BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Một phần của tài liệu Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện (Trang 64 - 66)

Sau mỗi cuộc kiểm toán là một bài học kinh nghiệm quý báu cho các Kiểm toán viên. Tuy bước đầu mới được tiếp xúc với công việc kiểm toán tại CPA HANOI nhưng em cũng rút ra cho mình được những bài học kinh nghiệm khi tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính sau như sau:

1. Về việc tổ chức một cuộc kiểm toán

Khi tiến hành tổ chức một cuộc kiểm toán cần quan tâm tới một số vấn đề sau:

+ Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán : yêu cầu chung của việc chỉ định này là phải có người phụ trách tương xứng với mục tiêu, phạm vi kiểm toán nói riêng và tương xứng với vị trí, yêu cầu, nội dung và tinh thần của cuộc kiểm toán nói chung. Đây là một vấn đề hệ trọng đặc biệt đối với kiểm toán tài chính.

+ Chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản: cùng với việc chỉ định con người cần chuẩn bị các thiết bị và các điều kiện vật chất khác kèm theo như phương tiện tính toán và kiểm tra thích ứng với đặc điểm tổ chức kế toán, phương tiện kiểm kê thích ứng với từng loại vật tư đá quý…

2. Về việc lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn và phải đảm bảo cuộc kiểm toán phải hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp Kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với Kiểm toán viên và chuyên gia về công việc kiểm toán .

Kế hoạch kiểm toán gồm 3 bộ phận: kế hoạch chiến lược, kế hoạch tổng thể, và chương trình kiểm toán. Tuy nhiên không phải trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào kế hoạch kiểm toán cũng bao gồm ba bộ phận trên. Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán được lập cho mọi cuộc kiểm toán còn kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chính của nhiều năm.

3. Thực hiện kiểm toán

Thực hành kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch, chương trình kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản sau:

+ Thứ nhất: Kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng. Trong mọi trường hợp thì Kiểm toán viên không được tự ý thay đổi chương trình kiểm toán .

+ Thứ hai: Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép những phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện nhằm tích luỹ bằng chứng, nhận định cho những kết luận kiểm toán và loại trừ những nhận định về các nghiệp vụ, sự kiện thuộc đối tượng kiểm toán.

+ Thứ ba: Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán (trên các bảng tổng hợp) để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung. Thông thường, cách tổng hợp rõ nhất là dùng các bảng kê chênh lệch hoặc bảng kê xác minh

BẢNG KÊ CHÊNH LỆCH

Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú mức

độ sai phạm

Số Ngày S. sách T. tế Chênh lệch

BẢNG KÊ XÁC MINH

Chứng từ Diễn giải Số tiền Đối tượng xác minh Ghi chú mức độ sai phạm Số Ngày Trực tiếp Gián tiếp ... …… ……….. ………. …….. ……… ……….

+ Thứ tư: Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán… đều phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách chung công việc kiểm toán và người ký thư mời và hợp đồng kiểm toán- nếu có. Mức độ pháp lý của những điều chỉnh này phải tương ứng với tính pháp lý trong lệnh kiểm toán hoặc hợp đồng kiểm toán.

Một phần của tài liệu Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w