vị thế khác nhau trong việc có cơ hội được hưởng thụ các phúc lợi xã hội. Tầng lớp dân cư sống ở những nơi có điều kiện tự nhiên khó khăn, người nghèo, người khuyết tật, các dân tộc thiểu số, phụ nữ v.v… thường ít có cơ hội được hưởng các phúc lợi xã hội. Nhóm người này rất cần sự quan tâm không chỉ của Nhà nước, mà của cả các nhóm người, các vùng thuận lợi hơn. Đây chính là các yếu tố nhân đạo, nhân văn giúp giải quyết tốt hơn vấn đề công bằng cho những nhóm, tầng xã hội, những người yếu thế.
2.2.2. Một số nhóm giải pháp nhằm đảm bảo công bằng xã hội ởnước ta hiện nay nước ta hiện nay
2.2.2.1. Nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về công bằngxã hội xã hội
Công bằng xã hội có tầm quan trọng đặc biệt gắn liền với đời sống của mỗi con người, mỗi dân tộc và toàn nhân loại. Công bằng xã hội không chỉ là khát vọng ngàn đời của con người, mà còn là nhu cầu thiết thực, là động lực thúc đẩy con người hoạt động, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì vậy, nhận thức đúng, sâu sắc và toàn diện về công bằng xã hội sẽ góp phần nâng cao ý thức phấn đấu để thực hiện công bằng xã hội cho mọi người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của Nhà nước đối với vấn đề thực hiện công bằng xã hội, nhằm biến ước mơ công bằng xã hội thành hiện thực trong đời sống xã hội.
Hiện nay, ở nước ta, nhận thức về công bằng xã hội còn có nhiều quan điểm khác nhau. Vì vậy để nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về công bằng xã hội cần phải có sự thống nhất trong nhận thức và cả trong thực tiễn thực hiện. Trước hết cần phải quán triệt một số nguyên tắc trong nhận thức và thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay như sau:
Một là: Nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hiện thực công bằng xã hội.
Nguyên tắc này được thể hiện trong quan niệm về nguyên tắc phân phối, được hoàn thiện dần qua các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội X. Đó là, nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.
Hiện nay, nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát triển được nền kinh tế thị trường phải cần rất nhiều nguồn lực: nguồn lực lao động, nguồn vốn, khoa học công nghệ…, vì vậy, phân phối lợi ích phải tiến hành một cách hợp lý chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế; theo các nguồn vốn và nguồn lực, phù hợp với những cống hiến đa dạng đó: sự phân phối này phải tuân thủ nguyên tắc cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau.
Mặt khác, Việt Nam hiện nay còn rất nhiều đối tượng cần đến sự giúp đỡ của xã hội như trẻ em lang thang, cơ nhỡ, những người già yếu không nơi nương tựa. Những đối tượng này không thể tham gia vào các mối quan hệ phân phối lợi ích theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau. Hơn nữa, đối tượng cần được quan tâm hơn cả đó là nhiều gia đình, vùng, miền bị thiệt hại nặng nề về của cải vật chất cũng như về con người trong cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Khi hòa bình lập lại thì hầu hết họ già yếu, mất sức lao động. Mặt khác, một số người do ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ cùng với lối phân phối bình quân chủ nghĩa đã làm mất đi tính năng sáng tạo của họ trong công việc, họ ỉ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước và tự bằng lòng với cuộc sống.
Một yếu tố khách quan quan trọng nữa là thiên tai luôn là mối hiểm hoạ thường xuyên, tàn phá đất nước, đẩy nhiều người, nhiều vùng vào hoàn cảnh
khó khăn. Đó là những yếu tố khách quan mà khi nhận thức và thực hiện công bằng xã hội ở nước ta phải tính đến đặc thù trên để phối hợp với các yếu tố khác nhằm xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng.
Hai là: Nguyên tắc lịch sử, cụ thể và phát triển trong nhận thức và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam.
Nguyên tắc này đã được Đảng ta quán triệt trong quan niệm về công bằng xã hội và đã được hoàn thiện dần từ Đại hội VI (1986) đến nay, đặc biệt là sự hoàn thiện dần nguyên tắc phân phối lợi ích.
Nhìn lại lịch sử dân tộc đã cho chúng ta thấy rõ rằng, trải qua hàng nghìn năm tồn tại dưới chế độ phong kiến, rồi cũng từng đó năm Bắc thuộc và tiếp theo là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, hầu hết người dân lao động Việt Nam phải chịu đựng sự bất bình đẳng, bất công triền miên. Mãi cho đến khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, người dân Việt Nam mới thực sự biết đến độc lập, tự do và biết đến các quyền con người. Trong đó có quyền tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc và sự công bằng xã hội. Tuy nhiên, chưa kịp thụ hưởng các quyền con người thì cả dân tộc Việt Nam lại phải lao vào cuộc chiến đấu với hai kẻ thù lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để bảo vệ nền độc lập dân tộc, ròng rã suốt gần 30 năm từ 1946 đến 1975. Hoà bình lập lại, đất nước thống nhất, độc lập, tự do, ước mơ ngàn đời của người Việt Nam đã được thực hiện. Tuy nhiên, trong hơn mười năm đầu sau chiến tranh, đất nước lại lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Với điều kiện kinh tế còn quá thấp kém, với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp và kế hoạch hoá toàn diện đã được áp dụng trong chiến tranh vẫn còn được tiếp tục đã không cho phép chúng ta thực hiện công bằng xã hội theo nguyên tắc phân phối lợi ích phù hợp giữa cống hiến với hưởng thụ, nghĩa vụ và quyền lợi, mà công bằng xã hội được hiểu là sự bình quân, mọi người cùng làm, cùng hưởng những lợi ích nhất định còn rất hạn chế.
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đánh dấu một thời kỳ đổi mới của đất nước. Thay đổi lớn nhất, đầu tiên là sự đổi mới tư duy, được thể hiện cụ thể qua sự thay đổi cơ chế quản lý, từ hành chính quan liêu bao cấp và kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, công bằng xã hội được hoàn thiện dần về quan niệm cũng như về hiện thực qua các thời kỳ Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam. Nguyên tắc phân phối lợi ích theo kiểu công bằng xã hội được nêu ra trong đại hội Đảng lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã quán triệt khá đầy đủ những điều kiện lịch sử, cụ thể của đất nước. Đó là, đang đồng thời tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích và tiềm lực khác nhau; còn khá nhiều đối tượng trong xã hội chưa tham gia hoặc chưa thể tham gia vào các quan hệ lợi ích (người già yếu, mất sức lao động, trẻ em dưới 6 tuổi, những người tàn tật bẩm sinh hoặc do hậu quả của chiến tranh, nhất là chiến tranh hoá học.v.v…); là sự tàn phá của thiên tai gây thiệt hại lớn về người, về của ở nhiều nơi trong cả nước, cần sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng để khỏi rơi vào tình trạng bần cùng hoá tuyệt đối; là còn nhiều vùng do những điều kiện tự nhiên quá khó khăn như vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới, con người còn sống quá vất vả, chật vật để mưu sinh v.v.. Tất cả những điều kiện lịch sử cụ thể đó đã quyết định cho phương thức phân phối lợi ích của chúng ta và phần nào đó nó tác động tới những hạn chế đang còn tồn tại ở nước ta trong việc thực hiện công bằng xã hội hiện nay.
Ba là: Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực hiện công bằng xã hội.
Công bằng xã hội là một phạm trù có liên quan chặt chẽ với các yếu tố cơ bản tạo nên xã hội như: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá - xã hội. Vì vậy,
sự công bằng xã hội thực sự chỉ có thể có được khi nó quán triệt đầy đủ nguyên tắc toàn diện.
Ở Việt Nam, sự hình thành quan niệm và thực hiện công bằng xã hội gắn liền với quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ chống giặc ngoại xâm để giành độc lập dân tộc và quá trình xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, ở nước ta, để quán triệt nguyên tắc toàn diện trong thực hiện công bằng xã hội, trước hết và quan trọng nhất là phải gắn công bằng xã hội với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Một khi không có độc lập dân tộc, con người mãi mãi phải sống trong sự lệ thuộc, bị áp bức, bóc lột thì làm sao có được công bằng xã hội. Do vậy, độc lập dân tộc, là điều kiện kiên quyết để thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, độc lập dân tộc chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa đủ để thực hiện công bằng. Điều kiện đủ để thực hiện công bằng xã hội là trong chủ nghĩa xã hội, một xã hội chủ yếu được xây dựng trên cơ sở sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Vì vậy, sự phân phối lợi ích về nguyên tắc phải tuân theo sự công bằng. Trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội như chúng ta hiện nay, tức là đang ở giai đoạn đầu của sự phân phối lợi ích theo nguyên tắc công bằng xã hội. Xã hội mới đang mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để mọi người có thể đóng góp, phát huy mọi tài năng và sức lực của mình cống hiến cho sự phát triển của đất nước, đồng thời cũng chính là tăng thêm sự hưởng thụ của mình sao cho phù hợp với sự cống hiến đó. Hiện nay, chúng ta chưa thể hiện sự công bằng xã hội đầy đủ vì chúng ta chưa thật sự có chủ nghĩa xã hội mà chỉ đang trên con đường tiến đến xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để công bằng xã hội toàn diện, đầy đủ có thể trở thành hiện thực trong đời sống xã hội, cần phải có sự tác động toàn diện nó, từ kinh tế đến chính trị, xã hội và văn hoá. Về mặt chính trị, cần phải xây dựng một Nhà nước kiểu mới, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, gắn liền luật pháp
với sự tự do, dân chủ. Về kinh tế, cần tăng cường sự quản lý, điều hành vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, đồng thời tạo ra cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trong việc tiếp cận với những điều kiện phát triển. Về văn hoá-xã hội cần khắc phục tình trạng phân hoá giàu-nghèo, nâng cao dân trí và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân…
Trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc, trong quá trình nhận thức và thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay cần phải quan tâm đến sự tự ý thức của người dân về công bằng xã hội. Nếu bản thân họ không có ý thức về quyền bình đẳng của mình, không có ý thức phấn đấu để đạt công bằng xã hội thì công bằng xã hội cũng không thể tự đến với mỗi người.
Để người dân tự ý thức được quyền hưởng công bằng xã hội như một nhu cầu chính đáng trước hết là phải nâng cao dân trí, làm cho người dân hiểu được pháp luật và hiểu được những quyền của con người như tự do, dân chủ… trong đó có cả sự công bằng xã hội. Mặt khác, cần nâng cao nhận thức của người dân về công bằng xã hội cả trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn thông qua tuyên truyền, giáo dục để trang bị những kiến thức cần thiết về vấn đề này. Như giáo dục chính qui: lồng ghép trong các giáo trình về kinh tế, luật pháp, chính trị, đạo đức, văn hoá…; tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, đài truyền hình, Internet, báo chí; thông qua văn học, nghệ thuật như: phim ảnh, ca nhạc, sâu khấu… Mục đích của việc nâng cao nhận thức này là làm cho người dân có được những hiểu biết sâu về vấn đề công bằng xã hội, từ đó họ tự giác phấn đấu để đạt được sự công bằng xã hội bằng chính sức lực và tài năng của mình chứ không trông chờ, ỉ lại vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Sự tự ý thức của người dân về công bằng xã hội không chỉ là quyền lợi thiết thực đối với mỗi người mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, công bằng xã hội là một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc đổi mới, mục tiêu của sự phát triển đất nước bền vững trong thời đại hiện nay.
Ngoài việc nâng cao nhận thức và sự tự ý thức của người dân về công bằng xã hội. Để thực hiện được công bằng xã hội, trách nhiệm lớn thuộc về sự quản lý của Nhà nước. Sự quản lý điều tiết một cách đồng bộ, nhất quán và có trách nhiệm của Nhà nước thông qua các hệ thống phân phối phúc lợi, hệ thống thuế, hệ thống an sinh xã hội và các chính sách xã hội… sẽ giữ vai trò quyết định trong việc điều hoà các lợi ích trong xã hội theo hướng công bằng, từ đó tạo nên một xã hội đồng thuận và phát triển.