Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 71 - 76)

Trong suốt quá trình đổi mới, bên cạnh những tiến bộ đạt được quá trình thực hiện công bằng xã hội ở nước ta vẫn đang đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục được giải quyết. Trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội có tình trạng vừa thiếu dân chủ, vừa thiếu kỷ cương. Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ trong xã hội còn không ít hiện tượng dân chủ bị vi phạm, dân chủ hình thức, có nơi còn diễn ra nghiêm trọng. Mặt khác, trật tự xã hội yếu kém, hiện tượng coi thường pháp luật, kỷ cương các tệ nạn xã hội chưa giảm. Cơ chế và pháp luật bảo đảm dân chủ hoá tuy đã có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa đầy đủ và cụ thể. Việc thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp và hình thức dân chủ đại diện hiệu quả chưa cao có nội dung thực hiện còn hình thức. Chẳng hạn như bầu cử và ứng cử còn nặng nề về hình thức, nhân dân chưa phát huy dân chủ mạnh mẽ. Gần đây, trong các cuộc bầu cử, hiện tượng bỏ phiếu thay là vấn đề còn tồn tại ở nhiều

địa phương, còn một số bộ phận không nhỏ cử tri thờ ơ, lãnh đạm với bầu cử, họ chưa thực sự tích cực thực thi quyền chính trị cơ bản của mình. Tâm trạng bỏ phiếu cho xong “nghĩa vụ” không phải là hiếm. Không những thờ ơ với quyền bầu cử, họ còn thờ ơ với những sai phạm, coi sai phạm trong bầu cử là điều bình thường. Hiện tượng “bỏ phiếu đại diện” theo đó người đứng đầu hộ gia đình hoặc đại diện của một hộ bỏ phiếu cho mọi người trong gia đình là hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam.

Mặc khác, vấn đề đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng cử viên là nội dung cần phải bàn đến, Hiến pháp và luật pháp Việt Nam đều khẳng định nguyên tắc bầu cử bình đẳng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là sự thể hiện và tính thống nhất của nguyên tắc này trong các văn bản pháp luật và trong thực tiễn đôi khi lại không giống nhau. Việc đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng cử viên là nội dung rất quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng, vì nó tác động trực tiếp đến việc ai là người được nhân dân lựa chọn và trao quyền lực. Để đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng cử viên, tất cả các công đoạn bầu cử, từ việc đề cử, giới thiệu ứng cử viên vận động, tranh cử, phương pháp xác định kết quả bầu cử đều phải bình đẳng. Nếu chỉ một khâu thiếu bình đẳng sẽ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng bầu cử. Một vấn đề khác đề cập liên quan đến sự bình đẳng giữa các ứng cử viên là số dư trong các đơn vị bầu cử. Trong các đạo luật bầu cử ở nước ta không quy định chặt chẽ vấn đề này. Gần đây, trong nghị định hướng dẫn bầu cử của Chính phủ mới quy định số dư của đơn vị bầu cử là 02 người. Vì vậy, có hiện tượng phân bổ số lượng ứng cử viên tại các đơn vị bầu cử chưa bình đẳng, có nơi có 7 ứng viên bầu lấy 5, có nơi có 4 ứng viên bầu lấy 2. Vì vậy, sắc xuất trúng cử của người ở nơi có “7 bầu 5” sẽ cao hơn người ở đơn vị “4 bầu 2”. Đó là một số vấn đề còn tồn tại trong bầu cử và ứng cử ở nước ta hiện nay.

Cùng với tồn tại đó, trong hoạt động của Chính quyền ở một số nơi chưa thật sự vì dân, phục vụ dân, mà là một bộ máy xa dân, phiền hà, sách nhiễu dân, làm cho quần chúng nhân dân bất bình, làm giảm lòng tin của dân đối với Đảng, Nhà nước. Cán bộ, công chức có quyền với dân nhưng không ại chịu trách nhiệm đến cùng giải quyết yêu cầu của dân, thủ tục hành chính tuy đã được cải cách nhưng vẫn phiền phức, rườm rà không vì sự thuận tiện cho dân. Hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, ý thức pháp luật của người dân còn chưa cao. Mặc dù đã có những cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng và thi hành pháp luật nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, chưa theo kịp và đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; hệ thống các cơ quan thi hành và bảo vệ pháp luật, đặc biệt là các cơ quan tư pháp chưa đủ mạnh; ý thức sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ và nhân dân còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh những tồn tại kể trên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có sự gia tăng chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, miền. Đặc biệt tỷ lệ người nghèo đói tập trung ở bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Đại bộ phận người dân ở nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi cao, thu nhập còn thấp. Dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt xảy ra với quy mô và tần suất lớn, tập trung ở những vùng nghèo, thiệt hại về sản xuất, tài sản và nhà ở rất lớn, đời sống nhân dân, nhất là các hộ nghèo khó khăn; khả năng tự phục hồi sau hậu quả dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt của các hộ nghèo rất hạn chế, chưa có cơ chế, phương thức hỗ trợ tại chỗ cho cộng đồng. Lạm phát cao trong năm 2007 và 2008 đã làm giảm thu nhập thực tế của nhiều nhóm dân cư và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nghèo và cận nghèo,

dẫn đến tái nghèo. Tăng trưởng kinh tế đã làm cho một số bộ phận doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đình trệ cũng dẫn đến tình trạng mất việc làm và giảm thu nhập của người lao động.

Tuy đạt được kết quả đáng kích lệ và giảm nghèo trên phạm vi cả nước nhưng có sự chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ hộ nghèo.

Năm 2006, tỷ lệ nghèo khu vực thành thị là 3,9% so với 20,4% khu vực nông thôn; tỷ lệ trong nhóm Kinh và Hoa là 10,3% so với 52,3% đối với dân tộc thiểu số; khoảng cách nghèo của nhóm Kinh và Hoa là 2 sovới 15,4 của các dân tộc thiểu số. Chênh lệch chi tiêu giữa nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất so với 20% nhóm dân tộc có thu nhập thấp tăng từ 4,5 năm 2006 lên 4,57 năm 2008 và chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% dân có thu nhập cao nhất và 20% dân có thu nhập thấp nhất tăng từ 8,4 lên 8,5 [69, tr.53].

Cũng theo “Báo cáo phát triển con người 2007-2008” của UNDP thì ở Việt Nam: 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập và chi tiêu quốc gia; 10% số người giàu nhất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc gia; 20% dân số nghèo nhất chiếm 9% tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia; 20% dân số nhàn nhất chiếm 44,3% tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia. Chênh lệch giữa 10% dân số giàu nhất với 10% dân số nghèo nhất là 6,9 lần [3]. Như vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, sự chênh lệch giàu nghèo ở nước ta vẫn có xu hướng tăng lên. Xu hướng giảm nghèo là rõ rệt ở tất cả các vùng, các đối tượng, song tỷ lệ nghèo và tốc độ giảm nghèo có sự khác nhau khá rõ.

Hiện nay có một điều không thể chấp nhận là tình trạng thu nhập chênh lệch giữa một bên là người lao động chân chính có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với một bên là những bọn hại dân, hại nước, lợi dụng quyền lực, làm ăn phi pháp, thu nhập bất chính, tham nhũng, ăn cắp và lãng phí của công, ăn chơi sa đoạ. Chính những cái đó đã gây nên

sự bất bình, lòng căm phẫn, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đòi hỏi những biện pháp kiên quyết, liên tục, đồng bộ về xử lý. Ngay từ những ngày đầu sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã cảnh tỉnh cán bộ Đảng và Nhà nước về vấn đề này.

Tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay là khá nghiêm trọng. Theo “Bảng xếp hạng mới về tham nhũng thế giới” do tổ chức minh bạch quốc tế (TI) công bố vào ngày 26-9-2007 đối với 180 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Việt Nam bị xếp thứ 123/180 nước, nghĩa là có mức độ tham nhũng cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á [5, tr.20].

Cùng với tệ nạn tham nhũng, sự lãng phí ngân sách của một số cơ quan Nhà nước và các tệ nạn xã hội khác cũng ở mức báo động

Trong 2 năm 2007-2008, ngành thanh tra đã kết thúc 25.413 cuộc thanh tra kinh tế-xã hội và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện sai phạm với tổng giá trị là 15.880,55 tỉ đồng; 1.549.653 USD; 22.791,76 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 9.816,63 tỷ đồng; 786.055 USD; 8.984,72 ha đất; kiến nghị xử lý khác 4.915,48 tỉ đồng; 13.000 USD; kiến nghị xử lý kỉ luật 471 tập thể; hơn 4000 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra, xem xét, xử lý 219 vụ, 295 đối tượng [67, tr.28].

Theo báo cáo của Bộ Công an:

Năm 2009, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện một số thủ đoạn tội mới, các cơ quan điều tra đã khởi tố hơn 66 nghìn vụ án. Trong đó có 11 vụ án về an ninh quốc gia; 289 vụ án về tham nhũng; hơn 31.000 vụ án tội phạm về kinh tế và chức vụ; 23.204 vụ án tội phạm về xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, 11.366 vụ án tội phạm về ma túy và 203 vụ án tội phạm trong hoạt động tư pháp. Thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra gần 63

nghìn vụ án, đã giải quyết được hơn 96% số vụ và gần 95% bị can; quyết định truy tố gần 99% số vụ hơn 98% bị can [27].

Hậu quả của những hiện tượng trên làm thâm thủng, thất thoát ngân sách Nhà nước và tài sản của nhân dân, làm giảm đáng kể vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế cũng như cơ hội cho người nghèo và người có công với Tổ quốc. Hơn nữa, nó tạo ra trong xã hội một số kẻ giàu vô lý, phá vỡ kỷ cương, phép nước, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như vai trò quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w