Khoảng 22h30’ ngày 08102017, tổ công tác Y13KH141PV11 Công an TP Hà Nội do đc Vũ Mạnh Nam (Phó đội trưởng Đội CSGT số 7) làm tổ trưởng cùng với các đc Trần Hoài Phương (Cán bộ PC45); đc Nguyễn Văn Chính (Cán bộ đội CSGT số 7); đc Đinh Văn Nguyện (Cán bộ đội CSGT số 7) và một số đồng chí khác làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội thì phát hiện Ngô Đình Hoàng điều khiển xe máy Honda Wave, màu trắng, xám, BKS: 29E1 – 561.51 lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng đi Phạm Hùng, phía sau chở 02 người, thấy vậy tổ công tác đã ra hiệu lệnh yêu cầu Hoàng dừng xe và hướng dẫn dắt xe vào trong khu vực kiểm tra hành chính đã được căng dây phản quang để làm việc. Khi đó Hoàng chấp hành, dắt xe vào trong khu vực căng dây còn hai người khách đi xe của Hoàng đã lợi dụng sơ hở bỏ đi. Lúc này, đc Trần Hoài Phương mặc thường phục, đeo băng đỏ có chữ 141 – Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra hành chính đối với Hoàng, yêu cầu Hoàng xuất trình giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân và tự bỏ các đồ vật trong người ra để tổ công tác kiểm tra. Hoàng đã lấy ví tiền và điện thoại để lên yên xe nhưng không mang giấy tờ đăng ký xe nên đc Phương cầm chìa khóa xe để lên bàn làm việc và hướng dẫn Hoàng đến gặp đc Nguyện để giải quyết. Đc Nguyện giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm của Hoàng phải tạm giữ phương tiện. Khi đó Hoàng xin không bị tạm giữ xe máy nhưng không được thì đã có lời lẽ lăng mạ, chửi bới. Anh Phương yêu cầu Hoàng không được chửi thì Hoàng lấy ví, rút tiền ra ném xuống đất trước mặt tổ công tác, nói “Bây giờ các anh cần gì ở tôi, tiền tôi có rất nhiều, giấy tờ xe tôi để ở nhà. Anh Nam tiếp tục giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm nhưng Hoàng vẫn cố ý chỉ tay về phía tổ công tác tiếp tục chửi mắng. Thấy vậy, anh Phương đi đến dùng tay kéo Hoàng ra khỏi khu vực đã căng dây phản quang để tổ công tác tiếp tục làm việc nhưng Hoàng dùng tay phải gạt tay anh Phương ra và tiếp tục xông vào trong khu vực căng dây phản quang, chỉ tay về phía tổ công tác, chửi mắng. Thấy hành vi của Hoàng gây mất ANTT, làm gián đoạn nhiệm vụ của tổ công tác nên anh Phương cùng một số anh trong tổ công tác đã ra khống chế Hoàng, quật ngã xuống đất. Qúa trình bị khống chế, Hoàng đã dùng tay túm tọc anh Phương giật ra phía sau và túm cổ anh Phương đẩy ra. Hành vi của Hoàng đã cản trở, làm gián đoạn việc thực thi nhiệm vụ của tổ công tác trong khoảng 15 phút. Tổ công tác đã bắt giữ Hoàng và bàn giao cho Công an phường Mai Dịch để làm rõ.
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP
HỒ SƠ TÌNH HUỐNG
(Dùng cho các lớp đào tạo nghề Luật sư chất lượng cao)
NGÔ ĐÌNH HOÀNG CHỐNG NGƯỜI
THI HÀNH CÔNG VỤ
Mã số hồ sơ: LS.HS
25 Diễn án
- Hồ sơ chỉ dùng để giảng dạy và học tập trong các lớp đào tạo của Học viện Tư pháp;
- Người nào sử dụng vào mục đích khác phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Trang 2NỘI DUNG
HỌC VIỆN TƯ PHÁP 1
I TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN 3
II BẢN LUẬN TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT 4
Về chủ thể và khách thể của tội phạm: 5
Về mặt khách quan của tội phạm: 6
Về mặt chủ quan của tội phạm: 6
Về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: 6
Về hình phạt: 7
Về trách nhiệm dân sự: 7
Về án phí: 7
III BÀI BÀO CHỮA 8
Thứ nhất, sai phạm trong thủ tục tố tụng: 8
Thứ hai, về tội danh: 8
Thứ nhất, bị cáo không có hành vi dùng vũ lực, hay đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật 9
Thứ hai, hành vi to tiếng của bị cáo đối với Tổ công tác không phải là thủ đoạn khác cản trở việc thi hành công vụ của người thi hành công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật 11
Trang 3I TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Khoảng 22h30’ ngày 08/10/2017, tổ công tác Y13/KH141/PV11 Công an
TP Hà Nội do đ/c Vũ Mạnh Nam (Phó đội trưởng Đội CSGT số 7) làm tổ trưởng cùng với các đ/c Trần Hoài Phương (Cán bộ PC45); đ/c Nguyễn Văn Chính (Cán bộ đội CSGT số 7); đ/c Đinh Văn Nguyện (Cán bộ đội CSGT số 7) và một số đồng chí khác làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội thì phát hiện Ngô Đình Hoàng điều khiển xe máy Honda Wave, màu trắng, xám, BKS: 29E1 – 561.51 lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng đi Phạm Hùng, phía sau chở 02 người, thấy vậy tổ công tác đã ra hiệu lệnh yêu cầu Hoàng dừng xe và hướng dẫn dắt
xe vào trong khu vực kiểm tra hành chính đã được căng dây phản quang
để làm việc
Khi đó Hoàng chấp hành, dắt xe vào trong khu vực căng dây còn hai người khách đi xe của Hoàng đã lợi dụng sơ hở bỏ đi Lúc này, đ/c Trần Hoài Phương mặc thường phục, đeo băng đỏ có chữ 141 – Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra hành chính đối với Hoàng, yêu cầu Hoàng xuất trình giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân và tự bỏ các đồ vật trong người ra để tổ công tác kiểm tra
Hoàng đã lấy ví tiền và điện thoại để lên yên xe nhưng không mang giấy
tờ đăng ký xe nên đ/c Phương cầm chìa khóa xe để lên bàn làm việc và hướng dẫn Hoàng đến gặp đ/c Nguyện để giải quyết
Đ/c Nguyện giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm của Hoàng phải tạm giữ phương tiện Khi đó Hoàng xin không bị tạm giữ xe máy nhưng không được thì đã có lời lẽ lăng mạ, chửi bới
Anh Phương yêu cầu Hoàng không được chửi thì Hoàng lấy ví, rút tiền ra ném xuống đất trước mặt tổ công tác, nói “Bây giờ các anh cần gì ở tôi, tiền tôi có rất nhiều, giấy tờ xe tôi để ở nhà
Anh Nam tiếp tục giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm nhưng Hoàng vẫn
cố ý chỉ tay về phía tổ công tác tiếp tục chửi mắng
Thấy vậy, anh Phương đi đến dùng tay kéo Hoàng ra khỏi khu vực đã căng dây phản quang để tổ công tác tiếp tục làm việc nhưng Hoàng dùng tay phải gạt tay anh Phương ra và tiếp tục xông vào trong khu vực căng dây phản quang, chỉ tay về phía tổ công tác, chửi mắng
Trang 4Thấy hành vi của Hoàng gây mất ANTT, làm gián đoạn nhiệm vụ của tổ công tác nên anh Phương cùng một số anh trong tổ công tác đã ra khống chế Hoàng, quật ngã xuống đất Qúa trình bị khống chế, Hoàng đã dùng tay túm tọc anh Phương giật ra phía sau và túm cổ anh Phương đẩy ra Hành vi của Hoàng đã cản trở, làm gián đoạn việc thực thi nhiệm vụ của
tổ công tác trong khoảng 15 phút Tổ công tác đã bắt giữ Hoàng và bàn giao cho Công an phường Mai Dịch để làm rõ
Thưa Hội đồng xét xử,
Theo Điều 321 BLTTHS, hôm nay TAND quận Cầu Giấy mở phiên tòa
sơ thẩm vụ án Ngô Đình Hoàng bị xét xử về Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 330 BLHS, tôi – Nguyễn Yên Bình - Kiểm sát viên VKSND quận Cầu Giấy, TP Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa hôm nay Sau đây tôi trình bày quan điểm đối với việc xử lý đối với bị cáo và giải quyết
vụ án như sau:
Trên cơ sở xem xét đánh giá một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả xét hỏi công khai tại phiên tòa Xét thấy toàn bộ nội dung diễn biến của vụ án đã được xét hỏi công khai tại phiên tòa và được tóm tắt như sau:
Thời điểm xảy ra sự việc là vào khoảng 22h30 ngày 8/10/2017, Tổ công tác 141 Công an TP Hà Nội do anh Vũ Mạnh Nam làm tổ trưởng cùng với các anh Trần Hoài Phương, Nguyễn Văn Chính, Đinh Văn Nguyện và một số đồng chí khác làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, Mai Dịch, Cầu Giấy, TP Hà Nội theo Kế hoạch số 141 ngày 8/10/2017 của CA TP Hà Nội Tổ công tác phát hiện bị cáo Ngô Đình Hoàng điều khiển xe máy lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng phía sau chở hai người, thấy vậy Tổ công tác đã
ra hiệu lệnh yêu cầu bị cáo dừng xe và dắt xe vào trong khu vực kiểm tra hành chính đã được căng dây phản quang để làm việc, anh Trần Hoài Phương mặc thường phục, đeo băng đỏ có chữ 141 Công an Hà Nội là người được tổ trưởng chỉ định kiểm tra hành chính đối với bị cáo, yêu cầu xuất trình giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân và tự bỏ các đồ vật trong người ra để
Tổ công tác kiểm tra Tuy nhiên bị cáo đã không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào theo yêu cầu Vì vậy Tổ công tác đề nghị tạm giữ phương tiện của bị cáo Trong quá trình thực hiện công vụ, Tổ công tác đã mặc trang
Trang 5phục đúng theo quy định, anh Trần Hoài Phương mặc thường phục là được sự cho phép và tuân theo chỉ đạo của cấp trên, do đó Tổ công tác đã thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ của mình Khi phát hiện bị cáo vi phạm, Tổ công tác bao gồm anh Phương đã tiến hành nhắc nhở, giải thích nhưng bị cáo không có thái độ hợp tác Qua phần xét hỏi công khai tại phiên tòa hôm nay, đặc biệt là lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – anh Trần Hoài Phương, người làm chứng ông Nguyễn Văn Nam và ông Nguyễn Lê Linh đã cùng có lời khai thống nhất rằng lúc diễn
ra sự việc bị cáo có thái độ bực tức và có những lời nói, hành vi như sau:
- Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ, đứng trong khu vực căng dây của Tổ công tác và chỉ tay về phía Tổ công tác, tiếp tục chửi bới, làm ảnh hưởng đến công việc của Tổ công tác
- Lấy ví tiền, vứt tiền ra ném xuống đất trước mặt Tổ công tác
- Khi anh Phương kéo tay bị cáo ra khỏi khu vực của Tổ công tác đang làm việc thì bị cáo dùng tay phải gạt tay trái của anh Phương ra
- Nhận thấy bị cáo có hành vi cản trở người thi hành công vụ nên Tổ công tác đã khống chế, quật ngã bị cáo Khi bị anh Phương và tổ công tác quật ngã xuống đất thì bị cáo chống cự, dùng hai tay túm tóc anh Phương đẩy ra
Ngày 8/10/2017 Tổ công tác khi thực hiện nhiệm vụ chia làm 03 chốt, và khi xảy ra sự việc thì 01 chốt bị tạm dừng trong thời gian 15p để giải quyết sự việc
Ngày 14/11/2018, VKSND quận Cầu Giấy truy tố bị cáo theo khoản 1 Điều 330 BLHS về Tội chống người thi hành công vụ, theo đó quy định rằng:
“1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác
cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Về chủ thể và khách thể của tội phạm:
Bị cáo Ngô Đình Hoàng là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức rất rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện, hành vi phạm tội của bị cáo đã vi phạm trực tiếp đến khách thể được pháp luật bảo vệ là hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức,
Trang 6làm giảm hiệu lực quản lý hành chính của các cơ quan, tổ chức, cụ thể là hoạt động quản lý trật tự an toàn giao thông của Công an quận Cầu Giấy, Công an TP Hà Nội
Về mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của Tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ Bị cáo đã có những hành vi mà tôi đã nêu ở trên: lăng mạ, chửi bới, dùng tay và chân chống lại sự khống chế của Tổ công tác dẫn đến hậu quả là một chốt kiểm tra phải bị tạm dừng trong 15 phút Do đó, hành vi của bị cáo đã thỏa mãn mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ như cáo trạng mà VKS đã truy tố
Về mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ nhưng vẫn
cố ý thực hiện hành vi Tại thời điểm xảy ra hành vi, mặc dù anh Trần Hoài Phương mặc thường phục khi thi hành nhiệm vụ tuy nhiên khi yêu cầu bị cáo dừng xe anh Phương đã giới thiệu mình thuộc lực lượng CA
141 đang thi hành nhiệm vụ Đồng thời trong quá trình điều tra và tại phiên tòa hôm nay, bị cáo cũng thừa nhận bị cáo biết anh Phương là người đang thi hành nhiệm vụ mà bị cáo vẫn có hành vi cản trở và ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ công tác Do đó, hành vi của bị cáo đã thỏa mãn mặt chủ quan của Tội chống người thi hành công vụ như cáo trạng mà VKS đã truy tố
Từ những phân tích trên, VKS có đủ cơ sở để kết luận bị cáo đã có hành
vi dùng vũ lực và thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ Hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 330 BLHS Do
đó, tôi khẳng định cáo trạng của VKSND quận Cầu Giấy đã truy tố bị cáo
là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:
Khi được anh Phương và các đồng chí trong Tổ công tác nhắc nhở, bị cáo biết Tổ công tác đang thi hành công vụ và bản thân đang vi phạm luật giao thông đường bộ nhưng bị cáo không chấp hành mà lại có lời nói chửi bới và hành vi gây cản trở đến Tổ công tác thi hành công vụ Những hành
vi của bị cáo cho thấy thái độ coi thường pháp luật Ngoài ra hành vi của
bị cáo thực hiện tại điểm giao thông trọng yếu, đông dân cư và người qua lại, chứng kiến Do đó, đã xâm phạm đến danh dự, uy tín của chính những
Trang 7người thi hành công vụ, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội do đó cần xét xử bị cáo nghiêm minh theo quy định của pháp luật hình sự, tương xứng với hành vi mà bị cáo đã thực hiện
Về hình phạt:
Xét thấy, bị cáo không có tiền án, tiền sự , bị cáo thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo theo quy định tại điểm i, khoản 1 Điều
51 BLHS Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tuy nhiên sau khi phạm tội, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo không bày tỏ thái độ thành khẩn khai báo, nhiều lần thay đổi lời khai nhằm né tránh hành vi phạm tội của mình
Xét thấy bị cáo có khả năng tự cải tạo và việc cải tạo không giam giữ không gây nguy hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải cách ly bị cáo
ra khỏi xã hội Do đó đề nghị HĐXX áp dụng Điều 36 BLHS, xử phạt cải tạo không giam giữ bị cáo, cho bị cáo tự cải tạo, rèn luyện bản thân và giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục đối với bị cáo để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung
Trên cơ sở đánh giá toàn bộ chứng cứ của vụ án, VKSND quận Cầu Giấy
đề nghị HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 330 BLHS xử phạt bị cáo Ngô
Đình Hoàng về Tội chống người thi hành công vụ với mức phạt từ 18 -24
tháng cải tạo không giam giữ.
Về trách nhiệm dân sự:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không yêu cầu bị cáo bồi thường nên không đề nghị HĐXX xem xét, giải quyết
Về án phí:
Buộc bị cáo nộp án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật Trên đây là toàn bộ quan điểm của VKSND quận Cầu giấy đối với bị cáo
và vụ án Đề nghị HĐXX xem xét, cân nhắc, quyết định
Tôi xin hết
Trang 8III BÀI BÀO CHỮA
Kính thưa HĐXX và vị đại diện VKS,
Tôi – Phan Hồng Ánh - Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH Ánh Dương, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh là người bào chữa cho bị cáo Ngô Đình Hoàng bị truy tố về Tội chống người thi hành công vụ theo khoản 1 Điều
330 BLHS 2015
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và tham gia xét hỏi tại phiên tòa hôm nay, tôi không đồng ý với cáo trạng của VKSND quận Cầu Giấy và lời luận tội của vị đại diện VKS truy tố bị cáo Ngô Đình Hoàng phạm Tội chống người thi hành công vụ theo Khoản 1 Điều 330 BLHS 2015 và đề nghị hình phạt từ 18-24 tháng cải tạo không giam giữ
Theo đó, tôi trình bày quan điểm bào chữa về các sai phạm trong thủ tục
tố tụng và về phần tội danh đối với bị cáo như sau:
Thứ nhất, sai phạm trong thủ tục tố tụng:
- Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can số 334/QĐ-VKS (BL03) được VKSND quận Cầu Giấy ban hành vào ngày 25/9/2018, tuy nhiên trước đó 01 ngày tức ngày 24/9/2018, căn cứ Biên bản giao nhận Quyết định khởi tố bị can (BL 06), Cơ quan CSĐT – CA quận Cầu Giấy đã tiến hành giao nhận Quyết định khởi tố bị can cho bị cáo
Căn cứ vào khoản 5 Điều 179 BLTTHS 2015, Cơ quan CSĐT – CA quận Cầu Giấy đã vi phạm thủ tục tố tụng khi giao Quyết định khởi tố bị can cho bị cáo mà chưa có Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và không giao Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can cho bị cáo Điều này làm chậm trễ việc đăng ký người bào chữa cho bị cáo do chúng tôi không xác định được Quyết định khởi tố bị can đã được VKS phê chuẩn hay chưa, từ đó chúng tôi chưa thể tham gia các hoạt động điều tra từ giai đoạn khởi tố bị can, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo
- Biên bản ghi lời khai ngày ngày 15/10/2018 (BL 102) của Vũ Mạnh Nam không có chữ ký của người được lấy lời khai và ghi tên Nguyễn Văn Lâm Điều này là vi phạm thủ tục tố tụng được quy định tại Điều 178 BLTTHS
2015, khiến cho tính xác thực của lời khai và quy trình điều tra là không đáng tin cậy
Trang 9Thứ hai, về tội danh:
Khoản 1 Điều 330 BLHS quy định hành vi khách quan của Tội chống người thi hành công vụ là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật
Theo Cáo trạng số 276/CT-VKS Cầu Giấy, VKSND quận Cầu Giấy cho rằng các hành vi của bị cáo bao gồm:
(i) chửi bới
(ii) dùng vũ lực đối với anh Trần Hoài Phương là cán bộ phòng cảnh sát
hình sự - Công an TP Hà Nội: dùng tay gạt tay anh Phương và dùng tay chân chống trả lại anh Phương khi bị khống chế
Là căn cứ xác định bị cáo phạm Tội chống người thi hành công vụ theo khoản 1 Điều 330 BLHS Tuy nhiên, căn cứ vào hồ sơ vụ án và lời khai của bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và của những người làm chứng tại phiên tòa hôm nay, tôi khẳng định hành vi khách quan của
bị cáo không đủ yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, bị cáo không có hành vi dùng vũ lực, hay đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật
Trong suốt quá trình diễn ra vụ việc, có thể khẳng định, bị cáo không có hành vi chủ động va chạm, xô xát hay dùng vũ lực đối với anh Trần Hoài Phương nói riêng và đối với Tổ công tác nói chung Thay vào đó, chính anh Trần Hoài Phương đã chủ động va chạm với bị cáo bằng hành vi cầm tay kéo bị cáo ra khỏi khu vực giăng dây phản quang Hành vi gạt tay của
bị cáo sau đó là phản xạ hết sức bình thường, không gây ra bất cứ thương tích gì cho anh Trần Hoài Phương và được các nhân chứng xác nhận rằng không gây ảnh hưởng gì cho anh Trần Hoài Phương như làm anh bị té hay
va chạm vào người hay vật gì
Tiếp theo, trong khi bị cáo vẫn không có bất kỳ hành vi dùng vũ lực hay
đe dọa dùng vũ lực nào, anh Phương tiến hành quật ngã, khống chế bị cáo từ phía sau mà không có dấu hiệu báo trước Hành vi nắm tóc, cổ anh Trần Hoài Phương của bị cáo chính là phản xạ tự nhiên của con người khi
bị té ngã bất ngờ
Trang 10Có thể thấy các hành vi của bị cáo mà VKS dùng làm căn cứ buộc tội bị cáo đều xuất phát từ hành vi bị cáo phản xạ lại các hành vi của người thi hành công vụ, ở đây là anh Trần Hoài Phương Các hành vi này không phải bị cáo chủ động thực hiện
Tham khảo mục 5 chương 6, Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn Tội chống người thi hành công vụ có quy định:
“- Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ như đánh, trói… nhưng chưa gây chết người, thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc đe dọa sẽ đánh, trói… người đó”
Như vậy, các hành vi của bị cáo không thể được xem là dùng vũ lực hay
đe dọa dùng vũ lực
Xét thêm rằng anh Trần Hoài Phương là cán bộ phòng cảnh sát hình sự không có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý người vi phạm giao thông
và không được tập huấn kĩ lưỡng trước khi tham gia hỗ trợ Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ tối ngày 8/10/2017 Căn cứ Điều 22 Thông tư 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 Quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ:
“Điều 22 Người vi phạm có hành vi lăng mạ, đe doạ hoặc xô đẩy người
thi hành công vụ thì người thi hành công vụ
1 Sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi nhận tình hình;
2 Giải tán đám đông (nếu có);
3 Thuyết phục, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.
4 Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân và những giấy tờ, tang vật, phương tiện, hàng hoá khác có liên quan.
5 Lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
6 Trường hợp cố tình không chấp hành, tiếp tục vi phạm thì thông báo cho lực lượng Cảnh sát 113 để hỗ trợ, mời người vi phạm về trụ sở Ủy ban nhân dân, trụ sở Công an nơi gần nhất để giải quyết”.
Có thể thấy người thi hành công vụ không được dùng vũ lực để khống chế người vi phạm có hành vi chửi bới người thi hành công vụ Do vậy hành
vi dùng tay kéo và quật ngã bị cáo của anh Trần Hoài Phương là không đúng theo quy định của pháp luật