hết với Mỹ nhằm sinh tồn trong bối cảnh quan hệ quốc tế còn đang xung đột và phân tuyến triệt để Cũng vì lý do này nên những cuộc tiếp xúc ban đầu giữa các bên không hề xuất phát từ nhu cầu tự thân của từng thực thể tham gia mà chủ yếu để làm “hài lòng” thế lực nước lớn Kết quả là, sự công nhận về mặt ngoại giao, thậm chí vai trò đồng minh của một vài nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất vẫn chưa đủ mạnh để thu hút Hàn Quốc ra khỏi những vấn đề sống còn của quốc gia như tái thiết đất nước, thống nhất dân tộc và cố kết mối quan hệ “môi hở răng lạnh” với Washington
Sự mờ nhạt của chủ nghĩa khu vực cùng tâm lý “dè dặt” của Hàn Quốc trong chính sách đối với Đông Nam Á từ đầu thập niên 1960 đến hết thập niên 1980 được coi
là hệ quả tất yếu của một nền chính trị còn mang nặng tính chất phụ thuộc vào nước lớn Vậy nên, trong suốt hai thập niên nói trên của thế kỷ XX, mọi sự điều chỉnh về quan điểm và đối sách ngoại giao của Hàn Quốc đều “thuận theo” những chuyển biến mau lẹ trong mối quan hệ giữa nước này với các siêu cường hoặc giữa các siêu cường
Trang 18với nhau Cụ thể là, khi Tổng thống Park Chung-hee lên nắm quyền (1961) với định hướng ưu tiên Mỹ để Hàn Quốc được hưởng viện trợ nhiều nhất trong thế giới thứ ba1
thì sự hiện diện, thậm chí can dự của Seoul ở Đông Nam Á trở nên thường xuyên hơn, chính sách đối với các nước trong khu vực này, theo đó, cũng được định hình một cách
rõ nét hơn Đặc điểm nói trên được biểu hiện cụ thể kể từ năm 1964 khi Park hee gửi 32 vạn quân viễn chinh sang chiến trường miền Nam Việt Nam để hưởng ứng chiến dịch “thêm cờ” của Tổng thống Mỹ Johnson, qua đó, đánh dấu sự trở lại Đông Nam Á của Hàn Quốc Ngoài việc đổi lấy lợi ích kinh tế và sự đảm bảo an ninh quốc gia thì hành động nêu trên còn cho thấy sự trỗi dậy của ý thức “tự giải phóng” mình ra khỏi “sân nhà” Đông Bắc Á của một Nhà nước non trẻ Hơn thế, chỉ trong một nhiệm
Chung-kỳ của Ngoại trưởng Lee Tong-won, Hàn Quốc còn đưa ra được hai sáng kiến quan trọng nhằm thắt chặt quan hệ với Đông Nam Á lần lượt là: “Hệ thống hợp tác an ninh Đông Á” và “Hội đồng châu Á – Thái Bình Dương” (ASPAC)2 So với mô hình hợp tác
an ninh khu vực của khối đồng minh phi cộng sản ra đời trước đó thì tổ chức chính trị ASPAC được Hàn Quốc thành lập (1966) đồng thời giữ vai trò dẫn dắt lần đầu tiên trong lịch sử đã trở thành biểu tượng của một cộng đồng châu Á hòa hợp khởi nguồn từ
ý tưởng về một cuộc “cách mạng hòa bình” ở Đông Á3 Bên cạnh Nhật Bản, Đài Loan, Australia, New Zealand, sự góp mặt của các quốc gia Đông Nam Á (Thái Lan, Philippines, miền Nam Việt Nam) và Lào với tư cách quan sát viên của ASPAC có ý nghĩa thiết thực đối với việc duy trì an ninh trước hết cho Hàn Quốc ở châu Á với mục tiêu hạn chế Trung Quốc và kiềm chế CHDCND Triều Tiên Trên cơ sở thiết lập liên kết đa phương, các mối quan hệ song phương với từng chủ thể ở Đông Nam Á cũng được Tổng thống Park Chung-hee củng cố thông qua các cuộc tiếp xúc ngoại giao cấp nguyên thủ đến Thái Lan, Malaysia và miền Nam Việt Nam (1966) Sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967, Hàn Quốc còn tạo dựng thành công quan hệ lãnh sự và bắt đầu triển khai một số dự án đầu tư quy mô nhỏ
1 Kim Byung-kook, Ezra F Vogel (2015), Kỷ nguyên Park Chung Hee và quá trình phát triển thần kỳ của Hàn
Quốc, Nxb Thế giới, tr 88
2
Tổ chức này nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật,
văn hoá, xã hội và thông tin Tuy nhiên trên thực tế ASPAC có quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn và khối quân sự thân phương Tây
3 Lee Tong-won and Hyun-key Kim Hogarth (2004), Task and Times: Memoirs of Lee Tong-won, Foreign
Minister Who Finalized the ROK-Japan Normalization Treaty, Seoul: Jimoondang, p 272
Trang 19ở Indonesia Những tín hiệu khả quan này vẫn được duy trì cho đến nửa đầu thập niên
1970 do nhu cầu giữ thăng bằng cho cán cân quyền lực của Hàn Quốc ở Đông Á từ sau
sự kiện bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung, kết cục chấm dứt hoạt động của ASPAC vào năm 1972 và những chuyển biến mới trong cuộc chiến ở Đông Dương sau năm
1975
Tuy nhiên, do vị thế quốc gia tiểu nhược xuất phát từ trung tâm của cuộc Chiến tranh lạnh dai dẳng ở Đông Á cộng với sự bó hẹp về phạm vi dịch chuyển trong vòng kiềm tỏa của Mỹ nên chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Nam Á trong khối ASEAN đã không còn tính chất nhất quán và ổn định kể từ nửa cuối thập niên
1970 đến khi chấm dứt cuộc đối đầu Đông Tây Sự đua tranh quyền lực giữa Mỹ, Liên
Xô và Trung Quốc đã đưa cả Hàn Quốc và ASEAN trở lại “quỹ đạo” của các vấn đề nội bộ hơn là chú trọng phát triển quan hệ đa phương ở phạm vi Đông Á Đối với Hàn Quốc, nước này đang phải đối diện với những thách thức lịch sử khi Tổng thống Mỹ Jimmy Carter rút 20.000 quân đồn trú ra khỏi miền Nam bán đảo Triều Tiên; đồng thời chấm dứt viện trợ quân sự gián tiếp lẫn trực tiếp cho Hàn Quốc lần lượt vào các năm
1974 và 1978 Trong bối cảnh quan hệ Hàn – Mỹ trải qua nhiều biến động thì như một tất yếu, chính sách của Hàn Quốc đối với khu vực Đông Nam Á cũng bắt đầu bị xem nhẹ dù uy tín và vị thế của ASEAN đã từng bước được cải thiện từ sau Hội nghị Thượng đỉnh tại Bali (Indonesia) vào năm 1976
Về phần mình, sau gần một thập niên hình thành và phát triển, ASEAN vẫn còn đang trong “thời kỳ xây dựng lòng tin và học cách hòa giải” giữa các nước thành viên4
Vì vậy, dù đã đạt được những thành tựu cơ bản ban đầu nhưng cũng như trường hợp Hàn Quốc, tiếng nói của ASEAN còn nhỏ bé và chưa vượt ra khỏi phạm vi Đông Nam
Á bởi tổ chức này thường xuyên chịu tác động đa chiều từ tình hình nội khối (sự can thiệp của các nước lớn, sự thay đổi cán cân quyền lực và nguy cơ bất ổn chính trị) cho đến ảnh hưởng của thế giới bên ngoài (cục diện Chiến tranh lạnh) Xuất phát từ sự biến động không ngừng của các yếu tố an ninh – chính trị nói trên mà “tầm nhìn” ngoại giao của ASEAN đối với các nước Đông Bắc Á cũng bị giới hạn Điều này làm cho mối
4 Lương Ninh (chủ biên) (2018), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, Nxb Chính trị Quốc gia, tr
698
Trang 20quan hệ với Hàn Quốc trên các lĩnh vực phi chính trị như hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa – xã hội thường xuyên bị gián đoạn
Tình trạng “ngưng đọng” trong chính sách đối với ASEAN của Hàn Quốc tiếp tục kéo dài suốt thập kỷ 1980 Bị lôi cuốn vào hàng loạt diễn biến quốc tế mới do Trung Quốc tạo ra như kết quả về cải thiện quan hệ chính trị Mỹ - Trung, xây dựng quan hệ kinh doanh Hàn - Trung và củng cố quan hệ an ninh Triều - Trung nên Hàn Quốc đã chủ động hướng chính sách đối ngoại của mình về phía chính quyền Đặng Tiểu Bình sau hơn ba thập niên quan hệ song phương bị “đóng băng” Thời điểm này, Hàn Quốc chỉ duy trì sự liên kết vừa đủ với các nước ASEAN bằng việc lên tiếng ủng hộ lập trường của Mỹ, Trung Quốc và nhóm ASEAN-5 (Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Singapore) về vấn đề Campuchia chứ không trực tiếp can dự vào cuộc xung đột chính trị phức tạp ở Đông Nam Á Cách ứng xử trong tình huống này cho thấy
sự thận trọng và dè dặt của Hàn Quốc với hoạt động ngoại giao ở phạm vi Đông Á để tương thích với ba đặc điểm lúc bấy giờ: (1) Vị thế quốc gia nhỏ yếu và vị trí nằm giữa các siêu cường của Hàn Quốc; (2) Vai trò chính trị hạn chế do đối đầu nội bộ của ASEAN; (3) Sự rời rạc và yếu ớt của các thể chế hợp tác khu vực Đông Á Xuất phát từ những hạn chế lịch sử nói trên mà quan hệ Hàn Quốc – ASEAN dịch chuyển khá chậm, thậm chí không thể “bắt kịp” với những hoạt động chính trị và mô hình hợp tác của chủ thể bên kia Trong thực tế, Hàn Quốc đã không tham gia vào Hội nghị Bộ trưởng về phát triển kinh tế Đông Nam Á (1966) và cũng vắng mặt tại thời điểm ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại với các nước lớn (1977); ngược lại, ASEAN cũng không tán thành sáng kiến về thị trường chung châu Á của Hàn Quốc (1970)5 Ngay cả khi một số nước ASEAN và Hàn Quốc cùng tham gia Hội nghị Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)lần lượt vào các năm 1980 và 1989 thì quan hệ giữa hai bên vẫn chưa bền chặt do sự chi phối nặng
nề của Chiến tranh lạnh
1.1.2 Đường lối đối ngoại của Hàn Quốc và hợp tác Hàn Quốc - ASEAN từ sau
Chiến tranh lạnh (1991 - 2003)
5 Hoàng Khắc Nam (2007), “Hàn Quốc với ASEAN trong chiến tranh lạnh: Từ ASPAC tới quan hệ đối tác”,
Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (75), tr 32-33
Trang 211.1.2.1 Nguyên nhân Hàn Quốc điều chỉnh chính sách với ASEAN
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực theo xu thế đối thoại và hợp tác Sự khác biệt về ý thức hệ đã không còn là trở ngại chủ yếu trong quan hệ quốc tế; chạy đua kinh tế thay thế cho chạy đua vũ trang trở thành nội dung cốt lõi trong chiến lược phát triển của các quốc gia.Xu thế toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ đã thu hút sự tham gia của hầu hết các chủ thể chính trị trên quy mô toàn cầu Đặc biệt ở phạm vi Đông Á, hòa bình - ổn định
cơ bản được tái lập và duy trì sau khi cuộc xung đột Campuchia được giải quyết bằng biện pháp chính trị vào đầu thập kỷ 1990 Từ chỗ là địa bàn bị chia rẽ giữa hai chiến tuyến trong thời kỳ đối đầu Đông – Tây, Đông Nam Á đã ngày một lớn mạnh và có vị thế quốc tế quan trọng hơn, đặc biệt là khi tổ chức lớn nhất trong khu vực – ASEAN
mở rộng thêm thành viên tham gia bao gồm cả Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia Đối với ASEAN bấy giờ, duy trì hòa bình và hợp tác với khu vực Đông Á
là chính sách cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thịnh vượng của mỗi nước thành viên và củng cố vai trò của Hiệp hội Cùng với đó, quá trình thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai các quan hệ đối tác toàn diện với các nước ở Đông Bắc Á cũng trở thành mục tiêu và biện pháp quan trọng để tổ chức này phát triển trong điều kiện toàn cầu hóa Xuất phát từ nhận thức mới của ASEAN về vai trò và vị thế của các quốc gia tầm trung ở Đông Á nên ngay từ thời điểm kết thúc Chiến tranh lạnh, tổ chức khu vực này đã nỗ lực tăng cường quan hệ với Hàn Quốc; đồng thời coi đây là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đối ngoại nhằm duy trì vai trò chính trị của mình trong bối cảnh quốc tế mới
Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong nhận thức của ASEAN thì kết cục chấm dứt Chiến tranh lạnh cộng với sự kiện thống nhất nước Đức và “kỳ tích sông Hàn” về phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ những năm 1990 cũng thôi thúc nước này tích cực điều chỉnh tư duy đối ngoại và đề ra chính sách mềm dẻo, linh hoạt nhằm tạo
cơ sở thống nhất hai miền Triều Tiên Một trong những hướng đi mới trong hoạt động
ngoại giao lúc bấy giờ của Seoul là chủ động “mở rộng các kênh hợp tác quốc tế với
những quốc gia mà trước đây Hàn Quốc chưa từng trao đổi hoặc tiếp xúc nhằm thúc
Trang 22đẩy mạnh mẽ chính sách ngoại giao hướng về phương Bắc” 6 Chủ trương “đi đường
vòng” - cải thiện quan hệ với các đối tác truyền thống của CHDCND Triều Tiên để trung lập quan điểm của những nước này và tạo ra môi trường hàn gắn dân tộc từ bên ngoài đã giúp Hàn Quốc sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (9-1990), Trung Quốc (8-1992), Việt Nam (12-1992) Từ kết quả nói trên, dưới thời Tổng thống Roh Tae-woo, Hàn Quốc bắt đầu điều chỉnh chính sách đối với ASEAN đi từ ngoại giao an ninh – chính trị thuần túy (thập kỷ 1960) đến chủ nghĩa ngoại giao thực dụng (thập kỷ 1990) Đường hướng này đã được chính quyền kế nhiệm Kim Young-sam củng cố và phát triển thông qua chiến lược “toàn cầu hóa” (Segyehwa) với mục tiêu đưa Hàn Quốc
“trở thành một quốc gia hạng nhất trong thế kỷ tới”7 Trước mắt, để có được tiếng nói
và vị thế xứng đáng tại các diễn đàn khu vực trong sự tương quan với các siêu cường, Hàn Quốc không chỉ cần tập trung giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên mà còn phải tăng cường mối liên kết với các nước Đông Nam Á nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia trên nhiều phương diện Về kinh tế, thời điểm năm 1989, Hàn Quốc đang trên đà phát triển cực nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP gần 10% nên rất cần nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường tiềm năng của ASEAN Về chính trị - an ninh,Hàn Quốc đã sớm nhìn ra tham vọng khỏa lấp “khoảng trống quyền lực” của Nhật Bản và ý đồ “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc ở Đông Nam Á thông qua các hoạt động đầu tư và phát triển
dự án kinh tế với ASEAN từ sau năm 1991 Để không “chậm chân” trong cuộc đua tranh phạm vi ảnh hưởng ở Đông Á và tận dụng tốt vị thế đang lên của ASEAN, Hàn Quốc tất yếu lựa chọn tổ chức này làm người đồng hành chiến lược để tạo ra thế cân bằng và kiềm chế Trung Quốc, Nhật Bản; qua đó, định hình một khu vực hợp tác ưu tiên cơ chế và luật pháp hơn sức mạnh hay ý chí của các cường quốc8
Quan hệ Hàn Quốc – ASEAN từ sau Chiến tranh lạnh phản ánh xu hướng kết hợp nhạy bén giữa các thực thể vừa và nhỏ nhằm cân bằng quyền lực của các nước lớn
và hạn chế những tác động tiêu cực của khả năng phân tầng trong khu vực9 Nhận thức
6
Roh Tae Woo (1988), “The Full Text of the Roh Tae-woo‟s Inaugural Address in English”, Korea and World
Affairs, Vol 12, No 1, pp 175-180
7 Samuel S Kim, “Korea and Globalisation (Segyehwa): A Framework for Analysis” in Samuel S Kim (ed),
Korea’s Globalisation (Cambridge: CUP, 2000), pp 1-28
8
Rhee Yeong-Seop (chủ biên) (2016), Khái luận về kinh tế - chính trị Hàn Quốc, biên dịch: Khoa Đông phương
học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr 546
9 Hoàng Khắc Nam (2007), “Hàn Quốc với ASEAN trong chiến tranh lạnh: Từ ASPAC tới quan hệ đối tác”,
Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5(75), tr 35
Trang 23này đã trở thành động lực để Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực với ASEAN từ năm 1989; đồng thời thành lập Ủy ban Hợp tác Lĩnh vực chung ASEAN – Hàn Quốc (JSCC) dành cho thương mại, đầu tư và du lịch vào năm 1990 Nhờ quan
hệ Hàn Quốc – ASEAN được định hướng để phát triển toàn diện dưới một cơ chế hợp tác chính thức nên ngay trong kỳ họp thứ hai của JSCC, vấn đề phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ cũng lần lượt trở thành những lĩnh vực hợp tác tiếp theo Hai năm duy trì quan hệ đối tác chức năng với nhiều bước tiến quan trọng là tiền đề để đến tháng 7-1991 tại kỳ họp của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 24 ở Kuala Lumpur (Malaysia), Hàn Quốc chính thức trở thành đối tác đối thoại đầy đủ đầu tiên của ASEAN kể từ sau năm 1977 Cột mốc nâng cấp quan hệ có ý nghĩa chiến lược đối với mục tiêu nâng cao vị thế Hàn Quốc trong các diễn đàn khu vực Đông Nam Á; đồng thời mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị của quốc gia thông qua kết quả hợp tác kinh tế đa phương Quan trọng hơn hết, Hàn Quốc cũng đã thu hẹp khoảng cách với Nhật Bản, thậm chí vượt qua Trung Quốc trong việc tiếp cận ASEAN với tư cách thành viên đối thoại thứ hai ở Đông Bắc Á của tổ chức này Kết quả ấy góp phần tạo ra sự khởi sắc của quan hệ Hàn Quốc - ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác của Hiệp hội từ sau năm 1991
1.1.2.2 Kết quả hợp tác Hàn Quốc - ASEAN (1991-2003)
Trên cơ sở điều chỉnh chính sách theo hướng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á nhằm nâng cao vị thế quốc tế cho cả hai bên và thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa khu vực Đông Á, Hàn Quốc đã bước đầu đạt được những kết quả thực chất trên cơ sở quan hệ song phương và toàn diện với ASEAN vào thời điểm mối quan hệ này đã không còn lấy an ninh - quân sự làm động cơ chủ yếu và cũng không chịu sự áp đặt quyền lực của các nước lớn
Về chính trị - ngoại giao
Trong thời kỳ Tổng thống Roh Tae-woo nắm quyền, Hàn Quốc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với ASEAN và mở rộng quan hệ song phương với các quốc gia thành viên của tổ chức này Sau khi trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của Đông Nam Á, vị thế quốc tế của Hàn Quốc không ngừng được nâng cao Đồng hành với Mỹ, Nhật Bản, Australia và Liên minh châu ÂU (EU), Hàn Quốc đã cùng bàn thảo vấn đề
Trang 24an ninh châu Á trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (1992) và tham gia Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) lần thứ nhất tại Bangkok – Thái Lan với tư cách quốc gia thành viên (1994) Khi Kim Young-sam trở thành tổng thống Hàn Quốc, mối quan hệ đối tác đối thoại song phương càng thêm phát triển và đạt được nhiều bước tiến quan trọng Với việc đề xuất năm nhiệm vụ cơ bản của công tác đối ngoại: Toàn cầu hóa, đa dạng hóa, đa nguyên hóa, hợp tác khu vực và định hướng tương lai10
, thế hệ lãnh đạo mới đã thúc đẩy các hoạt động ngoại giao với ASEAN diễn ra sôi nổi và thực chất chưa từng có thông qua hai chuyến thăm lịch
sử cùng diễn ra vào năm 1994: Thủ tướng Lee Hoi-chang đếnSingapore, Việt Nam và Tổng thống Kim Young-sam đến Philippines, Indonesia11
Sự hiện diện chủ động và ngày càng sâu rộng của Hàn Quốc ở sân chơi khu vực cho thấy mong muốn duy trì và củng cố vị trí của nước này tại châu Á không chỉ với mục đích tiếp cận nguồn nguyên liệu, khai phá cơ hội đầu tư và tham gia vào hệ thống thương mại APEC mà xa hơn nữa
là tìm kiếm giải pháp cho vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên từ sau Chiến tranh lạnh Với tư cách nhân tố khu vực quan trọng có uy tín trong hợp tác giữa các nước lớn
và có khả năng trong kết nối, gây dựng lòng tin thông qua đối thoại đa phương, ASEAN đã hỗ trợ Hàn Quốc tiếp cận CHDCND Triều Tiên và thúc đẩy nối lại đàm phán liên Triều Vị trí trung tâm ngoại giao của ASEAN, trong thực tế, cũng đã được Hàn Quốc tận dụng hiệu quả và hợp lý trong các diễn đàn an ninh khu vực kể từ sau
năm 1997 nhằm đạt được “sự tiến triển của hội đàm bốn bên về vấn đề bán đảo Triều
Tiên và duy trì Hiệp định đình chiến được ký kết từ năm 1953 cho đến khi một thể chế hòa bình vĩnh viễn giữa các bên được thiết lập”12
Từ vai trò “cầu nối” chính trị và trên cơ sở kết quả quan hệ ban đầu với ASEAN, chính quyền Kim Young-sam đã chủ động đón nhận cơ chế hợp tác ASEAN+3 ngay khi sáng kiến này được các nước Đông Nam Á đề xuất vào năm 1997
Mô hình liên kết giữa ASEAN với ba nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
10 Chosun Ilbosa (2001), “Kim Young Sam„s Recollection of the Event in Kim Young-sam, President Kim Young
Sam‟s Memoirs”, vol 1, pp 361-365
11 David I Steinberg (1995), “South Korean in Southeast Asia – Enhancing Returns and Reassurances”,
Southeast Asian Affairs, pp 74-88
12 ASEAN Regional Forum (2005), Document Series 1994-2004, “Summary Report of the ASEAN Regional
Forum Workshop on “Train the Trainers” ARF Inter-Sessional Meeting on Peacekeeping Operations”, Kuala Lumpur - Malaysia, 11 - 14 March 1997, p 85
Trang 25Quốc) được Tổng thống Kim Young-sam kỳ vọng tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy cải cách, mở cửa kinh tế ở Bình Nhưỡng, tăng cường hợp tác liên Triều, tạo cơ sở thống nhất đất nước, đưa dân tộc Triều Tiên hội nhập với khu vực và thế giới13 Chính nhận thức này đã định hướng cho ngoại giao Hàn Quốc đi theo con đường đối thoại hòa bình, trong đó coi ASEAN và quan hệ Hàn Quốc – ASEAN từ sau năm 1991 là dòng chảy chủ yếu của xu hướng hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3 nhằm giải quyết các vấn đề
an ninh của Hàn Quốc và thắt chặt sợi dây liên kết Đông Á
Thông qua quá trình mở rộng các thể chế đa phương tại khu vực, Hàn Quốc đã
có nhiều cơ hội để tăng cường trao đổi, tiếp xúc với ASEAN Trên cơ sở đó, chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ giữa Seoul với các nước Đông Nam Á cũng được chính quyền Kim Dae-jung xác lập từ cuối những năm 1990 So với các tổng thống nắm quyền ở Hàn Quốc vào thế kỷ XX, Kim Dae-jung là người có nhận thức đầy đủ nhất về ASEAN nhờ quá trình tiếp xúc với các nhà lãnh đạo phong trào dân chủ ở Đông Nam
Á, trong đó có Aung San Suu Kyi (Myanmar) và Corazon Aquino (Philippines) Chính
vì thế, nhiệm vụ củng cố chủ nghĩa khu vực, xây dựng quan hệ toàn diện với ASEAN trên cơ sở hiểu biết và đôi bên “cùng thắng” đã trở thành một nội dung ngoại giao cốt lõi trong nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo Kim Dae-jung (1998-2003)
Theo quan điểm của ông: “ASEAN không chỉ duy trì sự ổn định và thịnh vượng về kinh
tế ở Đông Nam Á mà bây giờ với việc đại diện cho cả 10 quốc gia trong khu vực, ASEAN còn góp phần kiến tạo hòa bình, thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương và rộng lớn hơn là phạm vi thế giới”14
Nhận thức được việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của CHDCND Triều Tiên phải thông qua những nỗ lực trước hết ở Đông Á nên chiến lược “ngoại giao toàn cầu”
do cựu Tổng thống Kim Young-sam khởi xướng từ năm 1993 đã được chính quyền Kim Dae-jung thu hẹp để đặt trọng tâm vào các hoạt động ngoại giao trong phạm vi khu vực Theo đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh giữa ASEAN và Hàn Quốc (ASEAN+1)
năm 1999, Tổng thống Kim Dae-jung khẳng định nước này“đặc biệt coi trọng hợp tác
13
Nguyễn Thu Mỹ (2008), Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 148
14 Association of Southeast Asian Nations (2001), Speech of H.E President Kim Dae-jung of the Republic of
Korea, ASEAN+1 Summit,
https://asean.org/?static_post=speech-of-he-president-kim-dae-jung-of-the-republic-of-korea-asean1-summit, accessed on 04/7/2019
Trang 26với ASEAN trong lĩnh vực an ninh” 15 ; đồng thời cam kết: “(1) Hàn Quốc tham gia tích cực vào các Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và ARF nhằm duy trì hòa bình và
ổn định trong khu vực; (2) Hàn Quốc tích cực hòa giải với Bình Nhưỡng, hướng đến hòa hợp và thống nhất dân tộc với nhận thức an ninh trên bán đảo Triều Tiên liên quan trực tiếp đến an ninh châu Á-Thái Bình Dương”16
Các đề xuất và sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác khu vực, lần đầu tiên từ sau Chiến tranh lạnh, đã được lãnh đạo Hàn Quốc đưa ra, trong đó có ý tưởng thành lập Nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG) vào năm
1999 với nhiệm vụ xác lập quan điểm, xây dựng tầm nhìn chung cho quá trình hội nhập khu vực và sáng kiến thành lập Nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) vào năm 2000 nhằm đánh giá những khuyến nghị và tìm hiểu khả năng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á17 Những đóng góp nói trên cho thấy Hàn Quốc đã thực sự đặt niềm tin vào
tiến trình hợp tác với ASEAN và mong muốn duy trì lợi ích của quốc gia ở Đông Nam Á Mặc dù vậy, trong thời kỳ cầm quyền của Kim Dae-jung, Hàn Quốc chỉ tích cực tham gia ARF đúng như cam kết chứ chưa chủ động xử lý các vấn đề an ninh vì nước này vẫn tập trung cải thiện quan hệ liên Triều bằng cách thực hiện chính sách hòa giải và hợp tác “Ánh dương”18 với Bình Nhưỡng Để “khỏa lấp” hạn chế này, trong thế
kỷ XXI, Hàn Quốc định hướng đẩy mạnh hơn nữa liên kết với ASEAN và thông qua vai trò cầu nối của tổ chức này để thuyết phục CHDCND Triều Tiên mở cửa, hội nhập dưới tác động của các thể chế đối thoại an ninh đa phương và sức ép của trào lưu hợp tác Đông Á
Về kinh tế:
Từ những năm 1980 về trước, đối tác buôn bán và đầu tư chủ yếu của Hàn Quốc
là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu Tuy nhiên từ năm 1989, Mỹ đã đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi kinh tế nên khả năng xuất khẩu của Hàn Quốc
15 Association of Southeast Asian Nations (2001), Speech of H.E President Kim Dae-jung of the Republic of
Korea, ASEAN+1 Summit,
https://asean.org/?static_post=speech-of-he-president-kim-dae-jung-of-the-republic-of-korea-asean1-summit, accessed on 04/7/2019
16
Association of Southeast Asian Nations (2001), Speech of H.E President Kim Dae-jung of the Republic of
Korea, ASEAN+1 Summit,
Trang 27(25-02-sang các thị trường truyền thống này giảm xuống và xuất khẩu của Hàn Quốc (25-02-sang thị trường Đông Nam Á có xu hướng tăng lên Khi vị thế quốc tế của ASEAN được cải thiện vào những năm 1990 cùng với sự trỗi dậy của những “con hổ” châu Á, chính phủ Kim Young-sam đã coi Đông Nam Á là điểm đầu tư trọng điểm của các nước thuộc thế giới thứ ba với tiềm năng thay thế EU để trở thành đối tác thương mại chủ chốt của Hàn Quốc Đến thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á (1997-1998), Hàn Quốc càng thấy được tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á với vai trò liên kết kinh tế để phục hồi và phát triển bền vững Nhận thức này xuất phát từ thực tế một quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu như Hàn Quốc rất cần thị trường xuất siêu như ASEAN vì ngay trong thời điểm năm 1997, khoảng 10% hàng hóa nhập khẩu của Hàn Quốc vẫn đến từ khu vực này19 Hơn thế nữa, nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào, nguồn nhân công đông đảo, giá rẻ ở Đông Nam Á cũng phù hợp với chiến lược chuyển giao khoa học - công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến sang các nước đang phát triển của Hàn Quốc Chính những nguyên nhân trên đã thôi thúc chính quyền Kim Dae-jung ra sức củng cố chủ nghĩa khu vực
và tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN trong chính sách ngoại giao ở châu Á
Từ “nhận thức sâu sắc về sự gần gũi giữa Hàn Quốc và ASEAN sau cuộc khủng
hoảng kinh tế ở Đông Á và (…) sự cần thiết phải hợp tác sâu rộng hơn trong khu vực, Hàn Quốc đang hết sức nỗ lực để tăng cường quan hệ với ASEAN trong các vấn đề chính trị - an ninh, trao đổi văn hóa và nhất là hợp tác kinh tế” 20 Khẳng định nói trên
của Tổng thống Kim Dae-jung tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc (ASEAN+1) vàonăm 1999 đã thúc đẩy sự ra đời của các sáng kiến hợp tác khu vực Đông Á, trong đó nhiệm vụ phát triển quan hệ với ASEAN giữ vai trò then chốt và được giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế Với định hướng rõ ràng như vậy, kể từ năm 2003, ASEAN đã nằm trong nhóm năm đối tác lớn nhất của Hàn Quốc với kim ngạch trao đổi thương mại tăng liên tục từ 32,8 tỷ USD (1997) lên 38,7 tỷ USD năm (2003) Sau thời gian ngắn sụt giảm xuất – nhập khẩu sang ASEAN do ảnh
19 Brian Bridges (2006), “From ASPAC to EAS: South Korea and the Asian Pacific Region” (CAPS Working
Paper Series No 172), Centre for Asian Pacific Studies
20 Association of Southeast Asian Nations (2001), Speech of H.E President Kim Dae-jung of the Republic of
Korea, ASEAN+1 Summit,
https://asean.org/?static_post=speech-of-he-president-kim-dae-jung-of-the-republic-of-korea-asean1-summit, accessed on 04/7/2019
Trang 28hưởng của cuộc khủng hoảng châu Á, hoạt động hợp tác kinh tế diễn ra sôi động trở lại, đưa quan hệ mậu dịch song phương tăng từ 24,4 tỷ USD (1998) lên 31,5 tỷ USD (2002) và một năm sau đó chạm ngưỡng 38,7 tỷ USD - chiếm 11% tổng giá trị thương mại của Hàn Quốc trong năm 2003 Vào thời điểm này, xuất khẩu của Seoul vào thị trường ASEAN cũng đạt 20,25 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2002 (xem bảng 1)
Bảng 1 Kim ngạch trao đổi thương mại của Hàn Quốc với ASEAN
Nguồn: Korea Toxicogenomics Integrated System (KOTIS)
Trên cơ sở mối quan hệ thương mại ngày càng phát triển với ASEAN, Hàn Quốc còn chủ động đề xuất việc nghiên cứu khả năng thiết lập khu vực thương mại tự do song phương tại cuộc họp cấp cao ASEAN - Hàn Quốc ở Indonesia (2003) Sự kiện này được coi như bước đi tích cực trên con đường đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia có quan hệ thương mại đa chiều và rộng mở để bắt kịp với sự thay đổi của xu thế hội nhập kinh tế thế giới Ở một khía cạnh khác, nhu cầu hợp tác cùng phát triển của Hàn Quốc
và sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa khu vực từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm
1997 cũng thúc giục nước này quay trở về địa bàn Đông Á và thị trường Đông Nam Á Trong bối cảnh ASEAN đang là một tổ chức có vị thế chính trị và vai trò kinh tế ngày càng quan trọng thì nhu cầu tạo lập một thị trường chung Hàn Quốc - ASEAN với gần
600 triệu người thực sự rất cấp thiết Từ thực tế này, hai bên đi đến thống nhất thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu khả năng theo đuổi AFTA song phương vào cuối năm
2003 Đây là cơ sở quan trọng để củng cố chính sách AFTA đa luồng của Hàn Quốc nhằm kiến tạo một nền thương mại toàn cầu dựa trên nền tảng hợp tác ASEAN - Hàn Quốc ở Đông Á
Trang 29Về phương diện đầu tư, trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX, nguồn vốn của Hàn Quốc ở Đông Nam Á có đặc điểm chỉ tập trung chủ yếu cho bốn đối tác truyền thống là Philippines, Thái Lan, Malaysia và Singapore Tuy nhiên, từ sau Chiến tranh lạnh, hoạt động này dần được Hàn Quốc mở rộng cho các nước thành viên ASEAN, nhờ vậy tổng số vốn FDI từ 340 triệu USD (1980-1989) đã tăng lên 4.662 tỷ USD (1990-1996) Ngay thời điểm năm 1991, FDI của Hàn Quốc dành cho ASEAN đã chiếm đến 29,6% tổng vốn đầu tư của quốc gia này ở nước ngoài21
Quá trình tăng cường rót vốn vào khu vực Đông Nam Á hoàn toàn có chủ đích và nằm trong chiến lược phát triển Hàn Quốc thời điểm chuyển mình từ nền kinh tế “hướng nội tập trung” sang “hướng ngoại xuất khẩu” Chính vì coi quan hệ kinh tế đối ngoại là đòn bẩy cho chương trình công nghiệp hóa nên việc lựa chọn một điểm đầu tư đông dân như Đông Nam Á có ý nghĩa then chốt trong việc giúp nước này chiếm lĩnh thị trường mới, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội địa khắc phục những nhược điểm cố hữu của nền kinh tế như giá nhân công cao, tài nguyên khan hiếm, chi phí vận chuyển lớn do vùng sản xuất xa nơi tiêu thụ
Thời điểm năm 1993 trở về trước, Hàn Quốc tìm đến ASEAN hoàn toàn do sự hấp dẫn của yếu tố tài nguyên, trong đó có dầu mỏ nhưng từ sau năm 1994, tư duy nói trên đã dần thay đổi bởi các doanh nghiệp nước này thực sự mong muốn mở rộng thị trường và tiết giảm chi phí lao động bằng việc tập trung đầu tư cho Đông Nam Á, chủ yếu vào Indonesia và Việt Nam22 Điều này lý giải tại sao dù trước đó chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á với sự kéo lùi và trì hoãn hàng loạt dự án đầu tư nhưng ngay sau khi nền kinh tế trong nước được phục hồi (1999-2002), Hàn Quốc lại tăng cường đưa vốn vào ASEAN Vì thế, chỉ trong vòng 10 năm (1990-2000), FDI của Hàn Quốc dành cho Đông Nam Á thậm chí đã tăng gần gấp đôi, từ 270 triệu USD lên đến 530 triệu USD23
Kwon, Y (2004), “Toward a Comprehensive Partnership: ASEAN – Korea Economic Cooperation”, East
Asian Review, Vol 16 (4), pp 81-98
23 Korean Institute of Southeast Asia Studies (2017), Partnering for Tomorrow: ASEAN-Korea Relations,
published in Seoul by ASEAN-Korea Centre, p 136
Trang 30Từ những năm đầu thế kỷ XXI, ASEAN tiếp tục trở thành tâm điểm của quá trình triển khai vốn FDI ở nước ngoài của Hàn Quốc với những kết quả khả quan: 508 triệu USD (2001), 650 triệu USD (2002) và chạm mức 1.258 triệu USD (2003) Đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc thậm chí còn chiếm đến 3% tổng FDI vào ASEAN trong giai đoạn 1995-2003 Thông qua nguồn vốn quan trọng này, Hàn Quốc đã mang công nghệ, kinh nghiệm, trình độ quản lý tiên tiến và mạng lưới tiêu thụ rộng khắp đến với các nước Đông Nam Á Về phần mình, Hàn Quốc cũng có cơ hội mở rộng quy mô thị trường, giảm chi phí kinh doanh, tận dụng nguyên liệu đầu vào sẵn có và hạn chế rủi ro
do quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc Những lợi ích chiến lược có tính chất tương hỗ nói trên đã tạo ra sự gắn kết bền chặt để Hàn Quốc tiếp tục duy trì và tăng cường nguồn vốn của mình tại khu vực kinh tế năng động như ASEAN trong thế kỷ XXI
Về văn hóa – xã hội:
Hợp tác song phương trên lĩnh vực văn hóa – xã hội với ASEAN là nhiệm vụ then chốt của ngoại giao Hàn Quốc nhằm “mở rộng biên giới mềm” cho quốc gia ở Đông Nam Á Từ sau Chiến tranh lạnh, Chính phủ Hàn Quốc đã chủ động thúc đẩy hoạt động giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa và không ngừng quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài, trong đó chiến lược hợp tác và phát triển văn hóa - xã hội tại các nước Đông Nam Á đều được Hàn Quốc tập trung thực hiện bằng các hoạt động cụ thể
và có trọng tâm, điển hình như việc ký kết hàng loạt Hiệp định văn hóa với những quốc gia trong khối ASEAN: Malaysia (1965), Philipines (1970), Campuchia (1972), Việt Nam (1994), Singapore (1995), Indonesia (2000)24 Sự ra đời của những Hiệp định này không chỉ góp phần định hướng các nội dung hợp tác chủ yếu giữa hai bên mà còn tạo dựng cơ sở pháp lý cho việc thành lập các quỹ phát triển văn hóa của Hàn Quốc ở nước ngoài Vào năm 1990, Quỹ hợp tác đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc (SCF) đã được ra đời với nhiệm vụ tăng cường quan hệ song phương thông qua các dự án chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cũng như trao đổi văn hóa và khoa học Tại Hội nghị đầu tiên của Ủy ban hợp tác liên ngành ASEAN - Hàn Quốc tại Indonesia (1990), SCF
24 Vũ Tuyết Loan (2007), “Hợp tác văn hóa đa phương Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với ASEAN”, Nghiên
cứu Đông Bắc Á, số 11
Trang 31đã có nhiều đề xuất thiết thực đối với hoạt động giao lưu văn hóa – xã hội giữa hai bên như: Thành lập các trung tâm đào tạo tiếng Hàn; tổ chức chuỗi sự kiện tuần lễ ASEAN tại Seoul, hội chợ thương mại ASEAN, hội thảo xúc tiến du lịch và văn hóa ASEAN -
mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) và Hiệp hội nghiên cứu Đông Nam
Á của Hàn Quốc (KASEAS) cũng được SCF tài trợ nhằm tạo cơ hội cho giới học thuật của Hàn Quốc và ASEAN trao đổi thông tin khoa học, nghệ thuật, giáo dục và thúc đẩy tinh thần đoàn kết Đông Á Quá trình hoạt động tích cực và hiệu quả của SCF còn thúc
sứ mệnh kết nối các hoạt động giao lưu văn hóa – xã hội của Hàn Quốc ở các nước ASEAN26
Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, các hoạt động giao lưu nhân dân (xây dựng cộng đồng văn hóa, trại hè thanh niên Hàn Quốc - ASEAN) và những dự án trao đổi văn hóa song phương đã trở thành điểm tựa để Hàn Quốc thực hiện chiến lược quảng bá ngành công nghiệp giải trí và tạo ra sự bùng nổ của “làn sóng văn hóa Hàn Quốc” (Hallyu) Ở châu Á, ASEAN là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc, khởi đầu ở Việt Nam từ cuối những năm 1990 rồi lan sang Thái Lan, Malaysia và Indonesia Với định hướng truyền bá ngành công nghiệp văn hóa trong nước đến các nước Đông Á từ thời Tổng thống Kim Dae-jung, quá trình xuất khẩu phim truyền hình Hàn Quốc sang ASEAN đã nhanh chóng trở thành xu hướng Vào năm 2002, hơn 1.300 bộ phim truyền hình được đưa vào các nước ASEAN (chiếm khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu phim ảnh của Hàn Quốc) và con số này còn tăng vọt lên 2.262 bộ phim chỉ một năm sau đó27
25 Association of Southeast Asian Nations (1990), “Joint Press Statement The First ASEAN-ROK Joint Sectoral
Cooperation Committee”, Jakarta, 13-14/August,
https://asean.org/?static_post=joint-press-statement-the-first-asean-rok-joint-sectoral-cooperation-committee-jakarta-13-14-august-1990, accessed on 30-7-2019
26
Trong giai đoạn 1990-2003, Hàn Quốc đã đóng góp 17,7 triệu USD cho SCF và 7 triệu USD vào FOCPF.
27 Chung-Sok Suh, Young-Dal Cho and Seung-Ho Kwon (2007), “The Korean Wave in Southeast Asia: An
Analysis of Cultural Proximity and the Globalisation of the Korean Cultural Products”,
http://congress.aks.ac.kr/korean/files/2_1358476377.pdf, accessed on 01-8-2019
Trang 32Thông qua điện ảnh, ngày càng nhiều người dân ở các nước ASEAN quan tâm đến mỹ phẩm, thời trang, âm nhạc, ẩm thực, ngôn ngữ, các chương trình truyền hình và trò chơi trực tuyến của Hàn Quốc Trào lưu này không chỉ đánh thức nhu cầu tìm hiểu
về dân tộc Triều Tiên ở hải ngoại mà ngược lại còn gián tiếp khơi dậy sở thích khám phá vùng đất Đông Nam Á của người Hàn Quốc và kích cầu du lịch phát triển Vì lý do này nên chỉ riêng năm 1998 đã có đến 430.000 công dân của các nước ASEAN đặt chân đến Hàn Quốc và 380.000 người Hàn Quốc tìm đến các quốc gia Đông Nam Á28
Thời điểm năm 2000, tổng lượng khách du lịch đi và về hai chiều đạt gần 1.500.000 người29 Phong trào du học Hàn Quốc của sinh viên các nước ASEAN cũng bắt đầu thịnh hành do “cơn sốt” của Hallyu với 858 người (2003)30
Xuất phát từ nhận thức “Hàn Quốc coi các nước ASEAN là đối tác quan trọng,
thành viên nòng cốt trong xây dựng cộng đồng Đông Á thịnh vượng”31, Tổng thống
Kim Dae-jung đã sớm hướng ngoại giao Hàn Quốc về phía ASEAN và không ngừng
mở rộng phạm vi hợp tác văn hóa – xã hội nhằm tạo ra sự gần gũi giữa các nền văn hóa Đông Á; đồng thời tạo “bàn đạp” cho mục tiêu đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia toàn cầu về văn hóa Với chiến lược phát triển này, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần thứ 4 (2000) ở Singapore, Hàn Quốc đã cùng với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á xác định hàng loạt lĩnh vực ưu tiên hợp tác bao gồm: Công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, viện trợ y tế, hợp tác văn hóa và phát triển hạ lưu sông Mê Kông Bên cạnh đó, các chương trình giao lưu thanh niên, trao đổi chuyên gia về nghệ thuật và giáo dục cũng được định hướng tổ chức thường xuyên Quan trọng nhất, Chính phủ Hàn Quốc đã chủ động đề xuất ý tưởng thành lập Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc để quảng bá thông tin đối ngoại và thúc đẩy hợp tác song phương phát triển sâu rộng trước làn sóng toàn cầu hóa về văn hóa
28 Association of Southeast Asian Nations (2001), Speech of H.E President Kim Dae-jung of the Republic of
Korea, ASEAN+1 Summit,
https://asean.org/?static_post=speech-of-he-president-kim-dae-jung-of-the-republic-of-korea-asean1-summit, accessed on 04-7-2019
29 Korean Institute of Southeast Asia Studies (2017), Partnering for Tomorrow: ASEAN-Korea Relations,
published in Seoul by ASEAN-Korea Centre, p 192
30 Korean Institute of Southeast Asia Studies (2017), Partnering for Tomorrow: ASEAN-Korea Relations,
published in Seoul by ASEAN-Korea Centre, p 204
31 Association of Southeast Asian Nations (2001), Speech of H.E President Kim Dae-jung of the Republic of
Korea, ASEAN+1 Summit,
https://asean.org/?static_post=speech-of-he-president-kim-dae-jung-of-the-republic-of-korea-asean1-summit, accessed on 04-7-2019
Trang 331.2 Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước kể từ đầu thế kỷ XXI
1.2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Á
Kết thúc thế kỷ XX, địa vị độc tôn của nước Mỹ trong cán cân quyền lực thế giới dần trở nên mờ nhạt trước xu hướng gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể quan
hệ quốc tế và quá trình hình thành các liên kết mang tính khu vực Đây là hệ quả tất yếu trong nỗ lực xích lại gần nhau giữa các quốc gia với các tổ chức khu vực nhằm hạn chế vai trò “nhất siêu” của Mỹ và thích ứng với cơ cấu quyền lực “đa cường”
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình thế giới Toàn cầu hóa ngày càng phát triển sâu rộng, đã và đang tác động tới tất cả các quốc gia vì “tâm trục” của xu thế đa diện này là toàn cầu hóa về kinh tế diễn ra ở các lĩnh vực thương mại, đầu tư và tài chính Trong khi đó, nền sản xuất thế giới với sự phân công lao động toàn cầu và tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh
tế đang tác động mạnh mẽ đến kết quả hợp tác giữa các quốc gia và làm xuất hiện những xu hướng liên minh, tập hợp lực lượng mới Tình thế này buộc các nước phải chủ động hội nhập quốc tế vì hòa bình, hợp tác vẫn sẽ là dòng chảy chủ đạo của sự phát triển thế giới hiện nay Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng phức tạp Trong bối cảnh ấy, “chủ nghĩa dân tộc”, “chủ nghĩa khu vực” lại trỗi dậy và trở thành yếu tố quyết định trực tiếp đến thái độ cũng như mối quan hệ giữa các nước trong những cơ chế hợp tác toàn cầu
Ở Đông Á, nhờ vào sự phục hồi nhanh chóng của các quốc gia trong khu vực từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ và sự thành công của các mô hình hợp tác đa phương ASEAN+3 mà động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu đã từng bước dịch chuyển từ phương Tây sang phương Đông, trong đó các quốc gia châu Á đang nắm giữ
vị trí tâm điểm Nói như tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung: “Lịch sử thế giới bây giờ
đang chuyển từ kỷ nguyên Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương Cùng với EU và NAFTA, Đông Á đã trở thành một trong ba trụ cột lớn nhất của nền kinh tế thế giới” 32
Trang 34quốc gia tầm trung và sự trỗi dậy của các cường quốc Đặc điểm nói trên không chỉ mở
ra cơ hội hợp tác trong khu vực mà còn tạo sức ép trong cuộc cạnh tranh giành lấy thị trường và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước Đông Bắc Á sang khu vực Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc đang trở thành hình mẫu cho sự “trỗi dậy” này Từ đầu
thế kỷ XXI, với quan điểm mới trong quan hệ quốc tế theo hướng “ngoại giao với các
nước đang phát triển là quan trọng và ngoại giao láng giềng là quan trọng hàng đầu”33, Trung Quốc đã tập trung thiết lập quan hệ với tất cả các nước thành viên của ASEAN thông qua các cơ chế hợp tác đa phương, tăng cường đầu tư kinh tế và tích cực đối thoại an ninh Bản thân quốc gia này cũng đang bắt đầu hưởng thụ thành quả cải cách từ năm 1978; đồng thời hưởng lợi từ sự suy giảm tương đối về vị thế và sức mạnh của nước Mỹ34
Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh với giá trị xuất khẩu lên đến 250 tỷ USD và dự trữ của ngân hàng trung ương đạt 200 tỷ USD (2000)35
thì Nhật Bản cũng đạt được nhiều bước tiến quan trọng đối với mục tiêu tăng trưởng kinh
tế trong năm đầu tiên của thế kỷ XXI với mức dự trữ ngoại tệ hơn 361,6 tỷ USD và tổng tài sản ở nước ngoài ước tính 3.209 tỷ USD36 Trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Koizumi từ năm 2001, nước Nhật không chỉ thoát khỏi tình trạng trì trệ do khủng hoảng kéo dài mà còn từng bước lấy lại vị thế của một cường quốc có ảnh hưởng trong khu vực bằng việc tiếp tục phát huy sức mạnh của công cụ “ngoại giao kinh tế” để tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ; xử lý vấn đề tranh chấp biển, đảo với Trung Quốc
và nhất là tham gia vào các cơ chế hợp tác với ASEAN Để nắm giữ vai trò chính trị ngày càng lớn hơn tại khu vực, Nhật Bản còn viện trợ nhiều nhất cho các nước Đông Nam Á với 2,1 tỷ USD (2001); đồng thời đầu tư 3,9 nghìn tỷ Yên cho ASEAN (2002) - chiếm đến 57,1% nguồn vốn của Nhật Bản đổ vào Đông Á37
33 Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên) (2013), Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á giữa môt số nước lớn
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 58
Hoàng Thị Minh Hoa (chủ biên) (2010), Nhật Bản với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Lào và
Campuchia, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 43
37 Đỗ Trọng Quang (2012), “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
số 08 (78), tr 20
Trang 35Cục diện quốc tế mới với sự lớn mạnh của Trung Quốc, Nhật Bản và sự dính líu ngày càng sâu vào khu vực của các cường quốc đã tạo cơ hội đối thoại và hợp tác cho những nước đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng Nhờ đặc điểm này, từ đầu những năm 2000, ASEAN tiếp tục tận dụng và phát huy vị trí địa chiến lược của mình để thích ứng và tự chủ trong quan hệ quốc tế
dựa vào ba lợi thế: Một là, vai trò “kiến tạo” trong xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực
do sự cạnh tranh chiến lược giữa các siêu cường; Hai là, vai trò “trung gian” hòa giải
và duy trì hòa bình, ổn định ở Đông Á do uy tín và vị thế ngày càng cao của ASEAN;
Ba là, vai trò “dẫn dắt” hợp tác song phương, đa phương với các nước lớn do kết quả
tăng cường đoàn kết và phát triển kinh tế nội khối Dù là một tổ chức của các quốc gia vừa và nhỏ nhưng ASEAN lại nhận được sự ủng hộ của nhiều nước lớn và góp phần thúc đẩy tiến trình hợp tác châu Á - Thái Bình Dương38
Từ đầu những năm 2000, tổ chức này ưu tiên triển khai các kế hoạch hợp tác trên ba trụ cột chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm thu hẹp trình độ phát triển giữa các quốc gia thành viên và không ngừng thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các đối tác chiến lược ở Đông Bắc Á Chính những diễn biến mới ở bên ngoài và bên trong khu vực cùng với các nhân tố Trung Quốc, Nhật Bản và vị thế đang lên của ASEAN đã tạo ra áp lực lẫn động lực để thúc đẩy Hàn Quốc sớm hoạch định chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ thực chất, dần
đi vào chiều sâu với các nước thành viên của Hiệp hội trong suốt thế kỷ XXI
1.2.2 Đặc điểm đất nước Hàn Quốc và nhu cầu hợp tác với ASEAN đầu thế kỷ XXI
Xét về vị trí địa chiến lược, Hàn Quốc bị bủa vây giữa các láng giềng nước lớn Quốc gia này bị mắc kẹt ở phía Đông do Nhật Bản có trình độ phát triển kinh tế cao hơn, bị cản trở ở phía Tây do Trung Quốc sở hữu nền sản xuất với chi phí thấp hơn và đáng ngại nhất là hiểm họa hạt nhân luôn thường trực ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên Địa thế ngặt nghèo như vậy buộc Hàn Quốc phải chủ động “hướng ngoại” để sinh tồn
và phát triển Từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, bên cạnh nỗ lực duy trì liên minh quân sự với Mỹ thì việc tăng cường quan hệ với các nước thuộc thế giới thứ ba và các
38 Vũ Văn Hiền (2018), “Những biến động trong một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - thời cơ và thách
thức”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 04
Trang 36tổ chức quốc tế trong khu vực như ASEAN đã trở thành nhiệm vụ ngoại giao chiến lược vì nó phù hợp với vị thế quốc gia tầm trung của Hàn Quốc
Trong suốt thế kỷ XXI, dù Hàn Quốc thiết lập quan hệ bang giao rộng rãi đến đâu thì Đông Á vẫn là địa bàn tác động trực tiếp đến lợi ích chiến lược của quốc gia này; đặc biệt vị trí án ngữ con đường yết hầu thế giới từ Tây sang Ðông với lợi thế về tài nguyên và sự hội tụ lợi ích chiến lược của các cường quốc ở Đông Nam Á là điều
mà Hàn Quốc không thể bỏ qua Về lâu dài, quá trình phát triển và gia tăng ảnh hưởng của Hàn Quốc ở châu Á vẫn cần đến vai trò nòng cốt của ASEAN vì việc mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển luôn là yêu cầu sống còn đối với một nền kinh tế tập trung xuất khẩu Ở góc độ an ninh quốc gia, sự tăng cường hiện diện tại Đông Nam
Á không chỉ củng cố vị thế quốc gia hạng hai của Hàn Quốc mà còn giúp nước này giảm thiểu rủi ro trong các mối quan hệ quốc tế và từng bước độc lập hơn với Mỹ trong việc hoạch định chính sách đối ngoại Không chỉ đặt trọng tâm của hoạt động ngoại giao vào lực lượng đồng minh như thế kỷ XX, Hàn Quốc giờ đây đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của ASEAN khi mà Đông Nam Á là khu vực hiếm hoi trên thế giới vẫn duy trì quan hệ truyền thống với Bình Nhưỡng, nhờ đó, có khả năng tạo ra các kênh đối thoại đa phương và nối lại đàm phán liên Triều
Về phần mình, trong tương quan so sánh với các nước láng giềng ở Đông Bắc
Á, Hàn Quốc cũng hội tụ được nhiều điểm mạnh để thu hút sự quan tâm của ASEAN:
Thứ nhất, nền kinh tế phát triển, nền dân chủ hóa cao, trình độ kỹ thuật tiên tiến và khả
năng truyền thông văn hóa mạnh; Thứ hai, vị thế quốc gia tầm trung không uy hiếp đến khu vực Đông Nam Á như hai nước lớn Trung Quốc và Nhật Bản; Thứ ba, thân phận
thuộc địa của Hàn Quốc trong quá khứ dễ đồng cảm với hầu hết các nước thành viên ASEAN Bản thân Hàn Quốc cũng không gây ra những bất đồng lịch sử hoặc tranh chấp chủ quyền làm tổn hại đến lòng tin của Hiệp hội Quan trọng nhất là, nỗ lực phát triển mau lẹ về mọi mặt, trong đó có phương diện kinh tế đã gia tăng sức hấp dẫn của Hàn Quốc như một đối tác hợp tác đầy tiềm năng của các nước đang phát triển Từ chỗ chịu tác động mạnh nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế phục hồi nhanh nhất và ổn định nhất với mức tăng trưởng đứng đầu trong khối OECD đạt 10,9%, dự trữ ngoại tệ lên tới 74 tỷ USD (1999) và
Trang 3796,25 tỷ USD (2000)39 Sức nóng từ quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới với năng lực sản xuất hàng điện tử đứng thứ tư, các sản phẩm hóa dầu đứng thứ năm và sản lượng ô
tô đứng thứ sáu toàn cầu40 sẽ là sự bổ sung hợp lý cho những nền kinh tế có nhu cầu tiêu dùng cao và phần lớn đều đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa như ASEAN Những phân tích nói trên cho thấy việc vun đắp mối quan hệ sâu sắc và chặt chẽ giữa Hàn Quốc với ASEAN không chỉ đáp ứng lợi ích song trùng từ hai phía mà còn thúc đẩy chiến lược phát triển toàn diện của Hàn Quốc và khôi phục hợp tác đa phương ở Đông Á
Trên cơ sở xác định: “Thế kỷ XXI đan xen giữa cạnh tranh với hợp tác và ngoại
giao thời đại toàn cầu hóa sẽ tập trung vào kinh tế, văn hóa nên Hàn Quốc định hướng tiếp tục mở rộng giao thương, đầu tư, du lịch và trao đổi văn hóa để tiến vào thời đại cạnh tranh không giới hạn”41
Thêm vào đó, để hoàn thiện chiến lược ngoại giao quốc gia hạng trung trên nền tảng mô hình ngoại giao toàn cầu, Hàn Quốc cũng chủ động tiếp cận và gắn kết với ASEAN nhằm ràng buộc hai nước Nhật Bản, Trung Quốc bằng các cơ chế hợp tác chung; qua đó, duy trì nỗ lực thống nhất khu vực Đông Á
Đối với ASEAN, ngoài một thị trường năng động, nhiều tiềm lực phát triển, Hàn Quốc còn đánh giá cao vai trò của tổ chức này đối với việc ứng phó với các “điểm nóng” của khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên Xuất phát từ thực tế đó, Hàn Quốc đã đưa ra định hướng thúc đẩy mối quan hệ toàn diện và thực chất với ASEAN; chủ động đề xuất các sáng kiến nhằm hỗ trợ Hiệp hội xây dựng cộng đồng chung trên cơ sở thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên Đặc biệt, với việc coi mối quan hệ tin tưởng với ASEAN là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của mình42, Hàn Quốc mong muốn thúc đẩy và gia tăng kết quả hợp tác với tổ chức khu vực này ở ba lĩnh vực cơ bản:
39 Organisation for Economic Cooperation and Development (2003), OECD Science, Technology and Industry
Scoreboard, OECD Publications Service, France
40 Regional Surveys of the World (2002), The Far East and Australasia (2003), Europa Publications (Talor and
Francis Group), p 705
41 Kim Dae Jung (1998), Inaugural Address by Kim Dae-jung the 15th-term President of the Republic of Korea:
“Let Us Open a New Era: Overcoming National Crisis and Taking a New Leap Forward”, Yonhap News
Agency
42 Rhee Yeong-Seop (chủ biên) (2016), Khái luận về kinh tế - chính trị Hàn Quốc, biên dịch: Khoa Đông phương
học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr 546
Trang 38(1) Về chính trị - an ninh, Hàn Quốc chủ trương thúc đẩy đối thoại và hợp tác trong
khuôn khổ khu vực do ASEAN dẫn dắt; ngăn ngừa và giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình; hợp tác ứng phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông, qua đó duy trì hòa bình và thịnh vượng chung cho khu vực Đông Á
(2) Về kinh tế, Hàn Quốc đẩy mạnh trao đổi thương mại và đầu tư với ASEAN, tạo
điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa ở Đông Nam Á; tăng cường trật tự thương mại tự do và tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy thịnh vượng chung; nghiên cứu khả năng ký kết Hiệp định thương mại tự do với ASEAN về hàng hóa và dịch vụ trong thập niên đầu thế kỷ XXI
(3) Về văn hóa - xã hội, Hàn Quốc tăng cường trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân
với ASEAN nhằm tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị với các nước Đông Nam Á; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông, an ninh năng lượng; hợp tác về y tế; ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, có thể nhận thấy Hàn Quốc - ASEAN là mối quan hệ đặc biệt giữa một quốc gia tầm trung đang có vị trí và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trên chính trường Đông Á với một tổ chức khu vực thành công nhất trong nửa cuối thế kỷ XX của các nước thế giới thứ ba43
Dù mỗi bên đã và đang theo đuổi những mục tiêu riêng nhưng Hàn Quốc luôn ý thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng quan hệ toàn diện, lâu dài với ASEAN bởi nếu tạo được ấn tượng là người bạn tốt nhất của tổ chức này, Hàn Quốc có thể dẫn dắt cả quá trình thống nhất khu vực44 Đây là nguồn động lực to lớn để ngoại giao Hàn Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu gia tăng vị thế
và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong kỷ nguyên đa phương toàn cầu
43Joel Krieger (chủ biên) (2009), Toàn cảnh nền chính trị thế giới, Nxb Lao Động, Hà Nội, tr 92
44Rhee Yeong-Seop (chủ biên) (2016), Khái luận về kinh tế - chính trị Hàn Quốc, biên dịch: Khoa Đông phương
học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr 551
Trang 39Tiểu kết chương 1
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hàn Quốc chủ yếu duy trì quan hệ song phương đơn lẻ với một số nước Đông Nam Á theo hướng lấy lợi ích an ninh - chính trị làm nền tảng Do chịu tác động của đặc điểm phân tuyến triệt để trong quan hệ quốc tế
và phân tán nguồn lực vào vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên nên Hàn Quốc khá thờ
ơ với các khu vực ngoài Đông Bắc Á Đặc điểm này bắt nguồn từ sự hạn chế về cả thế
và lực của các chủ thể tham gia vào mối quan hệ và cách tiếp cận thiếu thấu đáo về khu vực Đông Á trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc kể cả khi ASEAN được thành lập Thời kỳ đầu, sự kết nối giữa hai bên tuy chưa hiệu quả nhưng lại là bước đệm quan trọng cho quá trình phát triển quan hệ theo hướng đa phương và toàn diện, khởi đầu bằng kết quả Hàn Quốc trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN vào tháng 6-
1991 Định hướng điều chỉnh chính sách đối ngoại “ăn khớp” với xu thế đối thoại và hợp tác từ sau thời kỳ đối đầu Đông – Tây đã giúp Hàn Quốc đạt được nhiều bước tiến trong cơ cấu hợp tác Đông Á thông qua mối quan hệ với ASEAN về an ninh - chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội Những thành tựu cơ bản này đã góp phần định hình xu hướng hợp tác Đông Á trong khuôn khổ ARF và ASEAN+3; đồng thời mở đường cho thời kỳ phát triển thăng hoa về hợp tác và phát triển quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN vào những năm tiếp theo của thế kỷ XXI
Trang 40CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ CỦA HÀN QUỐC VỚI ASEAN (2004-2017)
Bước sang thế kỷ XXI, định hướng liên kết và phát triển quan hệ với ASEAN được Hàn Quốc đặc biệt chú trọng nhằm tạo ra nguồn xung lực mạnh mẽ và đột phá trong tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên Nhận thức này đã cho thấy sự thay đổi đáng kể trong tư duy đối ngoại của Hàn Quốctheo xu hướng ngày càng linh hoạt, chủ động và nhạy bén để thích ứng với xu thế hợp tác song phương và đa phương đang
không ngừng lan tỏa ở khu vực Đông Á
2.1 Trên lĩnh vực an ninh – chính trị
Vị thế quốc gia hạng trung buộc Hàn Quốc phải coi trọng “sân khấu” khu vực hơn vũ đài thế giới, đề cao cơ chế hợp tác hơn sức mạnh quân sự, thúc đẩy liên kết với các quốc gia đồng hạng hoặc nhỏ yếu hơn là tập trung vào mối quan hệ với các siêu cường Đặc điểm này đã đưa nền ngoại giao toàn cầu của Hàn Quốc quay trở về với ngoại giao khu vực, trong đó Đông Nam Á trở thành địa bàn trọng tâm và chiến lược Bước chuyển hướng ấy diễn ra mạnh mẽ sau khi ASEAN đạt được thành quả khôi phục
và phát triển kinh tế từ cuối thế kỷ XX với vị thế và tiếng nói chính trị ngày càng lớn Sức mạnh nội khối được kết tụ từ 10 quốc gia phát triển năng động không chỉ làm thay đổi vai trò của ASEAN trên bàn cờ chính trị quốc tế mà còn buộc các nước phải điều chỉnh chính sách đối với Hiệp hội theo hướng hợp tác chiến lược Diễn biến ấy đặt Hàn Quốc đứng trước không ít khó khăn do tầm ảnh hưởng của Nhật Bản, Trung Quốc ở Đông Nam Á cùng với sự quay trở lại của các thế lực Mỹ, Nga và Ấn Độ tạo ra sức hút không nhỏ đối với ASEAN Bên cạnh sức ép về cuộc “cạnh tranh quyền lực” với các nước lớn thì Hàn Quốc còn phải gánh vác vai trò “cân bằng quyền lực” theo học thuyết
“nước trung gian”45; đồng thời thực hiện mục tiêu “dẫn đầu Đông Bắc Á trong thế kỷ
45 Thuyết “nước trung gian” được Tổng thống Roh Moo-hyun đưa ra nhằm biến Hàn Quốc trở thành lực lượng trung gian điều hòa mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Nhật Bản; đồng thời cũng là quốc gia trung gian giải quyết các vấn đề an ninh, thúc đẩy hòa bình và hợp tác ở Đông Bắc Á dựa vào nền tảng lịch sử của liên minh Mỹ - Hàn