Một số sản phẩm trong tương lai từ cá tra: A) Sản xuất bột canxi từ xương cá tra
Xương cá được xem như một nguồn tiềm năng cung cấp canxi, một nguyên tố rất cần thiết cho sức khỏe của con người. Thông thường canxi được thu nhận thông qua ăn uống thực phẩm một cách tự nhiên. Tuy nhiên, do nhiều người không có điều kiện ăn uống thực phẩm giàu canxi tự nhiên nên cơ thể thiếu canxi trầm trọng, có nguy cơ bị loãng xương, nên cần được bổ sung canxi dưới dạng viên thuốc, dịch hoặc sử dụng thực phẩm có bổ sung canxi.
Xương của những con cá lớn cũng là một nguyên liệu rất giàu canxi. Để có thể bổ sung xương cá vào một số loại thực phẩm để tăng cường canxi thì cần phải làm mềm cấu trúc của nó. Một số phương pháp có thể làm mềm xương như: sử dụng nước nóng, đun nóng với dung dịch acid acetic, NaOH hay dùng enzyme để thủy phân xương cá.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đang tiến hành nghiên cứu quy trình công nghệ sử dụng hóa chất và enzyme để thủy phân và trích ly canxi từ phế liệu xương cá tra. Nghiên cứu này chẳng những vừa tận dụng nguồn phế liệu từ các nhà máy chế biến thủy sản, vừa gia tăng giá trị sử dụng của phế liệu, đồng thời giải quyết một phần nhu cầu canxi cho con người. Đề tài tiến hành khảo sát một số thành phần hóa sinh của từng bộ phận phế liệu cá tra (đầu, xương, vây, đuôi) để chọn ra loại nguyên liệu giàu canxi thích hợp cho quá trình chiết tách. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích canxi theo phương pháp hóa học (NaOH) và enzyme được khảo sát nhằm tối ưu hóa qui trình thu nhận canxi.
Chất lượng sản phẩm cuối cùng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hóa sinh và cảm quan. Kết quả khảo sát phụ phế liệu cá tra cho thấy trong các bộ phận phụ phẩm, xương cá có hàm lượng tro khá cao (20,11%) với thành phần canxi chiếm tỷ lệ cao nhất (4,49%) so với các bộ phận khác. Do đó, xương cá tra được lựa chọn làm nguyên liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Dựa trên kết quả nghiên cứu quá trình thủy phân xương cá bằng NaOH đã xác định được điều kiện tối ưu cho quá trình là nhiệt độ 80oC trong thời gian 90 phút, với tỷ lệ NaOH : nguyên liệu là 1 : 1 và nồng độ NaOH dùng để thủy phân là 2%.
Trong khi đó, điều kiện tối ưu cho phương pháp tách chiết bằng enzyme được xác định: nhiệt độ 55oC, tỷ lệ enzyme/cơ chất 5 : 10 trong thời gian 48 giờ. Sản phẩm bột xương thu được từ cả hai phương pháp đều được đánh giá tốt về mặt cảm quan. Tuy nhiên, để sản phẩm có thể được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, đặc biệt dùng làm chất bổ sung canxi cho thực phẩm con người, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về quy trình tinh chế và sản xuất bột xương, đồng thời giá trị sinh học canxi của bột xương cũng cần được nghiên cứu nhằm xác định rõ giá trị, chất lượng của sản phẩm, từ đó xác định giới hạn khả năng ứng dụng của sản
B) Sản xuất dầu diesel từ mỡ cá
Theo công bố của Agifish An Giang, động cơ sử dụng dầu biodiesel từ mỡ cá có thể giảm được 50% sự thải khí CO và giảm đến 75% khí CO 2 . Biodiesel có chỉ số cetan cao hơn dầu diesel nên đốt cháy nhanh hơn khi đưa vào động cơ và không chứa sulfur nên không gây ô nhiễm SO2 khi sử dụng. Mặc dù Agifish cho biết biodiesel tinh khiết (B100) có thể sử dụng cho bất kỳ động cơ diesel nào mà không cần pha trộn với diesel, nhưng trước mắt họ chỉ hợp tác với một công ty chuyên doanh nhiên liệu để tung ra thị trường hai loại biodiesel có tên thương phẩm là B5 (5% biodiesel và 95% diesel) và B50 (50% bio và 50% diesel).
công ty có thể sản xuất 300 lít dầu biodiesel mỗi giờ đang xây dựng một nhà máy sản xuất biodiesel có công suất 50 tấn sản phẩm/ngày. "Bình thường, mỡ cá đông đặc ở nhiệt độ dưới 30oC. Nhưng hiện nay, sản phẩm biodiesel của tôi đông đặc ở mức 8 - 9 o C. Hiện sản phẩm biodiesel có thể sử dụng 100% đối với thuỷ động cơ, pha trộn tỷ lệ 20% biodiesel và 80% diesel có thể sử dụng bình thường cho xe ô tô, nhưng tôi luôn khuyến cáo nên pha trộn tỷ lệ 50 - 50 sử dụng sẽ tốt hơn cho động cơ”. Ông Tú và những người sản xuất biodiesel từ mỡ cá tra ở An Giang đều cho rằng biodiesel là nhiên liệu sinh học có tính chất tương đương dầu diesel khoáng sản nhưng thân thiện với môi trường vì phát sinh khí thải rất ít, bụi giảm một nửa, gần như không chứa lưu huỳnh, các hợp chất hydrocarbon giảm thiểu đến 40%.
Tuy nhiên, hiện nay quá trình sản xuất biodiesel từ mỡ cá gần như đình trệ bởi cho đến giờ này, các ngành hữu quan chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn Việt Nam đối với sản phẩm quá mới này nên “biodiesel cá tra” chưa thể tung ra bán rộng rãi trên thị trường. Ngạc nhiên hơn, dù tiềm năng sản xuất biodiesel từ nguồn mỡ cá tra, basa là rất lớn (hơn 150.000 tấn/năm), nhưng cho đến nay các nhà khoa học ở ĐBSCL vẫn... làm ngơ trước vấn đề này, bỏ mặc các doanh nghiệp “tự bơi” tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu nước ngoài để ứng dụng vào sản xuất.