Từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách pháp luật, chế độ của Nhà nước để đảm bảo công bằng

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 98 - 104)

chế độ của Nhà nước để đảm bảo công bằng

Pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện, bảo vệ quyền con người, giữ gìn trật tự xã hội và đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời, pháp luật còn là công cụ chủ yếu, quan trọng nhất để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý và điều hành xã hội.

Xây dựng nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân ta hướng tới. Vì vậy, để mục tiêu đó trở thành hiện thực, để Nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình thì việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và ổn định là yếu tốt quyết định. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ và ổn định, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong xã hội yên tâm, tích cực tham gia vào mọi hoạt động của đời sống văn hoá, mặt khác lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức xã hội được bảo vệ sẽ hướng tới xây dựng được một xã hội công bằng và tiến bộ.

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm; ý thức pháp luật của người dân còn chưa cao. Mặc dù chúng ta đã có những cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng và thi hành pháp luật nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, chưa theo kịp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu

phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hệ thống các cơ quan thi hành và bảo vệ pháp luật, đặc biệt là các cơ quan tư pháp chưa đủ mạnh; ý thức sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ và nhân dân còn nhiều hạn chế. Những khuyết điểm, yếu kém này thể hiện cụ thể ở một số điểm như tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế; cơ chế xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật vẫn còn nhiều bất cập; thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn chưa động bộ, năng lực xây dựng và thi hành pháp luật của các cơ quan và công chức còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động lập pháp, lập quy. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay là vấn đề quan trọng góp phần thực hiện công bằng xã hội ở nước ta.

Mặt khác, nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới đã và đang đưa lại những thay đổi nhanh chóng mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn đang biến đổi nhanh chóng của Việt Nam và thế giới, phù hợp với thông lệ quốc tế càng trở nên cần thiết.

Ở Việt Nam, để xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn thiện đồng bộ và ổn định cần phải dựa trên một số nguyên tắc sau:

Một là: Pháp luật phải cụ thể hoá những chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sự tồn tại và phát triển xã hội.

Hai là: pháp luật phải phù hợp với thực tế cuộc sống, bắt đầu từ cuộc

sống và có sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của các thành viên trong cộng đồng xã hội.

Ba là: Song song với việc xây dựng luật pháp, cần phải tuyên truyền

giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

Cùng với việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật là việc xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội. Thực hiện các chính sách xã hội là sự cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, là việc thực hiện các lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nhằm tác động trực tiếp vào con người, hướng tới mục đích đảm bảo, thoả mãn ngày một tốt hơn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân.

Chính sách xã hội thể hiện vai trò, trách nhiệm xã hội của Nhà nước, phản ánh bản chất của chế độ xã hội. Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy có chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời đặt chính sách xã hội trong sự phát triển kinh tế. Đây là giải pháp có hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là những chính sách “đền ơn đáp nghĩa”; “uống nước nhớ nguồn” và “xoá đói giảm nghèo”.

Song song với việc từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách pháp luật và chế độ của Nhà nước, cần thực hiện an sinh xã hội để đảm bảo sự an toàn cho cuộc sống của mọi người dân trước những biến cố tiêu cực, bất thường của nền kinh tế xã hội, xã hội và thiên tai. Cùng với phân phối thông qua phúc lợi xã hội; việc thực hiện an sinh xã hội sẽ góp phần tích cực lập lại công bằng xã hội.

Để thực hiện an sinh xã hội cần phải xây dựng hệ thống an sinh xã hội đầy đủ và hoạt động có hiệu quả. Bởi vì, chỉ có hệ thống an sinh xã hội, một hệ thống bao gồm các cơ chế, các chính sách, các giải pháp công dưới sự quản lý, điều hành của Nhà nước thì mới có khả năng trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó được những rủi ro, nguy hiểm, tai nạn.. đến từ các nguyên nhân kinh tế, xã hội và thiên tai, nhằm đảm bảo sự an toàn cho cuộc sống của họ. Nhiệm vụ này trước tiên thuộc về các cấp quản lý của Nhà nước.

Hệ thống an sinh xã hội là một trong những công cụ quản lý Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách xã hội và các chương trình quan trọng của một quốc gia hướng tới mục tiêu giữ gìn sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước, sự an toàn cho đời sống của cộng đồng và của mọi công dân, mà đó chính là những tiền đề và điều kiện quan trọng để thực hiện công bằng xã hội.

Chúng ta biết rằng, về mặt cầu trúc, hệ thống an sinh xã hội gồm các chương trình và chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi xã hội, chính sách trợ cấp xã hội, chính sách tương trợ xã hội và cứu tế xã hội. Các chương trình và chính sách trong hệ thống an sinh xã hội có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau giống như những lớp tường rào nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ các thành viên trong xã hội không để họ rơi vào cảnh bần cùng hoá, nghèo khổ và tuyệt vọng. Chức năng chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo vệ họ khỏi bị rơi vào tình thế bế tắc.

An sinh xã hội là một trong những công cụ quản lý Nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, các chương trình quan trọng của một quốc gia nhằm hướng đến mục tiêu giữ gìn sự ổn định chính trị, xãhội của đất nước, sự an toàn cho đời sống của con người trong bầu không khí dân chủ, bình đẳng giữa người với người, bình đẳng về giới; xoá đói, giảm nghèo, xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo, sự phân tầng trong xã hội, từ đó tạo ra một sự đồng thuận trong cộng đồng, tiến đến thực hiện công bằng xã hội. Dưới sự tổ chức, quản lý và điều hành của Nhà nước, hệ thống an sinh xã hội có những nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất là điều hoà các mâu thuẫn của xã hội đã và đang có thể xảy ra bằng cách điều hoà tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân làm nảy sinh ra mâu thuẫn, bất ổn xã hội. Thứ hai là, áp dụng các giải pháp nhằm điều tiết phân phối lại thu nhập, điều tiết sự phân phối lại giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế, giữa các nhóm dân cư, từ đó sẽ làm giảm sự bất bình đẳng giữa các

vùng, miền, giữa các thành viên trong xã hội. Thứ ba là, điều tiết phân phối lại của cải xã hội, cân đối điều chỉnh các nguồn lực nhằm tăng cường cho các vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó, chậm phát triển, từ đó tạo nên sự phát triển hài hoà giữa các vùng khác nhau trong nước, giảm dần sự chênh lệch giữa các vùng không chỉ về kinh tế mà cả về đời sống của người dân. Thứ tư là, hệ thống an sinh xã hội phải liên tục mở rộng các đối tượng tham gia vào các loại bảo hiểm, mở rộng chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, từ đó làm giảm bớt sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên tức là hệ thống an sinh xã hội đã hoàn thành được các chức năng phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Hệ thống an sinh xã hội càng hoàn thiện, càng có nhiều khả năng làm tròn nhiệm vụ và chức năng của mình. Với một hệ thống an sinh xã hội tốt sẽ có tác động mạnh mẽ và tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay, hệ thống an sinh xã hội càng đóng vai trò to lớn hơn đối với sự phát triển của đất nước, trước hết là phát triển kinh tế, đồng thời nó sẽ tạo động lực để thực hiện mục tiêu gắn kết tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.

Vì vậy, ở nước ta hiện nay, cần phải xây dựng một hệ thống an sinh xã hội đầy đủ, hoàn thiện và hiện đại, phải mở rộng các đối tượng tham gia vào hệ thống. Trước hết là phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội. Nhiệm vụ trước mắt là cần sớm cụ thể hoá các quy định pháp luật trong từng nội dung. Đặc biệt là bảo hiểm xã hội, cần mở rộng phạm vi đối tượng tham gia, áp dụng loại hình bảo hiểm tự nguyện đối với mọi người dân lao động, đặc biệt là có chính sách bảo hiểm xã hội cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân; triển khai thực hiện tốt chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở mọi loại hình doanh nghiệp; giải quyết bài toán về huy động và đảm bảo

quỹ bảo hiểm xã hội; sửa đổi các quy định bất hợp lý trọng các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí…

Hơn nữa phải đẩy mạnh chiến lược phát triển bảo hiểm y tế toàn dân với việc mở rộng phạm vi đối tượng bảo hiểm, nâng cao chất lượng phục vụ. Mặt khác cần hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội đối với nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương bằng cách mở rộng phạm vi và nâng mức trợ cấp có tính chất khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế xã hội nhưng phải bảo đảm mọi đối tượng đều được tiếp cận với hệ thống cứu trợ đó. Một giải pháp được cho là hữu hiệu hiện nay là việc xã hội hoá công tác cứu trợ có tính đến khả năng vươn lên của bản thân đối tượng kết hợp với sự nỗ lực của các chính sách khác như việc làm, đào tạo nghề, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội… Nhằm xoá bỏ tận gốc rễ nguyên nhân khó khăn và đói nghèo. Do vậy, cần ban hành quy định thành lập quỹ cứu trợ xã hội thống nhất từ trung ương tới địa phương nhằm chủ động trong thực hiện cứu trợ và tập trung được nguồn lực lớn. Với tư cách là một bộ phận đặc thù của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, pháp luật ưu đãi xã hội có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Chi cho đối tượng ưu đãi xã hội chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong chi ngân sách Nhà nước hàng năm. Vì vậy, giải pháp tốt nhằm nâng cao đời sống cho đối tượng người có công đảm bảo ý nghĩa nhân văn, xã hội của hoạt động ưu đãi xã hội là ban hành các quy định nhằm phát triển phong trào đền ơn đáp nghĩa sâu rộng trong cả nước.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật an sinh xã hội. Vi phạm pháp luật an sinh xã hội, đặc biệt là trong cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội về tài chính, xác nhận đối tượng… không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Cần có những quy định chặt chẽ và nghiêm khắc hơn trong lĩnh vực này.

Hoàn thiện pháp luật an sinh phải được tiến hành đồng bộ với các giải pháp đẩy mạnh tấn công vào đói nghèo, giải quyết việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội,cải thiện môi trường sinh thái…Đặc biệt, muốn thực hiện tốt kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xó hội nhằm thực hiện mục tiờu xó hội nhõn văn của sự phát triển bền vững thỡ cần chỳ ý đến các biện pháp bảo vệ môi trường.

Hiện nay,vấn đề môi trường đó và đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Giải quyết tốt việc cải thiện tỡnh trạng ụ nhiễm môi trường hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của từng nước nữa, nó ảnh hưởng đến sự sống của toàn nhân loại. Vỡ vậy, trong thời gian qua, đó cú rất nhiều cỏc chương trỡnh mang tầm quốc gia khu vực, thế giới để giải quyết vấn đề này. Đối với Việt Nam, để đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả hoạt động này, thỡ cần phải nõng cao hơn nữa nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; xử lí thật nghiêm những hành vi gây ô nhiễm môi trường; đồng thời cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu,ứng dụng công nghệ mới vào giải quyết vấn đề môi trường. Túm lại, cần có những quy định đảm bảo phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện nhằm đưa đến thành công đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 98 - 104)