MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công bằng xã hội là khát vọng, ước mơ của nhân loại tiến bộ từ lâu. Trong suốt tiến trình lịch sử, con người đã phấn đấu để xây dựng một xã hội công bằng và đạt được những bước tiến trong việc thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải có sự công bằng. Ở Việt Nam, dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, người dân phải sống trong cảnh nô lệ, phải chịu bao sự bất công, bất bình đẳng xã hội. Vì vậy, khát vọng về một nền độc lập, một cuộc sống tự do đã thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20 phát triển mạnh mẽ. Nhưng, do khủng hoảng về đường lối nên các phong trào đó đều bị thất bại. Trước tình hình đó Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và chỉ có một mong muốn tột cùng là: làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” 45, tr.161. Hơn ai hết, với thân phận của người dân mất nước, với lập trường của một thanh niên cấp tiến, với những chứng kiến về bất công xã hội mà Hồ Chí Minh đã từng thấy trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước khiến Người nhận rõ vai trò của công bằng xã hội đối với con người, với sự tiến bộ chung của nhân loài. Nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tếxã hội của một đất nước. Vì vậy, trong suốt quá trình chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn quan tâm đến vấn đề đảm bảo công bằng xã hội, đem lại hạnh phúc cho mọi người dân. Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, do nhân dân lao động làm chủ; thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong chính sách phát triển. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là gần 25 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong đó có tiến bộ và công bằng xã hội. Trên đất nước ta đã có sự kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội thực hiện công bằng xã hội trong từng chính sách và từng phát triển, thực hiện chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ cống hiến và hưởng thụ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: Tình trạng tham ô, tham nhũng, gian lận trong thương mại; sự chênh lệch về thu nhập và phát triển kinh tế các vùng, miền; công bằng xã hội trong giáo dục và chăm sóc sức khoẻ chưa thực hiện tốt. Hơn nữa, ngay trong nhận thức về công bằng xã hội cũng có những cách hiểu và cách làm khác nhau. Ở thời kỳ trước đổi mới, công bằng xã hội được hiểu chưa đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nghĩa là trong xã hội ai cũng được sống như ai theo kiểu cào bằng bình quân chủ nghĩa. Vì vậy, trong quá trình đổi mới, khi xuất hiện tình trạng phân hoá giàu nghèo thì nhiều người lại cho rằng công bằng xã hội bị vi phạm. Vì vậy, để góp phần nghiên cứu và giải quyết vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay theo quan điểm của Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nỗ lực chung của toàn xã hội để tiến tới một xã hội công bằng, dan chủ,văn minh.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công bằng xã hội là khát vọng, ước mơ của nhân loại tiến bộ từ lâu.Trong suốt tiến trình lịch sử, con người đã phấn đấu để xây dựng một xã hộicông bằng và đạt được những bước tiến trong việc thực hiện mục tiêu đó Tuynhiên, vẫn còn những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải có sự công bằng
Ở Việt Nam, dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, người dân phảisống trong cảnh nô lệ, phải chịu bao sự bất công, bất bình đẳng xã hội Vìvậy, khát vọng về một nền độc lập, một cuộc sống tự do đã thúc đẩy phongtrào yêu nước Việt Nam cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20 phát triển mạnh mẽ.Nhưng, do khủng hoảng về đường lối nên các phong trào đó đều bị thất bại.Trước tình hình đó Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và chỉ có mộtmong muốn tột cùng là: "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tađược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đượchọc hành” [45, tr.161]
Hơn ai hết, với thân phận của người dân mất nước, với lập trường củamột thanh niên cấp tiến, với những chứng kiến về bất công xã hội mà Hồ ChíMinh đã từng thấy trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước khiến Ngườinhận rõ vai trò của công bằng xã hội đối với con người, với sự tiến bộ chungcủa nhân loài Nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế-xã hội của một đất nước Vì vậy, trong suốt quá trình chỉ đạocách mạng Việt Nam, Người luôn quan tâm đến vấn đề đảm bảo công bằng xãhội, đem lại hạnh phúc cho mọi người dân
Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, ngày nay,Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, do nhân dân lao động làm chủ;
Trang 2thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xãhội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong chính sách phát triển.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là gần 25 năm đổi mớiđất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong
đó có tiến bộ và công bằng xã hội Trên đất nước ta đã có sự kết hợp các mụctiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội thực hiện công bằng xã hội trong từngchính sách và từng phát triển, thực hiện chính sách xã hội trên cơ sở phát triểnkinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ cống hiến và hưởng thụ
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn tồn tại một số vấn đềnhư: Tình trạng tham ô, tham nhũng, gian lận trong thương mại; sự chênhlệch về thu nhập và phát triển kinh tế các vùng, miền; công bằng xã hội tronggiáo dục và chăm sóc sức khoẻ chưa thực hiện tốt
Hơn nữa, ngay trong nhận thức về công bằng xã hội cũng có nhữngcách hiểu và cách làm khác nhau Ở thời kỳ trước đổi mới, công bằng xã hộiđược hiểu chưa đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nghĩa là trong xã hội aicũng được sống như ai theo kiểu cào bằng bình quân chủ nghĩa Vì vậy, trongquá trình đổi mới, khi xuất hiện tình trạng phân hoá giàu nghèo thì nhiềungười lại cho rằng công bằng xã hội bị vi phạm
Vì vậy, để góp phần nghiên cứu và giải quyết vấn đề trên tôi chọn đề
tài: “Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay theo quan điểm của
Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn được góp phần công
sức nhỏ bé của mình vào sự nỗ lực chung của toàn xã hội để tiến tới một xãhội công bằng, dan chủ,văn minh
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề công bằng xã hội với các góc độ và khía cạnh khác nhau Trong đó,
Trang 3nhiều tác giả đã đề cập đến các khía cạnh mà đề tài này cần quan tâm Tiêubiểu là một số công trình sau:
Lê Bộ Lĩnh (chủ biên) (1998), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
ở một số nước châu á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên) (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2000), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễnở một số tỉnh miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia,
Lương Việt Hải (năm 2004), “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế
thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học, (4).
Nguyễn Minh Hoàn (2003), “Thực hiện công bằng xã hội trong điềukiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay” Tạp chí triết học, (46).
Phạm Đăng Quyết (2005), “Kinh tế thị trường và công bằng trong phân
phối thu nhập”, Tạp chí kinh tế và dự báo, (8).
Lê Hồng Khánh (2005), “Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác-Lê nin về công bằng xã hội” Tạp chí khoa học, (9).
Trang 4Đinh Quang Tuỵ (2006), “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội qua
20 năm đổi mới” Tạp chí tư tưởng văn hoá, (1).
Phạm Xuân Nam (2007), “Về khái niệm công bằng xã hội” Tạp chí xã hội học, (1).
Trần Đức Cường (2008), “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và
đoàn kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” Tạp chí triết học, (5).
Nguyễn Tài Thư (2009), “Quan niệm truyền thống phương Đông về
công bằng xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12).
Trần Du Lịch (2009), “Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã
hội” Tạp chí Cộng sản, (11).
Hoàng Chí Bảo (2009), “Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội ở nước ta trong đổi mới” Tạp chí Cộng sản, (12).
Các bài viết trên đều đề cập đến vấn đề công bằng xã hội dưới các góc
độ khác nhau: như bản chất, nội dung của công bằng xã hội, các giải phápnhằm thực hiện công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào được nghiêncứu một cách sâu sắc và toàn diện quan điểm của Hồ Chí Minh về công bằng
xã hội Chỉ có một vài bài viết được đăng trên các tạp chí của các tác giả như:Nguyễn Minh Hoàng (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội và
bình đẳng xã hội”, Tạp chí triết học (10) và bài viết của Nguyễn Đình Hoà (2009), “Quan niệm của Hồ Chí Minh về công bằng xã hội” Tạp chí lý l uận
chính trị và truyền thống (4) Chính vì vậy tôi đã chọn “Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay theo quan điểm của Hồ Chí Minh” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 5Trên cơ sở phân tích rõ quan điểm Hồ Chí Minh về công bằng xã hội đểluận văn vận dụng vào việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đảm bảocông bằng xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích làm rõ nội dung cơ bản của quan điểm của Hồ Chí Minh vềcông bằng xã hội
- Phân tích rõ thực trạng công bằng xã hội ở nước ta trong công cuộcđổi mới hiện nay
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện công bằng xã hội ởnước ta hiện nay
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứ quan điểm của Hồ Chí Minh về công bằng xã hội
và việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay(từ năm 1986 đến nay)
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng
tổng hợp các phương pháp: lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh,phương pháp thống kê
5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công bằng
xã hội
- Khái quát nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về công bằng xã hội
- Đề xuất những giải pháp cơ bản để thực hiện công bằng xã hội ở nước
ta hiện nay
Trang 66 Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu,giảng dạy, học tập và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xãhội
- Cung cấp những luận chứng về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việchoạch định chính sách cụ thể để thực hiện công bằng xã hội
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn kết cầu thành 2 chương, 5 tiết
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1 KHÁI NIỆM BÌNH ĐẲNG VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1.1 Bình đẳng và công bằng xã hội trong các từ điển
Vấn đề bình đẳng và quyền bình đẳng của con người đã được giải quyết
về cơ bản trong xã hội học tư bản Ở đây, bình đẳng được coi là quyền tựnhiên, vốn có của con người Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước
Mỹ đã ghi rõ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho
họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, cóquyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" [44, tr.555].Đồng thời, trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạngPháp năm 1789 đã khẳng định: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyềnlợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi" [44, tr.555].Nhưng xã hội tư bản giai cấp tư sản chỉ thừa nhận quyền bình đẳng trướcpháp luật của công dân trên danh nghĩa, còn thực tế thì lại duy trì sự bất bìnhđẳng về chính trị, về sở hữu tài sản
Trang 7Khi bàn đến vấn đề bình đẳng, Từ điển Bách khoa Việt Nam có viết:
"Bình đẳng, sự đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá khôngphân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất làbình đẳng trước pháp luật" [66, tr.232]
Như vậy, bình đẳng là hoàn toàn không có sự phân biệt nào giữa ngườivới người về quyền và nghĩa vụ trong xã hội nó nói lên vị trí như nhau củamỗi người sống trong xã hội, họ có những điều kiện và khả năng như nhau đểphát triển các năng lực và thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống
Tuy nhiên, trong lịch sử, bình đẳng đã được quan niệm và thực hiệnmột cách khác nhau qua các thời kỳ lịch sử, với các chế độ chính trị xã hộikhác nhau Thủ tiêu các đặc quyền, đặc lợi phong kiến, xác lập sự bình đẳngcủa mọi người trước pháp luật là một tiến bộ của cuộc cách mạng dân chủ tưsản Song sự bình đẳng đó không thể triệt để trong một xã hội có sự cách biệtlớn giữa người giàu và người nghèo, người áp bức bóc lột với người bị áp bứcbóc lột Sự bình đẳng toàn diện và triệt để chỉ có thể thực hiện khi nào xoá bỏđược tình trạng không bình đẳng trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sảnxuất, xoá bỏ được cơ sở của sự bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc, xoá bỏđược mọi đặc quyền, đặc lợi trong xã hội
Như vậy, quyền của con người trước pháp luật là như nhau, không phânbiệt tầng lớp, giai cấp, dân tộc, màu da Nhưng những quyền ấy được thựchiện như thế nào? có đảm bảo bình đẳng hay không? Nếu không thì sẽ dẫn đến
sự chênh lệch về mức độ hưởng thụ thực tế của mỗi người, nghĩa là xuất hiện sựbất bình đẳng Nghĩa là xuất hiện một thực tế không công bằng Từ đó nảy sinhnhu cầu đòi hỏi sự công bằng trong xã hội Vậy, công bằng xã hội là gì?
Khi bàn đến vấn đề công bằng xã hội, từ điển Bách khoa Việt Namviết:
Trang 8Công bằng xã hội là phương thức đúng đắn nhất để thoả mãnmột cách hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp xã hội, các nhóm
xã hội, các cá nhân, xuất phát từ khả năng hiện thực của những điềukiện kinh tế - xã hội nhất định Về nguyên tắc, chưa thể có sự côngbằng nào được coi là tuyệt đối trong chừng mực mà mâu thuẫn giữanhu cầu của con người và khả năng hiện thực của xã hội còn chưađược giải quyết Bởi vậy, mỗi thời đại lại có những đòi hỏi riêng về
sự công bằng xã hội [66, tr.580]
Có thể thấy rằng, nội dung của công bằng thay đổi trong lịch sử, tùytheo hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị của một hình thái kinh tế - xã hộinhất định Người Hy Lạp cổ đại cho chế độ nô lệ là công bằng, ý thức côngbằng của giai cấp tư sản đang lên đòi phải thủ tiêu chế độ phong kiến, quầnchúng lao động từ thế kỷ 18 đã thấy sự bóc lột kinh tế tư bản chủ nghĩa là bấtcông trong xã hội Trong xã hội chủ nghĩa, công bằng gắn liền với nguyên tắcphân phối theo lao động, khi mà xã hội chưa tiến tới xã hội cộng sản theođúng nghĩa của nó
Khái niệm công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là hai khái niệm khácnhau nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau Chỉ có thể đấutranh đòi công bằng xã hội trên cơ sở có bình đẳng xã hội và bình đẳng xã hộichỉ có thể được biểu hiện ở mức độ bảo đảm ngày càng cao của công bằng xãhội Khi mà xã hội loài người chưa tiến tới chủ nghĩa cộng sản thì công bằng
xã hội chỉ là đường phát triển tiệm cận của bình đẳng xã hội
1.1.2 Bình đẳng và công bằng xã hội trong các thời kỳ trước Mác
Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là vấn đề được đặt ra từ lâu tronglịch sử xã hội loài người, ngay từ khi con người ý thức được những bất côngtrong xã hội nhận thức của con người về bất công xã hội ở mức độ nào sẽhướng con người vươn tới sự công bằng ở mức độ tương ứng Việc đặt ra và
Trang 9giải quyết vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử màcòn phụ thuộc vào trình độ nhận thức và khả năng thực hiện của con người ởtừng thời kỳ Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội trong từng giai đoạn lịch
sử, với những thể chế chính trị khác nhau có những tiêu chí khác nhau Platon(427-347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất thời
cổ đại đó cú những quan điểm cụ thể về công bằng và bỡnh đẳng xó hộikhẳng định rằng không thể có sự bỡnh đẳng giữa những tầng lớp người khỏcnhau trong xó hội, bởi vỡ, theo Platon, bản thõn nhà nước xuất hiện từ chính
sự đa dạnh của nhu cầu con người Do có sự đa dạng ấy về nhu cầu nên xó hộicần phải duy trỡ cỏc hạng người khác nhau thực hiện các phân công lao độngkhác nhau để thỏa món cỏc nhu cầu xó hội và do đó không thể có sự hoàntoàn bỡnh đẳng giữa họ
Như vậy,theo Platon, trong xó hội đương thời hoàn toàn không có sựbỡnh đẳng Đó là điều tất yếu Vỡ thế, ụng cho rằng: "sự bỡnh đẳng giữanhững người không bỡnh đẳng là tệ xấu chủ yếu của nền dân chủ”, và: “đốivới những người khụng bỡnh đẳng, sự bỡnh đẳng sẽ trở thành không bỡnhđẳng” Platon coi việc người nô lệ mà được đối xử như với người tự do làđiều vượt ra khỏi lẽ phải thông thường
Tuy nhiờn, Platon lại cho rằng dự xó hội khụng cú sự bỡnh đẳng nhưngvẫn có công bằng, bởi lẽ công bằng là ở chỗ mỗi hậng người dù ở địa vị xóhội nào cũng phải làm hết trỏch nhiệm của mỡnh, biết sống đúng với tầng lớpcủa mỡnh và biết được thân phận mỡnh Như vậy, trong quan niệm của Platon
về cụng bằng xó hội, cái được nhấn mạnh không phải là sự ngang bằng nhaugiữa người với người trong mỗi quan hệ giữa cống hiến với hưởng thụ, mà là sựphân định về đẳng cấp Theo đó, công bằng là công bằng giữa những người ởtrong cùng một đẳng cấp chứ không phải giữa những người ở đẳng cáp khácnhau
Trang 10Những tư tưởng trên đây của Platon về công bằng và bỡnh đẳng đó cúảnh hưởng nhất định đến những quan điểm về cụng bằng xó hội và bỡnh đẳng
xó hội trong những xó hội sau này, nhưng với những mục đích chính trị xóhội khụng hoàn toàn giống nhau
Arixtốt (384-322 TCN) cho rằng, luật pháp là tiêu chí của sự côngbằng Trên cơ sở luật pháp, tùy theo sự cống hiến của mỗi người mà xem xét
họ được hưởng quyền lợi một cách tương xứng Như vậy, công bằng xã hội là
sự đối xử ngang nhau trên cơ sở pháp luật Tuy nhiên, Arixtốt quan niệm việcđối xử ngang nhau này chỉ xét trong cùng một đẳng cấp, không phải đối vớimọi thành viên ở các đẳng cấp khác nhau Điều đó có nghĩa là, tiêu chí côngbằng xã hội không phải chung cho mọi thành viên trong xã hội Theo Arixtốt,
sự phân biệt đối xử giữa chủ nô và nô lệ lại là sự công bằng
J.Rút xô (1712-1778) cho rằng, xã hội tư bản là một xã hội đầy rẫynhững bất công Chính chế độ sở hữu tư nhân làm cho xã hội phân chia thành
kẻ giàu và người nghèo, làm cho kẻ giàu ngày càng giàu lên, người nghèongày càng nghèo hơn, khiến công bằng xã hội bị hủy hoại Theo ông, để xóa
bỏ tình trạng này phải làm sao kiềm chế được lòng tham và tính ích kỷ củacon người Muốn vậy, phải có “khế ước xã hội” Ở đây, ông đã chú ý đến việcđảm bảo công bằng xã hội trên phương diện kinh tế Nhưng giải pháp ông đưa
ra để thực hiện công bằng xã hội lại dựa trên quan điểm duy tâm về xã hội, cụthể là dựa trên những thỏa thuận có tính chủ quan của con người
Tiếp tục tư tưởng này, các nhà xã hội học không tưởng Anh và Pháp cuốithế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đều cho rằng tư bản dựa trên chế độ tư hữu về tưliệu sản xuất không thể có sự công bằng xã hội, mà chỉ làm cho sự bất công ngàycàng trầm trọng thêm Sự giàu có ngày càng tập trung về phía giai cấp tư sản,giai cấp có quyền sở hữu của cải của xã hội, còn sự bần cùng, nghèo khổ ngàycàng tập trung về phía giai cấp vô sản Để xóa bỏ tình trạng này phải xây dựng
Trang 11một xã hội mới khác căn bản với xã hội tư bản Xã hội mới hoạt động theonguyên tắc tối cao là mọi người đều bình đẳng, đều phải lao động và đều đượchưởng thụ như nhau, xóa bỏ mọi đặc quyền lợi trong xã hội, nghĩa là xóa bỏ chế
độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa thiết lập chế
độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa: một xã hội đảm bảo cho sự công bằng Cuộcđấu tranh vì sự tiến bộ và công bằng xã hội trong xã hội tư bản ngày càng pháttriển đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện nay có những điều chỉnh nhất định trongviệc phân phối sản phẩm của quá trình sản xuất Trong điều kiện đó, nhiều lýthuyết mới về công bằng xã hội đã xuất hiện
1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mỏc - Lờnin về cụng bằng xó hội
Chủ nghĩa Mác đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử cụ thể về vấn đề này
Sự bình đẳng về pháp luật không thể mang lại tính chất triệt để nếu nó khôngdựa trên sự bình đẳng xã hội thật sự giữa mọi người Đó chỉ là sự bình đẳnghình thức, về pháp lý và không thể có sự bình đẳng nói chung bên ngoài cơcấu kinh tế – xã hội và chính trị nhất định của xã hội, về địa vị của cá nhântrong xã hội có giai cấp Vì vậy, sự bình đẳng không đơn thuần chỉ là sự xóa
bỏ những đặc quyền pháp lý nào đó của một số giai cấp đặc biệt, mà là sự xóa
bỏ ngay các giai cấp, xóa bỏ những sự khác biệt về xã hội – giai cấp, xâydựng xã hội cộng sản, không có giai cấp
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng cùng với việc kế thừa,phát triển một cách sáng tạo những yếu tố hợp lý trong tư tưởng về công bằng
xã hội trong lịch sử, các nhà sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin đã đưa ra mộtquan niệm mới, khoa học và toàn diện hơn về công bằng xã hội
Trong các tác phẩm của mình, khi nói đến công bằng xã hội, bao giờC.Mác cũng đề cập tới lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội theo lao động.Đây là lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa khi xem xét vấn đề công bằng Theo Mác,phân phối sản phẩm phụ thuộc vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất Ai nắm
Trang 12quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì đồng thời là giaicấp thống trị xã hội.
Trong tác phẩm: “Phê phán cương lĩnh Gô-Ta”, khi bàn về vấn đề phânphối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, C.Mác đã chỉ rõ:
Mỗi một người sản xuất nhận được trở lại cái vừa đúng cái màanh ta đã cung cấp cho xã hội Cái mà anh ta đã cống hiến cho xãhội là lượng lao động của cá nhân anh ta Ví dụ, ngày lao động xãhội là tổng số những giờ lao động cá nhân Thời gian lao động cánhân của mỗi một người sản xuất là cái phần ngày lao động xã hội
mà người đó đã cung cấp, cái phần anh ta đã tham gia trong đó.Anh ta nhận của xã hội một cái phiếu chứng nhận rằng anh ta đãcung cấp một số lao động và bao nhiêu đó (sau khi đã khấu trừ sốlao động của anh ta làm cho các quỹ xã hội) và với cái phiếu ấy,anh ta lấy ở kho của xã hội ra một số lượng vật phẩm tiêu dùng trịgiá ngang với một số lượng lao động như thế Cùng một lượng laođộng mà anh ta đã cung cấp cho xã hội dưới một hình thức này thìanh ta lại nhận trở lại của xã hội dưới một hình thức khác [34, tr.33-34]
Đó là một nguyên tắc phân phối công bằng vì nó đảm bảo cho tất cảnhững người sản xuất đều có quyền hưởng thụ ngang nhau khi làm một côngviệc ngang nhau trong xã hội
Nhưng, trong xã hội không phải mọi người đều bình đẳng với nhau về
cơ hội tiếp cận các điều kiện phát triển mà còn tồn tại rất nhiều sự khác biệt,
về nguồn gốc xuất thân, về địa vị xã hội, về khả năng cá nhân… Vì vậy, trênthực tế với một công việc ngang nhau nhưng vẫn có tình trạng người nàyđược lĩnh nhiều hơn người kia và do đó, người được lĩnh nhiều sẽ trở nên giàu
Trang 13có hơn Vì thế, C.Mác cho rằng, sự phân phối công bằng vẫn phải chấp nhậnmột tình trạng bất bình nhất định giữa các thành viên trong xã hội.
Theo C.Mác, mỗi thời đại kinh tế có một cách thức phân phối đặc trủng
do những quan hệ sở hữu và những quan hệ sản xuất quyết định Không cócách phân phối chung cho mọi thời đại, nghĩa là cũng không có một kháiniệm công bằng chung chung Mặc dù, tiêu chí chung của công bằng nằmtrong quan hệ phân phối sản phẩm
Trong chủ nghĩa tư bản, cũng giống như cách phân phối sản phẩmtrước đây, cách phân phối tư bản chủ nghĩa không phải là vĩnh cửu, nó cũngmang tính lịch sử Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, phân phối căn cứvào tư sản, vào vốn và theo phương thức này thì kết quả là nhà tư bản ngày cànggiàu thêm, bất bình đẳng xã hội ngày càng lớn Đó là sự công bằng xã hội đốivới giai cấp tư sản “Bọn tư sản há chẳng khẳng định rằng sự phân phối hiện nay
là công bằng” đó sao? Và quả vậy, trên cơ sở phương thức sản xuất hiện nay thì
đó chẳng phải là sự phân phối duy nhất “công bằng” hay sao?" [34, tr.31]
Khi đề cập đến vấn đề công bằng xã hội, Ph Ăng ghen viết: “Công lýcủa người Hy Lạp và La Mã cho rằng chế độ nô lệ là công bằng; công lý củanhững người nhà tư sản năm 1979 đòi hỏi thủ tiêu chế độ phong kiến, vì chế
độ ấy không công bằng”? [33, tr.379]
Như vậy, bản thân khái niệm công bằng xã hội nó là một phạm trù lịch
sử Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại, con người có quanniệm và cách đánh giá khác nhau về công bằng xã hội phù hợp với địa vị, lợiích của từng giai cấp
Trong xã hội tư bản, tư tưởng quyền bình đẳng của con người trướcpháp luật là tư tưởng tiến bộ nhưng nó lại bị che đậy một sự bất bình đẳng sâusắc trên đời sống thực tế Chủ nghĩa tư bản đã không thể đảm bảo thực hiệntriệt để ngay cả sự bình đẳng về hình thức pháp lý Điều đó đã chứng minh
Trang 14bằng những sự phân biệt về lợi ích kinh tế và chính trị giữa những người cótài sản và những người không có tài sản, giữa các chủng tộc và giữa các dântộc trong xã hội tư bản Việc phân phối không công bằng trong xã hội tư bản
đã làm cho mâu thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt Phương thức phân phối tưbản chủ nghĩa sẽ mất đi khi mâu thuẫn cơ bản giữa quan hệ sản xuất và lựclượng sản xuất trong xã hội tư bản, chủ nghĩa gay gắt đến mức bùng nổ cáchmạng xã hội Một chế độ mới, chế độ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
ra đời
Trong xã hội mới đó, tư liệu sản xuất sẽ được công hữu hóa và việcphân phối sản phẩm sẽ dựa trên một cơ sở hợp lý hơn, đó là phân phối theolao động Phân phối theo lao động, trên thực tế, là một phương thức mới đểxác lập công bằng xã hội, để giải phóng con người ra khỏi sự bất công và bấtbình đẳng xã hội nói chung
Trong chủ nghĩa xã hội, thực hiện phân phối theo lao động là công bằngnhát Mặt khác, Mác cũng chỉ rõ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, sựphân phối theo lao động còn hàm chứa sự chấp nhận một tình trạng bất bìnhđẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội Trong chủ nghĩa xã hội,người lao động không phải đã được thừa hưởng trọn vẹn giá trị tự do lao độngcủa mình tạo ra Lao động đó phải được khấu trừ vào một số mặt như: chi phícho tư liệu sản xuất đã tiêu dùng, chi phí mở rộng sản xuất, bảo hiểm xã hội,phúc lợi xã hội, rồi chi phí cho quản lý chung…
Như vậy, ngay với chủ nghĩa xã hội, tức là xã hội được tổ chức theonguyên tắc của chủ nghĩa tập thể dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuấtchủ yếu thì sự công bằng đó vẫn chưa phải là công bằng lý tưởng, công bằngtuyệt đối Trong những điều kiện như nhau thì vẫn có sự khác nhau, thậm chíkhác xã nhau về năng lực, điều kiện, hoàn cảnh và sự bình đẳng đó vẫn “bị
Trang 15giới hạn trong khuôn khổ tư sản” Vì thế, Mác đã chỉ ra những hạn chế củacông bằng xã hội trong chế độ xã hội chủ nghĩa như sau:
Đó là những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầucủa xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc đó vừa mới lọt lòng từ xã hội tưbản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài Quyền không bao giờ
có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóacủa xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định [32, tr.35-36]
Theo Mác, sự công bằng xã hội thật sự sẽ đạt được khi xã hội bước vàogiai đoạn cao – giai đoạn cộng sản chủ nghĩa, khi con người không còn phụthuộc vào sự phân công lao động Lúc đó, khoảng cách giữa lao động trí óc vàlao động chân tay được rút ngắn, lao động không còn là phương tiện để sinhsống mà là một nhu cầu, hoạt động và phát triển, khi cùng với sự phát triểntoàn diện của cá nhân thì sức sản xuất xã hội sẽ có sự tiến bộ vượt bậc
1.1.4 Công bằng và bình đẳng xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Công bằng xã hội là một trong những nội dung quan trọng trong tưtưởng Hồ Chí Minh Xây dựng một xã hội công bằng, nhân dân có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc là mong muốn, khát vọng thiêng liêng, là lý tưởng cao cả
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp và thực hiện trong suốt cuộcđời hoạt động cách mạng của Người hay nói cách khác lý tưởng cao cả củaNgười là xây dụng một xã hội tốt đẹp Trong đó sự công bằng xã hội là mộtnguyên tắc chủ đạo trong quan hệ giữa con người với con người
Dưới chế độ thực dân phong kiến quân chủ chuyên chế, nhân dân laođộng không được hưởng một chút quyền lợi nào dù chỉ là nhỏ nhất, họ đã bịvắt kiệt sức lực và của cải, bị đè nén nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần Cuộccách mạng tư sản đã nêu ra lý tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” nhưng trongthực tiễn, họ đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người Trong nhiều bài viếttrên báo Người cùng khổ, trong Bản án chế độ thực dân Pháp… khi lên án
Trang 16những tội ác dã man, những sự bất công mà chế độ thực dân gây ra cho nhândân các nước thuộc địa nói chung Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, chính sáchthực dân là chính sách ăn cướp, nó chẳng những đã tước đoạt ruộng đất vàsức lao động của nhân dân bản xứ mà còn không cho họ được hưởng một chútquyền lợi nào bắt họ phải gánh chịu những khoản sưu cao, thuế nặng, thậmchí cả thuế thân, một thứ thuế hết sức vô lý Nói cách khác dưới chế độ thực dân
và phong kiến, nhân dân lao động bị đối xử một cách bất công họ “chỉ có nghĩa
vụ, như nộp sưu đóng thuế, đi lính, đi phu mà không có quyền lợi” [48, tr.219]
dù là nhỏ nhất Hồ Chí Minh đã thấy rõ cái căn nguyên sâu xa dẫn đến tìnhtrạng bất công và phi nhân tính trong xã hội thực dân phong kiến, đó chính làchế độ tư hữu, là “vì một số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sảnxuất của xã hội” [48, tr.203] và dùng nó để chiếm đoạn lao động của ngườikhác
Từ chỗ lên án tội ác của giai cấp thống trị, vạch trần sự bất công trong
xã hội cũ đối với con người Hồ Chí Minh khẳng định: Chỉ ở trong chế độ xãhội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng củamình, quyền con người được tôn trọng và bảo đảm thực hiện tốt nhất Vì vậy,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giảiphóng dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân để xây dựng một xã hộicông bằng và bình đẳng Vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, công bằng
xã hội được hiểu như thế nào?
Quan điểm của Hồ Chí Minh về công bằng và bình đẳng xã hội đượcthể hiện một cách sinh động, linh hoạt trong những hoàn cảnh và tình huống
cụ thể khác nhau của quá trình xây dựng đất nước Hơn nữa, khi nói đến côngbằng xã hội Hồ Chí Minh thường gắn nó với quan niệm về bình đẳng xã hội,
mà ở đây chính là mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi Hay nói cáchkhác, Hồ Chí Minh đã coi công bằng xã hội chỉ được thực hiện trên cơ sở con
Trang 17người có quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Chính vì thế mà Ngườiđòi hỏi tất cả những người lao động ngày nay đều phải nhận rõ mình là ngườichủ nước nhà và đã có quyền hạn làm chủ, thì phải làm trọn nghĩa vụ củangười chủ, đó là cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội,nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân,trước hết là nhân dân lao động Mặc dù không đưa ra một định nghĩa cụ thể
về công bằng xã hội, song vấn đề này được Hồ Chí Minh giải thích khá rõ.Khi nói đến những đặc trưng mang tính bản chất của chế độ xã hội mới HồChí Minh đã viết: “chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: làm nhiều hưởngnhiều, làm ít hưởng ít” [50, tr.175]
Theo Người, công bằng và bình đẳng xã hội cho tất cả mọi người chỉ cóthể có được trong chế độ xã hội mới, đó là chế độ dân chủ cộng hòa, là chế độ
xã hội chủ nghĩa Chỉ dưới chế độ xã hội tốt đẹp ấy, nhân dân lao động mớiđược hưởng ngày càng nhiều hơn, đầy đủ hơn sự công bằng và bình đẳng,mới “có nghĩa vụ đồng thời có quyền lợi” [48, tr.203], mới thực sự đượchưởng quyền “bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi” [51, tr.310]
Như chúng ta biết, công bằng xã hội là một giá trị nhân văn mà nhânloại luôn đấu tranh và hướng đến, là một trong những tiêu chí, thước đo cơbản để đánh giá sự tiến bộ của xã hội, trong sự nghiệp cách mạng của mình,
Hồ Chí Minh luôn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho con người, trước hết laocho người lao động, công bằng xã hội là chất lượng và mục tiêu của xã hộimới – xã hội, xã hội chủ nghĩa
Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về công bằng xã hội rất phongphú, không chỉ ở một lĩnh vực nào đó mà là ở mọi mặt của đời sống xã hội.Điều đó thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong tư tưởng của Người, muốn xâydựng một xã hội tốt đẹp, công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người, một xã
Trang 18hội mà con người có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, được cốnghiến và hưởng thụ tương xứng.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện sự công bằng xã hội thể hiệnkhá rõ trong chương trình Việt Minh:
1 Công nhân Ngày làm tám giờ Định tiền lương tối thiểu.Công việc làm như nhau nhận tiền lương ngang nhau Cứu kế thấtnghiệp Xã hội bảo hiểm…
2 Nông dân Nông dân ai cũng có ruộng cày…
3 Binh lính Hậu đãi binh lính có công giữ gìn Tổ quốc và phụcấp gia đình binh lính được đầy đủ…
7 Viên chức Hậu đãi viên chức xứng đáng với công học hànhcủa họ
8 Người già và kẻ tàn tật Được Chính phủ chăm nom và cấpdưỡng… [44, tr.585]
Qua đó ta thấy rằng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh việc thực hiện tới cácchính sách xã hội sẽ góp phần quan trọng đảm bảo công bằng trong xã hội.Chính sách xã hội nếu làm tốt sẽ tạo điều kiện cho mọi người được hưởngphúc lợi xã hội và an ninh xã hội, tạo ra được những điều kiện thuận lợi nhất
về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng để phát triển toàn diện từng cá nhân và
cả cộng đồng xã hội
1.2 NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.2.1 Vị trí, vai trò của công bằng xã hội đối với sự phát triển của con người và xã hội
Trên cơ sở nền tảng của quan điểm mác xít, Hồ Chí Minh đã vận dụngsáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Người rất coi trọng vấn đề côngbằng xã hội với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Theo Người,đi lên chủnghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là phương thức duy nhất đúng hợp lòng
Trang 19người để thực hiện công bằng xã hội, Người nói: “chỉ có chủ nghĩa cộng sảnmới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc vànguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làmcho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình và hạnh phúc” [42,tr.461] Người đặt câu hỏi đồng thời giải thích cặn kẽ về chủ nghĩa xã hội:
Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì?
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dânlao động [51, tr.271]
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, công bằng và bình đẳng xã hội làmột biểu hiện quan trọng của tiến bộ xã hội, là một giá trị nhân văn của xã hộichủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội không chỉ biểu hiện như là mục tiêu củachủ nghĩa xã hội mà còn là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xãhội của đất nước, một biện pháp căn bản để hiện thực hóa những giá trị, lýtưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội Trong điều kiện hiện nay, khi chúng tađang chuyển sang thực hiện nền kinh tế thị trường, một số người lại cho rằng,không thực hiện được công bằng xã hội trong khi kinh tế chưa được pháttriển, họ cho rằng: khi chưa có nền kinh tế phát triển mà thực hiện công bằng
xã hội thì có thể dẫn đến chủ nghĩa bình quân, cao bằng Nhưng đối với HồChí Minh, thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu trong tiến trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Nhiệm vụ nàykhông phải chỉ được thực hiện khi xã hội đã có đủ các điều kiện cần thiết, màcần thực hiện ngay cả trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn thiếu thốn Haynói cách khác, chính vì nền sản xuất xã hội chưa có đủ của cải vật chất đểthỏa mãn mọi nhu cầu của con người thì lại càng phải đảm bảo sự công bằng.Người viết:
“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng
Trang 20Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” [53, tr.185].
Ổ đây, ta hiểu rằng, sự nghèo khó thiếu thốn không đáng lo bằng việckhông đảm bảo được công bằng trong xã hội, nó sẽ làm ly tán lòng dân Nóikhông sợ thiếu, không sợ nghèo hoàn toàn không có nghĩa là chấp nhận nghèotúng hay cuộc sống khổ hạnh Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Không phải chúng
ta ham chuộng khổ hạnh và bần cùng Trái lại, chúng ta phấn đấu hy sinh, vìchúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng ấm no, sung sướng” [48, tr.568]
Hồ Chí Minh đã thấy được ý nghĩa quan trọng và vai trò to lớn của công bằng
xã hội với tính cách là mục tiêu, động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển xãhội Chúng ta có thể thấy rằng, sự không công bằng, sự ly tán của lòng dân cóthể dẫn đến những bất đồng, mất đoàn kết, một mối đe dọa tiềm ẩn đối với sựtồn vong của chế độ xã hội, đối với sự thịnh suy của đất nước Ngược lại, khicông bằng xã hội được thực hiện cũng có nghĩa là lợi ích của mỗi người đượctôn trọng và bảo đảm Điều này là một chất xúc tác mạnh mẽ khuyến khích,động viên mọi người hăng hái lao động, học tập để vừa tạo nguồn thu nhậpchính cho bản thân mình, vừa làm cho xã hội ngày càng trở lên giàu có, thịnhvượng Mặt khác, thực hiện và đảm bảo công bằng xã hội sẽ tạo nên sự thốngnhất, quy tụ lòng người, tạo nên sự đồng thuận xã hội cùng hướng vào mụctiêu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Như chúng ta biết, sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tronghoàn cảnh phải đối mặt với biết bao khó khăn thách thức, đặc biệt là nạn đói
Hồ Chí Minh đã xác định việc diệt giặc đói là một trong những nhiệm vụ đặcbiệt cần kíp và quan trọng của Chính phủ mới; coi việc làm cho dân có ăn, cómặc… là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của cách mạng
Trong điều kiện đất nước vừa bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội và còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về phương diện kinh tế, việc tiết kiệm
Trang 21và tích lũy để phát triển sản xuất là rất cần thiết Bởi mục tiêu của xã hội mới
là không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân là phấn đấu:
“Làm cho người nghèo thì đủ ăn
Người đủ ăn thì khá giàu
Người khá giàu thì giàu thêm” [46, tr.65]
Việc thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội kích thích mọi người tùytheo khả năng, sức lực của mình, cùng tham gia xây dựng một cuộc sống mới,từng bước vươn tới xã hội cộng sản, một xã hội trong đó “Mọi người làm hếttài năng, ai cần dùng gì có nấy” [48, tr.245]
Hồ Chí Minh vẫn luôn đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống củanhân dân cũng như phân phối sản phẩm xã hội một cách công bằng, hợp lýtrên cơ sở xác định con người là vốn quý nhất Người viết:
Ta phải tính cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một phần xâydựng để giải quyết vấn đề ăn mặc của quần chúng được tốt hơn nữa,đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá Nhà máy cũng cần
có thêm, có sớm, nhưng cần hơn cả là con người, là sự phấn khởicủa quần chúng Làm tất cả cho con người Làm cho quần chúnghiểu đúng chủ nghĩa xã hội hơn [49, tr.272]
Như vậy, có thể nói, xóa bỏ tình trạng thiếu thốn, nghèo nàn và manglại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn cho mọi người dân luôn là mối quan hệthường trực của Hồ Chí Minh Mọi suy nghĩ và hành động của Người đều toátlên một tư tưởng chủ đạo: Con người là trung tâm của sự phát triển xã hội và
do đó, mọi chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nước đềuphải vì con người
Đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển xã hội, Hồ Chí Minhcho rằng, phải xử lý thật tốt mối quan hệ giữa chính sách phát triển kinh tếvới chính sách phát triển xã hội trong đó điều cốt lõi nhất là chăm lo đến các
Trang 22nhu cầu thiết yếu, cơ bản của người dân, bảo đảm cho họ được hưởng sựcông bằng.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, sự công bằng hoàn toàn khác vớicông bằng; sự chia sẻ, đồng cam cộng khổ khác với chủ nghĩa bình quân.Người giải thích: “Đồng cam cộng khổ là một tinh thần cần phải có, nhưngnếu bình quân chủ nghĩa thì lại không đúng Bình quân chủ nghĩa là gì? Là aicũng như ai, bằng hết… Bình quân chủ nghĩa là trái với chủ nghĩa xã hội, thế
là không đúng” [49, tr.386]
Thực hiện công bằng xã hội có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển củacon người, nó không chỉ đưa con người được đặt vào vị trí trung tâm của sựphát triển kinh tế – xã hội, mà hơn thế còn tạo động lực quan trọng và to lớnthúc đẩy mọi người tích cực lao động để tạo nên sự giàu có của bản thân họ
và toàn xã hội
Có thể nói rằng công bằng xã hội được tôn trọng và bảo đảm trên thực
tế sẽ khuyến khích, động viên mọi thành viên của xã hội tham gia tích cựchơn vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và vươn tới xã hội cộng sản –
xã hội trong đó con người được tự do hoàn toàn, được làm hết khả năng vàcần gì cũng có
1.2.2 Công bằng trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội
1.2.2.1 Công bằng trên lĩnh vực kinh tế
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, chiến sĩ lỗi lạccủa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Cả cuộc đời của Người luônhướng tới mục tiêu độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc ấm no cho nhândân Trong tư tưởng của Người, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc vàgiải phóng con người luôn hòa quyện với nhau và luôn nhất quán trong toàn
bộ cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của Người Con đường cách mạng màNgười đã chọn, cuộc cách mạng mà Người lãnh đạo, những chủ trương, chính
Trang 23sách mà Người đề ra, và tất cả những việc làm rất cụ thể của Người, tất cả đềunhằm bảo vệ con người Vì vậy vấn đề công bằng xã hội luôn được Ngườiquan tâm, chú ý và cố gắng thực hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án mạnh mẽ các thủ đoạn bóc lột kinh tếhết sức tàn bạo của chế độ thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa nóichung và Việt Nam nói riêng Trong tác phẩm bản án chế độ thực dân Pháp,Người đã vạch rõ bản chất của cái gọi là “Bình đẳng”, “Công cuộc khai hóacao cả” của chế độ tư bản đối với nhân dân lao động Đặc biệt, trong bảntuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người viết:
Về kinh tế, chúng bóc lộ nhân dân ta đến xương tủy, khiến chonhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều Chúngcướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu Chúng giữ độc quyền
in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng Chúng đặt ra hàng trăm thứthuế vô lý, làm cho nhân dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở lênbần cùng Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên Chúngbóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn [45, tr.2]
Chính vì vậy, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, cùng với việc giảiquyết nhiều vấn đề cấp bách về chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng thì ngày4.5.1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Chương trình của Chính phủ ta là làmthế nào cho toàn quốc đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học” [45, tr.220]
Mục tiêu về ăn, mặc, ở và học hành cho toàn thể nhân dân thể hiện tưtưởng dân chủ của Hồ Chí Minh Theo Người, giá trị của độc lập tự do chỉ có
ý nghĩa khi nhân dân có đầy đủ điều kiện sinh hoạt và được học hành Đểthực hiện mục tiêu đó, Hồ Chí Minh chủ trương phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần với nhiều hình thức sở hữu khác nhau Người viết: “Trong chế độdân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau:
A Kinh tế quốc doanh…
Trang 24B Các hợp tác xã….
C Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công…
D Tư bản tư nhân
E Tư bản nhà nước [48, tr.247-248]
Trong nước ta hiện nay có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sảnxuất như sau:
- Sở hữu nhà nước tức là của toàn dân
- Sở hữu của hợp tác xã tức là của tập thể nhân dân lao động
- Sở hữu của những người lao động riêng lẻ
- Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản [50, tr.588].Trên thực tế, công nhận sự tồn tại hợp pháp của nhiều hình thức sở hữukhác nhau gắn với các thành phần kinh tế là công nhận sự bình đẳng của mọingười lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế khác nhau Tương ứng vớimỗi thành phần kinh tế là một cơ cấu lợi ích, cho nên ở nước ta tồn tại tổngthể các lợi ích kinh tế đa dạng của thời kỳ quá độ
Nhằm phát huy mọi năng lực để phát triển sản xuất, Hồ Chí Minh cũngrất chú trọng tới việc tạo điều kiện cho những người nước ngoài đóng góp vàcác hoạt động kinh tế của Việt Nam theo phương châm đúng luật pháp, chínhđáng và hai bên cùng có lợi Người đã kêu gọi:
Các bạn, người buôn bán, kinh doanh, tiểu thương, tiểu chủ,công nhân và trí thức đã chung sống với nhân dân Việt Nam Các bạn
đã khai cơ lập nghiệp ở Việt Nam Những hoạt động chính đáng vềkinh tế và văn hóa của các bạn cũng có lợi cho Việt Nam Vì vậy tôikhuyên các bạn: Các bạn cứ yên lòng làm ăn như thường Nhân dân
và Chính phủ Việt Nam sẽ giúp đỡ và bảo hộ các bạn [48, tr.361].Như vậy, theo Hồ Chí Minh, việc thực hiện công bằng, dân chủ tronglĩnh vực kinh tế là phát huy tất cả các thành phần và lực lượng kinh tế của
Trang 25nhân dân vì lợi ích của nhân dân Trong một nước thoát ra từ chế độ thực dân,nửa phong kiến, còn đa dạng về sở hữu gắn nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội,mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận trong tổng thể nền kinh tế của thời kỳquá độ Thực hiện công bằng, bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế đảm bảo thừanhận, tôn trọng các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế đã tạo nên sựnhất trí căn bản về lợi ích của các thành phần kinh tế và các giai cấp tầng lớptrong xã hội, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong xây dựng vàphát triển kinh tế, khai thác mọi tiềm năng và phát huy tính chủ động sáng tạocủa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ.
Bên cạnh việc đảm bảo quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế Hồ ChíMinh còn quan tâm tới việc phát huy vai trò chủ thể của người lao động trong
tổ chức và quản lý ở từng đơn vị sản xuất cụ thể Hồ Chí Minh nói… “Vai tròcủa công nhân tham gia quản lý, đó là biểu hiện quyền làm chủ tập thể củacông nhân viên chức trong mọi mặt hoạt động” [53, tr.567]
Hồ Chí Minh cho rằng, vai trò của người quản lý và trong quản lý làphải làm thế nào để cho người lao động thấy mình là người chủ tập thể, cóquyền bàn bạc và quyết định những công việc của đơn vị mình, tạo nên sựđoàn kết, phấn khởi trong sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động Hồ Chí Minhluôn nhấn mạnh: Quản lý phải dân chủ và nêu lên những nội dung căn bản vềquyền làm chủ của người lao động tham gia quản lý mà trước hết là ở xâydựng kế hoạch Người cho rằng: Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là một kếhoạch dân chủ Trong kế hoạch cụ thể của đơn vị sản xuất phải bàn bạc dânchủ và phải tính toán cho công bằng, hợp lý Mặt khác, Người luôn nhắc nhởcán bộ quản lý phải: dân chủ, công bằng, minh bạch; phải chí công vô tư, tàichính phải công khai
Như vậy, thực hiện quyền làm chủ của người lao động trong quản lýcòn là sự tạo lập các điều kiện kinh tế – xã hội cho người dân thực hiện quyền
Trang 26và nghĩa vụ của họ trong hoạt động kinh tế Thực hiện công bằng, bình đẳngtrong lĩnh vực kinh tế không chỉ ở việc đảm bảo công bằng, bình đẳng về sởhữu đối với tư liệu sản xuất, ở quản lý quá trình sản xuất mà ở cả khâu phânphối sản phẩm lao động
Trước đây, khi phân tích hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa và
dự báo về sự ra đời như một tất yếu khách quan của hình thái kinh tế – xã hộicộng sản chủ nghĩa, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã đưa ra một tiêuchí phổ quát về công bằng xã hội trong chủ nghĩa xã hội đó là nguyên tắcphân phối theo lao động: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làmthì không hưởng và khi xã hội đã phát triển đến giai đoạn cao – chủ nghĩacộng sản, nguyên tắc đó sẽ được thay bằng một nguyên tắc mới: làm theonăng lực, hưởng theo nhu cầu Điều này có nghĩa là, trong chủ nghĩa xã hội,
do nền sản xuất xã hội chưa đủ sức thỏa mãn mọi nhu cầu của con người, nêntất cả mọi người đều phải lao động và được hưởng theo mức độ lao động mà
họ đã đóng góp cho xã hội Hồ Chí Minh đã kế thừa, bổ sung sáng tạo tưtưởng đó của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam Vậndụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin coi lao động là tiêu chí, là thước
đo để bảo đảm thực hiện phân phối một cách công bằng trong xã hội, xã hộichủ nghĩa, Người đã khẳng định: Tất cả mọi người đều phải lao động có laođộng thì mới có ăn, không lao động thì không có ăn Lao động nhiều hưởngnhiều, lao động ít hưởng ít Ngoài ra, Người còn có một sự bổ sung quantrọng khi khẳng định v.v “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngânhàng… làm của chung Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai khônglàm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con" [49,tr.226]
Luận điểm trên vừa thể hiện sự nhất quán với quan điểm của chủ nghĩaMác-Lê nin về sự công bằn trong điều kiện chủ nghĩa xã hội – nguyên nhân
Trang 27phân phối theo lao động, vừa thể hiện chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắccủa Hồ Chí Minh Việc phân phối dựa vào lao động của mỗi người đóng gópcho xã hội sẽ khắc phục được tình trạng bất công bằng trong xã hội cũ Đây làmột nấc thang phản ánh sự công bằng xã hội, phản ánh trình độ mới của tiến
bộ xã hội
Như vậy, phân phối theo lao động trước hết căn cứ vào sự đóng góp sứclao động của người sản xuất để làm thước đo phân phối kết quả sản xuất kinhdoanh, hình thành thu nhập cá nhân cho người lao động Phân phối theo laođộng là căn cứ vào tính chất, đặc điểm, điều kiện và môi trường lao động, căn
cứ vào số lượng, chất lượng và kết quả đóng góp của mỗi người vào thànhquả chung của tập thể để phân phối theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều,làm ít hưởng ít
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, lực lượng sảnxuất phát triển chưa cao, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, tínhchất và trình độ lao động có sự khác biệt, do đó, lợi ích kinh tế của các chủthể kinh doanh là khác nhau Hơn nữa, lao động vẫn chỉ là phương tiện đểkiếm sống Bởi vậy, phân phối đúng không chỉ có tác dụng khuyến khíchngười lao động tốt, phát triển sản xuất, thực hiện công bằng xã hội mà cònmang ý nghĩa giáo dục, gắn sự hưởng thụ của mỗi người với cống hiến của
họ, loại trừ những hiện tượng tiêu cực trong phân phối, thực hiện công bằng
xã hội Phân phối theo lao động bảo đảm sự hợp lý và công bằng nhất trongđiều kiện bình đẳng trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất Trong điều kiện
có sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu, trong tổ chức, quản lý sản xuất, sự bìnhđẳng trong phân phối sản phẩm chỉ có thể căn cứ trên cơ sở lao động đượcđóng góp
Trên cơ sở những nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch HồChí Minh coi “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó
Trang 28khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ Làmkhoán là ích chung và lại lợi riêng” [49, tr.341] Theo Người, chế độ làmkhoán khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ.Tuy rất coi trọng tác dụng tích cực của chế độ khoán nhưng Hồ Chí Minh vẫnluôn coi chất lượng lao động là tiêu chuẩn để đánh giá cống hiến của mỗingười và cho đó là cơ sở căn bản nhất để phân phối kết quả lao động, thựchiện công bằn trong phân phối Người nói:
Công nhân sản xuất ra nhiều vải, cố gắng nhiều, hưởng đượcnhiều… Nếu người công nhân nào thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu
kỷ luật lao động thì làm cho mau nhưng không tốt; như vậy làkhông đúng với làm khoán phải nâng cao số lượng, nhưng luônluôn phải giữ chất lượng [49, tr.341]
Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến chế độ tiền lương, bởi nóquan hệ với sản xuất và phản ánh mức sống của người lao động Người chỉ rõ:
Khi định tiền lương phải xuất phát từ nguyên tắc định thế nàocho người lao động thiết thực quan tâm đến kết quả việc làm của
họ, làm cho họ cố gắng học tập để tiến bộ mãi về nghề nghiệp vàsản xuất Nói tóm lại, định tiền lương phải dựa vào số lượng và chấtlượng của công tác [49, tr.545]
Như vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, người lao động từ làm chủ
tư liệu sản xuất đến làm chủ trong quản lý và lại làm chủ trong phân phối theonguyên tắc phân phối theo lao động Nguyên tắc này thích hợp và đảm bảo sựcông bằng dưới chế độ ta hiện nay Do đó, phân phối theo lao động là thựchiện quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực phân phối, đảm bảo lợi íchchính đáng của người lao động, thực hiện dân chủ trong khâu cuối cùng củaquá trình sản xuất
Trang 29Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện công bằng, bình đẳngtrong kinh tế là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với quátrình sản xuất Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta chủ trương xâydựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiệnnhiều hình thức phân phối trong đó lấy phân phối theo lao động và hiệu quảkinh tế là chủ yếu, đó là việc tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ ChíMinh trong điều kiện mới.
Ngay sau cách mạng thành công, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phảnđộng trong và ngoài nước đã bao vây, chống phá hòng lật đổ Chính quyềncách mạng Trong khi đó, Chính quyền cách mạng chưa được củng cố, lại tiếpthu một đất nước kiệt quệ về kinh tế - tài chính và biết bao hậu quả do chế độthực dân phong kiến để lại, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dânchủ Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã kếttội các thế lực đế quốc xâm lược, áp bức dân tộc Việt Nam là trái với lẽ tựnhiên, là vi phạm trắng trợn quyền con người mà cách mạng tư sản Mỹ vàcách mạng Pháp đã công nhận Đối với nước ta, khẳng định quyền bình đẳnggiữa mọi người và mọi dân tộc là lẽ tự nhiên, là chân lý không thể nào phủnhận được
Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch
Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc trước toàn thể quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945
đã vĩnh viễn xóa bỏ mọi sự ràng buộc bất bình đẳng giữa Việt Nam với Pháp
Trang 30“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước
tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lựclượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [44, tr.557]
Ngay phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3.9.1945, Chủtịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồiđến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước takhông có hiến pháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do,dân chủ Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ Tôi đề nghịChính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ vớichế độ phổ thông đầu phiếu [45, tr.8]
Ngày 6.1.1946, lần đầu tiên ở nước ta, tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốchội của một Nhà nước dân chủ thắng lợi
Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước dân chủ là Nhà nước mà trong đó nhândân thực hiện quyền làm chủ của mình, mà trước hết là quyền bầu ra Nhànước, bầu ra Chính quyền các cấp Nhà nước là tổ chức do dân lập ra để thựchiện quyền lực nhân Chủ trương tổng tuyển cử của Hồ Chí Minh thể hiện rõtinh thần đó: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọnnhững người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà Do tổng tuyển
cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ Chính phủ đóthật là Chính phủ của toàn dân” [45, tr.133] Chính sách bầu cử, ứng cử là vấn
đề cốt lõi của tính hợp hiến, hợp pháp trong việc hình thành bộ máy Nhànước, tự do hay hạn chế, bình đẳng hay phân biệt, giả hay thật, áp đặt hay tự
do lựa chọn là những chuẩn mực của việc xem xét một bộ máy Chính quyền
có thật sự của dân hay không
Ngay trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên người nói:
Trang 31Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việcnước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đibầu cử Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giaicấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó
Vì lẽ đó, tổng tuyển cử là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ,đoàn kết [45, tr.133]
Sau này, trong tác phẩm thường thức chính trị, Người cũng viết:
Trong các cuộc bầu cử, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên,không phân biệt gái trai, tôn giáo, mức tài sản, trình độ văn hoá,không phân biệt nòi giống đều có quyền tham gia Đó là một cáchrất hợp lý, để nhân dân lao động được thực hành quyền thống trịcủa mình [48, tr.218]
Tư tưởng phổ thông đầu phiếu sớm hình thành ở Hồ Chí Minh khôngđơn thuần chỉ là bắt nguồn từ tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân mà cònxuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam Trong điều kiện cách mạngkháng chiến, kiến quốc ở nước ta, bầu cử là một hình thức chính trị huy độngsức mạnh toàn dân đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, khẳng định và giữvững nền độc lập dân tộc Trong lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu, Chủ tịch HồChí Minh đã nói: “Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng là phiếu mà chống vớiquân địch Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn” [45, tr.145] Chonên bất cứ ai là người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh dân tộc đều cóquyền đi bỏ phiếu để lựa chọn những người xứng đáng đảm nhận việc nước
Ngoài nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, những nguyên tắc dân chủ kháccủa chế độ bầu cử như trực tiếp và bỏ phiếu kín cũng được Hồ Chí Minh nhậnthức và áp dụng vào cuộc bầu cử đầu tiên ở Việt Nam Đồng thời nó cũngđược ghi vào trong hai bản hiến pháp mà Hồ Chí Minh, Chủ tịch chủ trì soạnthảo: “chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và
Trang 32kín” (Điều 17, hiến pháp 1946); “Việc tuyển cử đại biểu quốc hội và hội đồngnhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trựctiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 5, hiến pháp 1959) Những tư tưởng tiến bộ của
Hồ Chí Minh về các nguyên tắc dân chủ trong bầu cử quốc hội phù hợp vàđáp ứng được nhu cầu xây dựng chính thế cộng hòa dân chủ nhân dân trongcon đường cách mạng Việt Nam
Thực hiện công bằng, bình đẳng dân chủ về chính trị không chỉ thể hiện
ở việc nhân dân phát huy quyền lực của mình thông qua bầu cử, ứng cử mà họcòn kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức và cán bộ mà họ bầu ra
Hồ Chí Minh nhắc nhở:
Chính phủ ta là Chính phủ nhân dân, chỉ có mục đích là ra sứcphụng sự lợi ích của nhân dân Chính phủ rất mong đồng bào giúp
đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình
là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân [48, tr.362]
Nhân dân không chỉ bầu ra mà còn có quyền giám sát các đại biểu, cóquyền bãi miễn họ Ngay sau khi Chính quyền nhân dân vừa được thành lậpnăm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân hãy tham gia giám sátcông việc của Chính phủ Người viết:
Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiềukhuyết điểm
Có người làm quan cách mạng chợ đỏ, chợ đen, khinh dân…Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc của Chínhphủ [46, tr.61]
Nhận thức rõ vai trò của quần chúng nhân dân không những trong sựnghiệp giải phóng dân tộc mà còn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng xã hộimới, nhân dân không chỉ tham gia xây dựng, thành lập Nhà nước mà còn phảitham gia công việc của Nhà nước Hiến pháp 1946 đã ghi nhận chế độ trưng
Trang 33cầu dân ý Điều 32 nêu rõ: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽđưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý” Chế
độ trưng cầu dân ý, tuy đã được thực hiện ở nhiều nước, nhưng ở nước ta lúc
đó thực hiện được điều này quả là một tiến bộ vượt bậc
Về mặt này, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc để dân thảo luận, pháthuy sáng kiến và tìm cách giải quyết mọi vấn đề Người dạy: “Nghị quyết gì
mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa Dựa vào ý kiếncủa dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta” [46, tr.297] Điều đó sẽgiúp Nhà nước luôn nắm bắt được đầy đủ những đòi hỏi đa dạng của cuộcsống và xu thế phát triển của nó nhằm giải quyết một cách kịp thời và đúngđắn mọi nhiệm vụ của mình Chính vì vậy, theo Hồ Chí Minh, các cơ quanNhà nước phải thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phát huy dân chủ,phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân Cho nên, tạo ranhững điều kiện thực tế và ngày càng hoàn thiện hơn để nhân dân thực hiệnđầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là biện pháp tốt nhất để phát huy tínhchủ động và tính tích cực chính trị trong nhân dân
Tóm lại, thực hiện công bằng, bình đẳng, dân chủ trong chính trị là bảođảm quyền tự do, bình đẳng trong bầu cử và ứng cử của nhân dân vào các cơquan đại diện là Nhà nước Đồng thời, phát huy quyền làm chủ của nhân dânthông qua việc đảm bảo những điều kiện để nhân dân tham gia quản lý, giámsát hoạt động của cơ quan Nhà nước, của đội ngũ cán bộ, bày tỏ ý kiến củamình khi Nhà nước trưng cầu dân ý…
1.2.2.3 Công bằng trên lĩnh vực văn hoá - xã hội
Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội chính
là đem lại tự do, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng thụ thành quả xã hộimang lại như giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe… để có cơ may bình đẳng,
Trang 34thành đạt trong sản xuất và cuộc sống Thực hiện bình đẳng nam – nữ, thựchiện công bằng xã hội trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe; xóa đói giảmnghèo, phát triển cân đối vùng – miền, đảm bảo cho các dân tộc đều có điềukiện phát triển… Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu Đảng và Nhànước ta phải đặc biệt chú ý nâng cao từng bước đời sống của nhân dân
Ngay sau khi giành được Chính quyền, vấn đề ăn, mặc, học hành củadân đã được Người đặc biệt quan tâm Sau khi miền Bắc được giải phóng vàhoàn thành khôi phục kinh tế, trong lúc cách mạng nước ta phải tập trung mọinhân, tài, vật lực cho phát triển kinh tế và tiến hành đấu tranh vũ trang giảiphóng miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn đặt vấn đề cải thiện đờisống cho nhân dân như một nhiệm vụ hàng đầu Tại Hội nghị Bộ chính trịngày 30.7.1962 Người nói:
Ta phải tính cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một phần xâydựng để giải quyết vấn đề ăn và mặc cho quần chúng được tốt hơnnữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá Vấn đề conngười là hết sức quan trọng Nhà máy cũng rất cần có thêm, có sớm,nhưng cần hơn là con người, là sự phấn khởi của quần chúng Làmtất cả là do con người… [70, tr.272]
Không chỉ chú ý tới vấn đề ăn, mặc cho quần chúng mà Hồ Chí Minhrất quan tâm vun xới cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp trồng ngườicủa dân tộc Việt Nam Theo Người, giáo dục - đào tạo có vai trò rất quantrọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa “Muốn xây dựngchủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, phải xây dựng con người xã hội chủnghĩa, con người cộng sản chủ nghĩa" [50, tr.375] Chính vì vậy, tư tưởnggiáo dục của Người không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn chocon người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng rất sinh động, thiết thực, nhằmđào tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức,
Trang 35lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ.Trong đó, tư tưởng của Người về xâydựng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục toàn diện dựa trên cơ
sở đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả mọi người dân Việt Nam đều đượchọc hành và nâng cao trình độ, là một nội dung rất quan trọng đối với đấtnước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, Người đã chỉ rõ: Hết sức mởmang giáo dục như lập trường, tổ chức nhà xem sách cho nhân dân Khi vạch ra
“Chánh cương vắn tắt” cho Đảng cộng sản Việt Nam, Người cũng nhấn mạnhphải “Phổ thông giáo dục theo công nông hóa” [44, tr.3] và ngay trong "Lời kêugọi" nhân dân, Người đã đề ra “Thực hành giáo dục toàn dân” [44, tr.10] Trong
10 chính sách của Việt Minh (Thời kỳ cách mạng tháng Tám), Người chỉ rõ:
“Thanh niên có trường học nhiều Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho” [44,tr.206]
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nền giáo dục công bằng cho tất cảmọi người được thể hiện rất rõ qua mong muốn của Người: Đất nước đượchoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành
Có thể nói, tư tưởng về một nền giáo dục công bằng cho tất cả mọingười, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc là một biểu hiệncao cả của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh mà xuất phát điểm đầu tiên là từlòng thương yêu người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột
Sau cách mạng tháng Tám, với cương vị Chủ tịch nước, Người đã ký 3sắc lệnh quan trọng: Sắc lệnh số 17/SL thành lập Nha Bình dân học vụ lo việchọc cho dân; Sắc lệnh số 19/SL quy định hạn trong tám tháng làng nào, thịtrấn nào cũng phải có lớp học, ít nhất 30 người theo học; Sắc lệnh số 20/SLcưỡng bức học chữ quốc ngữ (không mất tiền) và kêu gọi toàn dân tham giachiến dịch xóa mù chữ
Trang 36Việc giải quyết vấn đề học tập, xóa nạn mù chữ ở nước ta sau cáchmạng tháng Tám trở thành mối quan tâm lớn nhất đối với Hồ Chí Minh.Người kêu gọi chống nạn thất học, diệt giặc dốt, đặt nền móng cho một xã hộihọc tập ở Việt Nam: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những ngườichưa biết chữ… Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi,
vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thìcon bảo, người ăn, người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu cóthì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm lánggiềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học chonhững tá điền, những người làm của mình” [45, tr.36-37] Để thoát khỏi tìnhtrạng khó khăn, thiếu thốn lúc đó, chúng ta càng thấy sự sáng tạo của Hồ ChíMinh; đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải quyết quyền học tập của công dân,thông qua công tác xã hội hóa giáo dục Điều 15 của Hiến pháp 1946 có quyđịnh: Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước Cóthể thấy rằng trong hoàn cảnh nghìn cân treo sợi tóc của năm 1946 vậy mà HồChủ Tịch đã có những suy nghĩ và sự quyết đoán sáng tạo mang tầm nhìn thờiđại, như vậy Cho đến nay, trước những yêu cầu học tập ngày càng tăng của
xã hội, khi Nhà nước không thể đáp ứng được nhu cầu đó chúng ta mới mởrộng các hệ thống trường dân lập và tư thục
Tư tưởng về nền giáo dục toàn dân thực hiện công bằng xã hội cho tất
cả mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội học tập và nâng cao trình độ, không
có sự phân biệt đối xử trong giáo dục giữa các giai cấp, tầng lớp tôn giáo vàdân tộc của Người tiêu biểu cho tư tưởng giáo dục tiến bộ của thời đại, củađất nước ta, phản ánh tính quy luật khách quan của quá trình xây dựng và pháttriển nền giáo dục của các nước đang phát triển, đồng thời phản ánh giá trịtruyền thống quý báu của ông cha ta, nói lên ước nguyện chân chính và sâu
Trang 37sắc của quảng đại quần chúng nhân dân lao động về quyền lợi được học tập
và hạnh phúc trong học tập
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đào tạo được coi như một giải pháp hàngđầu để phát triển kinh tế, chính trị và tiến bộ xã hội Đặc biệt đối với các vùngdân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn sẽ đảm bảo công bằng xãhội thúc đẩy sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trong cả nước
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quantâm tới vùng miền núi, vùng dân tộc Người nhận thức sâu sắc công ơn củađồng bào miền núi, dân tộc đối với cách mạng trong những ngày gian nan cơcực đã giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng Người yêu cầu các dân tộc đa số vàthiểu số đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, mọi dân tộc đều là con em một nhà NướcViệt Nam là nước trung của chúng ta “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn
và Chính phủ chung của chúng ta Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoànkết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta” [45, tr.217] Vìvậy, Đảng và Nhà nước cần phải có kế hoạch toàn diện, lâu dài phát triển kinh
tế và văn hóa ở miền núi, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộcthiểu số tiến kịp dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng
và khả năng to lớn của mình, nhanh chóng đưa các dân tộc thiểu số theo kịptrình độ chung; làm cho miền núi trở thành một nơi giàu có về nông nghiệp,nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân để thực hiện công nghiệp hóa xã hộichủ nghĩa nước nhà
Người luôn nhắc nhở cán bộ phải chú ý giáo dục ý thức đồng bào chocác dân tộc, phải có kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư thỏa đáng,chăm lo đào tạo đọi ngũ cán bộ, đẩy mạnh các phong trào ở miền núi về kinh
tế cũng như về văn hóa và tất cả các mặt nhằm tạo ra sức mạnh nội lực có ýnghĩa quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 38Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào miền xuôi ra sức giúp đỡ đồngbào miền núi để cùng phát triển, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội Người nhấnmạnh: “Đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xuôi vàđồng bào miền xuôi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền núi” [52, tr.135].Mọi người phải đoàn kết, các dân tộc phải tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau Ngườiluôn luôn đấu tranh phê phán những biểu hiện tư tưởng dân tộc lớn, xemthường dân tộc nhỏ hoặc dân tộc hẹp hòi, cục bộ, tự ti dân tộc Khẳng định sựcông bằng, bình đẳng giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số trên đất nước ta.Người nói: “Đảng và Chính phủ ta luôn luôn kêu gọi các dân tộc xóa bỏ xíchmích do đế quốc và phong kiến gây ra, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ trên cơ sởbình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ” [50, tr.587]
Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên cácdân tộc ở Việt Nam có sự phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau Sựchênh lệch giữa vùng cao và cùng thấp, giữa miền núi và miền xuôi là một hiệnthực chưa thể sớm khắc phục mà phải có một quá trình phấn đấu bền bỉ lâu dàimới có thể đưua những dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao vốn có đờisống kinh tế, xã hội rất thấp kém từng bước xây dựng cuộc sống ổn định
Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, để thực hiện được mục tiêu của chínhsách dân tộc là làm cho tất cả các dân tộc được bình đẳng về mọi mặt, Đảng
và Nhà nước đã đề ra những chính sách, biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độphát triển ở một số vùng, tạo ra những điều kiện cần thiết để từng bước khắcphục tình trạng chênh lệch đó
Về phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khôngngừng phát triển lực lượng sản xuất, từng bước điều chỉnh và ổn định quan hệsản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và hướngphát triển của từng vùng Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở vùng dântộc thiểu số là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân Trước hết đảm bảo
Trang 39cho miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển một cách toàn diện cả vềchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, nâng cao cuộc sốngvật chất và tinh thần của các dân tộc, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các dântộc.
Mặt khác, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng đặc điểmkinh tế-xã hội và tự nhiên của các dân tộc Người nhấn mạnh: “Miền núi đấtrộng người thưa, tình hình vùng này không giống tình hình vùng khác Vìvậy, áp dụng chủ trương, chính sách phải thật sát với tình hình thực tế củamỗi nơi Tuyệt đối chớ rập khuôn, chớ máy móc, chớ nóng vội” [51, tr.611]
Điều quan trọng hàng đầu của việc phát triển kinh tế – xã hội khu vựcmiền núi và các vùng dân tộc là khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, pháttriển lâm – nông nghiệp, trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây lương thực, tạo ranhiều sản phẩm cho xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncho đồng bào Phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng núi và vùng dân tộc phải
có sự giúp đỡ và hỗ trợ của toàn quốc trong đó sức mạnh nội sinh từ chính cácvùng dân tộc cũng cần được phát huy Nhân dân các vùng dân tộc phải “thiđua sản xuất và thực hành tiết kiệm”, phải tăng cường đoàn kết giữa các dântộc trên nguyên tắc thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội Ngược lại các dântộc muốn thực sự bình đẳng thì phải đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau thànhmột khối thống nhất trong cuộc đấu tranh chung để tự định đoạt lấy vận mệnhcủa mình
Đồng bào miền xuôi phải giúp đỡ đồng bào miền ngược Đồng bào cácdân tộc thiểu số cũng phải không ngừng vươn lên, cụ thể là, về chính trị: đồngbào các dân tộc phải cùng nhau vươn lên làm chủ nước nhà Đảng và Nhànước phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ miền núi và muốn thế phảixây dựng các loại trường phù hợp với vùng dân tộc và miền núi Về kinh tế:Đảng và Nhà nước động viên lãnh đạo đồng bào miền núi tăng gia sản xuất,
Trang 40xây dựng hệ thống giao thông liên lạc thuận lợi; phát triển nông nghiệp toàndiện; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,kết hợp chặt chẽ công nghiệp địa phương, thủ công nghiệp… Bên cạnh đó cácgiá trị truyền thống của dân tộc được đề cao, duy trì và phát triển các thuầnphong mỹ tục, những tập quán, không tốt cần được xóa bỏ.
Để thực hiện công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc phải từng bướckhắc phục sự phát triển chênh lệch giữa các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi đểcác dân tộc còn ở trình độ lạc hậu, bằng sự nỗ lực của chính mình cùng với sựgiúp đỡ của các dân tộc anh em phát triển nhanh trên con đường tiến bộ; sựbình đẳng toàn diện giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội phảiđược thể hiện trên pháp lý và quan trọng hơn là phải được thực hiện trongcuộc sống
Với hiến pháp năm 1946, do Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo, lần đầutiên quyền công dân, quyền của các dân tộc thiểu số được ghi thành nhữngnguyên tắc hiến định Đồng bào các dân tộc thiểu số có được cơ sở pháp lývững chắc bảo đảm tự do trong cuộc sống của mình, đồng thời có nghĩa vụđối với dân tộc, Hiến pháp năm 1946 đã xác định một hệ thống quyền để bảođảm tự do cho các dân tộc Hiến pháp ghi: “Tất cả công dân Việt Nam đềungang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa” (Điều 6) “Tất
cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham giaChính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình(Điều 7) Hiến pháp năm 1959 do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo biên soạn,một lần nữa lại khẳng định quyền bình đẳng của tất cả các dân tộc có mặt trên
Tổ quốc Việt Nam Hiến pháp ghi: “Các dân tộc sống trên đất nước Việt Namđều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Nhà nước có nhiệm vụ gìn giữ vàphát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia
rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm” (Điều 3)