Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, riboxom, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ti thể.. - Cấu trúc: Là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc, được cấu tạo từ các phân tử rARN và p
Trang 1Ngày soạn:
CHƯƠNG II CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
TIẾT 9: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Qua bài này, học sinh có khả năng:
- Nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ
- Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ có được lợi thế gì
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn
2 Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
- Nâng cao khả năng tổng hợp và phân tích các thông tin thông qua kênh hình, kênh chữ
3 Thái độ:
Học sinh có thái độ đúng đắn khi vận dụng các kiến thức trong bài học để giải thích
các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
II Phương tiện, phương pháp
1 Phương tiện
- SGK sinh học 10, SGV sinh học 10, chuẩn kiến thức kỹ năng
- Tranh vẽ
2 Phương pháp
- Tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa
- Làm việc độc lập với sách giáo khoa
- Vấn đáp – tái hiện
- Vấn đáp – tìm tòi
III Tiến trình
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ( KHÔNG)
3 Bài mới
Tranh tế bào vi khuẩn, động vật, thực
vật Đặc điểm nổi bật của tế bào nhân sơ
là gì?
- Kích thước nhỏ có vai trò gì với các
tế bào nhân sơ?
*GV yêu câu HS quan sát Tranh hình
I Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
- Chưa có nhân hoàn chỉnh (nhân chưa có màng nhân bao bọc)→ Nhân sơ
- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc
- Khoảng 1- 5m, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực
- Kích thước nhỏ giúp trao đổi chất với môi trường sống nhanh→ sinh trưởng, sinh sản nhanh( thời gian sinh sản ngắn)
II Cấu tạo tế bào nhân sơ:
- Gồm 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất và
Trang 27.2 Em hãy nêu cấu tạo của tế bào
nhân sơ?
- Cấu trúc và chức năng của thành tế
bào là gì? Dựa vào thành tế bào chia
vi khuẩn thành mấy loại?
- Màng nhày có vai trò gì?
- Vị trí và chức năng của màng sinh
chất?
vùng nhân
1 Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:
- Thành tế bào peptiđôglican Chức năng: bao bọc bên ngoài và quy định hình dạng tế bào
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào
vi khuẩn chia làm 2 loại là vi khuẩn Gram dương(G+):
- Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp vỏ nhày( nằm bên ngoài thành tế bào, tăng sức đề kháng, bám dính và gây bệnh
- Màng sinh chất nằm bên trong thành tế bào gồm 2 lớp phôtpholipit và prôtêin
- Một số có thêm roi( tiên mao) để di chuyển, lông( nhung mao) để bám vào vật chủ
2 Tế bào chất:
- Gồm bào tương, ribôxôm và hạt dự trữ
- TBC của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào
- Riboxom: ko có màng bao bọc , pr + ARN: nơi tổng hợp
pr cho tế bào
3 Vùng nhân:
- Không có màng bao bọc
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng
- 1 số vi khuẩn có thêm phân tử ADN nhỏ dạng vòng là plasmit
4 Củng cố
- Sử dụng hình 7.2 SGK trang 32 để củng cố phần cấu tạo tế bào nhân sơ
- Sử dụng hình 7.1 SGK trang 32 để củng cố phần đặc điểm chung
5 Bài về nhà
- Học sinh đọc phần tóm tắt và đọc phần em có biết ở cuối bài
Trang 3Ngày soạn:
TIẾT 10 : TẾ BÀO NHÂN THỰC( T1)
I Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần nắm được:
1 Kiến thức: HS nắm được đặc điểm chung của tế bào nhân thực, nêu được đặc điểm cấu trúc và
chức năng của tế bào nhân thực Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, riboxom, lưới
nội chất, bộ máy Gôngi, ti thể
2 Kĩ năng: HS so sánh, phân tích được đặc điểm cấu tạo tạo và chức năng giữa tế bào nhân thực và
tế bào nhân sơ, tế bào thực vật và tế bào động vật
3 Thái độ: HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực
II Phương tiện, phương pháp
- Tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa
- Làm việc độc lập với sách giáo khoa
- Vấn đáp – tái hiện
- Vấn đáp – tìm tòi
III Tiến trình
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
+ Thành tế bào vi khuẩn có những chức năng gì?
+ Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ? Ưu thế của kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản của tế bào vi khuẩn?
3 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dạy học
GV cho học sinh đọc nội dung và
cho biết đặc điểm chung của tế bào
gồm những thành phần nào?
- Trình bày cấu trúc chung của nhân tế
bào?
- GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời
câu hỏi lệnh trong SGK Từ đó rút ra
kết luận về vai trò của nhân tế bào?
- GV yêu cầu học sinh đọc SGK, quan
sát hình 8.1 và trả lời câu hỏi:
+ Lưới nội chất là gì? Có mấy loại lưới
nội chất?
Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Có kích thước lớn hơn và cấu trúc phức tạp hơn nhiều tế bào nhân sơ
- Cấu tạo gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tề bào chất
và nhân Nhân có màng bao bọc bên trong chứa vật chất di truyền Tế bào chất có hệ thống nội màng, có nhiều bào quan có màng bao bọc
I Nhân tế bào
- Hình thái và cấu tạo:
+ Phần lớn có hình cầu, đường kính khoảng 5µm
+ Được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc( ADN + pr) và nhân con
- Chức năng: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
II Lưới nội chất
- Khái niệm: Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau chia tế bào chất thành nhiều xoang chức năng
Trang 4+ So sánh sự khác nhau giữa các loại
GV thông báo về cấu trúc và chức
năng của riboxom
Đọc hình 8.2 để thấy cấu trúc của bộ
máy gôngi
HS đọc thực hiện lệnh trong mục
IV
- HS quan sát hình vẽ 9.1, mô tả cấu
trúc của ti thể? Ti thể co vai trò gì trong
tế bào?
- Trong các tế bào sau đây tế bào nào
có nhiều ti thể nhất? TB biểu bì, cơ tim,
- Bên trong có cấu trúc gì?
GV yêu cầu học sinh giải đáp câu hỏi
lệnh : Tại sao lá cây có màu xanh? Màu
xanh của lá cây có liên quan đến chức
năng quang hợp không?
* Mạng lưới nội chất trơn:
+ Vị trí: là phần tiếp theo của lưới nội chất hạt
+ Cấu trúc: thường đính rất nhiều loại enzim
+ Chức năng: tổng hợp lipit, gắn đường vào protein phân huỷ chất độc hại đối với tế bào
III Ribôxôm
- Cấu trúc: Là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc, được cấu tạo từ các phân tử rARN và protêin
- Chức năng: là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào
IV Bộ máy Gôngi
- Cấu trúc: Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống túi màng dẹt xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung
- Chức năng: thu gom, đóng gói, biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng
V Ti thể
- Cấu trúc:
+ Có cấu trúc màng kép màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp
+ Bên trong ti thể là chất nền chứa ADN và ribôxôm
- Chức năng: là "nhà máy điện", nơi tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
- Hình dạng, kích thước và số lượng ti thể ở các tế bào khác nhau là khác nhau
- Chức năng: là nơi diễn ra quá trình quang hợp.( chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học
trong các hợp chất hữu cơ.)
Trang 5Ngày soạn:
TIẾT 11: KIỂM TRA 1 TIẾT
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Kiểm tra , đánh giá được kiến thức của HS phần đặc điểm chung của thế giới sống,
thành phần hóa học của tế bào và cấu trúc tế bào
2 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi
3 Thái độ: Ý thức làm bài nghiêm túc, tự giác
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ( KHÔNG)
3 Bài mới
Đề bài Câu 1: Đơn phân của prôtêin là gì? Mô tả cấu trúc bậc 1, bậc 2 của prôtêin?
Câu 2: ARN gồm những loại nào? Dựa vào tiêu chí nào để phân biệt các loại ARN?
Câu 3: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 4: Nêu cấu trúc và chức năng của lưới nội chất? Trong cơ thể người loại tế bào nào có lưới nội
chất hạt phát triển nhất? Tại sao?
Câu 5: Gen B có 3000 nuclêôtit có A + T = 60% số Nu của gen
a Xác định chiều dài của gen B?
b Số Nu từng loại của gen B là bao nhiêu?
Đáp án:
Câu 1: ( 2 Điểm)
- Đơn phân của Pr là các axit amin( 20 loại axit amin khác nhau)( 0,5 Điểm)
- Cấu trúc bậc 1: là trật tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit( 0,75 Điểm)
- Cấu trúc bậc 2: Chuỗi pôlipeptit xoắn α hoặc gấp nếp β tạo nên cấu trúc kkhông gian 2 chiều
( 0,75 Điểm)
Câu 2: ( 2 Điểm)
Trang 6- ARN gồm 3 loại( 1,5 Điểm): ARN thông tin( mARN), ARN vận chuyển ( tARN), ARN ribôxom(
rARN)
- Dựa vào chức năng để phân biệt 3 loại ARN( 0,5 Điểm)
Câu 3: ( 2 Điểm)
* Tế bào nhân sơ:
- Chưa có nhân hoàn chỉnh, nhân chưa có màng bao bọc chỉ có vùng nhân( 0,5 Điểm)
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc( 0,5 Điểm)
* Tế bào nhân thực:
- Đã có nhân hoàn chỉnh, nhân có màng bao bọc( 0,5 Điểm)
- Tế bào chất có hệ thống nội màng, có nhiều bào quan có màng bao bọc có cấu trúc và chức năng
+ Lưới nội chất hạt: đính các hạt ribôxom Chức năng : là nơi tổng hợp pr( 0,5 Điểm)
+ Lưới nội chất trơn: không đính các hạt ribôxom, đính các enzim Chức năng: tổng hợp
lipit, chuyển hóa đơừcg, phân giải chất độc hại( 0,5 Điểm)
* Trong cơ thể người: tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển nhất Vì nó sản sinh ra kháng
thể có bản chất là pr để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ( 1 Điểm)
Trang 7- Phân biệt được các chức năng của màng sinh chất
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của thành tế bào
- Nêu được cấu trúc và chức năng của chất nền ngoại bào ở tế bào động vật
1 Kĩ năng: HS phân biệt được các đặc điểm khác biệt của các bào quan về cấu tạo và chức năng
2 Giáo dục: cho HS ý nghĩa của các bào quan trong tế bào
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ( Không)
3 Bài mới
Bào quan không bào trong tế bào có
chức năng gì?
HS đọc nội dung mục VII.1 và trả lời
VII Một số bào quan khác
1 Không bào
- Cấu trúc: là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu
cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu
- Chức năng : tùy thuộc vào từng tế bào và theo từng loài sinh vật
- VD: +Thực vật không bào của tế bào lông hút ở
rễ cây chứa muối khoáng không bào của tế bào cánh hoa chứa nhiều sắc tố
Trang 8Chức năng của Lizôxôm là gì?
HS đọc nội dung VII.2 và trả lời
- GV yêu cầu HS quan sát hình 10.2 và trả
lời câu hỏi
Nêu cấu trúc của màng tế bào?
- GV giải thích mô hình khảm động (Lai tế
bào chuột với tế bào người Tế bào chuột
có các prôtêin trên màng đặc trưng có thể
phân biện được với các prôtêin trên màng
của người Sau khi tạo ra tế bào lai người
ta thấy các phân tử prôtêin của tế bào
chuột và tế bào người nằm xen kẽ vào
Chức năng của chất nền ngoại bào?
+ Ở tế bào động vật có các không bào thức ăn (không bào tiêu hoá) và không bào co bóp (ở một số sinh vật đơn bào)
2 Lizôxôm
- Cấu trúc: Là bào quan dạng túi, màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào
- Chức năng: phân hủy tế bào, bào quan già, tế bào
bị tổn thương
IX Màng sinh chất (màng tế bào)
a Cấu trúc của màng sinh chất:
- Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào Màng sinh chất được cấu trúc theo mô hình khảm độn( Singer và Nicolson - 1972)
- Màng sinh chất có cấu tạo từ hai thành phần chính là lớp kép phốtpho lipit và prôtêin
- Ở tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colesteron làm tăng tính ổn định của màng sinh chất
b Chức năng của màng tế bào
- Màng sinh chất có tính bán thấm: trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: lớp phôtpho lipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh vận chuyển thích hợp mới ra vào được
- Chức năng: Quy định hình dạng tế bào và bảo vệ
tế bào
b) Chất nền ngoại bào
- Ở bên ngoài tế bào người và tế bào động vật
- Cấu tạo chủ yếu là sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbonhidrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau
- Chức năng: giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin
Trang 9Sau khi học xong học sinh cần nắm được:
1 Kiến thức: HS sinh nắm được và trình bày đựơc các kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào
và hiện tượng nhập bào và xuất bào
2 Kĩ năng: HS phân biệt được kiểu vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, hiện tượng nhập
bào và xuất bào
3 Giáo dục: cho HS ý nghĩa của cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ
a) Mô tả cấu trúc và cức năng của màng sinh chất
b) Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuần và nấm
3 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dạy học
Tranh hình 11.1
- Vận chuyển thụ động là gì?
- GV yêu cầu học sinh nhớ lại và phát biểu
các khái niệm: khuếch tán, thẩm thấu?
I Vận chuyển thụ động:
- Vận chuyển thụ động: vận chuyển các chất từ nơi
có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng
- Khuếch tán: là sự chuyển động của các chất tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
Trang 10- Nghiên cứu sách và hình 11.1 vận chuyển
thụ động có các hình thức nào?
- Dựa vào nồng độ chất tan bên trong và bên
ngoài tế bào người ta chia môi trường ngoài tế
bào thành mấy loại?
Em hiểu như thế nào là vận chuyển chủ
động?Đặc điểm của hình thức vận chuyển này
như thế nào?
- So sánh giữa vận chuyển thụ động với vận
chuyển chủ động?
Tranh hình 11.2, 11.3
Gv: Các phân tử có kích thước lớn không thể
vận chuyển qua lớp PL và kênh pr mà vận
chuyển bằng cách biến dạng màng sinh chất
- Thẩm thấu: Là sự khuếch tán các phân tử nước qua màng sinh chất
- Phương thức: khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép hoặc qua kênh prôtêin xuyên màng
- Dung dịch ưu trương: là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào
- Dung dịch nhược trương: là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào
- Dung dịch đẳng trương: là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào
II Vận chuyển chủ động:
- Vận chuyển chủ động : vận chuyển các chất từ nơi
có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển, tiêu tốn năng lượng
III Nhập bào và xuất bào:
Vận chuyển nhờ sự biến dạng của màng sinh chất: xuất bào và nhập bào
+ Nhập bào: đưa các chất vào bên trong tế bào banừg cách biến dạng màng sinh chất
+ Xuất bào: Là phương thức bài xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử ra ngoài
4 Củng cố
- Tại sao khi rửa rau sống nếu ta cho nhuều muối vào để rửa thì rau sẽ bị héo?
- Tại sao khi tỉa hoa bằng trái ớt thì dùng nước sạch để ngâm ngay quả ớt vừa tỉa?
- Tại sao dưa muối lại có vị măn và nhăn nheo?
5 Bài về nhà
- Học sinh đọc phần tóm tắt và đọc phần em có biết ở cuối bài
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
Trang 11Ngày soạn:
TIẾT 14: THỰC HÀNH : THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
I Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần nắm được:
- Học sinh biết cách làm tiêu bản tạm thời để quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học
- Học sinh vẽ được tế bào đã quan sát dưới kính hiển vi một cách chính xác Biết cách điều khiển sự
đóng mở của các tế bào khí khổng
- Học sinh có thể làm được thí nghiệm đơn giản chứng minh hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào
thưc vật
- Rèn luyện học sinh tính cẩn thận tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm
II Phương tiện, phương pháp
1 Phương tiện
- Thiết bị : cà chua chín, thài lài tía (hoặc một mẫu bất kì có kích thước tế bào tương đối lớn và dễ
tách lớp biểu bì ra khỏi lá
- Hoá chất: dung dịch KNO3 1M (hoặc muối ăn 8%), nước cất
- Dụng cụ: kính hiển vi, lam kính, lamen, giấy thấm, lưỡi dao cạo, kim mũi mác, ống nhỏ giọt,
đĩa pêtri, đèn cồn, cốc thủy tinh chịu nhiệt, dao
2 Phương pháp
Thuyết trình + vấn đáp+ thực hành
III Tiến trình
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ( trong quá trình thực hành)
3 Bài mới
I Tiến trình bài mới
1 Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì của lá cây
- Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thí nghiệm: giáo viên phải chuẩn bị và làm thử trước
- Tiến hành thí nghiệm: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn
cách quan sát
- Giải thích thí nghiệm
+ Dựa vào kiến thức đa học em hãy giải thích thí nghiệm?
+ Giáo viên chỉnh lý cho chính xác: hiện tượng co nguyên sinh là do dung dịch muối đậm đặc
hơn dịch tế bào nên nước đi ra ngoài tế bào qua lớp màng nguyên sinh chất, hiện tượng phản co
nguyên sinh là do nồng độ dịch bào đậm đặc nên hút nước từ ngoài vào làm tế bào trương phồng lên
trở lại trạng thái bàn đầu
- Kết luận: co nguyên sinh là hiện tượng quan trọng dựa vào đó ta biết tế bào còn sống hay
chết
2 Thí nghiệm co nguyên sinh với việc điều khiển đóng mở khí khổng
- Chuẩn bị nguyên liệu dụng cụ: Giáo viên chuẩn bị đầy đủ và làm thử trước
- Tiến hành quan sát: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn cách
Trang 12Học xong tiết này học sinh phải:
- Nêu được khái niệm vi sinh vật và các đặc điẻm cgung của vi sinh vật
- Trình bày được các kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật dựa vào nguồn nang
lượng và nguồn cácbon mà vsv đó sử dụng.Nêu được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men
II Phương tiện – phương pháp
1 Phương tiện:
Tranh các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng
2 Phương pháp:
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm
III Tiến trình tổ chức bài học
1 Tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ( không)
3 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dạy học
GV: Hãy kể tên một số loại vi sinh vật
GV: Môi trường sống của VSV chia
thành các dạng như thế nào? Môi trường
nuôi cấy có đặc điểm gì? Tồn tại ở dạng
nào?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời
GV: Cho các ví dụ về môi trường tự
nhiên có vi sinh vật phát triển?
GV: Nêu các tiêu chí cơ bản để phân
thành các kiểu dinh dưỡng của VSV?
I Khái niệm vi sinh vật:
VSV là những sinh vật nhỏ bé, chỉ nhìn chúng trên KHV, gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, VSV hấp thụ và chuyển hoá vật chất nhanh, sinh trưởng mạnh, phân bố rộng
II Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
1 Các loại môi trường cơ bản
- Môi trường tự nhiên: VSV có ở khắp nơi, trong môi trường có điều kiện sinh thái đa dạng
- Môi trường phòng thí nghiệm:
+ Môi trường dùng chất tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng
+ Môi trường bán tổng hợp: gồm chất tự nhiên và chất hóa học
- Môi trường nuôi cấy ở dạng đặc (thạch) và lỏng
2 Các kiểu dinh dưỡng (sgk)
4 Củng cố:
Câu 1: Vi sinh vật là gì ?
Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của VSV ?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa
Trang 13Ngày soạn:
TIẾT 26: THỰC HÀNH - LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC
I Mục tiêu
1 Kiến thức
- Phân biệt được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khái và lên men
- Nêu được quá trình phân giải protein, sacarit của vi sinh vật
- Biết làm thí nghiệm lên men rượu, quan sát hiện tượng lên men
- Nắm được các bước làm sữa chua và muối chua rau quả
2 Kỹ năng: Liên hệ thực tế và biết làm sữa chua, dưa chua
3 Giáo dục: Học sinh biết được các ứng dụng về quá trình hô hấp, lên men và phân giải các hợp
chất hữu cơ trong thực tế
II Phương pháp - Phương tiện
1 Phương pháp dạy học
Vấn đáp + Trực quan + Hoạt động nhóm
2 Phương tiện dạy học
- Kính hiển vi, lam kính
- Tranh hình sơ đồ thí nghiệm lên men rượu, hình dạng nấm men rượu
- Ống nghiệm (có đánh số 1,2,3) đặt vào giá, ống đong
- Giã nhỏ bánh men và rây lấy bột mịn
- Pha dung dịch đường kính 10%
- Nếu có điều kiện, làm trước khoảng 3 đến 4 giờ thí nghiệm lên men êtilic
III Tiến trình tổ chức bài học:
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình thực hành
3 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dạy học
* Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
khác nhau không chỉ ở nguồn năng
lượng mà cả ở các chất nhận electron
- Thế nàolà hô hấp hiếu khí?
- Thế nào là hô hấp kị khí?
- Thế nào là lên men? Cho ví dụ
HS: đọc sgk, quan sát tranh vẽ và trả lời
câu hỏi
I Hô hấp và lên men
Vi sinh vật hóa dưỡng (thu nhận năng lượng từ thức ăn) chuyển hóa chất dinh dưỡng qua hai quá trình cơ bản là
hô hấp hoặc lên men
- Hô hấp kị khí:
+ Tương tự như ở hô hấp hiếu khí, diễn ra ở màng sinh chất của nhiều vi khuẩn hiếu khí không bắt buộc hoặc kị khí bắt buộc
+ Chất nhận electron cuối cùng là một chất vô cơ như:
NO3- , SO42-, CO2 trong điều kiện kị khí
2 Lên men:
- Là sự phân giải cácbohidrat xúc tác bởi enzim trong
Trang 14GV: tổng kết
* Chú ý:
Vi khuẩn hóa tự dưỡng (còn gọi là hóa
dưỡng vô cơ) sử dụng chất cho e ban
đầu là chất vô cơ và chất nhận e cuối
cùng là O 2 hoặc SO 4 2- , NO 3 -
Một số đặc điểm của quá trình phân
giải các chất ở vi sinh vật?
- Axit nucleic được phân giải như thế
nào trong tế bào vi sinh vật?
- Protein được phân giải như thế nào
trong tế bào vi sinh vật?
- Lipit được phân giải như thế nào
trong tế bào vi sinh vật?
HS: đọc sgk và trả lời câu hỏi
GV: Yêu cầu học sinh đọc sgk để trả
lời các câu hỏi sau:
- Cho biết quá trình phân giải của vi
sinh vật được con người ứng dụng như
thế nào?
Cho biết một số tác hại của quá trình
phân giải ở vi sinh vật đối với đời sống
- Ví dụ:
+ Nấm men lên men etylic từ glucozơ:
nấm men
C6H12O6 2C2H5-OH + 2CO2 + Q + Vi khuẩn lên men láctic từ glucozơ:
- Các chất phức tạp cũng được phân giải bên trong tế bào vsv (phân giải nội bào)
1 Phân giải nucleoic:
VSV tiết vào môi trường các enzim nucleaza để phân giải ADN và ARN thành nucletit
2 Phân giải protein:
VSV tiết vào môi trường các enzim proteaza để phân giải protein thành aa
3 Phân giải plisaccarit:
VSV tiết vào môi trường các enzim amilaza để phân giải tinh bột thành glucozơ, xenlulaza để phân giải xenlulozơ thành glucozơ, kitinaza phân giải kitin thành N-axetyl-glucozamin
4 Phân giải lipit:
VSV tiết vào môi trường enzim lipaza để phân giải lipit thành axit béo và glixerol
* Ứng dụng quá trình phân giải ở vi sinh vật:
1 Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc:
- Sản xuất tương dựa trên 2 enzim chủ yếu (amilaza, proteaza) của nấm mốc và vi khuẩn
- Sử dụng vi khuẩn lên men lactic để muối dưa, cà,
- Sử dụng enzim amilaza trong nấm mốc để thuỷ phân tinh bột dùng cho sản xuất rượu
2 Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng:
- Nhờ VSV mà các chất hữu cơ trong xác thực vật, động vật được phân giải thành chất dinh dưỡng cho cây trồng
- Là cơ sở khoa học của việc chế biến rác thải thành phân bón
3 Phân giải các chất độc:
Nhiều loài vi khuẩn có khả năng phân giải các chất độc hại như các loại thuốc hoá học trừ sâu, diệt cỏ, tồn tại trong đất
4 Bột giặt sinh học:
Thêm vào bột giặt một số enzim VSV như amilaza,
Trang 15GV: Chia nhóm TN Trình bày cách
thí nghiệm lên men rượu
HS nghiên cứu SGK trang 95 trình
bày thí nghiệm
- GV: Quá trình lên men rượu cần
điều kiện gì?
GV: Giải thích cơ sở khoa học của
quá trình lên men lactic
GV: Giải thích cơ sở khoa học của
quá trình muối chua rau quả?
proteaza, lipaza, xenlulaza, để phân giải các vết bẩn có bản chất là dầu mỡ,
5 Cải thiện công nghiệp thuộc da
Sử dụng các enzim proteaza, lipaza, từ VSV để tẩy sạch lông ở bộ da động vật
* Tác hại của các quá trình phân giải ở VSV:
- Gây hư hỏng thực phẩm
- Làm giảm chất lượng của các loại lương thực, đồ dùng
và hàng hoá
III Thí nghiệm lên men Êtilic
-Các nhóm báo cáo kết quả TH theo mẫu SGK
- Trình bày cách lên men rượu trong dân gian
IV Thí nghiệm lên men Lactíc
Trang 16Ngày soạn:
CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
TIẾT 15: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
I Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần nắm được:
- Trình bày được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào( năng lượng thế năng, động năng , chuyển hóa năng lượng)
- Nêu được quá trình chuyển hóa năng lượng
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP
II Phương tiện, phương pháp
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ( Không)
3 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dạy học
Giáo viên gọi một vài học sinh nêu các
dạng năng lượng trong tự nhiên
- Năng lượng là gì?Có mấy dạng năng
lượng?
- Những dạng năng lượng có trong tế
bào?
- Năng lượng chủ yếu có trong tế bào là
loại năng lượng nào?
- Cấu tạo của ATP? Tại sao gọi là hợp
chất cao năng?
- ATP truyền năng lượng cho các chất
khác bằng cách nào?
- Tại sao ATP được gọi là đồng tiền
I Năng lượng và các dạng năng lượng trong thế giới sống
1 Khái niệm về năng lượng
- Năng lượng là khả năng sinh công hay khả năng mang lại những thay đổi (thay đổi về các liên kết hoá học)
- Có hai loại năng lượng: động năng và thế năng
+ Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công
+ Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công
- Chuyển hóa năng lượng: là sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng năng lượng( giữa thế năng và động năng)
- Trong tế bào tồn tại nhiều dạng khách nhau: hoá năng, nhiệt năng, điện năng trong đó năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học)
2 ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào
- ATP là hợp chất hoá học cấu tạo từ 3 thành phần: ađênin liên kết với 3 nhóm phôtphat, trong đó có 2 liên kết cao năng và đường ribôzơ Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3kcal
- ATP truyền năng lượng cho các chất khác thông qua chuyển nhoám phốtphát cuối cùng để trở thành ADP (ađênozin điphốtphát) rồi ngay lập tức lại được gán thêm nhóm phốtphát để trở thành ATP
- Trong quá trình chuyển hoá vật chất ATP liên tục
Trang 17năng lượng?
- Họat động của tế bào cần sử dụng
ATP có mấy loại, đó là những loại nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nội
dung mục II:
Chuyển hoá vật chất là gì?
Bao gồm những loại nào?
Chuyển hoá vật chất có liên quan đến
quá trình gì?
được tạo ra và gân ngay như lập tức được sử dụng cho các hoạt động khác nhau của tế bào mà không được tích trữ lại vì thế người ta gọi ATP là "đồng tiền năng lượng của tế bào"
- Hoạt động cần năng lượng của tế bào chia thành 3 loại:
+ Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào
+ Vận chuyển các chất qua màng ngược građien nồng
độ
+ Sinh công cơ học
II Chuyển hoá vật chất
- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng Hoá sinh xảy ra bên trong tế bào nhằm duy trì các hoạt động sống của tế bào gồm đồng hoá và dị hoá
- Đồng hoá: tồng hợp các vật chất và tích lũy năng lượng
- Dị hoá: gồm phân hủy các hợp chất phức tạp thành chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng
- Chuyển hoá vật chất luôn kèm thao chuyển hoá năng lượng
4 Củng cố
- Giáo viên cho học sinh đọc nội dung tổng kết trong khung để tổng kết bài
hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài
- Giáo viên rút ra kết luận: những người hoạt động cơ bắp nhiều sẽ cần phải ăn một khẩu phần ăn dồi dào năng lượng vì những hoạt động liên quan đến cơ bắp cần tiêu tốn nhiều ATP Những người hoạt động ít nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng mà không được sử dụng hết thì sẽ dễ dẫn đến bệnh béo phì
5 Bài về nhà
- Học sinh đọc phần em có biết ở cuối bài
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
Ngày soạn:
Trang 18TIẾT 16: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
I Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần nắm được:
- Nêu được vai trò của enzim trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
- Điều hòa quá trình trao đổi chất
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thế nào là năng lượng? Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào?
Câu 2: Trình bày cấu trúc hoá học của phân tử ATP Vai trò của ATP trong tế bào?
3 Bài mới
Giải thích tại sao cơ thể người lại có thể tiêu hoá được tinh bột mà không tiêu hoá được xenlulozơ?
- Muốn tiêu hoá được xenlulozơ thì phải có enzim
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dạy học
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK
phần I.1
Enzim là gì?
Enzim được cấu tạo từ thành phần nào?
Trong cấu trúc không gian của enzim có gì
đặc biệt?
Việc liên kết giữa enzim và cơ chất có tính
đặc thù như thế nào?
Giáo viên cho học sinh đọc SGK phần này
để giải thích rõ cơ chế tác dụng của enzim –
I Enzim
Enzim : là chất xúc tác sinh học, có bản chất là prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
1 Cấu trúc
- Enzim có 2 loại: enzim một thành phần(prôtêin)
và enzim 2 thành phần ( ngoài prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin.)
- Chất chịu tác dụng của enzim gọi là cơ chất
- Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không
gian đặc biệt n liên kết với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động Cấu hình trung gian của trung tâm hoạt
động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo sản phẩm
- Vai trò của enzim: Làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng
2 Cơ chế hoạt động của enzim
Enzim + cơ chất (tại trung tâm hoạt động) → phức hợp enzim – cơ chất → phản ứng xảy ra → sản phẩm + enzim
- Mỗi enzim chỉ xúc tác cho một hoặc một vài
Trang 19cơ chất
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt
tính của enzim?
phản ứng
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
- Nhiệt độ, pH, nồng độ enzim, nồng độ cơ chất,
- Nhiệt độ: mỗi enzim cần một nhiệt độ tối ưu tại
đó enzim có hoạt tính tối đa
- Độ pH: mỗi enzim cần một pH thích hợp
VD: enzim pepsin trong dạ dày người cần pH=2
- Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần nhưng đến lúc nào
đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất không làm tăng hoạt tính của enzim
- Nồng độ enzim: với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc tăng giảm nồng độ enzim trong tế bào
- Chất ức chế enzim: một số chất hoá học có thể
ức chế sự hoạt động của enzim nên tế bào khi cần
ức chế enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu chi enzim ấy
II Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất
- Tế bào điều hòa hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế
- Các chất trong tế bào được chuyển hoá chất nọ thành chất kia thông qua hàng loạt các phản ứng hoá sinh mỗi phản ứng được điều khiển bởi một enzim đặc hiệu
4 Củng cố
Giáo viên đưa ra các vấn đề liên hệ các kiến thức thực tế đời sống
- Tại sao người lớn không uống được sữa của trẻ em?(vì cô thể người lớn không có các enzim tiêu hoá sữa của trẻ em)
5 Bài về nhà
- Học sinh đọc phần em có biết ở cuối bài
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
Trang 20- Làm được các bài tập của phân di truyền học phân tử
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ( Trong quá trình ôn tập)
3 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dạy học
GV đặt câu hỏi và chia lớp thành 4 nhóm
hoàn thành các câu hỏi
GV: yêu cầu học sinh nhớ lại công thức
tính toán để vận dụng làm bài tập
I Lý thuyết:
1 Hãy so sánh đặc điểm của 5 giới sinh vật về: tổ
chức cơ thể, loại tế bào, hình thức dinh dưỡng?
2 Trình bày cấu trúc, chức năng của ADN? Cấu
trúc của ARN? So sánh sự khác nhau giữa ADN và ARN?
3 Trình bày đậc điểm cấu trúc của ti thrre và lạp thể
phù hợp với chức năng của nó?
Bài 2 Hai gen có chiều dài bằng nhau Gen 1 có G
= 15% tổng số Nu của gen và có 1725LKH Gen 2
có tổng LKH nhiều hơn gen 1 là 225
1 Tính chiều dài của gen và số liên kết cộng hóa trị trên mỗi mạch của gen
2 Tính số lượng và phần trăm từng loại Nu của mỗi gen?
4 Củng cố - Dặn dò:
Yêu cầu học sinh học bài, làm bài kỹ để kiểm tra học kỳ đạt kết quả cao
Trang 21TIẾT 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I (theo đề chung )
I MỤC TIÊU
- Kiểm tra, đánh giá được kiến thức của HS trong chương I, II
- Rèn KN hệ thống kiến thức, giải bài tập
II PHƯƠNG PHÁP
- Kiểm tra viết
III PHƯƠNG TIỆN
- Đề kiểm tra., đáp án
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ(Không)
Trang 22Ngày soạn:
TIẾT 19: THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
I Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần nắm được:
- Trình bày được các cơ chế hoạt động của enzim
- Giải thích được ảnh hường của nhiệt độ tới hoạt tính của enzim catalaza
- Biết cách chiết ADN để quan sát
- Rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng làm thí nghiệm, hợp tác nhóm và làm việc độc lập
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
II TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1 Thí nghiệm với enzim Catalaza
- Cắt khoai tây chín và sống thành lát mỏng (dày khỏang 5 mm)
- Cho một số lát khoai tây sống vào trong khay nước đá trước thí nghiệm khỏang 30’
- Lấy một lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã luộc chín và một lát từ khay đá ra, dùng ống hút nhỏ giữa mỗi lát một giọt H2O2
2 Tìm hiểu kết quả thí nghiệm
Giáo viên đưa ra yêu cầu giải thích tại sao có sự khác nhau trong 3 lá khoai Gợi ý cho học sinh bọt sủi lên chứng tỏ có khí thoát ra Vậy khí đó là khí gì? Khí đó do phản ứng nào sinh ra? Lúc này GV có thể giới thiệu enzim catalaza trong củ khoai tây có tác dụng phân giải H2O2 thành O2
và H2O
Để giải thích sự khác nhau ở 3 nhóm thí nghiệm, GV lưu ý học sinh về điều kiện thí nghiệm là không như nhau Chú ý học khái niệm biến tính của enzim catalaza khi nhiệt độ cao
1 Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả khĩm tươi để tách chiết ADN:
Thí nghiệm sử dụng enzym trong quả dứa tươi để tách chiết ADN
B1 Nghiền mẫu vật: nghiền gan, tách rời và phá vỡ các tế bào Lọai bỏ lớp màng bao bọc gan, thái nhỏ gan cho vào cối nghiền để tách rời hoặc phá vỡ các tế bào gan Sau khi nghiền xong đỗ thêm một lượng nước gấp đôi lượng gan rồi khấy đều Sau đó lọc qua giấy lọc để lọai bỏ các phần
xơ lấy dịch lỏng
Trang 23B2 Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào (phá vỡ màng tế bào và nhân)
Lấy một lượng dịch lọc cho vào ống nghiệm khỏang ½ thể tích, sau đó cho thêm vào 1/6 chất tẩy rữa Khuấy nhẹ rồi để yên khỏang 15’ trên giá ống nghiệm (Không khấy mạnh làm xuất hiện bọt)
Chia hỗn hợp dịch lọc vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3ml dịch lọc; Ống 1 để nguyên; Ống 2 cho tiếp vào 1/6 nước cốt dứa (0.5ml) và khuấy thật nhẹ Để ống nghiệm trên giá khỏang 10 đến 15’
B3 Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn
- Ống 1: nghiên ống nghiệm và rót 3ml cồn êtanol dọc theo ống nghiệm một cách cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp nổi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng dịch nghiền có trong ống nghiệm
- Ống 2: làm tương tự nhưng với 3.5ml cồn Để ống nghiệm trên giá khỏang 10’; Quan sát lớp cồn trong ống nghiệm, thấy xuất hiện những sợi trắng đục kết tủa lơ lững đó là các phân tử ADN Ống còn lại hầu như không có hiện tượng đó
Enzim có 2 lọai:
- Enzim nội bào: được sản xuất và lưu trữ trong tế bào
- Enzim ngoại bào: được sinh tổng hợp trong tế bào, sau đó được tiết ra ngòai môi trường
Enzim thu được từ quả dứa là enzim ngoại bào, vì chỉ bằng biện pháp nghiền khó có thể làm phá vỡ thành xenluloz, nên khó thu được enzim nội bào (ở đây là bromelin, có thành phần chủ yếu
có chứa nhóm sulfuhydric có tác dụng thủy phân giải protein của màng tế bào và màng nhân)
Như vây, nhờ tác dụng của chất tẩy rửa và enzim dứa mà màng nhân, màng tế bào, protein của NST bị phân giải, giải phóng ADN ra ngoài
4 Củng cố
Giáo viên đưa ra các vấn đề liên hệ các kiến thức thực tế đời sống
- Tại sao người lớn không uống đực sữa của trẻ em?(vì cô thể người lớn không có các enzim tiêu hoá sữa của trẻ em)
- Tại sao một số người wkhông ăn được cua ghẹ, nếu ăn vào sẽ bị di ứng nổi mẩn ngứa?(trong
cô thề người đó không có enzim phân giải prôtêin của cua, ghẹ nên không tiêu hoá được)
5 Bài về nhà
- Học sinh đọc phần em có biết ở cuối bài
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
Trang 24Ngày soạn:
TIẾT 20: HÔ HẤP TẾ BÀO
I Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần nắm được:
- Khái niệm hô hấp
- Phân biệt được từng giai đoạn chính của quá trình hô hấp
II Phương tiện, phương pháp
a) Nêu cấu trúc của enzim và cơ chế tác động của enzim?
b) Vẽ đồ thị mô tả sự liên hệ giữa hoạt tính của enzim với nhiệt độ và giải thích?
3 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dạy học
* Em hiểu thế nào là hô hấp?
+ Phương trình tổng quát
C6H12O6+6O2=6CO2+6O2 + NL
+Năng lượng giải phóng ra qua hô hấp chủ yếu
để tái tổng hợp lại ATP
Tranh hình 16.1
*Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn nào và diễn
ra ở đâu trong tế bào?
* Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn
đường phân?
* Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn
chu trình Crep ?
*Trả lời câu lệnh trang 65
(năng lượng nằm trong các phân tử NADH,
FADH2 )
Tranh hình 16.1
I Khái niệm hô hấp tế bào:
- Hô hấp là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ( chủ yếu là glucôzơ) thành các chất đơn giản( CO2 và H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống
- Xảy ra trong tế bào chất
- Nguyên liệu là đường glucôzơ, ATP, NAD+,Pi, ADP
- Kết quả: Từ 1 glucôzơ tạo ra 2 axit pyruvic(
C3H4O3 ), 2 NADH và 2 ATP(thực chất 4 ATP)
Trang 25* Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn
chuỗi truyền êlectron hô hấp?
* Tổng sản phẩm tạo ra từ 1 phân tử đường
glucôzơ qua hô hấp?
toàn tới CO2
- Kết quả: tạo ra 6 NADH, 2 ATP, 2 FADH2 ,
4 CO2
3) Chuỗi truyền êlectron hô hấp:
- Xảy ra ở màng trong ty thể( tế bào nhân thực), màng sinh chất( tế bào nhân sơ)
- Nguyên liệu: NADH, FADH2 , O2 ,Pi, ADP)
- Kết quả: tạo ra 34 ATP , H2O
4 Củng cố:
- Câu hỏi và bài tập cuối bài
- Trong 3 giai đoạn trên giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?
- Tổng số ATP được tạo ra khi ôxy hoá hoàn toàn 1 phân tử đường glucôzơ?
HOÀN THÀNH BẢNG SAU Đường phân Chu trình Crep Chuỗi truyền
êlectron hô hấp
2ADP, 2Pi
2a.pyruvic,6 NAD 2FAD, 2 ADP, 2Pi
- Học sinh đọc phần em có biết ở cuối bài
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
Trang 26Ngày soạn:
TIẾT 21: QUANG HỢP
I Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần nắm được:
- Khái niệm quang hợp
- Các giai đoạn chính của quá trình quang hợp
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ
(?) Thế nào là quá trình hô hấp nội bào? Trình bày các giai đoạn chính của quá trình hô hấp nội
tạo thành chất hữu cơ…
GV: Đối tượng sinh vật có xảy ra quang
hợp? Những phân tử nào chịu trách
nhiệmhấp thụ năng lượng ánh sang trong
quang hợp?
GV: Quang hợp bao gồm mấy pha, diễn ra
ở đâu? Ánh sáng có liên quan như thế nào
đến các pha của quá trình quang hợp?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời
GV: Pha sáng sử dụng nguồn nguyên liệu
nào và tạo ra sản phẩm gì?
HS: nghiên cứu thảo luận và trả lời
GV: Hãy viết sơ đồ của quá trình ở pha
sáng?
GV: Pha tối nguyên liệu thực hiện là gì?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời
GV: Sản phẩm của pha tối là gì? Mối liên
I Khái niệm quang hợp
+ Biến đổi quang hoá: Diệp lục trở thành dạng kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện quá trình quang phân li nước
H2O → 2H+ + 1/2O2 + 2e-> hình thành chất có tính khử mạnh: NADP, NADPH -> Tổng hợp ATP
-Sơ đồ:
2 Pha tối
Trang 27quan giữa pha sáng và pha tối như thế
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi SGK
- Quá trình quang hợp gồm mấy pha?
- Pha sáng xảy ra ở đâu? Pha tối?
5 Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa
Trang 28Ngày soạn:
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG TIẾT 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I Mục tiêu
Sau khi học xong học sinh cần:
- Trình bày được các hệ thống sống là hệ thống mở có tổ chức phức tạp theo cấp bậc tương tác với
nhau và với môi trường sống, tiến hoá
- Nêu được sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp độ tổ chức
- Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ (không)
3 Bài mới
Quan sát tranh Hình 1 sách giáo khoa
* Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới
sống?
* Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan,
hệ cq
* Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống?
* Đặc điểm cấu tạo chung của các cơ thể
sống? Virút có được coi là cơ thể sống?
+ Giải thích:
-Nguyên tắc thứ bậc: nguyên tử→ phân tử→
đại phân tử
-Tính nổi trội:từng tế bào thần kinh không
có được đặc điểm của hệ thần kinh
I Các cấp tổ chức của thế giới sống:
- Người ta chia thế giới sống thành các cấp độ tổ chức khác nhau: phân tử→ bào quan→ tế bào→
mô → cơ quan→ hệ cơ quan→ cơ thể → quần thể
→ quần xã → hệ sinh thái→ sinh quyển
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái
II.Đặc điểm chung của thế giới sống:
1 Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
- Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên Tổ chức sống cao hơn mang những đặc điểm của tổ chức cấp dưới
và có những đặc điểm nổi trội VD: Bào quan→ tế bào→ mô→ cơ quan→cơ thể
-Tính nổi trội: Được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận cấu thành không thể có được
4 Củng cố
- Hãy nêu các cấp độ tổ chức sống chính theo chiều từ thấp đến cao?
- Tại sao nói tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản của sự sống?
5 BTVN: Học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK
Trang 29Ngày soạn:
TIẾT 2: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống
2 Kĩ năng: Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học và giúp học sinh có cái
nhìn tổng quát về thế giới sống
3 Giáo dục cho học sinh về thái độ với thế giới sống…
II Phương pháp, phương tiện dạy học
+ Phương tiện: Hình vẽ các cấp độ tổ chức của thế giới sống
+ Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm
III Tiến trình bài dạy
1 Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp độ tổ chức cơ bản?
3 Bài mới:
Hoạt động 2: Đặc điểm các cấp tổ chức
sống:
GV: Tại sao nói tổ chức sống là hệ thống
mở? Sinh vật và môi trường có mối quan hệ
như thế nào?
HS:
(?) Làm thế nào để SV có thể sinh trưởng,
phát triển tốt nhất trong môi trường?
(?) Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ bị bệnh?
(?) Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thê
hệ này sang thế hệ khác?
HS:
(?) Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa
mạc có nhiều gai dài và nhọn?
HS:
II Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
2 Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
+ Hệ thống mở: SV ở mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường
+ Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong
hệ thống để tồn tại và phát triển
3 Thế giới sống liên tục tiến hoá
+ Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác
+ Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc
+ Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị di truyền được tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú -> Sinh vật không ngừng tiến hoá
4 Củng cố:
Câu 1: Thế giới sống được sắp xếp theo các cấp tổ chức chính như thế nào?
A Tế bào - cơ thể - quần xã - quần thể - hệ sinh thái - sinh quyển
B Tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển x
C Tế bào - bào quan - cơ thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển
D Tế bào - cơ thể - quần thể - loài - hệ sinh thái - sinh quyển
Câu 2: Đặc điểm của thế giới sống?
A Không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường
Trang 30Ngày soạn:
TIẾT 3: CÁC GIỚI SINH VẬT
I Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần nắm được:
- Nêu được 5 giới sinh vật cùng đặc điểm của từng giới
- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới thực vật, giới động vật
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học
- Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học
II Phương tiện, phương pháp
2 Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên các cấp độ tổ chức của sự sống ? Vì sao cấp độ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống?
- Vì sao quần thể là đơn vị sinh sản và đơn vị tiến hoá của sinh vật?
3 Bài mới
*Em hiểu thế nào là giới?
*Hệ thống phân loại 5 giới gồm những
giới nào?
-Giới Khởi sinh (Monera)
-Giới Nguyên sinh(Protista)
* Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức
I Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1) Khái niệm giới:
- Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
2)Hệ thống phân loại 5 giới:
-Giới Khởi sinh (Monera)→ Tế bào nhân sơ -Giới Nguyên sinh(Protista)
-Giới Nấm(Fungi) Tế bào nhân thực -Giới Thực vật(Plantae)
-Giới Động vật(Animalia)
II Đặc đặc điểm chính của mỗi giới:
1)Giới Khởi sinh:( Monera)
- Gồm những loài vi khuẩn nhân sơ, cơ thể đơn bào, có kích thước nhỏ 1-5m
- Phương thức sống đa dạng: theo kiểu dị dưỡng hoặc tự dưỡng
2) Giới Nguyên sinh:(Protista)
- Gồm các sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dinh dưỡng theo kiểu tự dưỡng hặc dị dưỡng( Tảo, Nấm nhầy và Động vật nguyên sinh)
-Tảo:S.vật nhân thực,đơn bào, đa bào.Hình thức sống
Trang 31sống của giới Nguyên sinh?
* Giới Nấm gồm những đại diện nào?
* Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức
* Học sinh hoàn thành phiếu học tập
quang tự dưỡng(cơ thể có diệp lục) -Nấm nhày:S.vật nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào
và hợp bào.Hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh
- ĐVNS:S,vật nhân thực, đơn bào.Hình dạng đa dạng, sống dị dưỡng
-Hình thức sống:Sống cố định, có khả năng quang hợp(có diệp lục) theo kiểu quang tự dưỡng
- Hình thức sống: dị dưỡng và có khả năng di chuyển
* Đa dạng sinh học: Thể hiện rõ nhất ở đa dạng loài Đa dạng loài là mức độ phong phú về số lượng , thành phần loài Đa dạng sinh vật còn thể hiện ở đa dạng quần xã và
đa dạng hệ sinh thái
4 Củng cố
- Trình bày đặc điểm của giới khởi sinh và giới nấm?
5 BTVN : Học bài cũ và trả lời câu hỏi cuối bài Đọc trước bài 3