Chính sách ngoại giao “Ánh dương” do Tổng thống Kim Dae-jung công bố trong diễn văn nhậm chức (25-02 1998) với mục tiêu vận động, lôi kéo CHDCND Triều Tiên mở cửa và cải cách xã hội thay vì bao vây, cô lập và

Một phần của tài liệu Chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của hàn quốc với asean (2004 2017) (Trang 26 - 29)

1998) với mục tiêu vận động, lôi kéo CHDCND Triều Tiên mở cửa và cải cách xã hội thay vì bao vây, cô lập và cấm vận nước này như trong Chiến tranh lạnh.

25

sang các thị trường truyền thống này giảm xuống và xuất khẩu của Hàn Quốc sang thị trường Đông Nam Á có xu hướng tăng lên. Khi vị thế quốc tế của ASEAN được cải thiện vào những năm 1990 cùng với sự trỗi dậy của những “con hổ” châu Á, chính phủ Kim Young-sam đã coi Đông Nam Á là điểm đầu tư trọng điểm của các nước thuộc thế giới thứ ba với tiềm năng thay thế EU để trở thành đối tác thương mại chủ chốt của Hàn Quốc. Đến thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á (1997-1998), Hàn Quốc càng thấy được tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á với vai trò liên kết kinh tế để phục hồi và phát triển bền vững. Nhận thức này xuất phát từ thực tế một quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu như Hàn Quốc rất cần thị trường xuất siêu như ASEAN vì ngay trong thời điểm năm 1997, khoảng 10% hàng hóa nhập khẩu của Hàn Quốc vẫn đến từ khu vực này19. Hơn thế nữa, nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào, nguồn nhân công đông đảo, giá rẻ ở Đông Nam Á cũng phù hợp với chiến lược chuyển giao khoa học - công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến sang các nước đang phát triển của Hàn Quốc. Chính những nguyên nhân trên đã thôi thúc chính quyền Kim Dae-jung ra sức củng cố chủ nghĩa khu vực và tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN trong chính sách ngoại giao ở châu Á.

Từ “nhận thức sâu sắc về sự gần gũi giữa Hàn Quốc và ASEAN sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Á và (…) sự cần thiết phải hợp tác sâu rộng hơn trong khu vực, Hàn Quốc đang hết sức nỗ lực để tăng cường quan hệ với ASEAN trong các vấn đề chính trị - an ninh, trao đổi văn hóa và nhất là hợp tác kinh tế”20. Khẳng định nói trên của Tổng thống Kim Dae-jung tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc (ASEAN+1) vàonăm 1999 đã thúc đẩy sự ra đời của các sáng kiến hợp tác khu vực Đông Á, trong đó nhiệm vụ phát triển quan hệ với ASEAN giữ vai trò then chốt và được giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. Với định hướng rõ ràng như vậy, kể từ năm 2003, ASEAN đã nằm trong nhóm năm đối tác lớn nhất của Hàn Quốc với kim ngạch trao đổi thương mại tăng liên tục từ 32,8 tỷ USD (1997) lên 38,7 tỷ USD năm (2003). Sau thời gian ngắn sụt giảm xuất – nhập khẩu sang ASEAN do ảnh

19 Brian Bridges (2006), “From ASPAC to EAS: South Korea and the Asian Pacific Region” (CAPS Working Paper Series No. 172), Centre for Asian Pacific Studies. Paper Series No. 172), Centre for Asian Pacific Studies.

20 Association of Southeast Asian Nations (2001), Speech of H.E. President Kim Dae-jung of the Republic of Korea, ASEAN+1 Summit, https://asean.org/?static_post=speech-of-he-president-kim-dae-jung-of-the-republic-of- Korea, ASEAN+1 Summit, https://asean.org/?static_post=speech-of-he-president-kim-dae-jung-of-the-republic-of- korea-asean1-summit, accessed on 04/7/2019.

26

hưởng của cuộc khủng hoảng châu Á, hoạt động hợp tác kinh tế diễn ra sôi động trở lại, đưa quan hệ mậu dịch song phương tăng từ 24,4 tỷ USD (1998) lên 31,5 tỷ USD (2002) và một năm sau đó chạm ngưỡng 38,7 tỷ USD - chiếm 11% tổng giá trị thương mại của Hàn Quốc trong năm 2003. Vào thời điểm này, xuất khẩu của Seoul vào thị trường ASEAN cũng đạt 20,25 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2002 (xem bảng 1).

Bảng 1. Kim ngạch trao đổi thƣơng mại của Hàn Quốc với ASEAN (1997-2003) Đơn vị: Tỷ USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Xuất khẩu 20,31 15,31 17,72 20,13 16,11 18,40 20,25 Nhập khẩu 12,55 9,13 12,27 18,17 15,41 16,76 18,46 Tổng 32,86 24,44 29,99 38,30 31,52 35,16 38,71

Nguồn: Korea Toxicogenomics Integrated System (KOTIS).

Trên cơ sở mối quan hệ thương mại ngày càng phát triển với ASEAN, Hàn Quốc còn chủ động đề xuất việc nghiên cứu khả năng thiết lập khu vực thương mại tự do song phương tại cuộc họp cấp cao ASEAN - Hàn Quốc ở Indonesia (2003). Sự kiện này được coi như bước đi tích cực trên con đường đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia có quan hệ thương mại đa chiều và rộng mở để bắt kịp với sự thay đổi của xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Ở một khía cạnh khác, nhu cầu hợp tác cùng phát triển của Hàn Quốc và sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa khu vực từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 cũng thúc giục nước này quay trở về địa bàn Đông Á và thị trường Đông Nam Á. Trong bối cảnh ASEAN đang là một tổ chức có vị thế chính trị và vai trò kinh tế ngày càng quan trọng thì nhu cầu tạo lập một thị trường chung Hàn Quốc - ASEAN với gần 600 triệu người thực sự rất cấp thiết. Từ thực tế này, hai bên đi đến thống nhất thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu khả năng theo đuổi AFTA song phương vào cuối năm 2003. Đây là cơ sở quan trọng để củng cố chính sách AFTA đa luồng của Hàn Quốc nhằm kiến tạo một nền thương mại toàn cầu dựa trên nền tảng hợp tác ASEAN - Hàn Quốc ở Đông Á.

27

Về phương diện đầu tư, trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX, nguồn vốn của Hàn Quốc ở Đông Nam Á có đặc điểm chỉ tập trung chủ yếu cho bốn đối tác truyền thống là Philippines, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, từ sau Chiến tranh lạnh, hoạt động này dần được Hàn Quốc mở rộng cho các nước thành viên ASEAN, nhờ vậy tổng số vốn FDI từ 340 triệu USD (1980-1989) đã tăng lên 4.662 tỷ USD (1990-1996). Ngay thời điểm năm 1991, FDI của Hàn Quốc dành cho ASEAN đã chiếm đến 29,6% tổng vốn đầu tư của quốc gia này ở nước ngoài21

. Quá trình tăng cường rót vốn vào khu vực Đông Nam Á hoàn toàn có chủ đích và nằm trong chiến lược phát triển Hàn Quốc thời điểm chuyển mình từ nền kinh tế “hướng nội tập trung” sang “hướng ngoại xuất khẩu”. Chính vì coi quan hệ kinh tế đối ngoại là đòn bẩy cho chương trình công nghiệp hóa nên việc lựa chọn một điểm đầu tư đông dân như Đông Nam Á có ý nghĩa then chốt trong việc giúp nước này chiếm lĩnh thị trường mới, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội địa khắc phục những nhược điểm cố hữu của nền kinh tế như giá nhân công cao, tài nguyên khan hiếm, chi phí vận chuyển lớn do vùng sản xuất xa nơi tiêu thụ.

Thời điểm năm 1993 trở về trước, Hàn Quốc tìm đến ASEAN hoàn toàn do sự hấp dẫn của yếu tố tài nguyên, trong đó có dầu mỏ nhưng từ sau năm 1994, tư duy nói trên đã dần thay đổi bởi các doanh nghiệp nước này thực sự mong muốn mở rộng thị trường và tiết giảm chi phí lao động bằng việc tập trung đầu tư cho Đông Nam Á, chủ yếu vào Indonesia và Việt Nam22. Điều này lý giải tại sao dù trước đó chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á với sự kéo lùi và trì hoãn hàng loạt dự án đầu tư nhưng ngay sau khi nền kinh tế trong nước được phục hồi (1999-2002), Hàn Quốc lại tăng cường đưa vốn vào ASEAN. Vì thế, chỉ trong vòng 10 năm (1990-2000), FDI của Hàn Quốc dành cho Đông Nam Á thậm chí đã tăng gần gấp đôi, từ 270 triệu USD lên đến 530 triệu USD23

.

Một phần của tài liệu Chiến lược hợp tác và phát triển quan hệ của hàn quốc với asean (2004 2017) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)