Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 60 - 71)

Đường lối đổi mới của Đảng ta ngay từ khi được Đại hội VI (1986) thông qua đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và ngày càng thâm nhập sâu sắc

vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho đến nay, chúng ta đang tiến hành toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi trọng phát triển văn hóa, đồng thời đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc đảm bảo công bằng xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trước hết, phải kể đến những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển quyền con người. Như chúng ta đã biết, đất nước và con người Việt Nam luôn tự hào với truyền thống lịch sử lâu đời, một dân tộc sẵn sàng hi sinh xương máu, bền bỉ đấu tranh giành lại độc lập, tự do; giành lại những quyền cơ bản thiêng liêng nhất của con người. Vì thế, giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho người dân đã trở thành mục tiêu nhất quán và nền tảng hoạch định mọi quyết sách của Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong quá trình đổi mới chúng ta đã từng bước hoàn thiện chính sách, pháp luật và cơ chế bảo đảm quyền con người; tạo tiền đề và điều kiện quan trọng cho những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của quyền con người.

Đảng và Nhà nước ta coi việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có ý nghĩa then chốt đối với việc bảo đảm và phát triển quyền con người. Hiến pháp 1946, hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam đà giành cả một chương quy định quyền và nghĩa vụ của công dân. Từ đó đến nay, qua nhiều lần sửa đổi hiến pháp nhưng vấn đề bảo đảm và phát huy quyền của công dân đều được đề cao. Đến hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thuộc về nhân dân…” (Điều 2), đồng thời quy định cụ thể và toàn diện hơn các quyền của người dân. Bên cạnh đó từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay cùng với các chính sách phát triển kinh tế, chúng ta đã ban hành khoảng 13.000 văn bản luật và dưới luật, trong

đó có những đạo luật trực tiếp liên quan tới lĩnh vực quyền con người như: luật bầu cử đại biểu Quốc hội, luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, luật khiếu nại, tố cáo… Đồng thời, chúng ta đang tập trung triển khai mạnh mẽ và đồng bộ chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo khung pháp lý và chính sách ngày càng hoàn chỉnh hơn, góp phần tạo bước phát triển mới cho việc bảo đảm quyền của người dân.

Hệ thống thiết chế về quyền con người được xây dựng và không ngừng hoàn thiện, bảo đảm. Các chính sách của Nhà nước được triển khai một cách hiệu quả trên thực tế. Vai trò của các cơ quan kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật được chú trọng, đặc biệt là Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Những năm gần đây, Chính phủ cũng đang thực hiện chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 về thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhằm nâng cao tính dân chủ, hiệu quả, qua đó bảo đảm tốt hơn quyền của người dân.

Cùng với cải cách hành chính, chúng ta đã triển khai chương trình cải cách tư pháp sâu rộng nhằm xây dựng hệ thống tư pháp xứng đáng là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật. Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp tiếp tục tham gia tích cực vào công tác quản lý Nhà nước và xã hội, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Với chủ chương và chính sách đúng đắn và công cụ thực hiện ngày càng hiệu quả, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được những thành tựu cơ bản và có ý nghĩa trong sự nghiệp bảo đảm và phát triển quyền con người. Thành tựu to lớn và có ý nghĩa nền tảng là chúng ta đã duy trì được môi trường hòa bình, ổn định từ khi đất nước thống nhất. Chính thực tiễn đấu

tranh của dân tộc đã chỉ rõ việc bảo bảo đảm quyền con người không thể tách rời độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và phát triển. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta còn coi phát triển kinh tế là tiền đề quan trọng cho việc thực thi dân chủ và quyền con người.

Trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện thắng lợi nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao liên tục trên 7%/năm. Đặc biệt, sau hơn 20 năm đổi mới, thu nhập bình quân theo đầu người ở nước ta dần tăng lên, "từ 200 USD/người vào năm 1990 lên 1024USD/người năm 2009. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 60% vào năm 1990 xuống còn 11%năm 2009". Việt Nam được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những nước có thành tích giảm nghèo ấn tượng.

Chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, Đảng và Nhà nước đã chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, hàng năm giải quyết được hơn một triệu việc làm cho người lao động, chỉ tính từ năm 2001-2009, cả nước đã có 13 triệu. việc làm mới. Đặc biệt từ ngày 1.1.2009 lần đầu tiên Nhà nước áp dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, góp phần hỗ trợ tối đa cho người lao động trong quá trình tìm việc. Đây là một nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bào đảm quyền của người lao động.

Bên cạnh đó các chương trình, mục tiêu quốc gia về văn hoá, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển văn hoá, bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc…. đã góp phần đáp ứng ngày càng cao nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Việt Nam ngày càng tích cực, chủ động tham gia vào công tác quản lý Nhà nước và xã hội một cách trực tiếp và gián tiếp, tỷ lệ cử tri đi bầu cử qua các kỳ bầu cử quốc hội rất cao, tại kỳ bầu cử Quốc hội khoá XII đạt hơn 99% điều đó cho thấy

người dân ngày càng ý thức rõ hơn về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người dân. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng và hiện đại của các phương tiện truyền thông đã trở thành diễn đàn quan trọng để nhân dân phản ánh tiếng nói của mình, tham gia phát hiện phản ảnh những mặt tiêu cực của xã hội và đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và luật khiếu nại, tố cáo cũng góp phần tăng cường dân chủ, công bằng và không ngừng nâng cao vị trí làm chủ của người dân. Đến nay 100% số xã, phường, thị trấn đã thành lập thanh tra nhân dân. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân có sự đổi mới tích cực. Đồng thời, quyền lợi của nhân dân còn được đảm bảo và thúc đẩy bởi các hội, hiệp hội, tổ chức công đoàn mà họ là thành viên. Đời sống của đồng bào dân tộc liên tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, kết cấu hạ tầng ở các vùng dân tộc thiểu số có bước phát triển rõ rệt, 100% số xã có trường tiểu học, trường mẫu giáo; "100% số huyện có trường trung học phổ thông; 100% số huyện có trung tâm y tế và bác sĩ, cán bộ y tế" [54, tr.12].

Đảng và Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, phụ nữ, trẻ em và người có HIV/AIDS. Với mỗi nhóm đối tượng Nhà nước đều có các cơ chế, chính sách và ưu tiên cụ thể nhằm bảo vệ, hỗ trợ tạo cơ hội cho tong nhóm phát triển, hoà nhập với cộng đồng và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đối với trẻ em, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ngày càng cao, năm 2008, đối với bậc tiểu học là trên 99,15%; trung học cơ sở là 93,5%; trung học phổ thông là 58,9% [69]. Bên cạnh đó, khoảng 40% số xã, phường; 80% số quận, huyện có điểm vui chơi cho trẻ em; 100% số thư viện ở cấp tỉnh và 30% ở cấp huyện có phòng đọc dành cho trẻ em [54, tr.13]. Trong lĩnh vực bình đẳng giới, Việt Nam được uỷ ban Công ước về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ và Ngân hàng phát triển Châu Á đánh giá là quốc

gia đạt được sự tiến bộ nhanh chóng nhất về thu hẹp khoảng cách giới trong 20 năm qua ở Châu Á.

Bên cạnh việc chăm lo cho quyền và lợi ích của công dân, xuất phát từ chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, vào những dịp lễ lớn. Chúng ta đã xem xét đặc xá cho những phạm nhân đáp ứng đủ điều kiện theo luật đặc xá nhằm giúp họ sớm tái hoà nhập và trở thành người có ích cho xã hội.

Cùng với các nỗ lực bảo đảm quyền con người ở trong nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và xây dụng vì mục tiêu chung là bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. Trên cơ sở đó, nước ta đã trở thành thành viên của hầu hết các công ước quốc tế chủ chốt về nhân quyền. Ngày 22.10.2007, chúng ta đã ký Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật. Chúng ta đã tham gia ngày càng hiệu quả và tích cực tại các diễn đàn đa phương, trong đó có các cơ chế đa phương về nhân quyền như uỷ ban 3 Đại hội đồng Liên hợp quốc, Hội đồng nhân quyền. Thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên Liên hợp Quốc, ngày 8.5.2009, Việt Nam đã trình bày và bảo vệ thành công Báo cáo Quốc gia Kiểm điểm định kỳ (UPR) về việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền. Hiện nay, chúng ta đang tích cực tham gia quá trình thảo luận nhằm thành lập cơ chế nhân quyền khu vực ASEAN, tham gia nhiều hội nghị nhân quyền quốc tế và khu vực khác. Trong quan hệ song phương với chủ trương sẵn sàng đối ngoại và hợp tác về quyền con người, nước ta đã thiết lập cơ chế đối thoại với các nước như Mỹ, EU….

Như vậy, có thể thấy vấn đề quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước đề cao, nhận thức tích cực và áp dụng phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nhờ vậy, từ một dân tộc bị áp bức, bị tước mất tự do, nhân dân Việt Nam đã dần được hưởng thụ ngày một đầy đủ và toàn diện hơn các

quyền của mình. Mặc dù, hiện nay trên thế giới còn không ít các quan điểm khác nhau về quyền con người và thậm chí còn có một số thế lực thù địch đã xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được trong những năm qua đã cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Bên cạnh những thành tựu to lớn trong việc đảm bảo quyền con người, Việt Nam cũng đạt được những kết quả đáng kể về thực hiện công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một là: Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho thực hiện công hữu về tư

liệu sản xuất dưới hai hình thức kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Chúng ta đã áp dụng chế độ phân phối bình quân trong thời kỳ bao cấp, một mặt nó không tạo ra sự kích thích đối với những người có nhiều đóng góp tích cực; mặt khác, tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại, thụ động đối với những đối tượng khác.

Vì vậy, sang thời kỳ đổi mới thực hiện phát triển kinh tế thị trường, việc phân phối được thực hiện theo nhiều tiêu chí đã từng bước khắc phục được hạn chế của phân phối bình quân chủ nghĩa trước đây. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Như vậy vừa đảm bảo sự công bằng cho người lao động vừa đảm bảo cho kinh tế có sự phát triển bền vững. Kết quả lao động và hiệu quả kinh tế của sản xuất sẽ có tác động một cách trực tiế tới lợi ích của người lao động. Quan hệ này buộc người lao động phải làm việc một cách trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn. Do đó, kinh tế thị trường tạo môi trường khách quan thực hiện phân phối theo hiệu quả lao động và hiệu quả kinh tế một cách công bằng.

Quyết định hiệu quả kinh tế của các quá trình sản xuất và kinh doanh không chỉ có nguồn lực con người mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố

khác. Vì vậy, việc phân phối không chú ý đúng mực đến sự đóng góp này sẽ hạn chế việc huy động nguồn vốn và các hình thức đầu tư khác từ nhân dân và điều đó sẽ đánh mất cơ hội phát triển sản xuất. Cho nên, trong phân phối không chỉ chú ý đến sự đóng góp của sức lao động mà còn quan tâm thoả đáng đến mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh. Đây chính là nét mới ưu thế của kinh tế thị trường và cũng là một trong những yếu tố để đảm bảo công bằng xã hội.

Cùng với hai hình thức phân phối trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đòi hỏi phải chú ý đến việc phân phối thông qua phúc lợi xã hội như: thực hiện chính sách người có công với nước, chính sách bảo trợ những người già cô đơn không nơi nương tựa, chính sách đối với trẻ em lang thang có hoàn cảnh khó khăn, chính sách bảo trợ phát triển xã hội ở vùng sâu, vùng xa.

Hai là: cùng với sự đa dạng hoá các hình thức phân phối, kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hoá các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, tạo nhiều cơ hội để mọi người có thể tham gia làm kinh tế tuỳ theo điều kiện và khả năng có thể của mình.

Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện đa dạng hoá các loại hình sở hữu và đa dạng hoá các thành phần kinh tế, không chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể như trước đây mà còn có các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cùng tồn tại và phát triển. Việc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng đã khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, làm tăng trưởng của đất nước có những khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt: "10 năm từ 2000-2010 ước tính tổng sản phẩm trong nước GDP tăng bình quân 7,2%/năm, năm 2008 là 6,5%. Năm 2009 trước bối cảnh nhiều nước trên thế giới và khu vực chịu ảnh hưởng sâu

sắc của khủng hoảng kinh tế thị trường thì Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng là 5,2%” [Phụ lục 1]. Theo đánh giá của Bộ kế hoạch và đầu tư, "6 tháng đầu năm 2010 kinh tế Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng tích cực, GDP tăng 6,16%. Số doanh nghiệp đăng kí kinh doanh mới trong năm 2009 ước tính có trên 76.000 doanh nghiệp. Chỉ tính riêng trong tháng 3 năm 2010, số

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w