Công bằng trên lĩnh vực văn hoá-xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 33 - 48)

Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội chính là đem lại tự do, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng thụ thành quả xã hội mang lại như giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe…. để có cơ may bình đẳng, thành đạt trong sản xuất và cuộc sống. Thực hiện bình đẳng nam – nữ, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe; xóa đói giảm nghèo, phát triển cân đối vùng – miền, đảm bảo cho các dân tộc đều có điều

kiện phát triển….. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu Đảng và Nhà nước ta phải đặc biệt chú ý nâng cao từng bước đời sống của nhân dân.

Ngay sau khi giành được Chính quyền, vấn đề ăn, mặc, học hành của dân đã được Người đặc biệt quan tâm. Sau khi miền Bắc được giải phóng và hoàn thành khôi phục kinh tế, trong lúc cách mạng nước ta phải tập trung mọi nhân, tài, vật lực cho phát triển kinh tế và tiến hành đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn đặt vấn đề cải thiện đời sống cho nhân dân như một nhiệm vụ hàng đầu. Tại Hội nghị Bộ chính trị ngày 30.7.1962 Người nói:

Ta phải tính cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn và mặc cho quần chúng được tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá. Vấn đề con người là hết sức quan trọng. Nhà máy cũng rất cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là con người, là sự phấn khởi của quần chúng. Làm tất cả là do con người… [70, tr.272].

Không chỉ chú ý tới vấn đề ăn, mặc cho quần chúng mà Hồ Chí Minh rất quan tâm vun xới cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp trồng người của dân tộc Việt Nam. Theo Người, giáo dục - đào tạo có vai trò rất quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, con người cộng sản chủ nghĩa" [50, tr.375]. Chính vì vậy, tư tưởng giáo dục của Người không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng rất sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ.Trong đó, tư tưởng của Người về xây dựng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục toàn diện dựa trên cơ sở đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả mọi người dân Việt Nam đều được

học hành và nâng cao trình độ, là một nội dung rất quan trọng đối với đất nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, Người đã chỉ rõ: Hết sức mở mang giáo dục như lập trường, tổ chức nhà xem sách cho nhân dân. Khi vạch ra “Chánh cương vắn tắt” cho Đảng cộng sản Việt Nam, Người cũng nhấn mạnh phải “Phổ thông giáo dục theo công nông hóa” [44, tr.3] và ngay trong "Lời kêu gọi" nhân dân, Người đã đề ra “Thực hành giáo dục toàn dân” [44, tr.10]. Trong 10 chính sách của Việt Minh (Thời kỳ cách mạng tháng Tám), Người chỉ rõ: “Thanh niên có trường học nhiều. Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho” [44, tr.206].

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nền giáo dục công bằng cho tất cả mọi người được thể hiện rất rõ qua mong muốn của Người: Đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Có thể nói, tư tưởng về một nền giáo dục công bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc là một biểu hiện cao cả của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh mà xuất phát điểm đầu tiên là từ lòng thương yêu người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột.

Sau cách mạng tháng Tám, với cương vị Chủ tịch nước, Người đã ký 3 sắc lệnh quan trọng: Sắc lệnh số 17/SL thành lập Nha Bình dân học vụ lo việc học cho dân; Sắc lệnh số 19/SL quy định hạn trong tám tháng làng nào, thị trấn nào cũng phải có lớp học, ít nhất 30 người theo học; Sắc lệnh số 20/SL cưỡng bức học chữ quốc ngữ (không mất tiền) và kêu gọi toàn dân tham gia chiến dịch xóa mù chữ.

Việc giải quyết vấn đề học tập, xóa nạn mù chữ ở nước ta sau cách mạng tháng Tám trở thành mối quan tâm lớn nhất đối với Hồ Chí Minh. Người kêu gọi chống nạn thất học, diệt giặc dốt, đặt nền móng cho một xã hội

học tập ở Việt Nam: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ… Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi, vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn, người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình” [45, tr.36-37]. Để thoát khỏi tình trạng khó khăn, thiếu thốn lúc đó, chúng ta càng thấy sự sáng tạo của Hồ Chí Minh; đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải quyết quyền học tập của công dân, thông qua công tác xã hội hóa giáo dục. Điều 15 của Hiến pháp 1946 có quy định: Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước. Có thể thấy rằng trong hoàn cảnh nghìn cân treo sợi tóc của năm 1946 vậy mà Hồ Chủ Tịch đã có những suy nghĩ và sự quyết đoán sáng tạo mang tầm nhìn thời đại, như vậy. Cho đến nay, trước những yêu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội, khi Nhà nước không thể đáp ứng được nhu cầu đó chúng ta mới mở rộng các hệ thống trường dân lập và tư thục.

Tư tưởng về nền giáo dục toàn dân thực hiện công bằng xã hội cho tất cả mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội học tập và nâng cao trình độ, không có sự phân biệt đối xử trong giáo dục giữa các giai cấp, tầng lớp tôn giáo và dân tộc của Người tiêu biểu cho tư tưởng giáo dục tiến bộ của thời đại, của đất nước ta, phản ánh tính quy luật khách quan của quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục của các nước đang phát triển, đồng thời phản ánh giá trị truyền thống quý báu của ông cha ta, nói lên ước nguyện chân chính và sâu sắc của quảng đại quần chúng nhân dân lao động về quyền lợi được học tập và hạnh phúc trong học tập.

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đào tạo được coi như một giải pháp hàng đầu để phát triển kinh tế, chính trị và tiến bộ xã hội. Đặc biệt đối với các vùng

dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn sẽ đảm bảo công bằng xã hội thúc đẩy sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trong cả nước.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vùng miền núi, vùng dân tộc. Người nhận thức sâu sắc công ơn của đồng bào miền núi, dân tộc đối với cách mạng trong những ngày gian nan cơ cực đã giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng. Người yêu cầu các dân tộc đa số và thiểu số đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, mọi dân tộc đều là con em một nhà. Nước Việt Nam là nước trung của chúng ta. “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta” [45, tr.217]. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần phải có kế hoạch toàn diện, lâu dài phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình, nhanh chóng đưa các dân tộc thiểu số theo kịp trình độ chung; làm cho miền núi trở thành một nơi giàu có về nông nghiệp, nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân để thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà.

Người luôn nhắc nhở cán bộ phải chú ý giáo dục ý thức đồng bào cho các dân tộc, phải có kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư thỏa đáng, chăm lo đào tạo đọi ngũ cán bộ, đẩy mạnh các phong trào ở miền núi về kinh tế cũng như về văn hóa và tất cả các mặt nhằm tạo ra sức mạnh nội lực có ý nghĩa quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào miền xuôi ra sức giúp đỡ đồng bào miền núi để cùng phát triển, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh: “Đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xuôi và đồng bào miền xuôi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền núi” [52, tr.135]. Mọi người phải đoàn kết, các dân tộc phải tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Người

luôn luôn đấu tranh phê phán những biểu hiện tư tưởng dân tộc lớn, xem thường dân tộc nhỏ hoặc dân tộc hẹp hòi, cục bộ, tự ti dân tộc. Khẳng định sự công bằng, bình đẳng giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số trên đất nước ta. Người nói: “Đảng và Chính phủ ta luôn luôn kêu gọi các dân tộc xóa bỏ xích mích do đế quốc và phong kiến gây ra, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ” [50, tr.587].

Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên các dân tộc ở Việt Nam có sự phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Sự chênh lệch giữa vùng cao và cùng thấp, giữa miền núi và miền xuôi là một hiện thực chưa thể sớm khắc phục mà phải có một quá trình phấn đấu bền bỉ lâu dài mới có thể đưua những dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao vốn có đời sống kinh tế, xã hội rất thấp kém từng bước xây dựng cuộc sống ổn định.

Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, để thực hiện được mục tiêu của chính sách dân tộc là làm cho tất cả các dân tộc được bình đẳng về mọi mặt, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách, biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển ở một số vùng, tạo ra những điều kiện cần thiết để từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch đó.

Về phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta chủ trương không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, từng bước điều chỉnh và ổn định quan hệ sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và hướng phát triển của từng vùng. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở vùng dân tộc thiểu số là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân. Trước hết đảm bảo cho miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển một cách toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của các dân tộc, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các dân tộc.

Mặt khác, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng đặc điểm kinh tế-xã hội và tự nhiên của các dân tộc. Người nhấn mạnh: “Miền núi đất

rộng người thưa, tình hình vùng này không giống tình hình vùng khác. Vì vậy, áp dụng chủ trương, chính sách phải thật sát với tình hình thực tế của mỗi nơi. Tuyệt đối chớ rập khuôn, chớ máy móc, chớ nóng vội” [51, tr.611].

Điều quan trọng hàng đầu của việc phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi và các vùng dân tộc là khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, phát triển lâm – nông nghiệp, trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây lương thực, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào. Phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng núi và vùng dân tộc phải có sự giúp đỡ và hỗ trợ của toàn quốc trong đó sức mạnh nội sinh từ chính các vùng dân tộc cũng cần được phát huy. Nhân dân các vùng dân tộc phải “thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm”, phải tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc trên nguyên tắc thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Ngược lại các dân tộc muốn thực sự bình đẳng thì phải đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất trong cuộc đấu tranh chung để tự định đoạt lấy vận mệnh của mình.

Đồng bào miền xuôi phải giúp đỡ đồng bào miền ngược. Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng phải không ngừng vươn lên, cụ thể là, về chính trị: đồng bào các dân tộc phải cùng nhau vươn lên làm chủ nước nhà. Đảng và Nhà nước phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ miền núi và muốn thế phải xây dựng các loại trường phù hợp với vùng dân tộc và miền núi. Về kinh tế: Đảng và Nhà nước động viên lãnh đạo đồng bào miền núi tăng gia sản xuất, xây dựng hệ thống giao thông liên lạc thuận lợi; phát triển nông nghiệp toàn diện; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, kết hợp chặt chẽ công nghiệp địa phương, thủ công nghiệp… Bên cạnh đó các giá trị truyền thống của dân tộc được đề cao, duy trì và phát triển các thuần phong mỹ tục, những tập quán, không tốt cần được xóa bỏ.

Để thực hiện công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc phải từng bước khắc phục sự phát triển chênh lệch giữa các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc còn ở trình độ lạc hậu, bằng sự nỗ lực của chính mình cùng với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em phát triển nhanh trên con đường tiến bộ; sự bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội phải được thể hiện trên pháp lý và quan trọng hơn là phải được thực hiện trong cuộc sống.

Với hiến pháp năm 1946, do Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo, lần đầu tiên quyền công dân, quyền của các dân tộc thiểu số được ghi thành những nguyên tắc hiến định. Đồng bào các dân tộc thiểu số có được cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm tự do trong cuộc sống của mình, đồng thời có nghĩa vụ đối với dân tộc, Hiến pháp năm 1946 đã xác định một hệ thống quyền để bảo đảm tự do cho các dân tộc. Hiến pháp ghi: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa” (Điều 6). “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia Chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình (Điều 7). Hiến pháp năm 1959 do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo biên soạn, một lần nữa lại khẳng định quyền bình đẳng của tất cả các dân tộc có mặt trên Tổ quốc Việt Nam. Hiến pháp ghi: “Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ gìn giữ và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm” (Điều 3).

Như vậy, có thể thấy rằng trong quan niệm Hồ Chí Minh thực hiện công bằng bình đẳng giữa các dân tộc sẽ góp phần tạo nên sức mạnh để mỗi dân tộc tự phấn đấu vươn lên, đồng thời cần có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa miền xuôi và miền núi, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến

kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc, đều phát triển về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 33 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w