Phát động toàn dân tích cực thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, quan liêu

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 104 - 108)

kiệm, chống tham nhũng, quan liêu

Đất nước ta đã trải qua chặng đường dài của quá trình đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn, mà một trong những nguy cơ không thể xem thường đó là nạn tham nhũng. Có thể thấy rằng, tình trạng tham nhũng ở nước ta là khá phổ biến, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Ở đâu có vấn đề liên quan đến mối quan hệ về lợi ích vật chất và tinh thần thì ở đó đều xảy ra tham nhũng. Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở hầu khắc các lĩnh vực

của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội trong quản lý hành chính… Những thiệt hại do tham nhũng gây ra rất lớn, không chỉ về kinh tế mà cái thiệt hại đáng kể hơn, nặng nề hơn là tham nhũng đã làm xấu chế độ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào tương lai của một chế độ tốt đẹp mà Đảng ta đang phát động xây dựng. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang đẩy mạnh.

Các biện pháp phòng, chống tham nhũng đã được triển khai toàn diện, thường xuyên. Tuy vậy, tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn là vấn đề nan giải. Trong thời gian qua cùng với việc Nhà nước ban hành luật phòng chống tham nhũng và luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngày 1/6/2006; rồi sự ra đời của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng đứng đầu, Hội nghị trung ương 3, khoá X đã ra nghị quyết chuyên đề “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Những việc làm đó tỏ ra sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, tình hình Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta [20, tr.12].

Việc Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nỗ lực triển khai những biện pháp phòng chống tham nhũng nhằm làm cho mọi người “không cần, không thể, không muốn và không dám tham nhũng” là rất cần thiết và toàn diện. Tuy nhiên, để có điều kiện khiến người ta tránh xa tham nhũng ở nước ta hiện nay

là rất khó, chúng ta chưa đủ sức để triển khai đồng loạt các biện pháp để làm được điều này. Vì vậy, phải có biện pháp hữu hiệu, chọn được khâu đột phá và tập trung tác động vào đó tạo động lực cho việc hoàn thành mục tiêu.

Hiện nay, có rất nhiều người cho rằng: Trước hết là xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thật chặt chẽ, hoàn chỉnh không còn kẽ hở cho tham nhũng tồn tại. Nhưng thiết nghĩ, việc làm đó đòi hỏi phải có thời gian, nếu chờ đợi thì sẽ rất lâu mà nạn tham nhũng, quan liêu thì hoành hành ngày càng nhiều và càng phức tạp. Vì vậy, chúng ta có thể ưu tiên sử dụng một số biện pháp phù hợp:

Một là: Phát động xây dựng một nếp sống trong sáng, lành mạnh trong

xã hội “đói cho sạch, rách cho thơm; giấy rách phải giữ lấy lề”, tẩy chay tham nhũng, coi tham nhũng là trộm cắp, là nhục nhã và hẹn hạ; “Phát động tư tưởng quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn soi sáng khắp nơi, không để cho tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu có chỗ ẩn nấp” [36, tr.44]. Việc tạo ra một dư luận xã hội mạnh mẽ để tẩy chay tham nhũng có tác dụng răn đe rất lớn đối với những kẻ có hành vi tham nhũng. Tác dụng của việc răn đe này nhiều khi còn cao hơn cả sự răn đe của pháp luật.

Hai là: Trên cơ sở những thành tựu thu được của việc thực hiện quy

chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng trong xã hội một nếp sống dân chủ, khuyến khích mọi người nói lên sự thật, có cơ chế bảo vệ những người dũng cảm tố cáo, phát hiện bọn tham nhũng.

Đối với toàn xã hội, cần đẩy mạnh thực hành dân chủ để mọi người dân có điều kiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau, giám sát công việc của các tổ chức, cơ quan mà kịp thời ngăn chặn, phát hiện những hành động tham nhũng. Đẩy mạnh

hoạt động của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, từ đó có thể tạo ra dư luận và tâm lý xã hội tích cực đối với việc phòng chống tham nhũng.

Để làm được vậy, trước hết phải hoàn thiện thiết chế dân chủ, đảm bảo quyền của dân được bàn, được biết, được thông tin về quy trình cơ quan Nhà nước giải quyết công việc của dân, về các quyết định và các công việc của Nhà nước (trừ bí mật quốc gia); mở rộng việc tư vấn cho dân về các vấn đề liên quan đến pháp luật để họ hiểu và thực hiện đồng thời tuyên truyền cho những người xung quanh; niêm yết công khai các thủ tục hành chính, tổ chức dịch vụ công để đáp ứng nhu cầu riêng của công dân về thông tin; xây dựng quy chế về cơ quan hành chính cung cấp thông tin và trả lời, giải đáp thắc mắc của dân.

Với quan điểm vừa ngăn chặn, phòng ngừa, vừa kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Cần tiếp tục xử lý triệt để các vụ tham nhũng lớn, nổi cộm, dù đối tượng vi phạm là ai, ở cấp độ nào và giữ cương vị gì, bảo đảm tính nghiêm minh của luật pháp, tạo thêm niềm tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Làm trong sạch đội ngũ cán bộ, coi cán bộ “là gốc”, là khâu trung tâm của cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Tăng cường chỉ đạo xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể phù hợp về đạo đức, lối sống của cán bộ công chức, phù hợp với từng đối tượng. Công tác này phải gắn bó thường xuyên với khâu kiểm tra, đánh giá cán bộ. Hoàn thiện quy trình đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhằm đảm bảo tiến cử đúng người có tài đức. Nếu làm tốt việc này sẽ là một biện pháp làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức và phòng ngừa tệ tham nhũng có hiệu quả. Hơn nữa, cần thực hiện chính sách thỏa đáng đối với cán bộ, công chức, có chế độ lương đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của cuộc sống gia đình họ.

Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với cuộc “vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

bằng nhiều hình thức khác nhau. Gắn cuộc đấu tranh chống tham nhũng với phòng chống bệnh quan liêu. Bởi vì, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu” [47, tr.489-490].

Tóm lại, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài bền bỉ,

là vấn đề để hệ trọng liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự thành công của công cuộc đổi mới. Vì vậy, phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh này; thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng; dựa chắc vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân; coi đấu tranh chống tham nhũng là công việc “cần làm ngay” và làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, mà trước hết là các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, đặc biệt là cán bộ chủ chốt.

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 104 - 108)