1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện

109 991 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 392,78 KB

Nội dung

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải được cung cấp thông tin tài chính hoàn hảo, có độ tin cậy cao với sự kiểm tra và xác nhận của kiểm toán độc lập. Đặc biệt t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phảiđược cung cấp thông tin tài chính hoàn hảo, có độ tin cậy cao với sự kiểmtra và xác nhận của kiểm toán độc lập Đặc biệt trong giai đoạn hiện naykhi nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệpnhà nước, các công ty được niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán

và phải công khai các thông tin tài chính hàng năm thì nhu cầu kiểm toánngày càng nhiều Hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toánđộc lập nói riêng đã và đang khẳng định được vai trò tích cực của mình.Thật vậy kiểm toán có một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tếnước ta hiện nay Kiểm toán là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩmô; các nhà đầu tư cần thông tin trung thực khách quan để có hướng đầu tưđúng đắn và những quyết định đầu tư này được đảm bảo về kinh tế và pháplý; Thông qua hoạt động kiểm toán tạo ra môi trường kinh doanh lànhmạnh và cuối cùng thông qua hoạt động kiểm toán như một biện pháp đểhạn chế các sai phạm tiềm tàng

Tiền là một loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp biểu hiện trựctiếp dưới hình thái giá trị Trên Báo cáo tài chính, khoản mục tiền củadoanh nghiệp có quan hệ với nhiều khoản mục khác như: Phải thu củakhách hàng, phải trả người bán, hàng tồn kho, phải trả công nhân viên….Vìvậy kiểm toán đối với tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính không thểtách rời việc kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan Mặt khác khảnăng sai phạm đối với khoản mục tiền là rất lớn và khoản mục này thườngđược đánh giá là trọng yếu trong mọi cuộc kiểm toán, điều này càng làmcho việc kiểm toán đối với tiền càng trở nên quan trọng trong kiểm toánBáo cáo tài chính của doanh nghiệp

Nhận thức được vai trò quan trọng của khoản mục vốn bằng tiềntrong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và với thực tế được thực tập tạicông ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội ( CPA HANOI ) em đã chọn đề tài:

“Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo

Trang 2

cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện” cho

báo cáo chuyên đề của mình Với đề tài này, em muốn hiểu rõ hơn bản chấtkiểm toán phần hành vốn bằng tiền trên cả phương tiện lý thuyết và thựctiễn

Nội dung của khoá luận tốt nghiệp được chia làm ba phần:

Phần 1: Lý luận chung về công tác kiểm toán Báo cáo tài chính và

kiểm toán vốn bằng tiền

Phần 2: Thực trạng kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo

cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội thực hiện

Phần 3: Bài học kinh nghiệm và một số ý kiến nhằm hoàn thiện chu

trình kiểm toán tiền tại công ty kiểm toán và kế toán Hà Nội

Trang 4

1.1 Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính.

Khi phân loại kiểm toán theo chức năng thì kiểm toán được phân biệtthành kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tàichính

Kiểm toán Báo cáo tài chính (Audit of Financial Statements) là sựkiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét của Kiểm toán viên về tính trungthực, hợp lý, hợp thức và hợp pháp của các báo cáo tài chính

Các khái niệm trung thực, hợp lý, hợp thức và hợp pháp được hiểunhư sau:

+ Trung thực: Là các thông tin tài chính phản ảnh đúng nội dung,bản chất và thực trạng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Hợp lý: Là các thông tin tài chính trên báo cáo tài chính phải đảmbảo độ tin cậy cần thiết, không có các sai phạm xét trên các khía cạnh trọngyếu

Do tính chủ quan của kế toán, không thể có các thông tin tài chínhphản ánh tuyệt đối chính xác tình hình tài chính của đơn vị Vì vậy, khinhận xét về độ tin cậy của các thông tin tài chính, kiểm toán viên không sửdụng thuật ngữ “ Chính xác” mà sử dụng thuật ngữ “ hợp lý”

+ Tính hợp thức: Một báo cáo tài chính được gọi là hợp thể thức khiđược lập phù hợp và tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành(hoặc được chấp nhận)

+ Tính hợp pháp: Các báo cáo tài chính đảm bảo tính hợp lệ theo cácquy định hiện hành và các thông tin tài chính đảm bảo tuân thủ các quyđịnh pháp luật có liên quan

Trang 5

1.2 Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính.

Trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán báo cáo tài chính là một nhucầu tất yếu, khách quan Kiểm toán là một trong các biện pháp kinh tế nhất

và hiệu lực nhất để khắc phục các rủi ro thông tin trong các Báo cáo tàichính do kế toán cung cấp

Đoạn 11, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 quy định : “ Mụctiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho Kiểm toán viên và công tykiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên

cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), cótuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên cáckhía cạnh trọng yếu hay không? ”

1.3 Các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính.

Các Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải luôn nắm vững mục

tiêu kiểm toán là đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo

tài chính trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tàichính các nguyên tắc cơ bản đó là:

 Tuân thủ pháp luật của nhà nước

Kiểm toán viên phải luôn luôn coi trọng và chấp hành đúng pháp luậtcủa nhà nước trong quá trình hành nghề kiểm toán và trong các giai đoạnthực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán viên cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạtđộng nghề nghiệp của mình và những nhận xét, đánh giá của mình trongbáo cáo kiểm toán Các trách nhiệm của Kiểm toán viên bao gồm:

+ Trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với khách hàng

Phần lớn các vụ kiện liên quan đến khách hàng là do các hành vi sailầm của Kiểm toán viên hơn là các hành vi vi phạm hợp đồng kiểm toán.Các sai lầm của Kiểm toán viên chủ yếu là do họ không đảm bảo tính thậntrọng, sự cẩn trọng và siêng năng cần thiết trong quá trình kiểm toán Tráchnhiệm của Kiểm toán viên trong trườn hợp này, theo pháp luật nước ta làphải bồi thường cho khách hàng

+ Trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với bên thứ ba

Một công ty kiểm toán có thể phải chịu trách nhiệm đối với bên thứ

ba nếu họ bị thiệt hại và đòi bồi thường vì đã dựa vào các báo cáo tài chính

Trang 6

không trung thực nhưng đã được kiểm toán viên xác nhận Sai lầm củaKiểm toán viên trong trường hợp này có thể là không đủ phẩm chất và nănglực chuyên môn cần thiết, hoặc tiến hành công việc thiếu sự cẩn thận, siêngnăng, hoặc đã dính líu vào những hành vi nghề nghiệp mất đạo đức…

+ Trách nhiệm hình sự của Kiểm toán viên

Ngoài trách nhiệm dân sự, Kiểm toán viên còn có thể bị truy cứutrách nhiệm hình sự do các hành vi phạm tội theo pháp luật của các nước

Luật pháp ở các nước đều quy định các trách nhiệm của Kiểm toánviên đối với khách hàng, đối với bên thứ ba cũng như trách nhiệm hình sựcủa Kiểm toán viên Ở nước ta, điều 15, quy chế kiểm toán độc lập trongnền kinh tế quốc dân cũng quy định “ Kiểm toán viên vi phạm quy chếkiểm toán, vi phạm pháp luật có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán chứngchỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật Nếu gây thiệt hại vật chất chokhách hàng thì phải bồi thường

 Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyêntắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, bao gồm:

+ Độc lập:

Độc lập là nguyên tắc cơ bản trong nghề nghiệp của Kiểm toánviên.Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên không được để cho các ảnhhưởng chủ quan hoặc khách quan, sự chi phối bởi lợi ích vật chất hoặc tinhthần làm mất đi tính độc lập của mình đối với khách hàng kiểm toán

Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị màmình có quan hệ hoặc quyền lợi kinh tế như góp cổ phần, cho vay hoặc vayvốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có kýkết hợp đồng kinh tế với khách hàng và đơn vị mà họ kiểm toán

Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị màbản thân họ có quan hệ họ hàng thân thuộc (như bố, mẹ, vợ chồng, con cái,anh chị em ruột) với những người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị,Ban giám đốc, các chức vụ trưởng, phó phòng tương đương) trong đơn vịđược kiểm toán

Trang 7

Để đảm bảo tính độc lập, Kiểm toán viên cũng không được vừa làmdịch vụ kế toán, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một đơn vị kháchhàng ở cùng một đơn vị.

+ Chính trực: Kiểm toán viên phải là người thẳng thắn, trung thực vàphải có chính kiến rõ ràng

+ Khách quan: Kiểm toán viên phải vô tư, công bằng, tôn trọng sựthật, không được thành kiến và thiên vị

+ Năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng: Kiểm toán viên phải thựchiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sựthận trọng cao nhất và tinh thần siêng năng về nghề nghiệp Các tổ chứcnghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, các công ty kiểm toán và các cơ sở đàotạo Kiểm toán viên phải thường xuyên đào tạo cho Kiểm toán viên tínhthận trọng, cẩn thận và siêng năng về nghề nghiệp cao hơn mức tối thiểucần thiết để có thể có hạn chế được rủi ro kiểm toán và thoát được sự trừngphạt về mặt pháp luật Kiểm toán viên cũng có nhiệm vụ duy trì, cập nhật

và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý

và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc

+ Tính bí mật: Kiểm toán viên phải bảo mật các thông tin có đượctrong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khichưa được phép của người có thầm quyền, trừ khi phải có nghĩa vụ côngkhai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệpcủa mình

+ Tư cách nghề nghiệp:

Kiểm toán viên phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không đượcgây ra những hành vi có thể làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình

+ Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên và các tổ chức kiểm toánphải tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn đã được quy định trong chuẩnmực kiểm toán Việt Nam hoặc các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và ViệtNam chấp nhận

2 Nội dung và chủ thể kiểm toán Báo cáo tài chính.

2.1 Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính.

Trang 8

Để có thể đưa ra ý kiến nhận xét về toàn bộ các báo tài chính, Kiểmtoán viên phải tiến hành kiểm toán từng bộ phận cấu thành – tức là các chỉtiêu trong báo cáo tài chính của đơn vị Do các chỉ tiêu trong Báo cáo tàichính có mối liên hệ mật thiết với nhau nên trong thực tế, công việc kiểmtoán báo cáo kiểm toán được phân chia thành các chu kỳ bao gồm:

+ Kiểm toán chu kỳ doanh thu và thu tiền

+ Kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự

+ Kiểm toán chu kỳ mua vào và thanh toán

+ Kiểm toán chu kỳ tồn kho, nhập kho, chi phí và giá thành

+ Kiểm toán chu kỳ huy động vốn (Nợ phải trả, nguồn vốn chủ sởhữu và hoàn trả)

+ Kiểm toán vốn bằng tiền

+ Kiểm toán tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

+ Kiểm toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn

+ Kiểm toán nguồn vốn

+ Kiểm toán doanh thu

+ Kiểm toán chi phí

+ Kiểm toán kết quả và phân phối kết quả

2.2 Chủ thể kiểm toán báo cáo tài chính.

 Kiểm toán viên nhà nước

Các Kiểm toán viên nhà nước thực hiện kiểm toán hoạt động nhưmột phần của kiểm toán báo cáo tài chính Quá trình kiểm toán báo cáo tàichính cùng gắn liền với cả kiểm toán tính tuân thủ các luật lệ, các nguyêntắc, các chế độ và các quy định có liên quan đến tình hình tài chính đơn vị

 Kiểm toán viên nội bộ

Chức năng quan trọng và chủ yếu nhất của kiểm toán viên nội bộ làthực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động trong đơn vị Tuy vậy, kiểm toánhoạt động cũng có thể được tiến hành cùng với kiểm toán báo cáo tài chính

và thường gắn liền với kiểm toán báo cáo tài chính

Khác với kiểm toán bên ngoài, trong khi kiểm toán báo cáo tàichính, Kiểm toán viên nội bộ còn kiểm toán cả các báo cáo kế toán quản trị

và báo cáo kế toán của các đơn vị thành viên trực thuộc Mục đích củakiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên nội bộ là giúp chủ doanh

Trang 9

nghiệp (hoặc thủ trưởng đơn vị) ký duyệt báo cáo tài chính Do tính độc lậpcủa kiểm toán viên nội bộ bị hạn chế nên về nguyên tắc kiểm toán viên nội

bộ các báo cáo tài chính không thể thay thế cho kiểm toán viên ở bên ngoài(kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập)

 Kiểm toán viên độc lập

Nhu cầu kiểm tra, xác nhận báo cáo tài chính đã làm nảy sinh kiểmtoán độc, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, kiểm toán báo cáotài chính do các kiểm toán viên độc lập của các tổ chức kiểm toán chuyênnghiệp là hoạt động mang tính thông lệ phổ biến Doanh thu từ dịch vụkiểm toán báo cáo tài chính thường chiếm trên 50% tổng doanh thu của cáccông ty kiểm toán hàng đầu thế giới

3 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Kiểm toán bảng khai tài chính không phải có trình tự như nhau chomỗi lần kiểm toán ở một cương vị cụ thể với điều kiện và lực lượng kiểmtoán cụ thể Mặc dù đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính chỉ là cácbảng khai tài chính song khách thể của kiểm toán tài chính lại rất đa dạng.Khách thể này có thể là các bộ, tỉnh, huyện, xã, là các cấp ngân sách nhànước, có thể là các doanh nghiệp có ngân sách riêng và các khách thể tựnguyện khác Đặc biệt là các đối tượng và khách thể phức tạp hoặc có thếlực cản trở hay cố tình dấu diếm vi phạm…trình tự công tác kiểm toáncũng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo như một nghệ thuật thực thụ Tuynhiên dù bản thân công tác kiểm toán khác nhau song trong mọi trườnghợp, tổ chức kiểm toán đều phải được thực hiện theo một quy trình chungvới ba giai đoạn cơ bản sau:

Các giai đoạn trong trong một quy trình kiểm toán

Trang 10

Giai đoạn IIThực hiện kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn ILập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn IIIHoàn thành kiểm toán

3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các Kiểm toán viêncần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lýcũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán Theo chuẩn mựckiểm toán Việt Nam số 300 quy định “ Kiểm toán viên và công ty kiểmtoán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiếnhành một cách có hiệu quả” Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt độngkiểm toán nói chung cũng như hoạt đông kiểm toán độc lập nói riêng lànhững hoạt động hết sức mới mẻ Trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạtđộng kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương phápđược vận dụng trong các cuộc kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn banđầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng Do vậy, kế hoạch kiểm toán cầnđược coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc kiểm toán.Thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong những năm vừa qua chothấy kế hoạch kiểm toán được lập đấy đủ và chu đáo là một trong nhữngnhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của một cuộc kiểm toán cũng nhưdẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp

Trang 11

Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Chương trình kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận có thể khái quát theo sơ đồ dưới

đây

Lập kế hoạch chiến lược.

Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm vàphương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựatrên hiểu biết về tình hình hoạt động, môi trường kinh doanh của đơn vịđược kiểm toán

Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn vềquy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chínhcủa nhiều năm

Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung,trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán

Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và đượcgiám đốc (hay người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt Kế hoạchchiến lược là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thựchiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán Kế hoạch chiến lược được lậpthành một văn bản hoặc lập thành một phần riêng trong kế hoạch kiểm toántổng thể.(Mẫu kế hoạch chiến lược xem ở phụ lục số 01)

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cụ thể hoá kế hoạch chiến lược vàphương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung và lịch trình và phạm vi dụ kiến

Trang 12

của các thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổngthể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theođúng thời gian dự kiến.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toántrong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểmtoán Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chươngtrình kiểm toán Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thểthay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việckiểm toán, phương pháp kỹ thuật kiểm toán đặc thù do Kiểm toán viên sửdụng

Những vấn đề chủ yếu Kiểm toán viên phải xem xét và trình bàytrong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm:

a.Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

 Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh

có tác động đến đơn vị được kiểm toán

 Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như: lĩnh vực hoạt độngkinh doanh, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả nhữngthay đổi từ lần kiểm toán trước

 Năng lực quản lý của ban giám đốc

b.Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

 Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng vànhững thay đổi trong chính sách đó

 Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán

 Hiểu biết của Kiểm toán viên về hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ và những điểm quan trọng mà Kiểm toán viên dự kiếnthực hiện trong kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

c Đánh giá rủi ro kiểm toán và mức độ trọng yếu.

Rủi ro kiểm toán

Trang 13

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do Kiểm toán viên và công ty kiểm toánđưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểmtoán còn có những sai xót trọng yếu Rủi ro kiểm toán gồm ba bộ phậnchính: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện.

+ Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn vốn có do khả năng từng nghiệp

vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai xót trọng yếu khitính riêng rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từngnghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặctính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngănngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời

+ Rủi ro phát hiện: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp màtrong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên và công ty kiểm toán không pháthiện được

Sự biến động của rủi ro phát hiện dựa theo đánh giá của Kiểm toánviên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được thể hiện trong bảng sauđây:

Đánh giá của Kiểm toán viên về rủi ro

Trang 14

Trong đó mỗi loại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được chiathành ba mức: Cao, trung bình, thấp

Loại rủi ro phát hiện được chia thành năm mức: Cao nhất, cao, trungbình, thấp, thấp nhất

Mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát Ví dụ trường hợp mức độ rủi ro tiêm tàng được Kiểm toánviên đánh giá là cao và mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thìmức độ rủi ro phát hiện được đánh giá là trung bình nhằm giảm rủi ro kiểmtoán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được Ngược lại nếu mức độ rủi

ro tiềm tàng là thấp và mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá là trung bìnhthì có thể xác định mức độ rủi ro phát hiện là cao nhưng vẫn đảm bảo rủi rokiểm toán là thấp có thể chấp nhận được

Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của mộtthông tin hoặc một số liệu trong Báo cáo tài chính

Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “ Tính trọng yếu trongkiểm toán”, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiềunhau nghĩa là nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp vàngược lại Kiểm toán viên phải quan tâm mối quan hệ này khi xác định bảnchất, thời gian và phạm vi của thủ tục kiểm toán cần thực hiện

d.Nội dung, lịch trình và phạm vi thủ tục kiểm toán.

Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán

 Ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới các công việc kiểm toán

 Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với cácthủ tục kiểm toán độc lập

e Phối hợp chỉ đạo giám sát và kiểm tra

 Sự tham gia của các Kiểm toán viên khác trong công việc kiểmtoán những đơn vị cấp dưới như các công ty con, các chi nhánh, các đơn vịtrực thuộc

 Sự tham gia của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác

 Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán

 Yêu cầu về nhân sự

f Các vấn đề khác cần quan tâm

Trang 15

Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị

Những vấn đề đặc biệt quan tâm như sự hiện hữu của các bên liên

 Chương trình kiểm toán.

Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho Kiểm toánviên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phươngtiện ghi chép, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán Chươngtrình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung lịchtrình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cầnthiết cho từng phần hành

Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộckiểm toán Khi xây dựng chương trình kiểm toán, Kiểm toán viên phải xemxét các đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độđảm bảo phải được thông qua thử nghiệm cơ bản Kiểm toán viên cần phảixem xét:

+ Thời gian để thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơbản

+ Sự phối hợp từ phía khách hàng, từ trợ lý kiểm toán trong nhóm và

sự tham gia của Kiểm toán viên khác hoặc các chuyên gia khác

3.2 Thực hiện kiểm toán.

Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp

kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thậpbằng chứng kiểm toán Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tíchcực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xácthực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ sởnhững bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy

Quá trình thực hiện kiểm toán được tiến hành theo trình tự sau:+ Thực hiện thủ tục kiểm soát

+ Thực hiện thủ tục phân tích

Trang 16

+ Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.

 Thực hiện thủ tục kiểm soát.

Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểmsoát nội bộ với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểmsoát nội bộ có hiệu lực Khi đó, thủ tục thủ tục kiểm soát được triển khainhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của hệthống kiểm soát nội bộ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 quy định “Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thuthập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệucủa hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ ”

Các cách thức hay phương pháp cụ thể được áp dụng trong kiểm tra

hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:

Thực hiện thủ tục phân tích chủ yếu trải qua các giai đoạn sau:

+ Phát triển một mô hình: Kết hợp các biến tài chính và hoạt động.Khi phát triển một mô hình, chúng ta xác định các biến tài chínhhoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng Chẳng hạn chi phí về tiềnlương có thể là sản phẩm của các biến số như: số lượng nhân viên và mứctiền lương bình quân hoặc số lượng sản phẩm hoặc đơn giá tiền lương…việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hình cần căn cứ vào mụcđích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về các dữliệu Như vậy khi kết hợp được những biến độc lập có liên quan, mô hình

sẽ cho ta nhiều thông tin hơn, dự đoán sẽ chính xác hơn

+ Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ

Để đảm bảo tính độc lập của dữ liệu cần chi tiết hoá các dự tính; các

dữ liệu càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao do tính độc lập với tài khoảnđược dự tính được tăng lên

Trang 17

Để đánh giá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét trên nhiều mặt như:Nguồn của dữ liệu; tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu

từ nhiều năm trước; mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng

+ Ước tính giá trị và so sánh giá trị ghi sổ

Dựa theo mô hình và trên cơ sở dữ liệu độc lập và tin cậy có thể sosánh ước tính này với giá trị ghi sổ phép so sánh này cần chú ý tới những

su hướng sau: Tính thường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đangđược nghiên cứu, tính biến động tất yếu và biến động bất thường

+ Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụđược kiểm toán chứa đựng sai sót Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu

từ những nhân viên của khách thể kiểm toán, ít nhất là những minh chứngcho những vấn đề quan trọng

+ Xem xét những phát hiện qua kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần đượcđánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sóttrong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thốngthông tin và những vấn đề khác Do vậy mọi chênh lệch được phát hiệntrong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cơ sởdẫn liệu, cả về mục tiêu kiểm toán và cả về tình hình kinh doanh của kháchhàng

.Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể như sosánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế và quan sát, soát xét lại chứng

từ, sổ sách, để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dưtrên khoản mục hay loại nghiệp vụ Quá trình kiểm tra chi tiết gồm cácbước cơ bản sau:

Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: Bước này bao gồm:

+ Xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật: thu thập bằng chứngkiểm toán về sai phạm trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu thuộc các mục

Trang 18

tiêu kiểm toán và ước tính giá trị chênh lệch kiểm toán đối với cơ sở dẫnliệu đó.

+ Lựa chọn các khoản mục trong tổng thể bao gồm cả xác định sốlượng khoản mục (số lượng mẫu) và chon mẫu khoản mục để kiểm toán(mẫu chọn)

Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết

Lựa chọn khoản mục chính: các khoản mục chính là những khoảnmục mà dựa trên đánh giá, kinh nghiệm và sự hiểu biết về tình hình kinhdoanh của khách hàng kiểm toán thấy chúng là khoản mục không phát sinhthông thường, không dự đoán trước hay dễ có sai phạm

Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoảnmục đã chọn như xác nhận và kiểm tra thực tế (kiểm kê)

Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết bởi sau kiểm tra xác định có chênhlệch kiểm toán thì phải điều tra về tính chất và nguyên nhân, cân nhắc tínhtrọng yếu của chênh lệch kiểm toán này trong cơ sở dẫn liệu Báo cáo tàichính về một mục tiêu kiểm toán

Xử lý chênh lệch kiểm toán: xử lý chênh lệch kiểm toán tuỳ thuộcvào loại chênh lệch kiểm toán, nguyên nhân của những chênh lệch và cảnhững thủ tục tiến hành khi phát hiện trong quá trình kiểm toán cho thấy cósai sót

3.3 Kết thúc công việc kiểm toán.

Đây là bước thực hiện những công việc cuối cùng để hoàn tất kiểmtoán theo hợp đồng Các bước công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toángồm:

 Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán.

Các Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phátsinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính có hai loại sự kiện đólà:

Những sự kiện cung cấp thêm thông bằng chứng về các sự kiện đãtồn tại vào ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính

Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp saungày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính

Trang 19

Các sự kiện trên có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp được phát sinh theo 3 giai đoạn: các sự kiện phát sinhđến ngày ký báo cáo kiểm toán, các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báocáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố Báo cáo tài chính và các sự kiệnđược phát hiện sau ngày công bố Báo cáo tài chính Theo đó, Kiểm toánviên phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằmthu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cảnhững sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có ảnhhưởng đến báo cáo tài chính và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyếtminh trong Báo cáo tài chính Trường hợp Kiểm toán viên biết được có sựkiện có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính phát sinh sau ngày kýBáo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính hoặc saungày công bố báo cáo tài chính, thì phải cân nhắc xem có nên sửa lại Báocáo tài chính và Báo cáo kiểm toán hay không và thảo luận vấn đề này vớigiám đốc của đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp thích hợp tuỳtheo từng trường hợp cụ thể.

 Lập báo cáo kiểm toán.

 Khái niệm: Báo cáo kiểm toán: là báo cáo bằng văn bản do Kiểm toán viên lập và công bố trong đó đưa ra ý kiến nhận xét của mình về đối tượng kiểm toán

 Nội dung của báo cáo kiểm toán:

+ Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán

+ Số hiệu của báo cáo: thể hiện tính hợp pháp và pháp lý

+ Tiêu đề: Chỉ rõ hơn đối tượng của của cuộc kiểm toán

+ Người nhận báo cáo

+ Lời mở đầu: trình bày đối tượng và trách nhiệm của các bên

+ Căn cứ vào phạm vi kiểm toán

+ Ý kiến nhận xét của Kiểm toán viên: bao gồm bốn loại ý kiến sau:

Trang 20

+ Chữ ký và con dấu của Kiểm toán viên và công ty kiểm toán

Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán.

Trước khi kết thúc cuộc kiểm toán, Kiểm toán viên phải hoàn chỉnh

hồ sơ kiểm toán để làm căn cứ, cơ sở cho mọi ý kiến nhận xét

Các thông tin lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán liên quan đến:

+ Kế hoạch kiểm toán

+ Việc thực hiện cuộc kiểm toán: nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục đã được thực hiện

II LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

1 Phân loại tiền và đặc điểm của khoản mục tiền ảnh hưởng tới kiểm toán

1.1 Phân loại tiền:

Tiền là một loại tài sản lưu động của đơn vị tồn tại trực tiếp dướihình thái giá trị Trên bảng cân đối kế toán tiền được trình bày ở phần tàisản thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Dựa theo tính chất cất trữ củatiền thì người ta chia tiền thành ba loại:

 Tiền mặt: Đây là số tiền được lưu trữ tại két của doanhnghiệp.Tiền mặt bao gồm: Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàng, bạc, đáquý, kim loại quý…

 Tiền gửi ngân hàng: Đây là số tiền được lưu trữ tại ngân hàng củadoanh nghiệp Tiền gửi ngân hàng có thể gồm: Tiền Việt Nam đồng, ngoại

tệ các loại, vàng, bac, đá quý,…

Trang 21

Phải thu

D Thu

Giảm trừ

Chu trình Bán hàng- Thu tiền

 Tiền đang chuyển: Đây là số tiền của doanh nghiệp đang trong quátrình “ xử lý” như chuyển gửi vào ngân hàng, kho bạc, chuyển trả chokhách hàng, khách hàng thanh toán qua ngân hàng hoặc đường bưu điệnnhưng doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngânhàng hay thông báo của Bưu điện về việc hoàn thành nghiệp vụ Tiền đangchuyển cũng có thể là tiền Việt Nam đồng nhưng cũng có thể là ngoại tệcác loại

1.2 Đặc điểm của tiền ảnh hưởng tới kiểm toán.

Tiền là một loai tài sản lưu động của doanh nghiệp được trình bàytrước tiên trên bảng Cân đối kế toán Khoản mục tiền thường đóng vai tròquan trọng trong quá trình phân tích về khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp Nếu số dư tiền quá thấp chứng tỏ khả năng thanh toán tứcthời gặp nhiều khó khăn trong khi nếu số dư tiền quá cao chứng tỏ một điềukhông tốt vì sử dụng tiền trong vòng quay vốn không có hiệu quả

Các nghiệp vụ về tiền thường phát sinh thường xuyên với số lượnglớn và có quy mô khác nhau Mặc dù tiền có nhiều ưu điểm trong hoạtđộng thanh toán kể cả trong quá trình bảo quản, sử dụng nhưng cũng chínhđiều này cũng dẫn tới khả năng sai phạm tiềm tàng rất cao khi kiểm toáncần phải chú ý

Tiền có liên quan đến nhiều chu trình nghiệp vụ khác nhau và điềunày dẫn tới những khả năng sai phạm từ các khoản mục có liên quan trongchu trình tới khoản mục tiền và ngược lại Về mối quan hệ giữa tiền và cácchu trình nghiệp vụ khác có liên quan có thể khái quát thông qua sơ đồdưới đây:

Trang 22

D Thu

Giảm trừ

Chu trình Bán hàng- Thu tiền

Khoá luận tốt nghiệp

Với các đặc điểm nêu trên có thể thấy tiền là một khoản mục quantrọng nhưng lại dễ trình bày sai lệch, khả năng mất mát, gian lận lớn Điềunày dẫn tới trong bất cứ cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nào thì kiểm toántiền luôn là một nội dung quan trọng cho dù số dư của khoản mục tiền cóthể là không trọng yếu

Kinh nghiệm kiểm toán từ các công ty kiểm toán lớn cho thấy khảnăng sai phạm đối với tiền là rất đa dạng Sai phạm có thể sảy ra ở cả baloại tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Đồng thời saiphạm có thể liên quan tới tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ hay là vàng,bạc, đá quý, kim loại quý…

 Đối với tiền mặt khả năng sai phạm thường có các trường hợpsau:

+ Tiền được ghi chép không có thực trong két tiền mặt

+ Các khả năng chi khống, chi tiền quá giá trị thực bằng cách làmchứng từ khống, sửa chữa chứng từ, khai tăng chi, giảm thu để biển thủtiền

+ Khả năng hợp tác giữa thủ quỹ và cá nhân làm công tác thanh toántrực tiếp với khách hàng để biển thủ tiền

+ Khả năng mất mát tiền do điều kiện bảo quản, quản lý không tốt.+ Khả năng sai sót do những nguyên nhân khác nhau dẫn tới khaităng hoặc khai giảm khoản mục tiền trên bảng Cân đối kế toán

Trang 23

+ Đối với ngoại tệ, khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi quy đổi vớimục đích trục lợi khi tỷ giá thay đổi hoặc thanh toán sai do áp dụng sainguyên tắc hạch toán ngoại tệ.

 Đối với tiền gửi ngân hàng, khả năng sảy ra sai phạm dường nhưthấp hơn do cơ chế kiểm soát, đối chiếu với tiền gửi ngân hàng thườngđược đánh giá là khá chặt chẽ Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra khả năng cácsai phạm dưới đây:

+ Quên không tính tiền khách hàng

+ Tính tiền khách hàng với giá thấp hơn giá do công ty ấn định

+ Sự biển thủ tiền thông qua việc ăn chặn các khoản tiền thu từkhách hàng trước khi chúng được ghi vào sổ

+ Thanh toán một hoá đơn nhiều lần

+ Thanh toán tiền lãi cho một phần tiền cao hơn hiện hành

+ Khả năng hợp tác giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên thực hiệngiao dịch thường xuyên với ngân hàng

+ Chênh lệch giữa số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kếtoán ngân hàng tại đơn vị

 Đối với tiền đang chuyển: Do tính chất và đặc điểm của tiền đangchuyển mà sai phạm đối với mục này có mức độ thấp Tuy nhiên khả năngsai phạm tiềm tàng của tiền đang chuyển cũng rất lớn:

+ Tiền bị chuyển sai địa chỉ

+ Ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán

+ Nộp vào tài khoản muộn và dùng tiền vào mục đích khác

2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán vốn bằng tiền.

2.1 Mục tiêu kiểm toán vốn bằng tiền.

Xuất phát từ những đặc điểm và ảnh hưởng trên, trong quy trìnhkiểm toán Báo cáo tài chính đối với tiền thường xácđịnh các mục tiêu kiểmtoán sau đây:

Mục tiêu

Trang 24

Tính hiện hữu Số dư tài khoản tiền vào ngày lập Báo cáo là có thực

Tính đầy đủ Tất cả các nghiệp vụ liên quan tới tiền đều được ghi chép, tất

cả các loại tiền đều được ghi chép, phản ánhTính đánh giá Tiền các loại phải được tính giá đúng đắn theo các nguyên tắc

được quy định trong hạch toán tiềnTính chính xác

số học

Số dư tài khoản tiền mặt phải được tính toán, ghi sổ và chuyển

sổ chính xácPhân loại và

trình bày

Tiền được phản ánh trên Báo cáo bao gồm tiền mặt, tiền gửi,tiền đang chuyển theo đúng cách phân loại đối với tiền quyđịnh

Sở hữu Tiền của doanh nghiệp phải được phản ánh đúng là tài sản của

doanh nghiệp

2.2 Căn cứ kiểm toán vốn bằng tiền

Công việc kiểm toán vốn bằng tiền phải dựa vào các căn cứ chủ yếusau đây:

+ Các chính sách, chế độ liên quan đến quản lý vốn bằng tiền như: Quy định về mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, chế độ kế toánkhông dùng tiền mặt, quy định về phát hành séc, về quản lý và hạch toánngoại tệ v v

+ Các quy định của hội đồng quản trị (hay Ban giám đốc) đơn vị vềtrách nhiệm của thủ tục phê chuẩn, xét duyệt, chi tiêu vốn bằng tiền, quyđịnh về phân công trách nhiệm giữ quỹ, kiểm kê, đối chiếu…

+ Báo cáo tài chính

+ Các chứng từ tài liệu về thu, chi , chuyển tiền,…

+ Sổ sách kế toán và các tài khoản vốn bằng tiền (sổ tổng hợp, sổ chitiết, và các chứng từ, tài liệu, sổ kế toán khác có liên quan)

3 Kiểm soát nội bộ đối với tiền.

3.1 Nguyên tắc hạch toán tiền.

Do đặc điểm của tiền, để quản lý tốt đối với tiền trên nhiều khía cạnhkhác nhau kế toán đối với tiền có những điểm đặc biệt Trước hết điều nàyđược thể hiện ở các nguyên tắc hạch toán hạch toán được áp dụng đối vớitiền đó là:

Trang 25

 Nguyên tắc tiền tệ thống nhất

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép theo mộtđồng tiền thống nhất được quy định là tiền Việt Nam đồng ( VND ) điềunày có nghĩa là các nghiệp vụ có liên quan tới các loại ngoại tệ khác nhaukhi hạch toán phải quy đổi theo tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế liênngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

 Nguyên tắc cập nhật thường xuyên

Các nghiệp vụ liên quan tới tiền đều phải được cập nhật, ghi chépthường xuyên Nguyên tắc này cũng bao hàm cả việc ghi chép, hạch toánnghiệp vụ tiền phải đúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ

 Nguyên tắc phân công phân nhiệm.

Sự phân công công việc trong các nghiệp vụ liên quan đối với tiềnphải có sự phân tách đáng kể trong mối quan hệ đối với các chu trình cóliên quan với tiền cụ thể Ví dụ trong chu trình nghiệp vụ bán hàng-thu tiền

sự phân tách về công việc thu tiền với công việc bán hàng, thu tiền, giữtiền…đảm bảo khả năng phát hiện các sai phạm đồng thời thúc đẩy quátrình sử lý thông tin nhanh hơn, mang tính chuyên môn hoá hơn và rõ ràng

nó sẽ làm giảm khả năng sai phạm trong chu trình này

 Nguyên tắc bất kiêm nhiệm.

Nguyên tắc này phải có sự cách lý một số chức năng đặc thù liênquan tới tiền trong doanh nghiệp Sự cách ly một số chức năng ghi chép,phê chuẩn và chức năng quản lý trực tiếp đối với tiền là vô cùng quantrọng Một sự cách ly các chức năng này không hợp lý đều có thể làm giatăng khả năng sai phạm tiềm tàng mà thủ tục kiểm soát được thiết kế khóphát hiện ra VD một người vừa là thủ quỹ, vừa thực hiện chức năng ghichép kế toán các nghiệp vụ thu - chi thì khả năng phát hiện ra bản thân cácsai phạm tiềm ẩn trong nghiệp vụ thu – chi rất hạn chế Bên cạnh đó cũng

sẽ rất khó khăn trong hoạt động kiểm soát nếu có những dấu hiệu cho thấythủ quỹ này gian lận tiền thu của khách hàng hoặc chi khống …

 Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn.

Nguyên tắc này hướng yêu cầu trước khi các nghiệp vụ thu tiền đượcthực hiện cần thiết phải có sự phê chuẩn đúng mực Sự uỷ quyền và phêchuẩn tốt sẽ tạo ra điều kiện tốt phục vụ cho việc kiểm soát đối với các

Trang 26

nghiệp vụ nói chung và các nghiệp vụ về tiền nói riêng VD trong mộtdoanh nghiệp khi mà các nghiệp vụ chi tiêu thường xuyên với số lượng lớn,thủ trưởng có thể thực hiện uỷ quyền cho cấp phó thực hiện việc phêchuẩn đối với các nghiệp vụ chi tiêu ấy Tuy nhiên việc uỷ quyền phải nằmtrong giới hạn về không gian và thời gian nhất định đồng thời nó phải đượcquy định một cách rõ ràng cụ thể.

3.2 Kiểm soát nội bộ đối với tiền

Kiểm soát nội bộ đối với tiền được thực hiện rất đa dạng trong mỗiloại hình doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên việc kiểm soát đối với tiềnthường hướng tới những điểm cơ bản sau đây khi thiết lập:

+ Phân tách các chức năng phê chuẩn nghiệp vụ thu, chi tiền với ghichép sổ sách về tiền, và với chức năng quản lý tiền

+ Tập chung được các đầu mối thu tiền Đây là cơ sở cho việc kiểmsoát được toàn bộ số thu về của doanh nghiệp

+ Ghi chép kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ thu, chi tiền

+ Tăng cường các giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng

+ Đối chiếu số liệu giữa kế toán với bộ phận quản lý tiền

Kiểm soát nội bộ đối với tiền được thiết kế riêng đối với từng hoạtđộng cụ thể như sau:

Đối với hoạt động thu tiền.

Trong trường hợp là thu tiền tù hoạt động bán hàng và cung cấp dịch

vụ thì việc áp dụng chính sách thu tiền tập chung phân công cho một nhânviên thực đảm nhận rất phổ biến để ngăn ngừa khả năng sai phạm là vôcùng thiết thực Cùng với việc bố trí như trên thì một thủ tục kiểm soát đốivới nghiệp vụ thu tiền chính là việc đánh số trước đối với các chứng từ thutiền như phiếu thu, biên lai nhận tiền,… cũng được xem là thủ tục kiểmsoát có hiệu quả Đối với trường hợp bán lẻ các hàng hoá, sản phẩm các thủtục trên vẫn cần phải được tôn trọng nhưng cần phải có các thủ tục khácmang tính đặc chưng riêng đối với những nghiệp vụ này Cụ thể đối vớinhững nghiệp vụ thu tiền như vậy có thể áp dụng hệ thống máy tính tiền tựđộng để khách hàng có thể nhìn thấy, kiểm tra trong quá trình mua hàng(sử dụng hệ thống mã số, mã vạch cho từng loại hàng hoá) phiếu tính tiền

Trang 27

phải được in ra cùng với các thông tin về hàng hoá, sản phẩm mà kháchhàng mua đồng thời khuyến khích khách hàng nhận hoá đơn; cuối ngày nêntính tổng số tiền thu được từ hàng hoá, sản phẩm bán ra trên cơ sở có đốichiếu với kết quả kiểm kê hàng hoá cuối mỗi ngày hoặc tại thời điểm giao

ca Nếu đơn vị không có hệ thống tính tiền tự động thì thủ tục lập báo cáothu trong ngày, kết hợp với ghi chép từng nghiệp vụ bán hàng là rất cầnthiết để có thể kiểm soát được số tiền thu được từ bán hàng hoá, sản phẩm

Trong điều kiện hệ thống thanh toán điện tử đang phát triển với sựphát triển của hệ thống ngân hàng thì việc thanh toán qua hệ thống này là mộtgiải pháp kiểm soát tương đối toàn diện và đem lại hiệu quả kiểm soát cao

Trong trường hợp thu nợ của khách hàng, thủ tục kiểm soát như cungcấp phiếu thu hoặc biên lai thu tiền là cần thiết đơn vị phải quản lý chặtchẽ đối với các giấy giới thiệu trong trường hợp thu tiền tại người muahoặc khi đối chiếu công nợ với khách hàng Trường hợp thanh toán quangân hàng hay khách hàng chuyển tiền thanh toán thì kiểm soát đối vớigiấy báo có và định kỳ đối chiếu với công nợ là thủ tục hữu hiệu để ngănchặn khả năng sai phạm trong những nghiệp vụ này

Đối với hoạt động chi tiền

Hoạt động chi tiền được phân chia với thu tiền chi mang tính chấttương đối khi xem xét thủ tục kiểm soát đối với nghiệp vụ này Về cơ bảnnhững thủ tục kiểm soát đối với chi tiền đem lại hiệu quả trong việc ngănchặn khả năng sai phạm bao gồm:

+ Vận dụng triệt để nguyên tắc uỷ quền và phê chuẩn trong chi tiền.Khi phê chuẩn thực hiện chi tiền cần dựa trên cơ sở là các văn bản cụ thể

về xét duyệt chi tiêu và kiểm soát chi này phải để lại dấu vết trực tiếp

+ Sử dụng chứng từ là phiếu chi phải có đánh số trước Trong quá trìnhphát hành, nếu có sai thì phải lưu giữ chứng từ sai làm căn cứ cho đối chiếu

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán Khi cácphương tiện thanh toán điện tử phát triển thì việc sử dụng các phương tiệnthanh toán điện tử, thanh toán qua ngân hàng sẽ giúp ích lớn trong việcngăn chặn và phát hiện khả năng sai phạm trong thanh toán

Trang 28

+ Thực hiện việc đối chiếu định kỳ với ngân hàng, với nhà cung cấp.Đây là thủ tục kiểm soát tốt để phát hiện ra các chênh lệch giữa những ghichép của bản thân doanh nghiệp với những ghi chép độc lập của bên kia.

4 Kiểm toán tiền.

Thực hiện kiểm tra kiểm soát đối với tiền.

Các khảo sát kiểm soát đối với tiền thường tập chung vào sự hiệndiện của các quy chế kiểm soát tiền, sự hoạt động của các quy chế kiểmsoát tiền và sự hoạt động liên tục của các quy chế kiểm soát tiền

Để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền, Kiểm toánviên có thể soạn thảo bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ đối với tiềnhoặc lập lưu đồ về kiểm soát đối với tiền hoặc có thể lập bảng câu hỏi vềkiểm soát nội bộ đối với tiền

Ví dụ về Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền được thiết kếnhư sau:

1 Có phân chia trách nhiệm giữa thủ

quỹ và kế toán quỹ hay không?

2 Các phiếu thu, phiếu chi có được đánh

số trước một cách liên tục trước hay

không/

3 Có thiết lập trình tự luân chuyển cho

tiền không?

4 Có phân quyền trong phê chuẩn đối

với nghiệp vụ thu, chi hay không?

5 Có xác nhận trực tiếp trên chứng từ

6 Có kiểm kê quỹ hay không?

7 Có đối chiếu giữa nhật ký quỹ và sổ

quỹ hay không?

8 Có đối chiếu định kỳ giữa sổ cái tài

khoản ngân hàng và sổ phụ ngân hàng

không?

Sau đó khi đã có được những mô tả về hệ thống kiểm soát nội bộ ,Kiểm toán viên tiến hành các thể thức khác nhau để khảo sát đối với kiểm

Trang 29

soát nội bộ tiền và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với tiền Các thể thức cóthể gồm: Quan sát, phỏng vấn, điều tra, xem xét.

Kiểm tra kiểm soát đối với tiền mặt:

Về nội dung thực hiện các khảo sát kiểm soát đối với tiền mặt có thểkhái quát theo bảng dưới đây:

Mục tiêu kiểm toán Khảo sát kiểm soát các nghiệp vụ tiền mặt

Mục tiêu tồn tại và xảy ra:

các nghiệp vụ liên quan

tới tiền được ghi chép đã

xảy ra và có căn cứ hợp

- Kiểm tra bằng chứng thu, chi tiền mặt có phê duyệt

- Kiểm tra các chứng từ có thu, chi lớn

- Đối chiếu chứng từ gốc với phiếu thu, chi

- Kiểm tra các chứng từ chi, thu về giảm giá, chiếtkhấu, hàng bán bị trả lại,

Mục tiêu trọn vẹn các

nghiệp vụ liên quan tới

thu, chi tiền đều được ghi

- Rà soát lại việc tính toán, quy đổi tiền, vàng bạc đáquý trong thanh toán

Mục tiêu chính xác số học:

Các nghiệp vụ tiền đều

được tổng hợp và ghi vào

Quyền và nghĩa vụ - Thường không đặt ra trong kiểm toán đối với tiền.Mục tiêu trình bầy và thể

hiện: Các nghiệp vụ tiền

đều được hạch toán đúng

vào các khoản mục, vào

tài khoản có liên quan

- Kiểm tra phân biệt chi tiết, cụ thể trong hạch toántrên các sổ kế toán tiền mặt và sự trình bày công khaiđầy đủ, đúng đắn khoản tiền mặt trên bảng kê tiền mặt

và trên báo cáo tài chính

Trang 30

Kiểm tra kiểm soát đối với tiền gửi ngân hàng.

Các thủ tục khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với tiền gửi ngân hàng

về cơ bản tương tự như đối với tiền mặt Những khảo sát phổ biến thườngphải thực hiện bao gồm:

+ Khảo sát, xem xét về sự tách biệt hoàn toàn trách nhiệm giữachức năng ký phát hành séc chi tiền và chức năng thực hiện nghiệp vụthanh toán có được đảm bảo hay không

+ Xem xét việc quản lý chi tiêu séc gửi ngân hàng, việc ký séc,việc sử dụng séc của đơn vị có đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lýséc hay không

+ Khảo sát về sự kiểm tra nội bộ của đơn vị đối với tiền gửi ngânhàng có được áp dụng đầy đủ và thường xuyên hay không đặc biệt lãem xétđối với việc quy định và thực hiện chức năng kiểm soát nghiệp vụ chi, kýséc đơn vị

+ Khảo sát về sự kiểm soát nội bộ trong tổng hợp, kiểm tra, đốichiếu liên quan đến tiền gửi ngân hàng, như công việc đối chiếu, tổng hợpcân chỉnh hàng tháng, người thực hiện đối chiếu và độc lập của người thựchiện với các ngân hàng có giao dịch như thế nào

Kiểm tra kiểm soát đối với tiền đang chuyển.

Thủ tục kiểm soát chủ yếu tập trung và phân cấp và phân nhiệm chocán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện chuyển tiền và sự phê chuẩn đối vớiviệc chuyển tiền của đơn vị Điều này làm ảnh hưởng tới việc thiết kế cáckhảo sát đối với nghiệp vụ tiền đang chuyển Thông thường, các khảo sátkiểm soát đối với nghiệp vụ tiền đang chuyển bao gồm:

+ Kiểm tra việc phân công nhiệm vụ cho người thực hiện chuyểntiền có đảm bảo các quy định về chuyển tiền không Kiểm tra qui trình thựchiện qui trình này trên thực tế như thế nào

+ Kiểm tra các qui định về chuyển tiền như hồ sơ thanh toán, uỷnhiệm thu, uỷ nhiệm chi,… Kiểm tra việc phê chuẩn đối với các hồ sơ, thủtục liên quan tới chuyển tiền của người có thẩm quyền

Ngoài hai khảo sát trên, trong quá trình thực hiện Kiểm toán viênphải kết hợp với việc thực hiện các khảo sát về tiền mặt, tiền gửi ngânhàng, trong quá trình quản lý vốn bằng tiền nói chung

Trang 31

4.2 Kiểm tra chi tiết các loại tiền.

 Kiểm tra chi tiết đối với tiền mặt.

Các thủ tục khảo sát chi tiết đối với tiền mặt có thể được khái quáttheo bảng sau đây:

- Đối chiếu số liệu về số dư, số phát sinh trên sổ quỹ (của thủquỹ) với sổ kế toán, đối chiếu số liệu trên nhật ký thu, chi tiền mặtvới sổ cái tài khoản tiền mặt

- Tính toán lại số phát sinh, số dư tổng hợp trên sổ cái tài khoảntiền mặt

sổ cái tài khoản tiền mặt

- Đối chiếu kiểm tra số liệu giữa sổ cái tiền mặt với sổ nhật ký(nhật ký chung, nhật ký thu, chi tiền,.) hoặc với bảng tổng hợpchứng từ ghi sổ

- Đối chiếu kiểm tra số liệu của khoản mục tiền mặt trên báocáo lưu chuyển tiền tệ với số liệu trên sổ kế toán có liên quan (sổcái và sổ chi tiết tiền mặt)

- Kiểm tra việc ghi giá trị từng chứng từ vào sổ kế toán tiền mặt

và sổ kế toán khác có liên quan Đối chiếu việc ghi sổ phù hợp vớicác đối tượng thanh toán (thu, chi) tiền

- Rà soát lại (tính toán) việc tính toán quy đổi các khoản thu, chitiền mặt là ngoại tệ và việc hạch toán vào các sổ liên quan (nhật

ký, sổ chi tiêt ngoại tệ , sổ thanh toán…)

- Tính toán lại và kiểm tra việc tính toán giá trị vàng bạc, đá quýnhập xuất, và tồn quỹ tiền mặt

Các nghiệp - Chọn mẫu theo thời gian và liệt kê các chứng từ phát sinh, từ đó

Trang 32

- Đối chiếu về ngày tháng của nghiệp vụ thu, chi tiền với ngàylập chứng từ thu, chi và với ngày ghi sổ kế toán.

- Chứng kiển kiểm kê quỹ tiền mặt từ đó đối chiếu với số dư trên

sổ quỹ và trên sổ kế toán tiền mặt

- Đối chiếu ngày ghi sổ nộp tiền vào ngân hàng và xác nhậntương ứng của ngân hàng

- Kiểm tra sự phân biệt chi tiết, cụ thể trong hạch toán trên các sổ

kế toán tiền mặt và sự trình bày công khai, đầy đủ, đúng đắn cáckhoản tiền mặt trên các bảng kê và trên các Báo cáo tài chính

 Kiểm tra chi tiết về tiền gửi ngân hàng

Các thủ tục kiểm tra chi tiết thông thường phổ biến đối với số tiềngửi ngân hàng về cơ bản cũng tương tự như kiểm toán tiền mặt ở trên tuynhiên nó cũng có những đặc điểm riêng đặc thù đối với tiền gửi ngân hàngnhư sau:

+Lập bảng kê chi tiết về tiền gửi ngân hàng và đối chiếu với số dưtrong sổ cái, đối chiếu với số liệu của ngân hàng xác nhận

+ Trong quá trình thực hiện, Kiểm toán viên có thể thu thập hoặc lậpbảng kê chi tiết về các loại tiền gửi ngân hàng Kiểm toán viên có thể thựchiện đối chiếu để xác nhận sự phù hợp về số liệu liên quan tới tiền gửi ngânhàng

+ Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ và việc tính giá đối với vàng bạc, đáquý, kim loại quý gửi tại ngân hàng

+ Kiểm tra việc tính toán và khoá sổ kế toán tài khoản tiền gửi ngânhàng thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp sổ phụ của ngân hàng gửi cho

Trang 33

đơn vị ở khoảng trước và sau ngày khoá sổ để đối chiếu với số liệu trên sổcủa đơn vị nhằm phát hiện chênh lệch và tìm hiểu nguyên nhân.

+ Gửi thư xác nhận số tài khoản tiền gửi ngân hàng vào thời điểmkhoá sổ kế toán

+ Khảo sát nghiệp vụ chuyển khoản bằng cách lập bảng liệt kê tất cảcác loại khoản tiền gửi ngân hàng trong các nghiệp vụ chuyển khoản đượcthực hiện những ngày trước và sau ngày lập các báo cáo tài chính Sau đóđối chiếu với việc ghi sổ kế toán của từng nghiệp vụ đó có được ghi sổ kịpthời và đúng đắn hay không

 Kiểm tra chi tiết về tiền đang chuyển

Kiểm tra chi tiết về tiền đang chuyển và số dư tiền đang chuyển chủyếu thường thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

+ Lập bảng kê danh sách các khoản tiền đang chuyển liên ngân hàngcho tất cả các tài khoản liên quan để kiểm tra séc, uỷ nhiệm chi - đặc biệtvào những ngày cuối năm trước và những ngày đầu năm sau – nhằm xemxét các khoản tiền đó có được phản ánh chính xác hay không, có đúng vớiquy định của chế độ tài chính hay không

+ Tính toán và đối chiếu kiểm tra với các khoản ngoại tệ được quyđổi và ghi sổ kế toán trong kỳ cũng như còn lại cuối kỳ (tại thời điểm lậpBáo cáo tài chính)

+ Kết hợp với việc khảo sát đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng vềnghiệp vụ và số dư tài khoản để xem xét tính hợp lý, tính trung thực củacác nghiệp vụ và số dư có liên quan đến tiền đang chuyển

+ Kiểm tra việc tính toán khoá sổ kế toán tài khoản tiền đang chuyển(TK 113) đảm bảo sự tổng hợp đúng kỳ cũng như tính chính xác, hợp lýcủa việc quy đổi ngoại tệ

Trang 34

PHẦN II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM

TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI THỰC HIỆN

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI

1 Giới thiệu chung về công ty

1.1 Quyết định thành lập công ty.

Công ty kiểm toán và kế toán Hà Nội tên giao dịch quốc tế là HaNoicompany profession of Auditing and Accounting Ltd – Gọi tắt là CPAHANOI được thành lập ngày 26 tháng 01 năm 1999 theo quyết định số

4010 GP/TLDN của uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội hoạt động theogiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010079 ngày 01/02/1999 của sở kếhoạch và đầu tư thành phố Hà Nội

Văn phòng tại Hà Nội:

Địa chỉ: Số 12, Ngõ 2 Hoa Lư – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Tel : ( 844 ) 9745 080 / 81 / 82

Fax : ( 844 ) 9745 083

Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: 159/14 Bạch Đằng-Phường 12–Q Tân Bình–Tp Hồ Chí Minh.Tel : ( 848 ) 2936 178

Fax : ( 848 ) 8488 550

Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc:

Địa chỉ: Số 459 Đường Mê Linh-Thị xã Vĩnh Yên-Tỉnh Vĩnh PhúcTel : 0211 211 448

Fax : 0211 211 448

Trang 35

CPA HANOI đã và đang thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kiểmtoán và tư vấn chuyên nghành cho hơn một trăm doanh nghiệp thuộc cácloại hình doanh nghiệp trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

CPA HANOI là công ty TNHH kiểm toán chuyên nghiệp hợp pháphoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn Tài chính-Kế toán,

tư vấn quản lý… ở Việt Nam

CPA HANOI thực hiện các quy trình kiểm toán theo các chuẩn mựckiểm toán Quốc tế chung được thừa nhận, chuẩn mực Vịêt Nam, các quyđịnh hiện hành về Kiểm toán của Chính Phủ Việt Nam ban hành kèm theonghị định số 105/2004/NĐ -CP Ngày 30/03/2004 của Chính Phủ và thông

tư hướng dẫn số 64/2004/TT-BT Ngày 29/06/2004

Phương châm hoạt động của CPA HANOI là độc lập, khách quan, và

bí mật số liệu của khách hàng với phương châm coi uy tín và chất lượng làhàng đầu

Từ tháng 09/2006 CPA HANOI chính thức trở thành thành viên củahãng kiểm toán quốc tế toàn cầu AICA có trụ sở chính tại Hồng Kông và

có văn phòng tại hơn 20 nước trên thế giới

1.2 Các kiểm toán viên của CPA HANOI.

Trong các công ty kiểm toán thì đội ngũ các Kiểm toán viên là nhân tốquan trọng nhất đưa đến sự thành công CPA HANOI có một đội ngũ cácKiểm toán viên có trình độ năng động và sáng tạo, hội tụ đầy đủ nhữngphẩm chất đạo đức nghề nghiệp cung cấp các dịch vụ chuyên nghành vớilợi ích cao nhất đáp ứng sự mong đợi và tin tưởng của khách hàng

1.3 Các dịch vụ do CPA HANOI cung cấp.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập và phát triển cùng khu vực

và thế giới thì hoạt động kiểm toán ở Việt Nam cũng ngày càng khẳng địnhđược vị trí quan trọng của mình Nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng củanền kinh tế thị trường, CPA HANOI có một đội ngũ nhân viên giàu kinhnghiệm được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ cung cấp các dịch vụ

về kế toán và kiểm toán bao gồm:

LĨNH VỰC KIỂM TOÁN:

- Kiểm toán BCTC thường niên cho các loại hình doanh nghiệp

- Kiểm toán quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành

Trang 36

- Kiểm toán BCTC của các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ

- Kiểm toán hoạt động

- Kiểm toán tuân thủ

- Kiểm toán thực hiện tỷ lệ nội địa hoá

- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư

LĨNH VỰC THẨM ĐỊNH GIÁ:

- Thẩm định giá trị máy móc thiết bị

- Thẩm định giá trị bất động sản

- Thẩm định giá trị vật tư hàng hoá

- Thẩm định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, góp vốn liêndoanh, giao bán khoán hoặc cho thuê doanh nghiệp

LĨNH VỰC TƯ VẤN TÀI CHÍNH:

- Xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh

- Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cho doanhnghiệp, xây dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp

- Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp

- Tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự

- Tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp,

tư vấn đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán

LĨNH VỰC TƯ VẤN THUẾ:

- Trợ giúp lập tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếnhà thầu đối với các nhà thầu nước ngoài

- Tư vấn thanh quyết toán thuế thu nhập cá nhân

- Giải đáp vướng mắc về thuế của các doanh nghiệp

- Cung cấp tài liệu văn bản về thuế cho các doanh nghiệp

- Lập hồ sơ, thủ tục về xin miễn, giảm thuế

LĨNH VỰC TƯ VẤN KẾ TOÁN:

- Ghi chép và giữ sổ sách kế toán cho doanh nghiệp

- Tư vấn và lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán

- Tư vấn lập BCTC

- Tuyển chọn nhân viên kế toán và kế toán trưởng cho các doanhnghiệp

Trang 37

- Cung cấp tài liệu văn bản về chế độ kế toán cho các doanhnghiệp

LĨNH VỰC CHUYỂN ĐỔI BCTC THEO CHUẨN MỰC QUÔC TẾ:

- Dịch vụ chuyển đổi BCTC của các doanh nghiệp phục vụ cho mụctiêu hợp nhất kết quả hoạt động với công ty mẹ theo chuẩn mực kế toánquốc tế

- Dịch vụ soát xét BCTC đã được chuyển đổi theo thông lệ kế toánquốc tế phục vụ cho mục tiêu hợp nhất kết quả hoạt động với công ty mẹ

1.4 Khách hàng của CPA HANOI

Khách hàng của CPA HANOI là các doanh nghiệp hoạt động trongcác nghành thuộc tất cả các thành phần kinh tế bao gồm các Tổng công tynhà nước, doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, các công ty TNHH và các doanh nghiệp khác…

Một số ví dụ về các khách hàng của CPA HANOI:

KHÁCH HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:

Khách hàng Nhật Bản:

Khách hàng Đài Loan và HongKon

Khách hàng Trung Quốc

Khách hàng Hàn Quốc

Khách hàng đầu tư nước ngoài khác

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀDOANH NGHIỆP KHÁC

Doanh nghiệp nhà nước:

Trang 38

PHÒNG KIỂM TOÁN I

CHI NHÁNH CPA HANOI TẠI TP HỒ CHÍ MINH

PHÒNG KIỂM TOÁN IIPhòng kiểm toán xây dựng và thẩm định giá trị tài sản

PHÒNG TƯ VẤN PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP VIÊN

BAN GIÁM ĐỐC

Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hoá

BỘ CÔNG NGHIỆP

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN:

Các đơn vị thành viên tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam; các đơn vịthành viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; các đơn vị thành viênTổng công ty Lương thực Miền Bắc…

Các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành:

Các dự án do chính phủ các nước và tổ chức quốc tế tài trợ:

Các công ty TNHH khác hoạt động theo luật doanh nghiệp tại VN

2 Cơ cấu tổ chức của công ty.

2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Công ty có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Ban giám đốc tới cácphòng ban nhằm giúp công ty ngày càng phát triển vững chắc cũng như cáchoạt động của công ty diễn ra hiệu quả nhất

Cơ cấu tổ chức của công ty được khái quát theo sơ đồ dưới đây:

Trang 39

 Hội đồng sáng lập:

 Ban Giám đốc:

Ông Lê Văn Dò _ Phó tổng Giám đốc

 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:

 Phòng Kiểm toán I:

 Phòng Kiểm toán II:

 Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản và thẩm định giá trị tài sản:

 Phòng tư vấn:

 Phòng hành chính tổng hợp:

2.2 Cơ cấu nhân viên.

CPC HANOI có tổng số nhân viên hiện tại là trên 60 người có trình

độ Đại học và trên Đại học được đào tạo tại Việt Nam và nước ngoài như

Trang 40

Australia, Ireland… với nhiều kiểm toán viên quốc gia được Bộ tài chínhcấp chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA) có từ 10 đến 15 năm kinh nghiệm làmviệc tại các công ty kiểm toán có uy tín tại Việt Nam và Hãng kiểm toánQuốc tế hoạt động tại Việt Nam Có 05 người có chứng chỉ thẩm định viên

về giá do Bộ tài chính cấp

2.3 Nhiệm vụ của các phòng ban.

* Nhiệm vụ của Tổng giám đốc:

+ Tổ chức điều hành mọi hoạt động và không ngừng phát triển toàndiện công ty

+ Củng cố, phát triển tổ chức của công ty:

- Mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện

- Tăng số lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên

- Xắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động chuyên môn

- Tổng giám đốc có quyền miễn nhiệm, bổ nhiệm hoặc triệu tập hộiđồng thành viên về miễn nhiệm, đề bạt cán bộ, thành lập mới phòngnghiệp vụ…

+ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Phát triển các hoạt động dịch vụ: Kiểm toán, tư vấn đào tạo, kiểmsoát chất lượng, tránh mọi rủi ro nghề nghiệp

+ Duy trì và mở rộng đội ngũ khách hàng, quan hệ đối tác, hợp tác,liên doanh trong và ngoài nước

+ Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công ty

+ Đào tạo cán bộ nhân viên nghiệp vụ và quản lý

+ Trang bị và đổi mới thiết bị , phương tiện và điều kiện làm việc.+ Giữ gìn, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và không ngừng phát triểnvốn, tài sản, năng lực của công ty

+ Chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất của nhân viên+ Trực tiếp phụ trách về tài chính, đối ngoại, phụ trách các vănphòng đại diện

+ Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số phòng và một số hợp đồng lớn

* Nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc:

+ Giúp cho tổng giám đốc trong việc tổ chức, điều hành và phát triểntoàn diện công ty

Ngày đăng: 22/11/2012, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kiểm toán tài chính – Học viện tài chính Khác
2. Giáo trình Kiểm toán Báo cáo tài chính – Trường đại học Kinh tế quốc dân Khác
3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Học viện tài chính.( Quyển I + II + III) Khác
4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – Bộ tài chính Khác
5. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Bộ tài chính Khác
6. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (tài liệu dịch) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ví dụ về Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền được thiết kế như sau: -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
d ụ về Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền được thiết kế như sau: (Trang 28)
- Tư vấn và lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán. -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
v ấn và lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán (Trang 36)
+ Thứ ba: Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán (trên các bảng tổng hợp) để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
h ứ ba: Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán (trên các bảng tổng hợp) để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung (Trang 65)
BẢNG KÊ CHÊNH LỆCH -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
BẢNG KÊ CHÊNH LỆCH (Trang 65)
BẢNG KÊ XÁC MINH -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
BẢNG KÊ XÁC MINH (Trang 66)
BẢNG KÊ XÁC MINH -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
BẢNG KÊ XÁC MINH (Trang 66)
1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá (Trang 80)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/ 12/ 2006 -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
i ngày 31/ 12/ 2006 (Trang 80)
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 81)
1 Lập bảng tổng hợp và đối chiếu số dư với các sổ sách và báo cáo tài chính. -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
1 Lập bảng tổng hợp và đối chiếu số dư với các sổ sách và báo cáo tài chính (Trang 89)
BẢNG TỔNG HỢP C20 -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
20 (Trang 92)
BẢNG TỔNG HỢP   C20 -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
20 (Trang 92)
TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM                CÔNG TY X -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM CÔNG TY X (Trang 105)
BẢNG TỔNG HỢP – CHI TIẾT TÀI KHOẢN -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
BẢNG TỔNG HỢP – CHI TIẾT TÀI KHOẢN (Trang 105)
BẢNG TỔNG HỢP – CHI TIẾT TÀI KHOẢN -  Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện
BẢNG TỔNG HỢP – CHI TIẾT TÀI KHOẢN (Trang 105)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w